Luận văn Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật bình Nguyên Lộc

Bình Nguyên Lộc (1914 – 1987) là một nhà văn lớn – theo suy nghĩ của chúng tôi – không chỉ của Nam bộ mà còn của cả nước. Ong tên thật là Tô Văn Tuấn,sinh ngày 7/3/1914 tại làng Tân Uyên,tổng Chánh Mĩ Trung,tỉnh Biên Hoà(nay thuộc thị trấn Tân Uyên,tỉnh Bình Dương ).Thân sinh là ông Tô Phương Sâm ( 1878-1970 ) và bà Dương Thị Mão ( 1879- 1971).Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc,ông còn có những bút danh khác như Phong Ngạn ,Hồ Văn Huấn. Bình Nguyên Lộc sáng tác từ những năm ba mươi của thế kỉ XX.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược nổ ra,ông tham gia ngay từ những ngày đầu tiên,là thành viên của Hội văn hoá cứu quốc tỉnh Biên Hoà.Năm 1949,do bị bệnh tâm thần,ông được Chính phủ ta cho phép về sinh sống tại Sài Gòn .Từ đó,ông viết văn ,làm báo cho đến cuối đời.Năm 1961,ông tâm sự với Nguiễn Ngu Í : “Anh còn nhớ chăng ? bọn mình đã mong từ lâu cái ngày lịch sử ấy,ngày mà toàn dân đứng dậy giành độc lập.Và chúng mình đã đem hết lòng thành vào cuộc kháng Pháp.Nhưng mình rồi,mình lọt vào cái thế phải về,mà trở về thành là mình cảm thấy xót xa như kẻ đào ngũ.Đối với dân tộc,mình thấy như có tội phần nào ” ( Ngiuễn Ngu Í,Sống và viết với , Ngèi Xanh xuất bản,1966.) (Dẫn theo : 26,11 ).Trong những năm kháng Mĩ,tuy sống ở Sài Gòn,nhưng ông vẫn luôn hướng về Cách mạng .Sau Mậu Thân 1968,hàng loạt cơ sở cách mạng của ta bị vỡ,nhà thơ Viễn Phương đã đến gặp ông để gây dựng lại cơ sở mới.Do bệnh tâm thần sắp tái phát,ông đã từ chối,nhưng ông vẫn khẳng định : “Tôi vẫn là người của các anh mà !”( Viễn Phương, Thương một nhành mai,Tạp chí Kiến thức ngày nay,số Xuân Mậu dần 1998,TP.HCM ).Thế nên,sau ngày Giải phóng,nhiều nhà văn,nhà thơ thường ghé thăm ông mỗi lần vào Sài Gòn công tác : Xuân Diệu,Huy Cận,Nguyễn Tuân

pdf120 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2441 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật bình Nguyên Lộc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN ( CHUYÊN NGÀNH LÝ LUẬN VĂN HỌC ) MÃ SỐ : 5.04.01 Người hướng dẫn : PGS.TS Phùng Quý Nhâm Người thực hiện : Nguyễn Lương Hải Khôi THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2004 MỤC LỤC Trang DẪN NHẬP 1.Lí do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2.Lịch sử vấn đề ....................................................................................................... 4 3.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 8 4.Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 10 5.Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 12 6.Kết cấu luận văn .................................................................................................. 13 NỘI DUNG CHƯƠNG I. QUAN NIỆM CỦA BÌNH NGUYÊN LỘC VỀ VĂN CHƯƠNG, NGHỆ THUẬT VÀ NGƯỜI NGHỆ SĨ................................................................... 14 1.Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về văn chương,nghệ thuật ............................... 18 2. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về người nghệ sĩ ............................................. 