Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân

Làng Chợ Dầu, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là mảnh đất lắm nhân tài, nhiều văn nhân. Chính mảnh đất tài hoa ấy đã đem đến cho văn học Việt Nam hiện đại một nhà văn có tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1920. Nhà văn ấy sau này lấy bút danh Kim Lân. Nhắc đến các cây bút nổi tiếng viết về nông dân và nông thôn Việt Nam, không thể không nhắc đến Kim Lân. Ông đến với văn chương bằng sự say mê, ham thích như lời ông tâm sự: “Viết văn, trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước, gửi gắm của chính mình. Sau nữa, đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những điều đang nhức nhối, đang thôi thúc” [19, 263]. Tuổi thơ cơ cực, chịu nhiều thiệt thòi, Kim Lân phải sớm vào đời để kiếm sống và ông viết văn cũng là để thể hiện mình. Kim Lân viết văn khi vẫn còn là một anh thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong. Kim Lân là người thông minh, ham hiểu biết và thích quan sát, do vậy ông đã tích luỹ được một vốn sống dày dặn, hiểu biết khá cặn kẽ phong phú về nông thôn, đặc biệt là phong tục văn hoá của vùng Kinh Bắc quê hương ông. Vốn sống ấy giúp Kim Lân sau này có những trang viết độc đáo, hấp dẫn nhưng mộc mạc, bình dị như chính cuộc sống.

pdf109 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 10345 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐAI HỌC SƯ PHẠM - TP HỒ CHÍ MINH ±±± ĐẶNG THỊ HUY LAM ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN KIM LÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 5.04.33 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PSG- TS TRẦN HỮU TÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH –2005 1 DẪN NHẬP I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Làng Chợ Dầu, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là mảnh đất lắm nhân tài, nhiều văn nhân. Chính mảnh đất tài hoa ấy đã đem đến cho văn học Việt Nam hiện đại một nhà văn có tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1 tháng 8 năm 1920. Nhà văn ấy sau này lấy bút danh Kim Lân. Nhắc đến các cây bút nổi tiếng viết về nông dân và nông thôn Việt Nam, không thể không nhắc đến Kim Lân. Ông đến với văn chương bằng sự say mê, ham thích như lời ông tâm sự: “Viết văn, trước tiên tôi viết cho mình, cho những mơ ước, gửi gắm của chính mình. Sau nữa, đó là những lời bộc bạch, tâm sự với bạn đọc những điều đang nhức nhối, đang thôi thúc” [19, 263]. Tuổi thơ cơ cực, chịu nhiều thiệt thòi, Kim Lân phải sớm vào đời để kiếm sống và ông viết văn cũng là để thể hiện mình. Kim Lân viết văn khi vẫn còn là một anh thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong. Kim Lân là người thông minh, ham hiểu biết và thích quan sát, do vậy ông đã tích luỹ được một vốn sống dày dặn, hiểu biết khá cặn kẽõ phong phú về nông thôn, đặc biệt là phong tục văn hoá của vùng Kinh Bắc quê hương ông. Vốn sống ấy giúp Kim Lân sau này có những trang viết độc đáo, hấp dẫn nhưng mộc mạc, bình dị như chính cuộc sống. Kim Lân trình làng văn bằng truyện ngắn đầu tiên Đứa con người vợ lẽ đăng trên tuần báo Trung Bắc chủ nhật (1942) và hơn hai mươi năm sau, ông có truyện ngắn cuối cùng Bà mẹ Cẩn (1969). Đến nay, đã lâu lắm rồi, Kim Lân không sáng tác nữa nhưng không ít độc giả vẫn tìm đến với các tác phẩm của ông vì nhiều lí do khác nhau. Cả đời văn, Kim Lân chỉ chuyên viết truyện ngắn và viết về người lao động nghèo với tất cả tấm lòng đôn hậu của người con sinh ra từ đồng ruộng. Trước Cách 2 mạng tháng Tám, Kim Lân tạo được tiếng vang trên văn đàn văn học bằng một loạt truyện ngắn viết về phong tục tập quán và thú chơi đồng quê - mảng đề tài mà ông am hiểu cặn