Luận văn Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa việt qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với Tiếng Anh)

Xã hội ngày càng phát triển và trong xu thế đổi mới, hội nhập của đất nước, vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc được quan tâm sâu sắc, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuỳ theo góc nhìn, văn hoá và bản sắc văn hoá của dân tộc được nghiên cứu trong mối quan hệ liên ngành khác nhau, trong đó có mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. Mối quan hệ này ngay từ đầu đã được đông đảo giới nghiên cứu trên toàn thế giới quan tâm và nhìn nhận khác nhau: như Humboldt với lý thuyết Ngôn ngữ và linh hồn dân tộc; E. Sapir và Whorf với quan niệm về tính tương đối ngôn ngữ (linguistic relativity), mà Carroll đã gọi là giả thuyết Sapir - Whorf; và cả những giả thuyết của Weisberger và Tiber, Boas, Kroeber Những vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ngày càng được xem xét ở diện rộng hơn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi. Thật sự ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ gắn bó với nhau, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, không chỉ là công cụ để tư duy mà còn là quan niệm của chính con người với tư cách là chủ thể tri nhận và phân cắt hiện thực bằng mã ngôn ngữ.

pdf230 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 7161 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng ngôn ngữ - Văn hóa việt qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với Tiếng Anh), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thị Sương Mai ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ - VĂN HÓA VIỆT QUA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ CÓ TỪ CHỈ MÀU SẮC (SO SÁNH VỚI TIẾNG ANH) Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS ĐẶNG NGỌC LỆ Thành phố Hồ Chí Minh - 2012 LỜI CẢM ƠN Với sự làm việc nghiêm túc của bản thân và sự giúp đỡ, động viên nhiệt tình của thầy cô, gia đình, bạn bè, luận văn này đã được hoàn thành. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến PGS. TS Đặng Ngọc Lệ, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô, những người đã chỉ bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu; xin chân thành cảm ơn phòng Sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn. Người viết đã nỗ lực hết mình để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i MỤC LỤC .................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN ..................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................. vii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 2 3. Lịch sử vấn đề: .................................................................................................. 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 7 5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 8 6. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn ........................................ 9 Chương 1: Tổng quan về thành ngữ, tục ngữ ........................................................... 10 1.1.1. Khái niệm thành ngữ, tục ngữ ..................................................................... 10 1.1.2. Khái quát thành ngữ và tục ngữ có từ chỉ màu sắc ..................................... 14 Chương 2: Từ chỉ màu sắc trong thành ngữ, tục ngữ tiếngViệt (so sánh với tiếng Anh) ........................................................................................................................... 33 2.1. Nguồn ngữ liệu ................................................................................................... 33 2.1.1. Số lượng khảo sát ............................................................................................ 33 2.1.2. Nhận xét chung ................................................................................................ 33 2.1.3. Nhận xét về trường hợp thành ngữ trong tục ngữ........................................... 33 2.2. Nhận xét về từ ngữ chỉ màu sắc trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh ............................................................................................................................ 