Nói đến văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 chúng ta
không thể không nói đến Sơn Nam. Ông vừa là một nhà văn, nhà báo vừa là nhà
khảo cứu nổi tiếng trên văn đàn Sài Gòn lúc bấy giờ. Dường như ở các lĩnh vực
kể trên, ông đều đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng đẹp, đặc biệt đối
với người dân Nam bộ.
Vốn được sinh ra từ mảnh đất cực Nam của Tổ quốc, lại có một thời
gian dài công tác văn nghệ tại khu IX Nam bộ, do đó, hơn ai hết, Sơn Nam rất
am hiểu về thiên nhiên, lịch sử và con người của vùng đất này. Như một sự kết
tinh từ vị mặn của biển cả, từ vị ngọt của hương rừng, những trang viết của ông
đượm màu xứ sở.
Cũng không riêng gì những năm tháng kháng chiến chống Pháp ông
mới có dịp rày đây mai đó, dường như trong suốt cuộc đời mình, với những bước
chân trần lấm đất, “ông già đi bộ” Sơn Nam đã rong chơi khắp Nam kì lục tỉnh,
đến tận Hà Nội - Đền Hùng từ đó ông đã gom góp, chắt lọc những gì gọi là
“cốt lõi” của cuộc đời, “vàng mười” của cuộc sống, những mong dành lại cho
con cháu đời sau. Tuy nhiên, những điều người ta nói về ông, dành cho ông chưa
xứng với công sức và sự đóng góp lặng thầm ấy. Ở tuổi xế chiều, với dáng hình
còm cõi, già nua, khắc khổ, Sơn Nam vẫn chỉ là một người “không quan quyền,
không chức phận”. Ông cũng vẫn chỉ là một “nhà văn chân đất”
144 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện ngắn sơn nam giai đoạn 1954 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*********
đặc điểm Truyện ngắn Sơn Nam
GIAI ĐOẠN 1954-1975
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 5.04.33
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS TRẦN HỮU TÁ
NGƯỜI THỰC HIỆN: LÊ THỊ THUỲ TRANG
KHOÁ 11
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH-2003
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam
Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11
Lời cảm ơn
Luận văn này được hoàn thành nhờ sự động viên, giúp đỡ
nhiệt tình của rất nhiều thầy cô, gia đình và bạn bè đồng nghiệp, tôi xin
chân thành cảm ơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang,
Ban giám hiệu Trường phổ thông trung học Long Xuyên, tập thể giáo
viên tổ Văn của Trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá
trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn nhà văn Sơn Nam, người đã cung cấp
cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình tìm hiểu đề tài.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Phó Giáo sư
Tiến sĩ Trần Hữu Tá, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình để
tôi hoàn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2003
Lê Thị Thuỳ Trang
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam
Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11
MỤC Lục
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Giới hạn đề tài...................................................................................... 2
3. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 3
4. Những đóng góp của luận văn ............................................................. 9
5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 9
6. Cấu trúc của luận văn .......................................................................... 10
Chương 1. VỊ TRÍ CỦA SƠN NAM TRONG VĂN HỌC ĐÔ THỊ MIỀN NAM
GIAI ĐOẠN 1954 – 1975.