kẽ. Các truyện nổi tiếng như Con mã mái, Đôi chim thành, Đuổi tà, Chó săn... không chỉ giúp người đọc hiểu biết về những phong tục đất lề quê thói mà còn yêu mến hơn những con người bình dị, trong sáng mà tài hoa. Sau Cách mạng tháng Tám, Kim Lân ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của nhà văn. Ông có những trang viết xuất sắc về sự đổi thay trong nhận thức, tình cảm cũng như sự đổi đời của người nông dân, người lao động nghèo. Truyện ngắn Làng và Vợ nhặt là hai truyện ngắn viết sau Cách mạng tháng Tám. Đó là hai truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Hai tác phẩm này đã được tuyển chọn đưa vào dạy và học trong chương trình văn học ở các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ thông bên cạnh những tác phẩm của các tác giả văn học lớn. Tuy viết không nhiều nhưng “Quí hồ tinh bất quí hồ đa”, Kim Lân được xem là người có biệt tài viết truyện ngắn và đóng góp nhiều cho thể tài này. Viết thay lời bạt trong Tuyển tập Kim Lân, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã nhận xét độc đáo, sắc sảo về truyện ngắn Kim Lân: “Những truyện ngắn Kim Lân thì quả là đặc sắc, tinh vi, ranh mãnh, dồn nén và cả đáo để nữa” [62, 645]. Một lời nhận xét như một sự gợi ý khiến người yêu văn học, nghiên cứu văn học thích thú khám phá mà kiểm nghiệm cho nhận xét độc đáo đầy gợi mở này. II. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Để hoàn thành đề taì luận văn, chúng tôi đã khảo sát và nghiên cưú truyện ngắn Kim Lân từ ba nguồn tài liêụ sau đây: 1-Tuyển tập Kim Lân do Lữ Huy Nguyên tuyển chọn, được nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1996. Gồm 17 truyện ngắn. 3 2- Kim Lân-Tác phẩm chọn lọc, ấn phẩm do nhà xuất bản Hội nhà văn mới phát hành năm 2004. Gồm 23 truyện ngắn, nhiều hơn Tuyển tập Kim Lân 6 truyện nhưng lại không có truyện Nỗi này ai có biết. 3- Truyện Cô Viạ- một truyện ngắn do chúng tôi vừa sưu tầm được từ baó Trung Bắc chủ nhật số 135, ngày 8-11-1942. Như vậy, tổng số tác phẩm Kim Lân được chúng tôi tập trung khảo sát và nghiên cứu là 27 truyện ngắn, trong đó có 13 truyện viết trước Cách mạng tháng Tám và 14 truyện viết sau Cách mạng tháng Tám. III. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 3.1. Những ý kiến, nhận xét về truyện ngắn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân đến với làng văn bằng một loạt các truyện ngắn như : Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Người kép già, Cô Vịa.. Đó là những truyện ngắn viết về đề tài xã hội. Nguyên Hồng - người bạn văn của Kim Lân đã nhận xét về những truyện ngắn Kim Lân thời kì nàyï trong Những nhân vật ấy đã sống với tôi rằng: “Từ giữa năm 1943- 1944 ấy, tôi được đọc mấy truyện của Kim Lân. Thoạt nhiên tôi chẳng những không để ý mà còn thấy cái tên Kim Lân chương chướng thế nào ấy. Nhưng rồi, chỉ bập vào mấy truyện của anh mà tôi thấy không phải loại ướt át một cách bợm bãi, trái lại nó có một cái gì chân chất của đời sống và con người nghèo hèn, khổ đau, giọng văn nhiều rung cảm thắm thiết, đặc biệt lại gần gũi với mình”[42,10]. Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa hiện thực khách quan - nhà văn - tác phẩm, Nguyên Hồng đã có những nhận xét xuất sắc, chính xác cảø về phương diện nội dung, tư tưởng lẫn giọng điệu văn chương của Kim Lân. Văn của Kim Lân có cái gì rất gần gũi, bình dị. Đó là văn của một người viết về chính cuộc sống mình, hàng xóm mình. Kim Lân viết văn với ý nguyện rất đỗi giản dị như lời nhận xét của nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá trong Từ điển Văn học, tập 4 1: “Kim Lân quan niệm viết văn như cách đòi cho mình một nhân phẩm, một chỗ đứng trong cuộc sống nhỏ bé quẩn quanh của quê