25 CHƯƠNG II.MỘT SỐ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC .............................................. 33 1.Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về lòng yêu nước ............................................ 34 2.Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về đất nước .................................................... 40 CHƯƠNG III. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC ................................................ 49 1. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về con người nhỏ be ...................................... 51 2. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về mối quan hệ giữa con người và thế giới khách quan ................................................................................................. 55 3. Quan niệm của Bình Nguyên Lộc về con người nhận thức .................................. 59 CHƯƠNG IV. KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC ................................ 69 1.Không gian nghệ thuật ........................................................................................... 69 2.Thời gian nghệ thuật .............................................................................................. 83 CHƯƠNG V. NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC.............................................................................................. 89 1.Các dạng thức đa thanh,phức điệu trong lời văn nghệ thuật Bình Nguyên Lộc .................................................................................................... 89 2.Các dạng thức cú pháp trong văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc ................. 103 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 119 1 DẪN NHẬP 1. Lý do chọn đề tài Bình Nguyên Lộc (1914 – 1987) là một nhà văn lớn – theo suy nghĩ của chúng tôi – không chỉ của Nam bộ mà còn của cả nước. Oâng tên thật là Tô Văn Tuấn,sinh ngày 7/3/1914 tại làng Tân Uyên,tổng Chánh Mĩ Trung,tỉnh Biên Hoà(nay thuộc thị trấn Tân Uyên,tỉnh Bình Dương ).Thân sinh là ông Tô Phương Sâm ( 1878-1970 ) và bà Dương Thị Mão ( 1879- 1971).Ngoài bút danh Bình Nguyên Lộc,ông còn có những bút danh khác như Phong Ngạn ,Hồ Văn Huấn. Bình Nguyên Lộc sáng tác từ những năm ba mươi của thế kỉ XX.Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược nổ ra,ông tham gia ngay từ những ngày đầu tiên,là thành viên của Hội văn hoá cứu quốc tỉnh Biên Hoà.Năm 1949,do bị bệnh tâm thần,ông được Chính phủ ta cho phép về sinh sống tại Sài Gòn .Từ đó,ông viết văn ,làm báo cho đến cuối đời.Năm 1961,ông tâm sự với Nguiễn Ngu Í : “Anh còn nhớ chăng ? bọn mình đã mong từ lâu cái ngày lịch sử ấy,ngày mà toàn dân đứng dậy giành độc lập.Và chúng mình đã đem hết lòng thành vào cuộc kháng Pháp.Nhưng mình rồi,mình lọt vào cái thế phải về,mà trở về thành là mình cảm thấy xót xa như kẻ đào ngũ.Đối với dân tộc,mình thấy như có tội phần nào” ( Ngiuễn Ngu Í,Sống và viết với , Ngèi Xanh xuất bản,1966.) (Dẫn theo : 26,11 ).Trong những năm kháng Mĩ,tuy sống ở Sài Gòn,nhưng ông vẫn luôn hướng về Cách mạng .Sau Mậu Thân 1968,hàng loạt cơ sở cách mạng của ta bị vỡ,nhà thơ Viễn Phương đã đến gặp ông để gây dựng lại cơ sở mới.Do bệnh tâm thần sắp tái phát,ông đã từ chối,nhưng ông vẫn khẳng định : “Tôi vẫn là người của các anh mà !”