Những năm vừa qua, cùng với sựphát triển kinh tế, đời sống của nhân
dân ngày càng được cải thiện, các quyền của công dân vềdân sựcũng được Đảng
và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong lĩnh vực tốtụng hình sự(TTHS), xu
thếdân chủhóa các hoạt động tốtụng ngày càng được củng cố. Nghịquyết số
08/NQ-TW (sau đây gọi tắt là Nghịquyết 08) của BộChính trịngày 2/1/2002
"Vềmột sốnhiệm vụtrọng tâm công tác tưpháp trong thời gian tới" đã tạo ra
bước ngoặt mới cho sựnghiệp cải cách tưpháp. Tưtưởng chủ đạo của Nghị
quyết số08 vềcải cách tưpháp là cải cách nhằm đảm bảo tính dân chủcủa hoạt
động tưpháp, đảm bảo quyền tựdo dân chủcủa công dân. Thểchếhóa tưtưởng
của Nghịquyết số08, một loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước ra đời,
trong đó có những văn bản có giá trịhết sức quan trọng, ảnh hưởng tới toàn
bộhệthống tưpháp nhưBộluật tốtụng hình sự(BLTTHS) ngày 26/11/2003,
Bộluật tốtụng dân sựngày 15/6/2004. Đặc biệt, trước khi hai Bộluật trên
được ban hành, Nghịquyết 388/NQ/2003/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội ngày 17/3/2003 đã thực sựtạo ra những tiền đềcơbản cho sựthay
đổi quan điểm của các cơquan tưpháp vềvấn đềquyền công dân được bồi
thường thiệt hại (BTTH) do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tốtụng.
Thực tiễn triển khai Nghịquyết số08, BLTTHS và các văn bản liên quan đã
đem lại những bước tiến đáng kểtrong tiến trình dân chủhóa hoạt động
TTHS, giảm thiểu các trường hợp oan sai, và lần đầu tiên, những người bịoan
sai đã được các cơquan tiến hành tốtụng xin lỗi, bồi thường.
Tuy nhiên, cơchế đểcông dân được thực hiện quyền BTTH do hành
vi trái pháp luật trong TTHS ởnước ta hiện nay vẫn còn trong giai đoạn vừa
xây dựng, vừa hoàn thiện. Các quy định của pháp luật được ban hành chưa
đầy đủ, chưa toàn diện để điều chỉnh các quan hệxã hội liên quan đến loại
2
BTTH đặc biệt này. Do đó, trên thực tế, công dân vẫn phải phụthuộc rất lớn
vào ý chí chủquan của các cơquan tiến hành tốtụng trong việc giải quyết bồi
thường. Ngược lại, bản thân các cơquan tiến hành tốtụng cũng gặp rất nhiều
khó khăn từcơchếBTTH cho công dân. Nhiều vụviệc đòi bồi thường đến
nay chưa có khảnăng giải quyết dứt điểm, thậm chí, cảsau khi đã có phán
quyết của các cơquan có thẩm quyền.
Các vấn đềmà thực tiễn đặt ra đòi hỏi phải có sựnghiên cứu sâu hơn về
mặt lý luận các nội dung đảm bảo BTTH do hành vi trái pháp luật trong TTHS,
đặc biệt, phải nghiên cứu vấn đềnày với tưcách một nội dung pháp lý của quyền
công dân, từ đó, tạo ra những luận cứkhoa học cho quá trình pháp điển hóa
các quy định này, tiến tới việc xây dựng một đạo luật thống nhất điều chỉnh.
Nhưvậy, đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái
pháp luật trong hoạt động TTHS là vấn đềmới, thểhiện những tưtưởng quan
trọng của cải cách tưpháp, đòi hỏi phải có sựphân tích, làm rõ sâu hơn về
mặt lý luận. Đây cũng là một vấn đềmang tính chất thời sựvà cấp bách hiện
nay khi thực tếthực hiện các quy định của pháp luật vềBTTH do hành vi trái
pháp luật trong hoạt động TTHS còn có những vướng mắc nhất định, gây
phương hại đến lợi ích chính đáng của công dân và uy tín chính trịcủa hệ
thống các cơquan tưpháp.