35 2.2.1. Tên, tần số xuất hiện và khả năng kết hợp của từ chỉ màu sắc trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt (So sánh với tiếng Anh) ....................................................... 35 2.2.2. Nghĩa sở thị của từ chỉ màu sắc trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh ............................................................................................................................ 50 2.3. Tiểu kết ............................................................................................................... 53 Chương 3: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của từ ngữ chỉ màu sắc trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt (so với tiếng Anh) ....................................................................... 54 3.1. Những giá trị biểu trưng về con người ............................................................... 54 3.1.1. Đối tượng .................................................................................................. 54 3.1.2. Thuộc tính, tính chất ................................................................................. 67 3.1.3. Trạng thái, tâm trạng ............................................................................... 83 3.1.4. Tình trạng sức khoẻ .................................................................................. 91 3.1.5. Thời vận .................................................................................................... 96 3.2. Những giá trị biểu hiện của từ chỉ màu sắc về hiện tượng xã hội .................... 101 3.3. Những giá trị biểu hiện của từ chỉ màu sắc về hiện tượng tự nhiên ................ 109 3.4. Tiểu kết ............................................................................................................. 116 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 122 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 131 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNTN: Thành ngữ tục ngữ YTMS: Yếu tố màu sắc YTKH: Yếu tố kết hợp YT: Yếu tố MS: Màu sắc TN: Từ ngữ BPCT: Bộ phận cơ thể HV: Hán Việt ĐT: Động từ ĐV: Động vật TV: Thực vật CT: Cấu trúc DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN STT Tên bảng Trang 1 Tần số xuất hiện của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt 39 2 Tần số xuất hiện của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Anh 43 3 Các yếu tố màu sắc cùng xuất hiện trong cả hai ngôn ngữ 47 4 Sự trùng hợp trong phạm vi biểu vật của một số YTMS trong TNTN tiếng Việt và tiếng Anh 52 5 Tên và tần số xuất hiện của YTMS thuộc phạm vi đối tượng trong TNTN tiếng Việt 55 6 Tên và tần số xuất hiện của YTMS thuộc phạm vi đối tượng trong TNTN tiếng Anh 63 7 Khoảng trống biểu trưng của YTMS trong TNTN tiếng Anh so với tiếng Việt (phạm vi đối tượng) 66 8 Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng Việt thuộc phạm vi thuộc tính, tính chất bên ngoài 68 9 Tên và tần số xuất hiện của YTMS biểu trưng cho thuộc tính bên trong trong TNTN tiếng Việt 74 10 Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng Anh thuộc phạm vi thuộc tính, tính chất 78 11 Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng Việt thuộc phạm vi trạng thái, tâm trạng 83 12 Tên và tần số xuất hiện của cặp màu tham gia biểu trưng cho trạng thái, tâm trạng của con người trong cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng 85 13 Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng Anh thuộc phạm vi trạng thái, tâm trạng 86 14 Khả năng biểu trưng của YTMS về phạm vi trạng thái, tâm trạng trong TNTN tiếng Việt và tiếng Anh 90 15 Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng Việt thuộc phạm vi tình trạng sức khỏe 91 16 Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng Anh thuộc phạm vi tình trạng sức khỏe 93 16 Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng Việt thuộc phạm vi thời vận 96 17 Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng Anh thuộc phạm vi thời vận 98 18 Tên và tần số xuất hiện của YTMS trong TNTN tiếng Việt