1.1 Hoàn cảnh lịch sử xã hội ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 ................. 11
1.2 Vị trí của Sơn Nam trong văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975
................................................................................................................... 22
1.2.1 Vài nét về tác giả và tác phẩm ...................................................... 22
1.2.2 Vị trí Sơn Nam trong văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975
.......................................................................................................... 26
Chương 2. NHỮNG NGUỒN CẢM HỨNG CHÍNH CỦA SƠN NAM QUA
TRUYỆN NGẮN GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
2.1 Cảm hứng yêu nước của Sơn Nam gửi gắm qua đất trời Nam bộ ............. 31
2.1.1 Một thiên nhiên hoang sơ, dữ dội và hoành tráng .......................... 33
2.1.2 Một thiên nhiên gần gũi, hiền hoà, gắn bó với cuộc sống con người
........................................................................................................ 42
2.2 Cảm hứng ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của con người Nam bộ ...... 45
2.2.1 Cảm hứng ngợi ca tinh thần gan dạ dũng cảm, thông minh và đầy
sáng taọ.......................................................................................... 46
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam
Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11
2.2.2 Cảm hứng ca ngợi tinh thần trọng nghĩa khinh tài ........................ 50
2.2.3 Cảm hứng ca ngợi sự hồn nhiên, tinh thần lạc quan yêu đời ........ 55
2.3 Cảm hứng ca ngợi truyền thống bất khuất của con người Nam bộ ........... 58
2.3.1 Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc ................................. 59
2.3.2 Sẵn sàng chiến đấu trên tinh thần “chết vinh hơn sống nhục” ...... 65
2.4 Cảm hứng phê phán xã hội ....................................................................... 75
2.4.1 Vạch trần bản chất áp bức bóc lột của thực dân và bọn tay sai ..... 76
2.4.2 Lên án xã hội đồng tiền và sự băng hoại về đạo đức của con người
80
Chương 3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM VỀ NGHỆ THUẬT
3.1 Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................. 88
3.1.1 Một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng ..................................... 88
3.1.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua lời nói, thái độ và hành động.. 90
3.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu ..................................................................... 97
3.2.1 Cốt truyện ....................................................................................... 97
3.2.2 Kết cấu ............................................................................................ 103
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ .................................................................... 108
3.3.1 Sử dụng thuần thục ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày ........................ 109
3.3.2 Vận dụng thành ngữ, tục ngữ .......................................................... 117
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 124
THƯ MỤC THAM KHẢO ............................................................................... 129
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 134
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam
Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 1
DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nói đến văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 - 1975 chúng ta
không thể không nói đến Sơn Nam. Ông vừa là một nhà văn, nhà báo vừa là nhà
khảo cứu nổi tiếng trên văn đàn Sài Gòn lúc bấy giờ. Dường như ở các lĩnh vực
kể trên, ông đều đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng đẹp, đặc biệt đối
với người dân Nam bộ.
Vốn được sinh ra từ mảnh đất cực Nam của Tổ quốc, lại có một thời
gian dài công tác văn nghệ tại khu IX Nam bộ, do đó, hơn ai hết, Sơn Nam rất
am hiểu về thiên nhiên, lịch sử và con người của vùng đất này. Như một sự kết
tinh từ vị mặn của biển cả, từ vị ngọt của hương rừng, những trang viết của ông
đượm màu xứ sở.
Cũng không riêng gì những năm tháng kháng chiến chống Pháp ông
mới có dịp rày đây mai đó, dường như trong suốt cuộc đời mình, với những bước
chân trần lấm đất, “ông già đi bộ” Sơn Nam đã rong chơi khắp Nam kì lục tỉnh,
đến tận Hà Nội - Đền Hùng từ đó ông đã gom góp, chắt lọc những gì gọi là
“cốt lõi” của cuộc đời, “vàng mười” của cuộc sống, những mong dành lại cho
con cháu đời sau. Tuy nhiên, những điều người ta nói về ông, dành cho ông chưa
xứng với công sức và sự đóng góp lặng thầm ấy. Ở tuổi xế chiều, với dáng hình
còm cõi, già nua, khắc khổ, Sơn Nam vẫn chỉ là một người “không quan quyền,
không chức phận”. Ông cũng vẫn chỉ là một “nhà văn chân đất”.
Là một người giảng dạy văn học, lại được sinh ra và lớn lên trên quê
hương miền Tây hiền hoà sông nước, được thưởng thức cây lành trái ngọt bốn
mùa, được tận mắt ngắm nhìn những cánh đồng phì nhiêu cò bay thẳng cánh;
yêu quê hương, tôi càng yêu quí, trân trọng biết nhường nào công ơn của những
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam
Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 2
người đi trước, những người đã hoà trộn vào đất những giọt mồ hôi, những giọt
máu đào. Vì thế, tôi càng trân trọng những trang viết của Sơn Nam .
Đó là lý do mà sau những ngày đọc lại văn chương của Sơn Nam, đặc
biệt là mảng truyện ngắn, tôi muốn đi sâu để khám phá những giá trị tiềm ẩn, để
khẳng định sự đóng góp của ông đối với nền văn học nước nhà. Mặt khác, nếu
thành công, tôi xem như đây là một kỉ niệm trân trọng dành cho ông.
2. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Giới hạn của đề tài
Văn chương của Sơn Nam thực sự là một mảnh đất còn đang bỏ ngỏ. Do
thời gian có hạn, luận văn chỉ tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích tác phẩm
nhằm rút ra những đặc điểm chủ yếu của truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 -
1975 trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật.
