Vào những năm 60, Ma Văn Kháng, một bút danh lạ, đã gây cho người đọc sự chú ý đặc
biệt. Trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam, ông là người có thời gian gắn bó với miền đất
vùng biên ải khá dài (22 năm (1954 - 1976) ông sống và làm việc ở vùng miền núi Lào Cai -
mảnh đất mà ông xem như quê hương thứ hai của mình). Văn nghiệp của ông chủ yếu tập trung
vào hai mảng đề tài chính là: cuộc sống của người dân vùng biên ải phía Bắc và cuộc sống
thành thị đầy rẫy sự phức tạp của miền xuôi sau những năm 1975. Từ tác phẩm đầu tay Phố cụt
- truyện ngắn mở đầu văn nghiệp của Ma Văn Kháng in trên tuần báo Văn Nghệ số 136 ngày
3/3/1961 đến nay, ông đã đóng góp cho văn học hiện đại Việt Nam hơn một trăm truyện ngắn
(khảo sát trong 4 tập “Truyện ngắn Ma Văn Kháng” của nhà xuất bản Công An nhân dân -
2003), 12 cuốn tiểu thuyết và một số tác phẩm viết cho thiếu nhi
Cùng với các nhà văn hiện đại, các sáng tác của Ma Văn Kháng vừa khẳng định sự thành
công trong văn nghiệp của ông, vừa khẳng định vai trò của ông trong việc góp phần vào sự đổi
mới của văn xuôi nghệ thuật nước ta. Với số lượng tác phẩm khá nhiều, đề cập đến nhiều vấn
đề của cuộc sống người dân miền núi và cuộc sống thành thị miền Bắc sau những năm 1975,
tác phẩm của Ma Văn Kháng đã thu hút được sự quan tâm của giới phê bình và bạn đọc. Phong
phú về vốn sống, cũng như ngôn ngữ, trong các tác phẩm của mình, Ma Văn Kháng luôn xen
cài vào những dòng triết lí sâu xa về con người, về lẽ sống ở đời
112 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2410 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________
Trần Thị Phi Nga
ĐẶC TRƯNG TIỂU THUYẾT THẾ SỰ CỦA
MA VĂN KHÁNG
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người Hướng Dẫn Khoa Học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ THANH XUÂN
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008.
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, cho tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS
NGUYỄN THỊ THANH XUÂN đã dành thời gian và công sức tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các quí Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận
văn đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến giúp cho bài luận văn được
hoàn chỉnh hơn.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm TP.Hồ
Chí Minh. Quí thầy cô đã tham gia giảng dạy tôi trong suốt khóa học qua.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ tận tình cũng như những lời động
viên của Ban giám hiệu và đồng nghiệp đã dành cho tôi trong suốt thời gian
tôi tham gia khóa học này.
Trong quá trình viết luận văn này, khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc .
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008.