( Viễn Phương, Thương một nhành mai,Tạp chí Kiến thức ngày nay,số Xuân Mậu dần 1998,TP.HCM ).Thế nên,sau ngày Giải phóng,nhiều nhà văn,nhà thơ thường ghé thăm ông mỗi lần vào Sài Gòn công tác : Xuân Diệu,Huy Cận,Nguyễn Tuân 2 Trong suốt gần một thế kỉ sáng tác,ông đã để lại một sự nghiệp văn chương đồ sộ.Về tiểu thuyết, ông viết 53 cuốn (trong đó đã xuất bản 20 cuốn, còn 33 cuốn chưa in). Về truyện ngắn, theo ông Nguyễn Quang Thắng, ông đã viết khoảng 1000 tác phẩm . Về thơ, ông để lại nhiều tác phẩm thơ trường thiên: Thơ Ba Mén, Việt sử trường ca, Luận thuyết Y học, Thơ thổ ngơi Đồng Nai, Ca dao. Ngoài ra, ông còn có công sưu tầm hàng chục ngàn câu ca dao. Như vậy, chỉ cần xét riêng về số lượng tác phẩm Bình Nguyên Lộc đã là một nhà văn lớn. Riêng với số lượng 1000 truyện ngắn, ông đã xứng đáng được có mặt trong bất kỳ một bộ “niên giám thống kê” về tác gia – tác phẩm nào của văn học Việt Nam thế kỷ XX. Hơn nữa, cũng ít có nhà văn nào trên thế giới đạt được số lượng ấy. Tuy vậy, xét về chất lượng, ông ít có những tác phẩm “để đời”, những tác phẩm khắc chạm một đường nét độc đáo vào bức tranh văn học dân tộc. Nói “ít có”, có nghĩa là không phải không có, chỉ có điều không nhiều so với số lượng cả ngàn tác phẩm của ông.Nói riêng về tiểu thuyết, trong số 20 tiểu thuyết đã in, chúng tôi mới chỉ tìm đọc được 6 cuốn; và theo đánh giá chủ quan của chúng tôi, không có cuốn nào đặc biệt xuất sắc. Tuy vậy, chúng cũng là những cuốn có một sức hấp dẫn nhất định.Đọc xong,người đọc thấy có nhiều điều để nghĩ suy,trăn trở,day dứt.Còn trong số 1000 truyện ngắn của ông, đối với những truyện đã in, chúng tôi đọc được 105 truyện. Chúng tôi nhận thấy có nhiều truyện đặc sắc. Nếu có một bộ “Tuyển tập truyện ngắn hay của Việt Nam thế kỷ XX” thì với những tác phẩm này,theo chúng tôi, Bình Nguyên Lộc hoàn toàn xứng đáng được góp mặt. Cái riêng của văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc là chúng mang đậm không khí của đất và người miền Nam trong cái thưở tiền nhân ta khai phá miền Nam,mở mang bờ cõi. Đó là những trang văn chan chứa tình yêu quê hương, xứ sở, nhiệt tình ca ngợi những phẩm chất cao quý đã giúp dân tộc tồn tại và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh 3 bền bỉ. Cùng với Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam,Bình Nguyên Lộc góp thêm một giọng văn riêng, khắc chạm hình ảnh miền Nam một cách sinh động, chân thật và giàu nghệ thuật. Như vậy, gia tài nghệ thuật mà Bình Nguyên Lộc để lại cho chúng ta không phải là nhỏ. Thế nhưng cho đến nay, theo tìm hiểu của chúng tôi, chưa có công trình nào nghiên cứu về văn nghiệp của ông một cách đầy đủ, hoàn chỉnh. Ngoài một vài bài báo kể về những kỷ niệm với ông, chúng tôi chỉ có trong tay một bài của ông Nguyễn Quang Thắng: “Bình Nguyên Lộc, một bút lực lớn”, là bài giới thiệu cho “Tuyển tập Bình Nguyên Lộc” do ông Nguyễn Quang Thắng tuyển chọn. Để bổ sung cho phần thiếu sót này, góp phần tìm hiểu về sự nghiệp văn