2.2 Về tư liệu
Truyện của Sơn Nam phần lớn được sáng tác trong giai đoạn từ 1954 -
1975 và được đăng rải rác trên các tờ tuần báo như Nhân loại, Tiếng chuông
Tuy nhiên, do điều kiện khách quan chúng tôi chỉ tiếp cận được hệ thống truyện
ngắn của ông qua những tập “Biển cỏ miền Tây”, “Người bạn triệu phú”, “Tục
lệ ăn trộm”, “Vọc nước giỡn trăng”, “26 truyện ngắn của Sơn Nam”, “Hương
rừng Cà Mau” (ba tập). Tổng số 158 truyện. Tuy nhiên, trong quá trình biên
soạn, các nhà xuất bản đã có sự trùng lập.
Chẳng hạn trong Biển cỏ miền Tây (Nhà xuất bản Văn học, 1995) có
8/19 truyện đã được in trong Vọc nước giỡn trăng của Nhà xuất bản Thời mới,
1965. Và tập truyện Biển cỏ miền Tây chỉ khác Tục lệ ăn trộm của Nhà xuất
bản Tổng hợp Kiên Giang ở số thứ tự mục lục. 26 truyện ngắn của Sơn Nam
(Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2000) tương đương với Hương
rừng Cà Mau tập hai của Nhà xuất bản Trẻ Thành phố. Do vậy, trong luận văn
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam
Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 3
này, người viết chủ yếu khảo sát truyện ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 – 1975
qua bộ ba Hương rừng Cà Mau do Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh
xuất bản từ năm 1999 đến 2001. Các tập truyện khác chỉ để tham khảo.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Sơn Nam là một nhà văn gần gũi, quen thuộc, nhiều người biết, nhiều
người đọc, yêu thích và say mê tác phẩm của ông. Tuy nhiên, có thể nói, chưa
có một công trình khoa học nào đi sâu tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp văn chương
của Sơn Nam ngoài những bài giới thiệu thay lời tựa cho các tập truỵên ngắn,
những bài phân tích tác phẩm, phân tích nhân vật trong sách giáo khoa trung
học, những bài phỏng vấn nhỏ đăng rải rác trên các báo. Cụ thể đó là:
Tháng 8.1986, Hồ Sĩ Hiệp có bài “Vài nét về văn xuôi kháng chiến
Nam bộ” đăng trên tạp chí Văn nghệ quân đội. Khi đề cập đến thể loại truyện
ngắn, cây bút đầu tiên mà ông nhắc đến là Phạm Anh Tài. Ông cho rằng “đây là
một cây bút viết truyện ngắn đáng chú ý ở Nam bộ trong cuộc kháng chiến chín
năm”. Hồ Sĩ Hiệp đánh giá rất cao hai truyện “Bên rừng Cù Lao Dung” và
“Tây đầu đỏ” trong việc đề cập đến công cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc
của con người Nam bộ. Ngoài ra, ông còn nhắc đến truyện “Cây đàn miền Bắc”
của Sơn Nam.
Cũng trong năm 1986, Viễn Phương có bài giới thiệu cho tập truyện
ngắn Hương rừng Cà Mau của Nhà xuất bản Trẻ thành phố Hồ Chí Minh. Đặt
Hương rừng Cà Mau trong hoàn cảnh ra đời của nó, Viễn Phương tỏ ra rất khâm
phục tài năng của Sơn Nam. Ông xem Hương rừng Cà Mau như những trang sử
trường tồn cùng thời gian để nhắc nhở đời sau về hình ảnh của một thời cha ông
đi “khai thiên lập địa”. Ông nhấn mạnh, “dù có ít nhiều hạn chế, tuy nhiên
Hương rừng Cà Mau vẫn là một tác phẩm có giá trị và nó vẫn sống trong lòng
người đọc, nó vẫn sống với thời gian” (40,7).
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam
Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 4
Nhằm hướng tới kỉ niệm 300 năm Sài Gòn, năm 1987, Trần Bạch
Đằng có bài “Để tiến tới có được một nền văn học ngang tầm thành phố trung
tâm” trên báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (số ra ngày 20.11). Trong đó
ôâng nhận xét: Lý Văn Sâm, Trần Hữu Trang, Trang Thế Hy, Viễn Phương, Sơn
Nam là những cây bút đã làm nên “chiều dầy” của nền văn học Thành phố.