Trần Thị Phi Nga
MỞ ĐẦU
1 - Lí do chọn đề tài:
Vào những năm 60, Ma Văn Kháng, một bút danh lạ, đã gây cho người đọc sự chú ý đặc
biệt. Trong số các nhà văn hiện đại Việt Nam, ông là người có thời gian gắn bó với miền đất
vùng biên ải khá dài (22 năm (1954 - 1976) ông sống và làm việc ở vùng miền núi Lào Cai -
mảnh đất mà ông xem như quê hương thứ hai của mình). Văn nghiệp của ông chủ yếu tập trung
vào hai mảng đề tài chính là: cuộc sống của người dân vùng biên ải phía Bắc và cuộc sống
thành thị đầy rẫy sự phức tạp của miền xuôi sau những năm 1975. Từ tác phẩm đầu tay Phố cụt
- truyện ngắn mở đầu văn nghiệp của Ma Văn Kháng in trên tuần báo Văn Nghệ số 136 ngày
3/3/1961 đến nay, ông đã đóng góp cho văn học hiện đại Việt Nam hơn một trăm truyện ngắn
(khảo sát trong 4 tập “Truyện ngắn Ma Văn Kháng” của nhà xuất bản Công An nhân dân -
2003), 12 cuốn tiểu thuyết và một số tác phẩm viết cho thiếu nhi
Cùng với các nhà văn hiện đại, các sáng tác của Ma Văn Kháng vừa khẳng định sự thành
công trong văn nghiệp của ông, vừa khẳng định vai trò của ông trong việc góp phần vào sự đổi
mới của văn xuôi nghệ thuật nước ta. Với số lượng tác phẩm khá nhiều, đề cập đến nhiều vấn
đề của cuộc sống người dân miền núi và cuộc sống thành thị miền Bắc sau những năm 1975,
tác phẩm của Ma Văn Kháng đã thu hút được sự quan tâm của giới phê bình và bạn đọc. Phong
phú về vốn sống, cũng như ngôn ngữ, trong các tác phẩm của mình, Ma Văn Kháng luôn xen
cài vào những dòng triết lí sâu xa về con người, về lẽ sống ở đời.
Để hiểu một cách sâu sắc hơn, đầy đủ hơn về Ma Văn Kháng, thiết nghĩ cần tìm hiểu
những đặc sắc nghệ thuật trong các tác phẩm của ông một cách toàn diện và có hệ thống. Ở đây
chúng tôi chọn khảo sát mảng tiểu thuyết của ông cũng nhằm mục đích đó.
2 - Lịch sử vấn đề:
Về mảng tiểu thuyết, Ma Văn Kháng cũng đã gặt hái được khá nhiều thành công. Ông đã
đạt được một số giải thưởng danh dự. Với tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn”, Ma Văn
Kháng đã đạt giải thưởng văn học ASEAN năm 1998, giải thưởng Nhà nước về văn học và đã
được dựng thành phim. Và ông đã nói về tác phẩm của mình khi nó bước vào lĩnh vực điện ảnh
rằng: “Cái mừng lớn là dù “Mùa là rụng trong vườn” đã qua 16 năm, nhưng các vấn đề đề cập
trong tác phẩm vẫn không phải là cũ đối với cuộc sống hiện nay” [34].
Một số tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng tạo được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu,
phê bình. Khi nói về tiểu thuyết “Đồng bạc trắng hoa xòe”, tác giả Trần Đăng Suyền cho rằng
“Ma Văn Kháng, bằng hình tượng nghệ thuật, đã chứng minh rằng đồng bào các dân tộc ít
người, mặc dù bị chìm đắm trong đau khổ, tăm tối nhưng đều có mầm sống, khả năng cách
mạng” [65, tr.13]. Nhưng khi nhận xét về mặt hạn chế của tiểu thuyết này tác giả cũng đưa ra
những nhận xét rõ ràng. Ông cho rằng “Đọc Đồng bạc trắng hoa xòe, tôi nghĩ, với những tư
liệu phong phú như vậy, Ma Văn Kháng có thể viết hay hơn. Đáng tiếc, tác phẩm của anh còn
bộc lộ một số thiếu sót” [65, tr.14]. Và Trần Đăng Suyền cũng chỉ ra những thiếu sót cụ thể là
“chúng ta có thể nhận ra cái lúng túng của Ma Văn Kháng ngay ở một trăm trang đầu tiểu
thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe. Nó không ăn nhập lắm với những chương sau” [65, tr.14]. Hơn
nửa, về khả năng xây dựng nhận vật – một vấn đề sống còn của tiểu thuyết, thì Ma Văn Kháng
vẫn chưa thực sự nổi trội, bởi “nhiều nhân vật trong Đồng bạc trắng hoa xòe có hiện tượng
hành động lấn át tâm lý. Cái mà ai đó gọi là khám phá con người trong con người, là phép biện
chứng tâm hồn, anh chưa làm được bao nhiêu” [65, tr. 16].