chương của một nhà văn Nam bộ tiêu biểu, chúng tôi chọn đề tài : “ĐẶC TRƯNG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT BÌNH NGUYÊN LỘC” 2. Lịch sử vấn đề Như trên chúng tôi đã trình bày, các công trình nghiên cứu về văn nghiệp của Bình Nguyên Lộc chưa nhiều. Ngoài một số ít dòng nhắc đến tên nhà văn trong bộ “Nhìn lại một chặng đường văn học” của Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá, chúng ta chỉ có một bài viết dài 71 trang của Nguyễn Quang Thắng “Bình Nguyên Lộc, một bút lực lớn” giới thiệu cho “Tuyển tập Bình Nguyên Lộc” 4 tập, dài 1194 trang, NXB Văn Học, 2002. Trong bài giới thiệu trên,Nguyễn Quang Thắng giới thiệu về tiểu sử, thân thế, sự nghiệp văn chương và học thuật của nhà văn. Giới thiệu về tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc, ông Nguyễn Quang Thắng đề cập đến 6 cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn (trong đó có 5 cuốn được đưa vào tuyển tập): Nhện chờ mối ai, Đò dọc, Tỳ vết tâm linh, Khi Từ Thức về trần, Gieo gió gặt bão,và Xô ngã bức tường rêu. Về cuốn “Đò dọc”, Nguyễn Quang Thắng viết : 4 “Theo tác giả (Bình Nguyên Lộc) khi thai nghén một tác phẩm, nhất là tiểu thuyết như tiểu thuyết “Đò dọc” này, không phải ông cố tình tạo ra cốt truyện mà chính là ý truyện, nghĩa là tác giả ít chú ý đến những câu chuyện li kỳ, gây cấn, mà đặt nặng vào những ý tưởng ngộ nghĩnh và cho những ý tưởng ngộ nghĩnh ấy nhập vào cơ năng sáng tác của nhà văn (tác giả) như câu chuyện về sự đau khổ, dằn vặt của bốn chị em con gái ông Nam Thành trong “Đò dọc”. Đó là niềm đau của người chị trưởng sắp đến tuổi “quá lứa”. Cô Hương trong truyện cứ ngỡ chắc là mình sẽ “ế chồng” nên cũng “tranh thủ” thầm lặng với các em của mình. Các ý truyện đó ông thu về nội tâm, rồi mới dựng nên cốt truyện qua các tiểu thuyết của mình” ( 26 - 21,22). “Gieo gió gặt bão” kể về một chuyện tình tay ba : Hảo – Nho – Liên. Nho – Hảo là hai vợ chồng hạnh phúc, nhưng không có con. Để giữ hạnh phúc của mình, Hảo lập mưu để chồng quan hệ với cháu gái của mình là Liên. Khi Liên có con, Hảo lập mưu giành đứa bé cho mình. Hiểu rằng mình bị người cô lừa gạt, hãm hại, Liên “phản công” và “đánh bại” Hảo. Đánh giá về tiểu thuyết này, Nguyễn Quang Thắng viết: “ các sự kiện trong Gieo gió gặt bão đã liên tục xảy ra dồn dập () nhưng hợp lý như trong cuộc sống thực. Bao nhiêu “thắt gút” của phần dồn việc đến đây được “mở gút”, giải quyết một cách gọn gàng, suôn sẻ mà không chút lấn cấn.” ( 26 - 29, 30). Về cuốn “Tỳ vết tâm linh”, viết về nguyên nhân bị điên của một người con gái đẹp tên là Liễu, Nguyễn Quang Thắng viết : “Có thể nói “Tỳ vết tâm linh” là cuốn tiểu thuyết luận đề về tâm bệnh học sắc sảo của Bình Nguyên Lộc cả chiều âu và chiều rộng của sinh hoạt đời người ” ( 26 , 36). Bàn về nghệ thuật tiểu thuyết Bình Nguyên Lộc, nhà nghiên cứu cho rằng: “() tác giả phải giải thích các vướng mắc trong nội tâm,cùng những hiện tượng của tâm bệnh học và tâm lí con người – nhân vật- lúc ấy,độc 5 giả mới cảm nhận được ; nếu không,người đọc sẽ đi vào mê hồn trận của tác phẩm.Có lẽ từ sự kiện đó nên có người cho rằng ông là người “ưa thích sự phân tích lí luận bác tạp