thuộc phạm vi xã hội 102 19 Tên và tần số xuất hiện của YTMS thuộc phạm vi xã hội trong TNTN tiếng Anh 106 20 Tên và tần số xuất hiện của YTMS thuộc phạm vi tự nhiên trong TNTN tiếng Việt 110 21 Tên và tần số xuất hiện của YTMS thuộc phạm vi tự nhiên trong TNTN tiếng Anh 113 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ STT Tên hình Trang 1 Hình 2.1: Tỷ lệ xuất hiện của các nhóm màu trong TNTN tiếng Việt và tiếng Anh 45 2 Hình 2.2: Tỷ lệ các yếu tố màu sắc cùng xuất hiện trong TNTN của cả hai ngôn ngữ 47 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội ngày càng phát triển và trong xu thế đổi mới, hội nhập của đất nước, vấn đề bản sắc văn hoá dân tộc được quan tâm sâu sắc, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuỳ theo góc nhìn, văn hoá và bản sắc văn hoá của dân tộc được nghiên cứu trong mối quan hệ liên ngành khác nhau, trong đó có mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá. Mối quan hệ này ngay từ đầu đã được đông đảo giới nghiên cứu trên toàn thế giới quan tâm và nhìn nhận khác nhau: như Humboldt với lý thuyết Ngôn ngữ và linh hồn dân tộc; E. Sapir và Whorf với quan niệm về tính tương đối ngôn ngữ (linguistic relativity), mà Carroll đã gọi là giả thuyết Sapir - Whorf; và cả những giả thuyết của Weisberger và Tiber, Boas, Kroeber Những vấn đề về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ngày càng được xem xét ở diện rộng hơn nhưng vẫn còn nhiều vấn đề tranh cãi. Thật sự ngôn ngữ và văn hoá có mối quan hệ gắn bó với nhau, ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp, không chỉ là công cụ để tư duy mà còn là quan niệm của chính con người với tư cách là chủ thể tri nhận và phân cắt hiện thực bằng mã ngôn ngữ. Để làm rõ mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, việc nghiên cứu lớp thành ngữ và tục ngữ, một trong những đơn vị cấu thành và chứa đựng văn hoá, là điều đáng được chú ý. Đặc trưng văn hoá của dân tộc không chỉ thể hiện qua những quan niệm về nhân sinh, về thế giới và kinh nghiệm đúc kết trong thành ngữ, tục ngữ mà nó còn thể hiện thông qua những hình ảnh biểu trưng, những tính chất, sắc thái của hình ảnh mang biểu tượng. Và thông qua thế so sánh đối chiếu với dân tộc khác, ta mới nhận ra được nét đặc trưng riêng biệt và những điểm tương đồng trong cách tri nhận và phân cắt thực tại giữa các cộng đồng thông qua mã ngôn ngữ. Ngôn ngữ phản ánh nền văn hoá dân tộc, do đó, xuất phát từ những cứ liệu ngôn ngữ mang đậm dấu ấn văn hoá dân tộc, ta có thể giả định rằng có sự khác nhau đáng kể về đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá trong thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và tiếng Anh. Chính vì thế người viết đã chọn đề tài: Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá Việt qua thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc (so sánh với tiếng Anh). 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này, người viết hướng đến những mục đích sau: - Tìm ra mối quan hệ mật thiết giữa ngôn ngữ và văn hoá dựa trên cứ liệu là thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc trong tiếng Việt và góp phần làm rõ vấn đề hàm nghĩa văn hoá thể hiện qua ngôn ngữ. - Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ văn hoá của người Việt dựa trên cứ liệu là thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ màu sắc, trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Anh. 3. Lịch sử vấn đề: Bàn về vấn đề văn hóa và bản sắc văn hóa, có nhiều khuynh hướng khác nhau. Chẳng hạn như E.B Tylor (1871) nghiên cứu về văn hoá nguyên thuỷ, V.Ia Prop bàn về Folklore và thực tại, V.M Rodin (1998) tìm hiểu các trường phái văn hoá học thế giới, R. Lado (1957) tìm hiểu ngôn ngữ học qua các nền văn hoá...Và dưới góc độ liên ngành, vấn đề bản sắc văn hoá của dân tộc cũng đang được giới nghiên cứu quan tâm. Ở Việt Nam cũng như trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này, trong đó vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc trong mối quan hệ với ngôn ngữ cũng đáng được chú ý. Trên thế giới có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa và theo Wardhaugh có thể quy thành