hương”[113,369}. Trong Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường phổ thông ( Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1997), Vũ Dương Quỹ đã nhận xét khá sắc sảo về nội dung, tư tưởng của truyện ngắn Kim Lân: “Những truyện ngắn Kim Lân viết trước Cách mạng tháng Tám, bên những thân phận con người lam lũ vất vả, vẫn phập phồng trái tim yêu đời, những mong muốn tuy mơ hồ nhưng da diết, con người đối xử với nhau bao dung, nhân hậu hơn”. Trước Cách mạng tháng Tám, Kim Lân được đánh giá cao khi viết về mảng đề tài sinh hoạt văn hoá và phong tục làng quê. Vũ Bằng khi đọc các truyện của Kim Lân đã khen và khuyên Kim Lân nên viết về thú chơi thôn quê. Các truyện Con Mã mái, Đôi chim thành, Đánh vật, Chó săn... lần lượt được đăng trên các Báo Trung Bắc chủ nhật và Tiểu thuyết thứ bảy. Nhận xét truyện ngắn viết về đề tài phong tục và thú chơi đồng quê của Kim Lân sau khi so sánh với truyện của các tác giả khác cùng chung đề tài, Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng định rõ: “ Văn Kim Lân tỏ ra độc đáo, hấp dẫn hơn khi ông viết về những cái gọi là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng” và ông tiếp tục lí giải: “Sở dĩ có sự hấp dẫn, không phải vì ở đấy, những tập quán ngộ nghĩnh kì lạ, những thú chơi phiền phức, cầu kì được trình bày cặn kẽ, mà chính là nhờ nhà văn đã hiển hiện lên được những con người ở làng quê Việt Nam độc đáo kia, tuy nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời” [73, 64 ]. Kim Lân thật may mắn khi được sinh ra và lớn lên từ vùng quê Bắc Ninh, một vùng văn vật nổi tiếng của đất Kinh Bắc. Chất tài hoa, sự lịch lãm, nề nếp cổ xưa dường như in đậm dâú ấn trong văn chương của ông. Đọc truyện ngắn Kim Lân, chúng ta dễ bị cuốn hút bơỉ một thứ chất đồng bằng Bắc bộ kín đáo, dung dị và chín chắn. Truyện ngắn Kim Lân vì thế cũng rất có ích cho những nhà xã hội học muốn nghiên cưú, tìm hiểu về mảnh đất Kinh Bắc giàu truyền thống văn hóa. 5 Trong Tổng tập văn học Việt Nam, Nguyễn Đăng Mạnh một lần nữa nhận xét tổng quát hơn về đặc điểm truyện ngắn Kim Lân trước Cách mạng tháng Tám và tấm lòng nhân hậu của nhà văn: “Đó là những trang số phận của các đầu thừa đuôi thẹo được đưa từ các xó xỉnh tối khuất lên mặt giấy trắng chứa chất nhân thế, nhân tình, hoặc những trang tuy nghiêng nhiều về phía phong tục, trình bày cặn kẽ những thú chơi lành mạnh nhưng vẫn biểu hiện được một phần vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám - những người sống vất vả, khổ nghèo nhưng vẫn yêu đời, trong sáng, thông minh, tài hoa”[73, 369]. Thành công của Kim Lân chủ yếu là do năng khiếu tài hoa và một vốn sống tự nhiên mà theo Nguyên Hồng - tác giả cuốn Bước đường viết văn (năm 1970) đã từng khẳng định đó là một con người luôn luôn: “Một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn trước Cách mạng tháng Tám. 3.2. Những ý kiến đánh giá - nhận xét về truyện ngắn Kim Lân sau Cách mạng tháng Tám. Trên báo Văn nghệ số 34 (1991), Trần Ninh Hồ đã có nhận xét thật xúc động: “Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời... Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy, ta lại cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỷ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn”. Đây có lẽ là lời nhận xét của một người hiểu và cảm nhận sâu sắc truyện ngắn Kim Lân để rồi thấy rõ vai trò, tác dụng của những tác phẩm ấy với hiện thực khách quan. Trong Tác giả văn học Việt Nam, tập 2, với cái nhìn biện chứng sắc sảo và quan điểm lịch sử, Nguyễn Đăng Mạnh đã đưa ra những lời nhận xét thuyết phục về đặc điểm, vị trí của truyện ngắn Kim Lân: “Sau Cách mạng tháng Tám, ngòi bút Kim Lân tập trung vào phương diện xã hội chính trị, của đời