Đến năm 1992, khi quyển “Tác gia văn học Việt Nam” (tập ba) ra
đời do Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Nguyên An biên soạn (Nhà xuất
bản Giáo Dục), Sơn Nam được giới thiệu là “một nhà văn, nhà khảo cứu về mảnh
đất cực nam của Tổ quốc ta” (7,16). Riêng về mảng sáng tác văn học, Hương
rừng Cà Mau được xem là tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu nhất.
Cũng trong thời điểm này, truyện ngắn “Bắt sấu rừng U Minh Hạ”
đã được Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đưa vào sách giáo khoa chương trình Văn 12
(tập một) với tư cách là bài đọc thêm. Nó được xếp sau tác phẩm “Bức thư Cà
Mau” của Anh Đức và “Quán rượu người câm” của Nguyễn Quang Sáng (do
Giáo sư Trần Hữu Tá biên soạn, trang 295, bộ sách của Hội nghiên cứu giảng
dạy Văn học Thành phố Hồ Chí Minh). Trong Văn 12, phần Văn học Việt Nam,
Nhà xuất bản Giáo Dục, 1992 do Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh chủ biên thì “Bắt
sấu rừng U Minh Hạ” được xếp ở trang 267 trước hai tác phẩm nêu trên.
Năm 1994, Ngân Hà có bài “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” được giới
thiệu trong “Phê bình Bình luận Văn học” do Vũ Tiến Quỳnh sưu tầm và tuyển
chọn. Đây là một trong những bài viết khá sắc sảo. Tác giả đã làm nổi bật giá trị
của tác phẩm trên nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật. Ngân Hà cho rằng
“truyện có màu sắc cổ tích, hấp dẫn và cảm động” (73,87).
Đến năm 1995, trong chương trình thí điểm phân ban, ở ban Khoa học
xã hội, “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” được chính thức đưa vào chương trình lớp 12
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam
Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 5
với số tiết phân phối chương trình là hai (2) nhưng dưới nhan đề “Hương rừng
Cà Mau” do Nguyễn Đăng Mạnh biên soạn. Ngoài phần giới thiệu ở sách giáo
khoa, mục tiểu dẫn, sách giáo viên cũng dành gần bốn trang để nói về Hương
rừng Cà Mau và Bắt sấu rừng U Minh Hạ. Đối với ban Khoa học tự nhiên,
Khoa học tự nhiên và kỹ thuật, truyện được phân bố ở chương trình lớp 11, cũng
vẫn dưới dạng bài đọc thêm. Từ đó, rất nhiều tài liệu tham khảo môn văn dùng
trong nhà trường phổ thông đề cập đến tác phẩm này. Khi thì xoay quanh tác
phẩm, khi chú ý đến tính cách nhân vật. Đặc biệt, trong số đó có bài của Văn
Giá với nhan đề “Chủ nhân của rừng tràm” (nhân đọc “Bắt sấu rừng U Minh
Hạ” của Sơn Nam) được tuyển chọn trong “Bình văn” của Trần Hoà Bình, Lê
Duy, Văn Giá (Nhà xuất bản Giáo Dục, 1997). Đây là bài viết có nội dung khá
sâu sắc. Tác giả nhận định “ôâng Sơn Nam viết truyện không chỉ bằng tâm hồân
của một nhà văn yêu thương con người, yêu thương xứ sở mà còn với vốn tri thức
lịch lãm của một nhà khảo cứu, nhà địa phương học, hiểu biết sành sỏi, kỹ lưỡng
về tính nết thổ ngơi, sản vật, lịch sử và địa bàn cư trú của nhân dân vùng Đất
Mũi” (5,67).
Trong khoảng thời gian này, truyện của Sơn Nam được tuyển chọn và
giới thiệu trên rất nhiều bộ “Truyện ngắn chọn lọc”, “Tuyển tập truyện ngắn”
khác nhau.
Cho đến năm 1998, 1999, khi mọi hoạt động văn hoá xã hội đều
hướng tới hoạt động 300 năm Sài Gòn, Sơn Nam được nhắc đến như một nhà
Nam bộ học và Văn hoá học. Có lẽ đó cũng là lý do vì sao đạo diễn bộ phim
“Người tình” của Pháp đã mời Sơn Nam làm cố vấn phong tục và lịch sử. (Bộ
phim dựa theo tiểu thuyết L’ Amant của nữ văn sĩ Marguerite Duras lấy bối
cảnh Nam bộ Việt Nam vào năm 1927 do Hãng Renn productions sản xuất).