Về cách xây dựng nhân vật trong Đồng bạc trắng hoa xòe, Trần Đăng Suyền nhận xét: “có
những nhân vật được Ma Văn Kháng xây dựng khá công phu” [65, tr. 12]. Còn khi nói về cách
xây dựng nhân vật nói chung, thì Lã Nguyên đã nhấn mạnh: “nhân vật của Ma Văn Kháng
dù phức tạp đến đâu, có những biểu hiện phong phú như thế nào, sau khi tiếp xúc, ta có thể
nhận diện được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người nào, cao thượng hay đê tiện, độc ác hay
nhân từ, ích kỉ hay hảo tâm” [35, tr.5]. Về những nhân vật trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn
Kháng, tác giả Lý Hoàn Thục Trâm nhận xét rằng: “Qủa thật, Ma Văn Kháng là một trong số ít
những nhà văn đương đại rất tâm đắc với nhân vật người trí thức. khi người đọc bắt đầu có
phần hoa mắt với chân dung đặc tả của người chiến sĩ trong đời sống hậu chiến hay người
nông dân trong giai đoạn đô thị mới nông thôn nhan nhãn trong hàng loạt tiểu thuyết; thì
người trí thức của Ma Văn Kháng tuy đôi khi chỉ mới ở mức những bức kí họa sơ sài nhưng đã
đem lại một hứng thú nhất định” [79]. Và khi “gặp gỡ người trí thức trong tiểu thuyết Ma Văn
Kháng, người đọc không tránh khỏi những xúc cảm bâng khuâng nhẹ nhàng của sự thanh lọc
tâm hồn” [79 ].
Người phụ nữ đời nào cũng vậy, là tặng phẩm tuyệt diệu của tạo hóa, nhưng sự phản ánh
họ trong văn học - cái nhìn nghệ thuật của nhà văn thì mỗi thời mỗi khác, mỗi người mỗi khác.
Trong sáng tác của Ma Văn Kháng nói chung, nhân vật nữ xuất hiện khá nhiều và chiếm được
cảm tình của không ít độc giả. Trong tiểu thuyết của ông, nhân vật nữ cũng được xây dựng khá
công phu. Đúng như tác giả Nguyễn Nguyên Thanh nhận xét: “Viết về người phụ nữ nhan sắc,
Ma Văn Kháng có khả năng khám phá tinh tế và sắc sảo”. Đào Đồng Điện cho rằng: “nhà văn
Ma Văn Kháng khi làm một cuộc đột phá vào mảng đề tài gia đình, ông gần như giao phó hoàn
toàn chủ đề cho các nhân vật nữ”.
Nhận xét về nhóm tiểu thuyết viết về đề tài miền núi, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện cho
rằng: “Cuốn tiểu thuyết Gió rừng (1977), Đồng bạc trắng hoa xòe (1980), Vùng biên ải (1983)
viết sau các tập truyện ngắn về miền núi, là một sự hội tụ, kết tinh cao độ vốn sống về con
người và cuộc sống miền núi, mà ông tích lũy suốt hơn 20 năm gắn bó với nó. Người đọc có thể
tìm thấy những bức tranh sinh động, những chuyện, những con người và con đường của người
dân tộc thiểu số đã tìm tòi để hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc ở Việt nam như thế nào.
Khát vọng sống trong độc lập và tự do, lịch sử đấu tranh đau thương mà anh dũng, quả cảm,
đời sống thường nhật, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ của các dân tộc
anh em trên dải đất Tây Bắc liền kề biên giới phía Bắc được miêu tả khá đậm đà”. Không chỉ
thành công ở mảng tiểu thuyết viết về đề tài miền núi, sau những năm 80, khi bước vào thời kì
đổi mới, Ma Văn Kháng lại cho ra đời hàng loạt tiểu thuyết đời tư - thế sự như Mưa mùa hạ
(1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989) “Với nhãn
quan tinh tế, thái độ bao dung và tấm lòng nhân ái, ông chăm chú đến những cảnh sinh hoạt
đời thường, những quan hệ, những cách ưng xử phô bày sự lựa chọn theo lợi ích cá nhân của
đời sống bị chi phối bởi kinh tế thị trường”[ 79 ].