rộng về bề mặt nhưng thiếu chiều sâu” .Viết như vậy thì nhà nghiên cứu chỉ chú trọng về mặt nghệ thuật mà loại hẳn yếu tố nội dung chủ đề tác phẩm văn chương. Thế cho nên,tác phẩm Bình Nguyên Lộc dầu là tiểu thuyết ,truyện ngắn,biên khảocho đến thơ ông rề rà ,kể lể ê a như hầu hết các nhà văn miền Nam – Nam bộ – như Trương Vĩnh Kí (1837-1898 ),Hồ Biểu Chánh (1884-1958);nhất là Vương Hồng Sển(1902-1996),Nguyễn Văn Trấn(1914- 1998) gần đây. Nếu nhà phê bình chịu đọc các tác phẩm của các nhà văn Nam kì-Nam bộ - nói chung ắt hẳn sẽ không có lời trách ông như Cao Huy Khanh,Nguyễn Văn Sâm đã viết về Bình Nguyên Lộc như trên” ( 26 - 26, 27 ). Nhận xét về cách kể chuyện của nhà văn, nhà nghiên cứu cho rằng: “Trong cách kết cấu của một tác phẩm văn chương thì nhà văn (sau này có nhà phê bình,độc giả )phải xem xét chú ý vào cách kết cấu tác phẩm ( truyện) như thế nào là dàn việc,dồn việc,mở gút.Việc đó có thể nói nôm na là như mở đầu,thân bài,kết luận thế thôi.Hai nhà phê bình trên chê ông giải thích các sự kiện trong truyện quá nhiều và chính việc giải thích đó làm mất nghệ thuật của tác phẩm văn chương mà ông muốn trao gởi đến độc giả. Trong phần dồn việc của các tác phẩm Bình Nguyên Lộc ,chúng ta thấy rõ ông đã vận dụng các luật của nghệ thuật kể chuyện một cách có nghệ thuật ; đó là luật hứng thú và luật động tác Về luật hứng thú,trong Đò dọc,các sự kiện của câu chuyện gồm bốn cô gái của ông bà Nam Thành ,từ khi dọn nhà về làng quê đã chuyển biến một cách nhịp nhàng.Các nhân vật chính,phụ ;không gian,thời gian,cách đối thoại của bốn chị em cùng ông bà Nam Thành,hoạ sĩ Longluôn luôn ôm chặt,quất quýt nhau suốt thời gian anh Long nghỉ dưỡng bệnh tại nhà ông Nam Thành.Từ đó,tình yêu giữa hoạ sĩ Long và cô em út nảy nở có sắp 6 đặt và chuẩn bị từ đầu.Các sự kiện đó xảy ra một cách tự nhiên và “lôgích” như việc thường ngày ởhuyện vậy Luật hứng thú ấy còn đặt nhà văn vào một cái thế là không được có một suy nghĩ nào bộc lộ trước hồi kết thúc câu chuyện ;nghĩa là không được cho độc giả biết rõ hồi kết cuộc sẽ ra sao.Luật này được ông vận dụng vào việc bốn chị em gái lại xúm nhau ,nối tiếp lấy chống rùm rụp mà không ai là không bất ngờ và thích thú bởi vì trong bốn chị em có người sắp “quá lứa” ” ( 26 - 27, 28). Tiểu thuyết của Bình Nguyên Lộc chủ yếu là đề cập đến quan hệ tình cảm của vợ chồng, trai gái (ít ra là ở những cuốn được ông Nguyễn Quang Thắng đưa vào tuyển tập). Nhưng truyện ngắn của ông lại chủ yếu đề cập đến những vấn đề lớn của xã hội. Ông Nguyễn Quang Thắng viết : “Hầu hết truyện ngắn của ông dù được viết từ những năm 40 , 50 đến những năm 70 đều có một hệ thống chủ đề.Chúng tôi cho là một hệ thống chủ đề vì đọc truyện ngắn Bình Nguyên Lộc,độc giả nào cũng thấy rõ tình yêu làng quê,nơi chôn nhau cắt rún,sự nghèo khổ!” ( 26 - 40). Mặt khác, “không phải trong truyện ngắn của ông chỉ thuần tình yêu làng quê,đất nước,phố phường(),sông rạch ,rừng thiêngmà trong các truyện ngắn còn mang các chủ đề lớn : vấn đề tự do tư tưởng,sự tiến bộ của các nền văn minh nhân loại...” ( 26 - 42). Bàn riêng về tập “Nhốt gió”, nhà nghiên cứu viết : “Nội dung chủ đề truyện Nhốt gió nói riêng