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam
Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 6
Năm 1998, Hương rừng Cà Mau được Nhà xuất bản Trẻ tái bản, trong
bài giới thiệu, Hoàng Phủ Ngọc Phan tỏ ra rất tâm đắc với Hương rừng Cà Mau.
Ông nói về “Hương rừng”, “Cây huê xà”, “Hòn Cổ Tron”, “Miễu Bà Chúa
Xứ” bằng sự say mê. Ông cho rằng: “Hương rừng Cà Mau là một quyển cảo
thơm, là một quyển sử không có số trương Cái hay của nó không chỉ ở hình ảnh,
câu chữ mà còn ở “cái thần” của bút pháp được tác giả dành ở mấy câu kết “nhẹ
như gió thoảng và êm như mật ngọt” (43,4). Mượn ý kiến của một người khác đã
từng so sánh Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam với Vang bóng một thời của
Nguyễn Tuân, tác giả đã bày tỏ sự tâm đắc: “Có thể ví Vang bóng một thời và
Hương rừng Cà Mau là hai mảnh dư đồ, đem ghép lại sẽ có một bức tranh tuyệt
tác của đất nước vào khoảng nửa đầu thế kỷ” (43,5).
Một trong những công trình lớn, có giá trị, ra đời vào dịp này là “Địa
chí văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh” do Trần văn Giàu và Trần Bạch Đằng
chủ biên (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 1998). Sách đã dành một
chương để nói về “Văn học yêu nước công khai ở Sài Gòn trong ba mươi năm
cách mạng và kháng chiến” do các tác giả Tầm Vu, Nguyên Thanh, Viễn
Phương, Hồ Sĩ Hiệp, Trần Hữu Tá đồng biên soạn. Sơn Nam được nhắc đến trên
cương vị một nhà văn tiêu biểu cùng với các cây bút yêu nước, những nhà trí
thức, những nghệ sĩ cao niên như Trần Tuấn Khải, Nguyễn Hiến Lê; các nhà thơ
Hà Kiều, Phương Đài, Phong Sơn; các nhà văn Võ Hồng, Phan Du, Nguyễn văn
Xuân Hương rừng Cà Mau được xem là sự “gói ghém hình ảnh của đất nước,
lịch sử và con người Nam bộ” (15,437). Các tác giả đã dành gần hai trang để nói
về Sông Gành Hào, Ông già xay lúa, Hòn Cổ Tron, Chiếc ghe ngo Có thể
xem, đây là một tài liệu có dung lượng lớn nhất từ trước đến nay đề cập đến Sơn
Nam và Hương rừng Cà Mau. Đặt ngòi bút Sơn Nam vào đúng hoàn cảnh lịch sử
xã hội, các tác giả đã đánh giá rất cao sự đóng góp của ông đối với văn học yêu
Đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam
Lê Thị Thuỳ Trang CH VHVN 11 7
nước tiến bộ cách mạng giai đoạn 1954 -1975 ở miền Nam. Sau này, cũng trên
tinh thần như vừa nêu, trong “Nhìn lại một chặng đường văn học” (một công
trình khoa học nói về văn học đô thị miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 do Nhà
xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh phát hành tháng 5 năm 2000), một lần nữa
Trần Hữu Tá đã khẳng định vị trí của Sơn Nam trên văn đàn văn học công khai
Sài Gòn lúc bấy giờ.
Đặc biệt đúng vào năm kỉ niệm 300 năm Sài Gòn cũng là năm nở rộ
của những bài báo viết về Sơn Nam. Có thể kể đến bài “Nhà văn Sơn Nam, một
thuở với hương rừng U Minh” của Ngô Ngọc Ngũ Long đăng trên báo Sài Gòn
Giải phóng, số ra ngày 2.1.1999, bài “Nhà văn Sơn Nam: Hãy tập đọc những
trang đời” của Ngô Khắc Tài, báo Văn nghệ số ra ngày 14.8.1999. Hoài Anh
với bài “Sơn Nam: nhà văn thổ công Nam bộ”, báo Văn nghệ số ra ngày
6.11.1999. Phần lớn những bài viết trên đều là những bài phỏng vấn, trao đổi
ngắn về cuộc đời, những năm tháng sống và viết của Sơn Nam.
Năm 2000, Nhà xuất bản Văn nghệ tái bản tuyển tập 26 truyện ngắn
của Sơn Nam, Lê Minh Đức có bài giới thi