Tóm lại, có khá nhiều ý kiến về tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, nhưng cho đến nay vẫn
chưa có một công trình tập trung đánh giá chuyên sâu và khái quát về đặc trưng tiểu thuyết thế
sự của Ma Văn Kháng. Luận văn của chúng tôi sẽ cố gắng để góp một phần nhỏ vào việc khắc
phục khoảng trống này.
3 - Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Vận dụng lý thuyết về thể loại, luận văn của chúng tôi sẽ khảo sát sâu về những đặc
trưng của tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng, tập trung vào những tác phẩm: Mưa mùa hạ
(1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989), Ngược
dòng nước lũ (1998), Gặp gỡ ở La Pan Tẩn (1999) qua hai phương diện nội dung và nghệ
thuật, từ đó xác định phong cách sáng tác của nhà văn và sự đóng góp của ông đối với tiểu
thuyết nói riêng và văn xuôi hiện đại Việt Nam nói chung.
Về mặt tư liệu, chúng tôi chọn khảo sát toàn bộ tiểu thuyết Ma Văn Kháng, trong đó
phân tích tập trung những tác phẩm về đề tài thế sự mà chúng tôi cho là tiêu biểu, có so sánh
với một số truyện ngắn của ông. Bên cạnh đó, khi khảo sát về hệ thống đề tài, chúng tôi cũng
liên hệ tới những tác phẩm khác của một số tác giả khác cùng nằm trong hệ đề tài đó để tìm ra
nét riêng trong thể hiện của Ma Văn Kháng.
4 - Phương pháp nghiên cứu:
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, luận văn vận dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử - phát sinh được sử dụng để làm rõ sự ra đời và phát
triển của tiểu thuyết Ma Văn Kháng trong tương quan với hoàn cảnh xã hội, văn học .
- Phương pháp so sánh để khu biệt những đặc trưng của tiểu thuyết Ma Văn Kháng bên
cạnh tiểu thuyết của những nhà văn cùng thời.
- Vận dụng những hiểu biết về thi pháp học hiện đại kết hợp với cảm thụ truyền thống để
khảo sát và nhận định tác phẩm theo quan niệm, hiểu biết của mình. Dựa vào những nhận xét,
nghiên cứu của những người đi trước để có cái nhìn toàn diện hơn về tác phẩm.
- Ngoài ra các thao tác thống kê, phân tích, tổng hợp, giải thích được vận dụng trong toàn
văn bản.
5 - Đóng góp của luận văn:
Tập trung nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, luận văn nhằm:
- Tìm hiểu đặc trưng tiểu thuyết Ma Văn Kháng, tập trung ở mảng đề tài thế sự.
- Đánh giá những đóng góp của Ma Văn Kháng trong quá trình phát triển, đổi mới của
văn xuôi Việt Nam.
6 - Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần Mở đầu (6 trang) và phần Kết luận (3 trang), luận văn được tổ chức thành 3
chương như sau:
- Chương 1: Tiểu thuyết và khái quát về tiểu thuyết Ma Văn Kháng (42 trang).
- Chương 2: Tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng: Cảm hứng nghệ thuật và loại hình
nhân vật (49 trang).
- Chương 3: Tiểu thuyết thế sự của Ma Văn Kháng: Các đặc trưng nghệ thuật (54 trang).