và toàn tập nói chungđều tiềm tàng ,sâu lắng các ý niệm vươn lên và mang tính phê phán các tư tưởng cổ hủ,cố chấp theo lối mòn,sự độc đoán trong gia đình ,của người chađồng thời xiển dương tinh thần cởi mở,phóng khoáng ,cầu tiến ,ham học hỏiCó thể nói,trước năm 1975 ở miền Nam,Bình Nguyên Lộc là một nhà văn có tấm lòng thương người đồng loại một cách bao la” ( 26 - 46, 47). Nhìn chung, chúng tôi thấy ông Nguyễn Quang Thắng phần nhiều là giới thiệu về Bình Nguyên Lộc bằng cách tóm tắt các tác phẩm, những ý phân tích, bình luận còn tương đối ít. 7 3. Phạm vi nghiên cứu Như trên chúng tôi đã trình bày, Bình Nguyên Lộc đã viết rất nhiều tác phẩm ,về nhiều lĩnh vực khác nhau : Dân tộc học (Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam ; Mẫu hệ cổ Việt Nam, mẫu hệ Mã Lai và mẫu hệ thế giới), Ngôn ngữ học ( Lột trần Việt ngữ, Từ vựng đối chiếu 10.000 từ, Từ vựng Mã Lai mà Trung Hoa vay mượn), chú giải các tác phẩm văn chương cổ (Văn chiêu hồn của Nguyễn Du, Tự tình khúc của Ca Bá Nhạ, Thu dạ lữ hoài ngâm của Đinh Nhật Thận, Tỳ bà hành và Trường hận ca (Trung Quốc)) và văn chương ( 53 tiểu thuyết, khoảng 1000 truyện ngắn, nhiều tập thơ). Dĩ nhiên, luận văn này chỉ tập trung vào sự nghiệp văn chương của Bình Nguyên Lộc. Hơn nữa, như tiêu đề của luận án: “Đặc trưng văn xuôi nghệ thuật Bình Nguyên Lộc”,chúng tôi chỉ nghiên cứu phần tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút của nhà văn mà thôi. Tuy số lượng tác phẩm của nhà văn nhiều như vậy, nhưng phần lớn đều được viết và xuất bản trước 1975 tại Sài Gòn, và từ đó đến nay chỉ được tái bản với số lượng khiêm tốn, nên dù đã rất cố gắng đi tìm ở các thư viện lớn, ở nhiều nhà sách cũ, chúng tôi vẫn chỉ tìm đọc được 6 cuốn tiểu thuyết của ông (5 cuốn in trong “Tuyển tập Bình Nguyên Lộc” đã giới thiệu ở trước, là : Đò dọc, Tỳ vết tâm linh, Khi Từ Thức về trần, Gieo gió gặt bão và Xô ngã bức tường rêu ; một cuốn ở ngoài tuyển tập là : “Quán tai heo” ) và đọc được 7 tập truyện ngắn với 105 tác phẩm, đó là các tập : Nhốt gió, Ký thác, Mưa thu nhớ tằm, Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc, Thầm lặng, Cuống rún chưa lìa và Ma rừng. Chúng tôi đành phải chấp nhận cái số lượng tác phẩm ít ỏi mà mình đọc được. Nhưng để thỏa mãn yêu cầu của một luận văn, chúng tôi phải đọc được những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn. Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá, trong sách “Nhìn lại một chặng đường văn học” đã nhắc ở trên, khi giới thiệu về tiểu sử và tác phẩm của một số nhà văn thuộc dòng văn học yêu nước và cách mạng tại miền Nam trước 1975, cho rằng: Nhốt gió, 8 Đò dọc, Gieo gió gặt bão,Tình đất, Cuống rún chưa lìa là những tác phẩm tiêu biểu của ông (24,1064). Còn ông Nguyễn Quang Thắng, trong bài “Bình Nguyên Lộc, một bút lực lớn” đã nhắc ở trên, viết rằng: “Khi trao đổi cùng bạn bè, báo giới ông vẫn cho rằng “Tỳ vết tâm linh” là một trong bốn tác phẩm (trong hơn 50 tiểu thuyết) mà ông thương nhất, nếu không muốn nói là hay nhất trong đời văn ông (4 cuốn đó là : Thầm lặng, Cuống rún chưa lìa, Những bước lang thang trên hè phố của gã Bình Nguyên Lộc và c
Luận văn liên quan