sống nông dân gắn liền với vận mệnh của đất nước. Về đề tài này, Làng và Vợ nhặt xứng đáng được xem là những 6 truyện ngắn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại” [77, 49]. Như vậy, cũng giống bao văn nghệ sĩ khác, Cách mạng đã đem đến cho Kim Lân cảm hứng mới, ý thức hơn về trách nhiệm nhà văn trước cuộc sống cũng như tầm nhìn, tầm nghĩ của chính bản thân. Truyện Làng được viết và in năm 1948 trên Tạp chí Văn nghệ số đầu tiên ở chiến khu Việt Bắc. Tác phẩm này nhanh chóng được khẳng định và là một trong số không nhiều truyện ngắn thành công sớm nhất của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Cùng với Đôi mắt cuả Nam Cao, Thư nhà của Hồ Phương, Làng của Kim Lân đã khai phá và mở ra những triển vọng tốt đẹp cho văn học kháng chiến chống Pháp. Làng là một truyện ngắn xuất sắc Kim Lân miêu tả và ca ngợi sự đổi mới về nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám. Sau truyện ngắn Làng, Kim Lân tiếp tục nổi tiếng với Vợ nhặt. Tác phẩm được nhà văn viết với sự xúc động mãnh liệt từ nạn đói khủng khiếp của dân tộc năm 1945 - nạn đói đã cướp mất một phần mười dân số ít ỏi của Việt Nam lúc bấy giờ. Trong Tiếng nói tri âm viết 1994, Trần Đồng Minh đã đánh giá, khẳng định vị trí của truyện ngắn Vợ nhặt bằng sự so sánh văn học: “ Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói 1945) cho truyện Vợ nhặt không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong văn chương từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết ở Kim Lân, khiến ta khiếp sợ, rụng rời” [82,126]. Đặt trong mối liên hệ biện chứng và sự phát triển chung của văn học thời kì này, Vũ Dương Quỹ đánh giá chân xác: “Vợ nhặt dường như đã mang nét mới của thời đại, vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng tháng Tám 1945” [89, 125]. Đúng vậy, truyện ngắn này không một dòng tố cáo mà sức mạnh tố cáo cứ dậy lên trên từng con chữ. Số phận bi thảm của những con người nghèo đói, 7 cuộc hôn nhân lạ lùng của Tràng chính là bản án đanh thép tố cáo tội ác hủy diệt của Pháp- Nhật. Trong Nghề văn cũng lắm công phu ( tái bản năm 2003), Nguyễn Khải, một nhà văn nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại tâm sự: “Về văn xuôi là nghề của tôi, trước sau tôi thần phục có ba người là ông Nguyễn Tuân, Nam Cao và Kim Lân. Sau này viết lách được cái gì thường cũng lấy văn của ba ông làm chuẩn”. Theo cách nói của Nguyễn Khải, nhà văn Kim Lân được xếp vào hàng những nhà văn xuất sắc của thế kỷ XX. Chẳng thế mà Nguyễn Khải khi đọc Làng và Vợ Nhặt của Kim Lân đã ngạc nhiên mà thốt lên rằng: “Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ”. Khẳng định về tài năng viết truyện ngắn của Kim Lân, Hà Minh Đức viết trong Nhà văn nói về tác phẩm : “Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Kim Lân đã tạo được cách viết độc đáo. Phải nói rằng Kim Lân viết không nhiều nhưng những sáng tác của ông đã gây ấn tượng với bạn đọc” [19,31]. Cả đời văn Kim Lân chỉ chuyên tâm viết truyện ngắn. Truyện của ông thường tập trung miêu tả sinh hoạt làng quê và hình tượng người nông dân. Nhưng thế giới nghệ thuật của ông không vì vậy mà bị giảm sức sống và sự hấp dẫn. Dù bao lớp bụi phủ mờ thời gian, truyện ngắn Kim Lân đã và đang có vị trí xứng đáng trong văn xuôi Việt Nam hiện đại. Sau khi dừng lại ở một số ý kiến nhận xét, đánh giá đáng chú ý của các nhà nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi thấy về cơ bản các nhà nghiên cứu đều có chung nhận xét: Kim Lân chỉ chuyên viết truyện ngắn và viết không nhiều nhưng nói đến những nhà văn viết truyện ngắn xuất sắc ở nước ta không thể không nhắc đến Kim Lân. Mặc dù Kim Lân được đánh giá là người có tài viết truyện ngắn nhưng những