Tài liệu tham khảo (6 trang)
Chương 1
TIỂU THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT
MA VĂN KHÁNG
1.1. Tiểu thuyết:
1.1.1. Khái niệm:
Vào nửa sau thế kỉ XVIII, đặc biệt là trong thế kỉ XIX, ở Phương Tây, tiểu thuyết đã xuất
hiện như một thể loại văn học chủ đạo, như chiếc máy cái của mọi nền văn học phát triển. Sự
tác động của tiểu thuyết vào đời sống tinh thần của toàn xã hội rất mạnh mẽ. Điều đó không
phải ngẫu nhiên mà bởi so với các thể loại khác, tiểu thuyết có khả năng phản ánh rộng lớn
trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống và đi sâu vào những diễn biến phức tạp của tâm hồn
con người. Hơn thế, tiểu thuyết còn là thể văn cho phép nhà văn bộc lộ hết khả năng sáng tạo
của mình một cách tự do và thoải mái.
Vậy “Tiểu thuyết là gì?”. Về điều này, chúng ta có thể trả lời bằng vô số những định
nghĩa khác nhau. Phần lớn các định nghĩa đều chịu ảnh hưởng của quan niệm về tiểu thuyết
giống cuộc đời, nghĩa là giống sự thực, nhưng cũng có người cho rằng “tiểu thuyết phải tạo ra
những cái gì không có thực. Có văn phái cho rằng tiểu thuyết trước hết phải là một câu chuyện
tưởng tượng có đầu, có đuôi hẳn hoi (tất nhiên phải có cả khúc giữa). Văn phái khác lại không
câu nệ trong lề lối như thế; với họ, đã đành tiểu thuyết là một câu chuyện tưởng tượng xếp đặt
rồi, nhưng cần phải linh hoạt và phức tạp như cuộc đời, như sự sống mà sự sống thì không có
khuôn phép gì nhất định cả” [56, tr.85].
Định nghĩa ngày nay về tiểu thuyết là: “Tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh
hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận
của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt
giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [64, tr.277].
Tuy nhiên, tiểu thuyết là một “phạm trù lịch sử’, nó luôn luôn biến động và chưa định
hình. Vì vậy mà nhà văn Tô Hoài cho rằng: “Không thể cho tiểu thuyết một định nghĩa cố
định, tiểu thuyết lúc nào cũng phát triển và biến đổi. Tiểu thuyết có một khả năng tung hoành
không bờ”. Nội dung mà tiểu thuyết miêu tả, phản ánh rất đa dạng. Có khi là một vấn đề lớn,
mang tính thời đại; có khi đó chỉ là những vấn đề rất đơn giản của cuộc sống thường nhật.
Nhưng dù lớn, dù nhỏ, dù rộng, dù hẹp thì cái đích cuối cùng mà nhà văn muốn vươn đến là thể
hiện quan điểm của mình về thế giới quan, nhân sinh quan.
Tiểu thuyết có thể xây dựng những bức tranh cuộc sống rộng lớn, qui mô, về những số
phận lắt léo phức tạp của con người. Bức tranh đó cho phép người nghệ sĩ có được sự tự do cả
về thời gian lẫn không gian. Ví dụ như: thời gian của Tây Du kí có thể là hơn 515 năm; còn thời
gian của Tam Quốc chí là hơn 80 năm Hồng Lâu Mộng kể về mọi chuyện xảy ra trong gia
đình họ Giả - không gian là một lâu đài; Chiến tranh và hòa bình kể về câu chuyện của một nửa
Châu Âu; không gian của Tắt đèn lại là một làng quê; không gian Sống mòn lại là một vùng
ngoại ô nhỏ. Mặt khác trong tiểu thuyết, nhà văn có thể mặc sức phóng đi sự tưởng tượng của
mình nhằm tạo được sự lôi cuốn về phía độc giả.
Vốn là một thể loại uyển chuyển, mềm dẻo nên dường như tiểu thuyết không bị đóng
khung trong những quy phạm chật hẹp như một số thể loại khác. Theo giáo sư Phan Cự Đệ, tiểu
thuyết “tự bản chất nó vốn không có tính quy phạm. Đó chính là hiện thân của sự uyển chuyển.