Xuất phát từnhững đòi hỏi mang tính chất lý luận và thực tiễn trên,
cùng sựquan tâm nghiên cứu của bản thân, tác giả đã lựa chọn đềtài: "Đảm
bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật
trong hoạt động tốtụng hình sự ởViệt Nam hiện nay" làm luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
89 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2019 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Më §ÇU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm vừa qua, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của nhân
dân ngày càng được cải thiện, các quyền của công dân về dân sự cũng được Đảng
và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự (TTHS), xu
thế dân chủ hóa các hoạt động tố tụng ngày càng được củng cố. Nghị quyết số
08/NQ-TW (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 08) của Bộ Chính trị ngày 2/1/2002
"Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới" đã tạo ra
bước ngoặt mới cho sự nghiệp cải cách tư pháp. Tư tưởng chủ đạo của Nghị
quyết số 08 về cải cách tư pháp là cải cách nhằm đảm bảo tính dân chủ của hoạt
động tư pháp, đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân. Thể chế hóa tư tưởng
của Nghị quyết số 08, một loạt các văn bản pháp luật của Nhà nước ra đời,
trong đó có những văn bản có giá trị hết sức quan trọng, ảnh hưởng tới toàn
bộ hệ thống tư pháp như Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) ngày 26/11/2003,
Bộ luật tố tụng dân sự ngày 15/6/2004. Đặc biệt, trước khi hai Bộ luật trên
được ban hành, Nghị quyết 388/NQ/2003/UBTVQH của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội ngày 17/3/2003 đã thực sự tạo ra những tiền đề cơ bản cho sự thay
đổi quan điểm của các cơ quan tư pháp về vấn đề quyền công dân được bồi
thường thiệt hại (BTTH) do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng.
Thực tiễn triển khai Nghị quyết số 08, BLTTHS và các văn bản liên quan đã
đem lại những bước tiến đáng kể trong tiến trình dân chủ hóa hoạt động
TTHS, giảm thiểu các trường hợp oan sai, và lần đầu tiên, những người bị oan
sai đã được các cơ quan tiến hành tố tụng xin lỗi, bồi thường.
Tuy nhiên, cơ chế để công dân được thực hiện quyền BTTH do hành
vi trái pháp luật trong TTHS ở nước ta hiện nay vẫn còn trong giai đoạn vừa
xây dựng, vừa hoàn thiện. Các quy định của pháp luật được ban hành chưa
đầy đủ, chưa toàn diện để điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến loại
2
BTTH đặc biệt này. Do đó, trên thực tế, công dân vẫn phải phụ thuộc rất lớn
vào ý chí chủ quan của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết bồi
thường. Ngược lại, bản thân các cơ quan tiến hành tố tụng cũng gặp rất nhiều
khó khăn từ cơ chế BTTH cho công dân. Nhiều vụ việc đòi bồi thường đến
nay chưa có khả năng giải quyết dứt điểm, thậm chí, cả sau khi đã có phán
quyết của các cơ quan có thẩm quyền.
Các vấn đề mà thực tiễn đặt ra đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu hơn về
mặt lý luận các nội dung đảm bảo BTTH do hành vi trái pháp luật trong TTHS,
đặc biệt, phải nghiên cứu vấn đề này với tư cách một nội dung pháp lý của quyền
công dân, từ đó, tạo ra những luận cứ khoa học cho quá trình pháp điển hóa
các quy định này, tiến tới việc xây dựng một đạo luật thống nhất điều chỉnh.
Như vậy, đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái
pháp luật trong hoạt động TTHS là vấn đề mới, thể hiện những tư tưởng quan
trọng của cải cách tư pháp, đòi hỏi phải có sự phân tích, làm rõ sâu hơn về
mặt lý luận. Đây cũng là một vấn đề mang tính chất thời sự và cấp bách hiện
nay khi thực tế thực hiện các quy định của pháp luật về BTTH do hành vi trái
pháp luật trong hoạt động TTHS còn có những vướng mắc nhất định, gây
phương hại đến lợi ích chính đáng của công dân và uy tín chính trị của hệ
thống các cơ quan tư pháp.
Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính chất lý luận và thực tiễn trên,
cùng sự quan tâm nghiên cứu của bản thân, tác giả đã lựa chọn đề tài: "Đảm
bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật
trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện nay" làm luận văn thạc sĩ
luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Như đã đề cập, BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS là
một vấn đề mới được đặt ra ở Việt Nam, đặc biệt là sau sự ra đời của Nghị quyết
3
số 388/NQ/2003/UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 17/3/2003.
Đây cũng là một đề tài nhận được khá nhiều sự quan tâm của giới khoa học luật,
theo trình tự thời gian, có thể nhắc tới các công trình nghiên cứu như: Luận văn
Thạc sĩ luật học "Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến
hành tố tụng gây ra" của Nguyễn Hữu Ước năm 2001; các bài nghiên cứu "Bồi
thường thiệt hại đối với oan sai trong tố tụng" của TS Dương Thanh Mai và
Nguyễn Hoàng Hạnh trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6, tháng 7/2001;
Chuyên khảo "Bồi thường thiệt hại do bị bắt giữ, xét xử oan sai ở Việt Nam và
một số nước trên thế giới" của Viện Nghiên cứu khoa học Pháp lý - Bộ Tư pháp,
năm 2001. Đây là các sản phẩm khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách bao quát
và chi tiết về BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS trong bối
cảnh chưa có một văn bản pháp luật độc lập điều chỉnh về vấn đề này. Năm
2003, sau sự ra đời của Nghị quyết số 388, các nghiên cứu về "Bồi thường thiệt
hại do người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra" của Lê Mai
Anh được công bố dưới dạng Luận án Tiến sĩ luật học. Đây là công trình nghiên
cứu có giá trị khoa học về vấn đề cơ chế giải quyết trách nhiệm BTTH do người
có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra cho công dân. Đặc biệt, tới
thời điểm năm 2005, sau 2 năm thực hiện Nghị quyết số 388, một loạt các loạt
bài viết mang tính chất nghiên cứu, tổng kết, đánh giá thực tiễn được công bố
như: "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm
quyền trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc Công an nhân dân" của Nguyễn
Viết Sách; "Về trách nhiệm của Tòa án đối với việc bồi thường thiệt hại cho
người bị oan" của Hoàng Ngọc Thành; "Qua hai năm thực hiện Nghị quyết 388
trong ngành Kiểm sát nhân dân" của Hoàng Thế Anh… các bài viết này đều
được đăng trên Tạp chí Kiểm sát, số 16, tháng 8/2005 (số chuyên đề về tổng kết
2 năm thực hiện Nghị quyết số 388)…
Tuy nhiên, các công trình khoa học nêu trên mới chỉ đề cập đến vấn
đề BTTH do hành vi trái pháp luật giới hạn trong một giai đoạn TTHS hoặc
4
trong một loại cơ quan tư pháp… Mặt khác, tới thời điểm hiện nay, cũng chưa
có một công trình nào nghiên cứu về BTTH do hành vi trái pháp luật trong
hoạt động TTHS với tư cách là một quyền của công dân. Do vậy, có thể coi
đây là lần đầu tiên đề tài "Đảm bảo quyền của công dân được bồi thường thiệt
hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự ở Việt Nam hiện
nay" được nghiên cứu và nghiên cứu ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn về quyền
của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS, để
từ đó, có những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền của công
dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS nói riêng và
hoạt động tư pháp nói chung.
- Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ luật học, đề tài không thể bao
quát hết tất cả các giai đoạn, các chủ thể của TTHS. Để đảm bảo tính chuyên
sâu của luận văn, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ dừng lại ở những vấn
đề về đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật
trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự - những vấn đề mà theo
quan điểm của tác giả, là cơ bản và quan trọng hơn cả. Những nội dung được
lựa chọn nghiên cứu trong luận văn là những vấn đề tiêu biểu, qua đó làm rõ
được về mặt lý luận và khái quát được thực tế việc đảm bảo quyền của công
dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Luận văn được thực hiện nhằm góp phần đảm bảo quyền của công dân
được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS hiện nay. Để đạt
được mục đích này, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu khái niệm, đặc điểm, nội dung quyền của công dân được
BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS.