công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông còn quá ít ỏi và mới chỉ là những bài viết, những ý kiến nhận xét chung chung hoặc chỉ tập trung nhận xét về hai truyện ngắn Làng và Vợ nhặt. Thật sự chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát, 8 có hệ thống đặc điểm truyện ngắn Kim Lân. Do đó luận văn chúng tôi không hẳn là hoàn toàn mới mẻ nhưng hi vọng sẽ góp thêm tiếng nói khẳng định vị trí xứng đáng của truyện ngắn Kim Lân trong văn học Việt Nam hiện đại. Luận văn của chúng tôi đã tiếp thu, vận dụng những ý kiến, đánh giá của các nhà nghiên cứu, đặt chúng vào trong một hệ thống chung khi khảo sát, phân tích, nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Kim Lân. IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Khảo sát và nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, trước hết có ý nghĩa thiết thực cho việc dạy và học tác phẩm Kim Lân trong nhà trường phổ thông. Đồng thời nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Kim Lân cũng chính là góp phần nghiên cứu phong cách một tác giả cụ thể của văn học Việt Nam hiện đại. Trên cơ sở khảo sát, phân tích và nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn Kim Lân, chúng tôi hy vọng luận văn góp một phần nhỏ khẳng định vị trí, vai trò của Kim Lân đối với sự nghiệp phát triển truyện ngắn Việt Nam hiện đại nói riêng và văn học Việt Nam hiện đại nói chung. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5.1. Phương pháp loaị hình Để có thể xác lập được những luận điểm, những nhận định có sức thuyết phục, luận văn sẽ chú ý tới phương pháp loại hình để phân loại, thống kê các số liệu cụ thể một cách có hệ thống. Tất nhiên chúng tôi hiểu rằng, mọi con số trong nghiên cứu văn học nói chung và nhất là nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn chỉ mang tính chất tương đối. 5.2 Phương pháp so sánh Nhằm phát hiện, khẳng định bản sắc riêng của truyện ngắn Kim Lân, luận văn của chúng tôi không thể không so sánh đối chiếu đặc điểm truyện ngắn của Kim Lân với đặc điểm truyện ngắn của một số nhà văn khác cùng thời, cùng viết về nông dân và nông thôn Việt Nam 9 5.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp. Đây là một phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung. Chúng tôi đã vận dụng phương pháp này để phân tích, tổng hợp từ cấp độ câu văn, đoạn văn có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận điểm tổng hợp, trong luận văn. VI. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Cấu trúc luận văn ngoài phần dẫn nhập và phần kết luận, còn có phần nội dung gồm ba chương: + Chương 1: Người lao động nghèo ở làng quê và tấm lòng của nhà văn Kim Lân. + Chương 2 : Nghệ thuật dựng truyện và xây dựng nhân vật. + Chương 3 : Ngôn ngữ và giọng điệu 10 Chương một: NGƯỜI LAO ĐỘNG NGHÈO Ở LÀNG QUÊ VIỆT NAM VÀ TẤM LÒNG CỦA NHÀ VĂN KIM LÂN 1.1 . Hiện thực về làng quê Việt Nam và người lao động nghèo. Xã hội Việt Nam những năm 1940 – 1945 có rất nhiều biến động. Đây là thời kì tiền khởi nghiã, là đêm trước của Cách mạng tháng Tám. Hơn nữa, Nhật nhảy vào Đông Dương cấu kết với Pháp đàn áp phong trào cách mạng, bóc lột nông dân nên mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt, quyết liệt. Hoàn cảnh lịch sử - xã hội đầy biến động ấy đã tác động lớn vào tất cả các khuynh hướng văn học, trong đó có văn học hiện thực. Thời kì này, các nhà văn hiện thực không thể phản ánh xã hội một cách trực diện mà phải lưạ chọn cách đi riêng : viết về phong tục, tập quán địa phương, đi sâu vào mối quan hệ làng xóm, gia đình với những câu chuyện thường ngày, thông qua số phận cá nhân khám phá thế giới nội tâm con người. Bên cạnh những cây bút già dặn như Ngô Tấ
Luận văn liên quan