Đó là một thể loại luôn luôn đi tìm, luôn luôn nghiên cứu bản thân và luôn luôn soát lại tất cả
những hình thức đã hình thành của mình. Một thể loại như thế chỉ có thể là một thể loại được
xây dựng trong khu vực tiếp xúc trực tiếp với hiện thực đang tiến triển” [12, tr.500]. Nhưng để
có một tiểu thuyết hay, những nhà viết tiểu thuyết đã phải vất vả, lăn lộn, trải nghiệm cùng cuộc
sống để góp nhặt thông tin và tích lũy kinh nghiệm. Tất cả sẽ được phản ánh trung thực và đem
đến cho người đọc những nhận thức sâu xa về cuộc sống hiện tại, về tương lai.
Tuy nhiên, để được xem là một tác phẩm thực sự thành công thì nghệ thuật viết tiểu
thuyết đóng vai trò là một điều kiện đủ. Trong cuốn Khảo về tiểu thuyết, nhà nghiên cứu
Vương Trí Nhàn cho rằng: “ viết để làm gì, viết về thứ gì, cái đó không quan trọng. Cái quan
trọng nhất là viết có hay không, tức là nghệ thuật có cao không”. Như vậy, ngoài một nội dung
mới lạ, hấp dẫn thì phải có sự hoàn chỉnh về mặt nghệ thuật mới thực sự là một tiểu thuyết hay.
Cũng chính nghệ thuật xây dựng tác phẩm sẽ góp phần tạo một dấu ấn riêng, một phong cách
riêng cho mỗi nhà văn.
1.1.2. Đặc trưng:
Trong quá trình vận động và phát triển, diện mạo của thể loại tiểu thuyết không ngừng
thay đổi. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về đặc trưng của nó, chúng ta có thể rút ra một số nét như sau:
So sánh tiểu thuyết với các thể loại tự sự khác như anh hùng ca (sử thi), truyện thơ, ngụ
ngôn, truyện vừa, truyện ngắn, ta sẽ thấy rõ những đặc trưng của tiểu thuyết. Trong khi anh
hùng ca chủ yếu miêu tả các sự kiện quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với đời sống tinh
thần, vận mệnh của dân tộc và nhân dân. “Vì vậy, đặc trưng chủ yếu của anh hùng ca là biểu
hiện ý thức cộng đồng của nhân dân, dân tộc đối với quá khứ vẻ vang của mình” [52, tr. 380].
Còn đặc trưng đầu tiên tiêu biểu nhất của tiểu thuyết là có cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư.
Đời tư là “tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết” [52, tr.390]. Tiểu thuyết tuy là
giả tưởng nhưng lại tạo dựng một bầu không khí xác thực, bởi chất liệu của tiểu thuyết là đề tài,
là biến cố, là nhân vật đều gần gũi với cuộc sống thực. Đặc trưng này là một đặc trưng có tính
chất thẩm mĩ và là cơ bản của tiểu thuyết và đã được hình thành ngay trong tiểu thuyết cổ đại.
Về sau, cái nhìn đời tư của tiểu thuyết khá linh hoạt theo những biến động lịch sử. Khi yếu tố
đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng.