ba điểm chính: thứ nhất là cấu trúc của một ngôn ngữ quyết định cách nhìn thế giới của người nói ngôn ngữ đó; thứ hai là văn hóa của một dân tộc tìm thấy sự phản ánh trong ngôn ngữ mà họ sử dụng; và thứ ba là không có mối quan hệ nào cả giữa ngôn ngữ và văn hóa. Về quan niệm thứ nhất có thể kể đến các nhà ngôn ngữ Đức: Humboldt, Weisberger và Triber, các nhà ngôn ngữ Mỹ: Boas, Sapir và Whorf. Với lý thuyết của mình, Humboldt cho rằng ngôn ngữ là sức mạnh hình thành nên tinh thần, ông nhấn mạnh vào khả năng sáng tạo ngôn ngữ trong đầu từng người nói, lời nói của con người là tinh thần của họ, tinh thần của họ là lời nói của họ. Còn L.Weisgerber công nhận rằng ngôn ngữ trong bất kì trạng thái nào cũng tạo nên một thế giới quan trọn vẹn; mỗi ngôn ngữ gắn với một dân tộc và mỗi ngôn ngữ thể hiện một quan niệm về thế giới và dĩ nhiên thế giới được bộc lộ một cách khác nhau. Sapir và Whorf quan niệm về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá có thể được tóm tắt như sau: ngôn ngữ quyết định tư duy và quá trình nhận thức của con người, quyết định văn hoá và hành vi xã hội, thế giới quan và toàn bộ bức tranh thế giới xảy ra trong ý thức... Như vậy theo họ, văn hoá và tư duy lệ thuộc vào ngôn ngữ, Sapir đã từng nói ngôn ngữ là “chỉ dẫn cho hiện thực xã hội” và là “chỉ dẫn mang tính biểu trưng cho văn hoá” (Dẫn theo Stern 1983). Còn Whorf thì đưa ra ví dụ sống động về cách mà người Eskimo diễn đạt khác nhau cho một từ “snow” (tuyết). Ngoài ra, Whorf còn cho rằng việc nghiên cứu các phạm trù ngữ pháp của các ngôn ngữ sẽ dẫn đến những hiểu biết sâu sắc về văn hoá. Về khuynh hướng đề cao vai trò của văn hoá có thể kể đến Malinowski. Tác giả cho rằng văn hoá đóng một vai trò rất quan trọng, “ngôn ngữ nhất thiết có nguồn gốc từ hiện thực của nền văn hoá” và “không thể giải thích nó được nếu không quy chiếu liên tục vào những ngữ cảnh rộng hơn của phát ngôn bằng lời” (Dẫn theo Stern, 1983). Ngược lại với hai quan điểm trên, đại diện cho quan điểm thứ ba có thể tính đến quan điểm trong công trình “Cấu trúc và chức năng trong xã hội nguyên thuỷ”, Radcliffe - Brown cho rằng dù có một mối quan hệ nào đó rất tổng quát giữa cấu trúc xã hội và ngôn ngữ, nhưng không có mối quan hệ trực tiếp giữa những đặc trưng của cấu trúc xã hội của một cộng đồng và ngôn ngữ mà cộng đồng đó nói. Ở Việt Nam, tình hình nghiên cứu không có nhiều ý kiến trái ngược như vậy. Hầu như những ai quan tâm nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ đều khẳng định mối quan hệ nhất định nào đó giữa chúng nhưng theo những khuynh hướng khác nhau. Có thể kể đến một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ và văn hoá như Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Lai, Nguyễn Kim Thản, Hồ Lê, Đỗ Hữu Châu, Lý Toàn Thắng, Đào Thản, Trần Trí Dõi, Nguyễn Đức Tồn, Phạm Đức Dương, Nguyễn Văn Nở, Một số nhà văn hoá có đề cập đến ngôn ngữ như Đinh Gia Khánh, Trần Quốc Vượng Tuy đã có nhiều hướng, nhiều kết quả nghiên cứu về văn hoá, đã có những công trình đề cập đến các biểu hiện của văn hoá trên nhiều phương diện, nhưng việc làm rõ đặc trưng văn hoá dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ, đặc biệt là trên dẫn liệu tục ngữ và thành ngữ thì đang còn là một vấn đề cần phải được phân tích và hệ thống hoá một cách đầy đủ và toàn diện hơn. Khi bàn đến sự thể hiện của văn hoá, người ta nói đến những biểu hiện của văn hoá qua các phương tiện khác nhau như: qua âm thanh, màu sắc, hình khối, đường nét, và nhiều phương tiện biểu hiện khác. Một trong những phương tiện quan trọng để tìm hiểu văn hoá, giải mã văn hoá là ngôn ngữ: ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ trong sáng tác dân gian Các công trình khoa học cũng đã ít nhiều nói đến vấn đề này. Các hướng nghiên cứu gồm: Nghiên cứu tục ngữ từ góc độ thi pháp học: Tìm hiểu thi pháp tục ngữ (Phan Thị Đào, 2001; Tục ngữ Việt Nam - Cấu trúc và thi pháp (Nguyễn Thái Hòa). Từ góc độ ngôn ngữ - văn hoá: Thành ngữ tiếng Việt nhìn từ góc độ bản sắc văn hóa dân tộc (Nguyễn Xuân Hòa), Đặc trưng cấu trúc - ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ trong ca dao người