5
- Khảo sát, đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện pháp
luật về quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt
động TTHS, đánh giá nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ xã hội
liên quan đến hoạt động BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS.
- Phân tích các quan điểm và phương hướng hoàn thiện pháp luật, phương
hướng giải quyết các vấn đề hữu quan khác trong tiến trình hoàn thiện cơ chế
đảm bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt
động TTHS.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn dựa trên các luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, về vấn đề quyền công
dân và quyền con người, các quan điểm, tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam về cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
(XHCN) của dân, do dân, vì dân.
- Về phương pháp nghiên cứu, luận văn dựa trên cơ sở phương pháp
luận của Triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê…
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên làm rõ cơ sở lý luận đảm
bảo quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động
TTHS: đưa ra khái niệm, đặc điểm quyền của công dân được BTTH do hành
vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS…
Trên cơ sở đó, luận văn nghiên cứu thực trạng việc đảm bảo quyền
của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS ở
Việt Nam hiện nay trên cơ sở các số liệu mới nhất, cập nhật nhất hiện nay.
Các quan điểm, phương hướng hoàn thiện pháp luật đảm bảo quyền
của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS
6
được đề xuất. Luận văn cũng góp phần luận chứng các quan điểm, các giải
pháp trong tiến trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cải cách tư pháp được
Bộ Chính trị đề ra tại các Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 2/1/2002, Nghị quyết
số 48/NQ-TW ngày 2/6/2005, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2/6/2005. Đây
cũng là những điểm mới của luận văn này.
7. Ý nghĩa của luận văn
Như đã phân tích, về mặt lý luận, luận văn sẽ làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận về quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong
hoạt động TTHS: đưa ra và phân tích các khái niệm, quan điểm, các thành tố
cấu thành, các điều kiện tác động tới…
Về mặt thực tiễn, luận văn phân tích thực trạng pháp luật và đời sống
thực tế của các quy định pháp luật về BTTH do hành vi trái pháp luật trong
hoạt động TTHS, đưa ra phương hướng nhằm hoàn thiện quy định của pháp
luật và giải quyết các vấn đề hữu quan khác.
Như vậy, bên cạnh những ý nghĩa lý luận và thực tiễn mà luận văn
đem lại, về mặt học thuật, việc triển khai đề tài góp phần làm phong phú thêm
các kiến thức lý luận - pháp lý về quyền công dân nói chung và quyền của
công dân được được BTTH do hành vi trái pháp luật trong hoạt động TTHS
nói riêng, tạo ra những tiền đề cho việc nghiên cứu ở cấp độ cao hơn và phạm
vi rộng hơn trong thời gian tới, và là một tài liệu tham khảo có giá trị đối với
hoạt động học tập, nghiên cứu những vấn đề liên quan.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA CÔNG DÂN
ĐƯỢC BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
1.1. QUYỀN CÔNG DÂN VÀ QUYỀN CỦA CÔNG DÂN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG
THIẾT HẠI DO HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG
HÌNH SỰ
1.1.1. Khái niệm quyền công dân và quyền của công dân được bồi
thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự
"Quyền" theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt, là: "1. Điều mà pháp
luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi (quyền
công dân, quyền bầu cử và quyền ứng cử); 2. Những điều do địa vị hay chức
vụ mà được làm (nói tổng quát. Có chức có quyền. lạm dụng quyền. Cầm
quyền" [40, tr. 815]. Tuy nhiên, dù với cách giải thích thứ hai, "quyền" vẫn là
những gì "mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm,
được đòi hỏi", là khả năng xử sự nhất định của cá nhân, tổ chức - khả năng
năng được hưởng, được làm, được đòi hỏi từ cộng đồng xung quanh.