Khác với chất thi vị, lãng mạn của các thể loại trữ tình, dung lượng lớn và bản chất tổng
hợp của tiểu thuyết đã khiến cho thể loại văn học này mang đậm chất văn xuôi. Chất văn xuôi
trong tiểu thuyết là phương tiện để nhà văn đi sâu vào mô tả mọi cảm xúc, mọi khía cạnh phức
tạp nhất trong tâm hồn con người. Tiểu thuyết tái hiện cuộc sống một cách khách quan, không
thi vị hóa, lãng mạn hóa, lí tưởng hóa và tất cả những gì có thể xảy ra trong cuộc sống thì đều
có thể xảy ra trong tiểu thuyết. Khi miêu tả cuộc sống, tiểu thuyết có thể khai thác tất cả mọi
mặt của cuộc sống: cái cao cả lẫn cái phàm tục, cái nghiêm túc và cái buồn cười, cái bi và cái
hài, cái lớn lẫn cái nhỏ, những cái đơn giản và những cái lắt léo, cả ánh sáng và bóng tối Đó
là thế giới mà con người đang sống, và nhà văn một lần nữa giúp ta hiểu sâu hơn về nó.
Tính văn xuôi của tiểu thuyết được thể hiện ngay trong ngôn ngữ nghệ thuật. Để phản
ánh cuộc sống bình thường hằng ngày, ngôn ngữ trần thuật trong tiểu thuyết phải mang tính
chính xác, khách quan. Đó là thứ ngôn ngữ rất gần với ngôn ngữ miêu tả sự việc trong hồi ký,
nhật ký, thứ ngôn ngữ kể chuyện chính xác, rất thật và không cần tô điểm. Chính thứ ngôn ngữ
này đã tạo ra sức hấp dẫn đặc biệt của nghệ thuật tiểu thuyết.
Trong cuộc sống đời thường, có khi ta bắt gặp những xung đột nội tâm rất tế nhị, nhưng
cũng rất dữ dội. Và nếu không có sự khai thác sâu sắc của tiểu thuyết chắc hẳn chúng ta không
thể nào khám phá hết được những cung bậc tình cảm của con người.
Trong tiểu thuyết, tình tiết thường là éo le. Chính những tình tiết đó sẽ giúp cho tiểu
thuyết có một sắc thái riêng biệt, chúng cho phép phân biệt tiểu thuyết với những thể loại khác.
Bởi vì những tình tiết trong tiểu thuyết là những tình tiết được kết cấu ở một mức độ cao hơn,
tinh vi hơn. Chúng không chỉ thuật lại sự việc một cách đơn thuần theo đúng thứ tự thời gian
mà nó xảy ra, mà điều quan trọng là đó là những tình tiết được phối hợp theo một hệ thống
nhân quả khăng khít.
Và để thực sự gây được hứng thú cho người đọc, bên cạnh lựa chọn những tình tiết éo le,
tiểu thuyết còn phải xây dựng được những nhân vật là những con người có cá tính. Bởi theo
như nhận định của các nhà nghiên cứu thì họ cho rằng: “Nhân vật là gì nếu không do biến cố
tình tiết tạo thành? Biến cố tình tiết là gì nếu không do nhân vật biểu trưng?” [68, tr.136]. Và
đó phải là con người nếm trải, tư duy, chịu nhiều khổ đau, dằn vặt. Là con người đang biến đổi,
đang trưởng thành cùng với cuộc đời. Mặt khác, ngoài những thành phần chính như hệ thống sự
kiện, biến cố, những chi tiết tính cách tiểu thuyết còn miêu tả và giúp cho người đọc hiểu
được sự suy tư về thế giới, về đời người của nhân vật; phân tích cặn kẽ các diễn biến tình cảm,
tâm lí của con người lắm lúc ngoắt nghéo, bất ngờ; trình bày tường tận tiểu sử của nhân vật,
mọi chi tiết về quan hệ giữa người và người, môi trường
Tiểu thuyết cho phép xóa bỏ khoảng cách về giá trị giữa người trần thuật và nội dung
trần thuật, để miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật. Đó chính là
tính dân chủ của thể loại văn học này. Tức là khi viết tiểu thuyết, tác giả có thể có một thái độ
hết sức đa dạng: nghiêm trang, thân mật, suồng sã Giọng điệu nghệ thuật biến hóa vô cùng.
Có khi lạnh lùng mổ xẻ, nhưng cũng