Việt (Nguyễn Nhã Bản, 2005) Nhiều công trình nghiên cứu văn hoá từ góc độ ngôn ngữ: Một số chứng tích về ngôn ngữ, văn tự và văn hoá (Nguyễn Tài Cẩn, 2005), Giao tiếp phi ngôn từ qua các nền văn hoá (Nguyễn Quang, 2008), Tìm hiểu đặc trưng văn hoá - dân tộc qua ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (Nguyễn Đức Tồn, 2002) Bên cạnh những khuynh hướng nghiên cứu, những công trình trên còn nhiều bài viết, luận văn, luận án liên quan đến vấn đề, có thể kể đến một số công trình và bài viết: - Với đề tài “Ngữ nghĩa của từ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh)”, Nguyễn Thị Bảo đã làm rõ ngữ nghĩa văn hoá của từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ tiếng Việt trong thế so sánh với tiếng Anh. - Nguyễn Thanh Tùng nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của nhóm từ chỉ động thực vật trong tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh) (luận án Tiến sĩ). Thông qua cứ liệu là nhóm từ chỉ động thực vật của cả tiếng Việt và tiếng Anh, người viết đã tìm ra được những nét đặc trưng ngôn ngữ văn hoá tương đồng và dị biệt trong tiếng Việt so với tiếng Anh. - Với đề tài “Đặc trưng ngôn ngữ - văn hoá của các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với tiếng Anh), Nguyễn Thị Phượng đã xác lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, trên cơ sở là những thành ngữ có chứa bộ phận cơ thể người của tiếng Việt và tiếng Anh, và phân tích được những đặc trưng ngôn ngữ văn hóa đặc trưng trên cứ liệu tiếng Việt trong thế so sánh với tiếng Anh. Còn về vấn đề nghiên cứu tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt có nhiều công trình, có thể kể đến một số bài viết và công trình sau: - Trần Thị Thu Huyền có bài viết “Hoa cỏ và màu sắc trong thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, số 12, 2001. Không dẫn ra nguồn và số lượng ngữ liệu, tác giả chỉ nêu ra những nhận xét mang tính khái quát từ những điểm tương đồng về hình thức đến những điểm tương đồng và dị biệt trong nhận thức của hai dân tộc về “màu sắc, hoa, cỏ” trong thành ngữ - tục ngữ. Ưu điểm của bài viết là không những nêu ra được những điểm tương đồng của thành ngữ tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh có chứa “hoa”, “cỏ”, “màu sắc” cả về vần điệu và thủ pháp ngữ nghĩa và một vài điểm đồng nhất trong nhận thức của cả hai dân tộc thông qua ý nghĩa biểu trưng của nó mà còn thấy được những điểm dị biệt trong nhận thức do xuất phát từ hai nền văn hóa khác nhau. Tuy nhiên những nhận xét rút ra chưa được phân tích và chứng minh đúng mức nên bài viết chỉ dừng lại ở những luận điểm mang tính nhận xét chung chung. Kết thúc bài viết, tác giả khẳng định: qua mảng từ ngữ này ta có thể hiểu thêm về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa của hai dân tộc. Nhưng cách hiểu như thế nào thì chưa được tác giả phân tích rõ trong toàn bài viết. - Trong bài viết “Vài nét đặc trưng văn hoá dân tộc thể hiện qua các từ chỉ màu sắc”, Ngôn ngữ và đời sống, số 6, 2006, từ việc khẳng định từ vựng của một ngôn ngữ là nơi bộc lộ rõ nét nhất bản sắc văn hóa dân tộc, Lê Thị Vy đã bước đầu chứng minh đặc trưng văn hóa dân tộc được thể hiện rõ nét trong việc chọn ý nghĩa biểu trưng của màu sắc trong từng nền văn hóa. Từ đó tác giả nêu lên mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thực tại khách quan, ngôn ngữ và văn hóa. Ngôn ngữ là công cụ cấu trúc hóa, mô hình hóa thực tại khách quan; giữa ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, phát triển trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Nhưng tác giả lại nêu ra một luận điểm cần phải bàn luận thêm: cách cảm nhận và hệ thống từ vựng chỉ màu sắc trong mỗi ngôn ngữ thực sự đã ủng hộ cho giả thuyết Sapir - Whorf về mối quan hệ qua lại giữa tư duy, ngôn ngữ và văn hóa. Nhìn chung bài viết chỉ dừng lại ở những vấn đề cơ bản, chưa đi sâu vào từng biểu hiện cụ thể. - Trịnh Thị Minh Hương có công trình “Tính biểu trưng của từ ngữ chỉ màu sắc trong tiếng Việt” (Luận văn Thạc sĩ NNH), 2009. Dựa trên cứ liệu là các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn chương, người viết đã
Luận văn liên quan