"Công dân" là khái niệm mang tính xã hội - lịch sử, dù đã manh nha
trong tư tưởng của Aritstốt nhưng phải đến thời điểm ra đời Nhà nước Cộng
hòa Quý tộc chủ nô trong xã hội cổ đại La Mã, khái niệm công dân mới xuất
hiện rõ nét. Tiếp sau sự xuất hiện khái niệm công dân, khái niệm quyền công
dân được đặt ra và nội hàm khái niệm này được từng bước bổ sung, hoàn
thiện, đặc biệt là qua các cuộc Cách mạng Tư sản và sự xuất hiện các Nhà
nước Tư sản ở châu Âu thế kỷ XVII, XVIII, sau các cuộc Cách mạng Vô sản
và sự xuất hiện Nhà nước XHCN thế kỷ XX. Trên bình diện thế giới, khái
niệm quyền công dân được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, với nhiều cách
8
hiểu khác nhau, song về cơ bản, quyền công dân được hiểu là những quyền
của những con người - công dân, được hiến pháp và pháp luật của một quốc
gia nhất định ghi nhận và bảo vệ.
"Công dân" theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt, là "người dân,
trong mối quan hệ về mặt quyền lợi và nghĩa vụ với Nhà nước" [40, tr.207].
Khi con người được coi là công dân, quyền công dân chính là quyền con
người trong một xã hội cụ thể, trong một chế độ xã hội - chính trị cụ thể. Điều
này chỉ ra tính khác biệt của quyền công dân so với quyền con người - một
khái niệm thường bị hiểu đồng nhất với khái niệm quyền công dân. Quyền
con người không chỉ là quyền mang tính chất xã hội của con người - thành
viên trong xã hội, mà còn bao gồm những quyền thể hiện tính chất tự nhiên,
cá nhân, gắn với thuộc tính tự nhiên của con người: quyền ăn, quyền ở, quyền
sống, quyền tự vệ..., những quyền này mang tính tự thân, vốn có của con
người mà không cần phải được pháp luật của một nhà nước nào ghi nhận,
điều chỉnh. Khái niệm quyền con người rộng hơn khái niệm quyền công dân.
Nói tới quyền con người là nói tới các quyền của cá nhân mỗi con người
không phân biệt các đặc tính tự nhiên: chủng tộc, màu da, lứa tuổi, giới tính…
hay các đặc tính xã hội của con người: trình độ văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng,
chế độ chính trị… Quyền công dân được hiểu là quyền con người giới hạn
trong phạm vi các đặc tính xã hội của con người và trong phạm vi một quốc
gia, một chế độ chính trị trong đó con người tồn tại.
Trải qua thời gian, các nội dung của quyền công dân luôn được thay
đổi và bổ sung cùng với sự phát triển của xã hội, của khoa học pháp lý. Ở các
mức độ khác nhau, những năm 50 của thế kỷ XX, quyền công dân được tiếp
cận ở góc độ quyền bình đẳng với tư cách là nền tảng của tự do, công lý và
hòa bình trên thế giới - với sự ra đời của Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân
quyền và sự thể hiện tuyên ngôn này trong pháp luật quốc gia. Những năm 70,
80 của thế kỷ XX, quyền công dân được ghi nhận trong pháp luật quốc gia
9
với tư cách là sự thể hiện các nội dung vàa quyền con người về quyền dân sự
và chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa theo các Công ước về quyền dân sự và
chính trị, Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, 1976.
Tới thời điểm hiện nay, tùy theo mỗi quốc gia, mỗi chế độ chính trị khác nhau
mà hệ thống các quyền công dân được thể hiện ở những mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, quyền công dân được hiểu thống nhất bao gồm các nhóm quyền
lớn: nhóm quyền tự do dân chủ về chính trị (tham gia quản lý nhà nước và xã
hội, quyền bầu ứng, ứng cử, quyền tự do báo chí, lập hội, biểu tình…), nhóm
quyền dân sự (quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được pháp luật bảo
hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, quyền được bảo vệ, bồi thường
khỏi những hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh
dự, nhân phẩm của bản thân…), nhóm quyền về kinh tế - xã hội (quyền tự do
kinh doanh, sở hữu tài sản, quyền lao động, học tập, phát minh, sáng chế...). Dù
vậy, sự phân định giữa các nhóm quyền này chỉ mang tính chất tương đối. Có
thể có quyền thuộc nhóm quyền dân sự nhưng lại là tiền đề hoặc hệ quả của
quyền thuộc nhóm quyền kinh tế - xã hội và ngược lại.
Trong nhóm các quyền dân sự, có một loại quyền đặc biệt, tương ứng
với quyền này là nghĩa vụ bồi thường của một chủ thể đặc biệt - Nhà nước, đó là
quyền của công dân được Nhà nước BTTH do hành vi trái pháp luật của Nhà
nước. Hành vi trái pháp luật của Nhà nước có thể diễn ra trên các lĩnh vực hoạt
động của bộ máy nhà nước xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân. Lĩnh vực tư pháp mà đặc biệt là tư pháp hình sự có khả năng gây thiệt hại
nghiêm trọng ở mức độ đáng kể tới quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đặc
biệt là các quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm. Đây là lĩnh vực giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân khi
công dân bị cho là thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội một cách có lỗi, trái
pháp luật, với các hoạt động chứng minh, xét xử và cưỡng chế công dân thực
hiện loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất: trách nhiệm hình sự.
10
Hoạt động TTHS được quan niệm là hoạt động của các cơ quan tiến
hành tố tụng trong vụ án hình sự với hoạt động cụ thể của những người tiến
hành tố tụng. Cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự là các cơ quan
nhà nước chuyên trách thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự,
bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Đây là các cơ quan có vai
trò chủ đạo trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Người tiến hành tố tụng là
những công chức trong cơ quan tiến hành tố tụng, được bổ nhiệm vào các
chức danh tố tụng, có thẩm quyền thực hiện những hoạt động tố tụng nhất
định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó nhằm góp phần giải
quyết vụ án hình sự. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, hoạt động TTHS còn
bao gồm hoạt động của các cơ quan, tổ chức, luật sư và những người tham gia
tố tụng khác trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Tuy nhiên, ý kiến này
không mang tính chất phổ biến và những hành vi trái pháp luật của các chủ
thể này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự cũng không thuộc phạm vi
nghiên cứu của luận văn.
Oan sai nếu xảy ra trong TTHS sẽ dẫn đến khả năng công dân phải
chịu trách nhiệm hình sự mà đáng lẽ, họ không phải chịu bất kỳ loại trách
nhiệm pháp lý nào hoặc chỉ phải chịu một loại trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn.
Nói cách khác, hành vi trái pháp luật của Nhà nước trong TTHS có nguy cơ
xâm hại nghiêm trọng đến các quyền dân sự của công dân. Thậm chí, có ý
kiến cho rằng, lĩnh vực TTHS tiềm ẩn những nguy cơ gây thiệt hại cho công
dân cao nhất và khả năng Nhà nước phải bồi thường cho công dân nhiều nhất.
Từ góc độ khoa học pháp lý, với cách đặt vấn đề như trên, có thể hiểu
khái quát về quyền của công dân được BTTH do hành vi trái pháp luật trong
hoạt động TTHS là một nội dung của quyền công dân, thuộc nhóm quyền dân
sự, phát sinh giữa Nhà nước và công dân, trên cơ sở thiệt hại do hành vi trái
pháp luật trong hoạt động TTHS gây ra. Như vậy, Quyền của công dân được
bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự
11
là một loại quyền công dân trong nhóm quyền dân sự, theo đó, công dân được
Nhà nước bồi thường do đã thực hiện hành vi trái pháp luật gây thiệt hại thiệt
hại cho công dân trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.
1.1.2. Các đặc điểm của quyền công dân được bồi thường thiệt hại
do hành vi trái pháp luật của Nhà nước trong tố tụng hình sự
1.1.2.1. Quyền được bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật
trong tố tụng hình sự là một quyền thuộc nhóm quyền dân sự
Các quyền dân sự đáp ứng nhu cầu của mỗi cá nhân được tự
do, dân chủ, bình đẳng với mọi người, được thoát khỏi mọi ràng
buộc, cấm đoán vô lý từ mọi phía để vươn lên làm chủ bản thân
mình, cuộc đời mình. Đó là chủ quyền thiêng liêng của mỗi người,
không ai có thể xâm phạm được [17, tr. 29].
Nhóm các quyền về dân sự là các quyền liên quan đến cuộc sống dân
sự hàng ngày của công dân, cá