Luận văn Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004

Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có tính chiến lược của cách mạng và thực hiện chính sách dân tộc với những nguyên tắc cơ bản là: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển”. Biểu hiện của nguyên tắc đó trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là việc tập trung xây dựng vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội, vững mạnh về chính trị, an ninh-quốc phòng, xứng đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước. Để đưa vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh vàbền vững tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào DTTS được hưởng ngày càng đầy đủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa thì vấn đềcó ý nghĩa quyết định là phải có đội ngũ cán bộ. Việt Nam đang ở trong thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH do đó KHKT là một nguồn lực quan trọng của sự nghiệp CNH, HĐH. Điều này khẳng định, vận hội cũng như nguy cơ của vùng dân tộc và miền núi gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS nói chung và cán bộ KHKT người DTTS nói riêng đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng. Chính đội ngũ cán bộ này là lực lượng nòng cốt, hạt nhân đưa đường lối, chủ trương, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, lãnh đạo đồng bào các DTTS từng bước làm chủ quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Họ đem sự hiểu biết KHKT của mình truyền bá rộng rãi cho đồng bào DTTS. Họ là những chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa và KHKT; góp tài góp sức để cải tiếnbộ mặt xã hội của vùng đồng bào DTTS, làm cho đồng bào mình sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của chính họ được văn minh.

pdf99 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đảng bộ tỉnh Đăk Lăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ-HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TĨNH §¶ng bé tØnh ®¨kl¨k l·nh ®¹o c«ng t¸c ®µo t¹o c¸n bé khoa häc - kü thuËt ng−êi d©n téc thiÓu sè tõ n¨m 1996 ®Õn 2004 Chuyên ngành : Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số : 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU CÁT HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và tin cậy. Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2009 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tĩnh MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (1996-2004) 7 1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Đăklăk 7 1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số 14 1.3. Sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Đăklăk về đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số 29 Chương 2: KẾT QUẢ VÀ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC-KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (1996-2004) 46 2.1. Kết quả và nguyên nhân của những thành công và hạn chế 46 2.2. Kinh nghiệm lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học-kỹ thuật người dân tộc thiểu số 71 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội DTTS : Dân tộc thiểu số GDĐT : Giáo dục và đào tạo KHKT : Khoa học-kỹ thuật XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Trang Bảng 2.1: Học sinh ĐăkLăk theo học dự bị Đại học Dân tộc Trung ương Nha Trang từ 1999-2004 48 Bảng 2.2: Đội ngũ cán bộ KHKT có trình độ từ cao đẳng trở lên phân theo giới tính và trình độ đào tạo năm 2004 56 Bảng 2.3: Đội ngũ cán bộ KHKT có trình độ từ cao đẳng trở lên phân theo hình thức đào tạo và nơi đào tạo năm 2004 57 Bảng 2.4: Số lượng cán bộ KHKT qua các năm 58 Bảng 2.5: Đội ngũ cán bộ KHKT có trình độ từ cao đẳng trở lên phân theo thành phần dân tộc năm 2004 59 Bảng 2.6: Cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên là người DTTS phân theo giới tính và trình độ đào tạo năm 2008-2009 60 Bảng 2.7: Cán bộ có trình độ từ cao đẳng trở lên là người DTTS phân theo chuyên ngành đào tạo năm 2008-2009 61 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề có tính chiến lược của cách mạng và thực hiện chính sách dân tộc với những nguyên tắc cơ bản là: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển”. Biểu hiện của nguyên tắc đó trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là việc tập trung xây dựng vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh về kinh tế, văn hóa, xã hội, vững mạnh về chính trị, an ninh-quốc phòng, xứng đáng với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước. Để đưa vùng dân tộc và miền núi phát triển nhanh và bền vững tiến kịp miền xuôi, làm cho đồng bào DTTS được hưởng ngày càng đầy đủ hơn những quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa thì vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải có đội ngũ cán bộ. Việt Nam đang ở trong thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH do đó KHKT là một nguồn lực quan trọng của sự nghiệp CNH, HĐH. Điều này khẳng định, vận hội cũng như nguy cơ của vùng dân tộc và miền núi gắn liền với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS nói chung và cán bộ KHKT người DTTS nói riêng đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng. Chính đội ngũ cán bộ này là lực lượng nòng cốt, hạt nhân đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống, lãnh đạo đồng bào các DTTS từng bước làm chủ quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương. Họ đem sự hiểu biết KHKT của mình truyền bá rộng rãi cho đồng bào DTTS. Họ là những chiến sỹ trên mặt trận tư tưởng, văn hóa và KHKT; góp tài góp sức để cải tiến bộ mặt xã hội của vùng đồng bào DTTS, làm cho đồng bào mình sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của chính họ được văn minh. Cán bộ KHKT người DTTS còn là cầu nối giữa đảng và dân, là một trong những “kênh” làm cho Đảng gắn bó 2 với dân, gần gũi với dân. Vai trò của cán bộ KHKT người DTTS không chỉ thể hiện trong phát triển kinh tế mà còn đảm bảo cho việc giữ vững an ninh- quốc phòng. ĐăkLăk là một tỉnh miền núi thuộc Tây Nguyên, tại thời điểm trước khi chia tách thành hai tỉnh (ĐăkLăk và ĐăkNông) có 44 dân tộc anh em chung sống, chiếm 29,5% tổng dân số cả tỉnh, trong đó 19,31% là đồng bào DTTS tại chỗ. ĐăkLăk có một vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh và quốc phòng. Quán triệt chính sách dân tộc của Đảng cũng như nhận thức được tầm quan trọng của KHKT đối với sự phát triển của tỉnh, trong quá trình lãnh đạo Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk đã tập trung chỉ đạo công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh để đưa đồng bào các dân tộc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, từng bước xây dựng cuộc sống văn minh, hạnh phúc, góp phần xây dựng CNXH và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, đây là nhiệm vụ rất khó khăn, từ năm 1996-2004 ở ĐăkLăk đã diễn ra hai cuộc bạo loạn chính trị năm 2001 và 2004, điều đó bộc lộ một số tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện chính sách dân tộc ở ĐăkLăk mà trước hết là sự yếu kém về đội ngũ cán bộ DTTS nói chung và cán bộ KHKT người DTTS nói riêng. Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS một cách khoa học, đúng đắn và toàn diện sẽ giúp chúng ta rút ra được những kinh nghiệm có tính khả thi để lãnh đạo, chỉ đạo việc đào tạo nguồn nhân lực này một cách có hệ thống nhằm phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH bảo đảm cho chính trị, an ninh-quốc phòng được giữ vững, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống về vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS. Xuất phát từ những lý do trên, Tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật người dân tộc thiểu số từ năm 1996 đến 2004” làm luận văn tốt nghiệp. 3 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến đề tài như: - Bộ Khoa học công nghệ và môi trường (1996), Chiến lược CNH, HĐH đất nước và cách mạng công nghệ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - TS. Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - PGS.TS. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - GS.TS. Lê Hữu Nghĩa (2001), Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện người các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. - PTS. Danh Sơn (1999), Quan hệ giữa phát triển khoa học công nghệ với phát triển kinh tế-xã hội trong CNH, HĐH ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - Ủy Ban khoa học xã hội Việt Nam, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân ĐăkLăk (1990), Vấn đề phát triển kinh tế xã hội các dân tộc thiểu số ở ĐăkLăk, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. - TS. Lê Phương Thảo, PGS, TS. Nguyễn Cúc, TS. Doãn Hùng (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH - Luận cứ và giải pháp, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. Một số luận văn, luận án chuyên ngành Triết học, Lịch sử có bàn đến nội dung của đề tài: - Trịnh Quang Cảnh (2002), Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong công cuộc đổi mới (chủ yếu ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc), Luận án tiến sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Phạm Ngọc Đại (2008), Quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ các tỉnh Nam Tây Nguyên từ năm 2001-2006, Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 4 - Lê Nhị Hòa (2002), Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trong hệ thống chính trị cấp cơ sở thời kỳ đổi mới (1986-2000), Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Phạm Đức Kiên (2006), Đảng lãnh đạo công tác đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật ở miền Bắc 1960-1975, Luận văn thạc sỹ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. - Nguyễn Thị Tứ (1993), Mấy vấn đề chủ yếu của chính sách giáo dục và đào tạo đối với các đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Bài viết của nhiều tác giả được đăng tải trên các tạp chí như: - Đặng Ngọc Dinh (1998), “Vấn đề định hướng chiến lược phát triển khoa học công nghệ nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (3), tr. 35. - Lại Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Mỹ Trang (2005), “Chính sách cử tuyển - Một chủ trương đúng trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta về phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số”, Tạp chí Dân tộc học, (2), tr. 27. - Nguyễn Đình Hòa (2004), “Vai trò của khoa học, kỹ thuật đối với sự phát triển của xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Cộng sản, (21), tr. 31. - GS.VS. Đặng Hữu (1990), “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với khoa học-công nghệ”, Tạp chí Cộng sản, (8), tr. 2. - Nguyễn Hữu Ngà (2005), “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH”, Tạp chí Dân tộc học, (3), tr. 50. - Vũ Thị Hoài Nghiêm (2008), “Phát triển giáo dục và đào tạo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, Tuyên giáo, (2), tr. 44. Những tài liệu nêu trên chỉ đề cập đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS nói chung ở các cấp và các địa phương khác nhau, cũng như vai trò của khoa học kỹ thuật trong giai đoạn hiện nay, chưa có công trình khoa 5 học nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk đối với công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS từ năm 1996-2004. Tuy nhiên, những công trình khoa học, bài viết kể trên là cơ sở để tác giả tham khảo và kế thừa trong việc thu thập, xử lý nguồn tài liệu và phương pháp luận trong quá trình thực hiện đề tài. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn Mục đích Tổng kết những kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn có thể bước đầu vận dụng vào việc xây dựng nguồn nhân lực cán bộ KHKT người DTTS trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Nhiệm vụ - Trình bày một số quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk về công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS từ năm 1996 đến 2004. - Phân tích và làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk chỉ đạo công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS thời kỳ 1996-2004. - Nêu lên những thành tựu, hạn chế và tổng kết kinh nghiệm của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS ở tỉnh ĐăkLăk thời kỳ 1996-2004. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Thời gian: Từ năm 1996 đến năm 2004. Nội dung: Đường lối lãnh đạo và tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo cán bộ KHKT người DTTS. Địa bàn khảo sát chủ yếu: 2 cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk là Trường Đại học Tây Nguyên và Trường Cao đẳng Sư phạm; cán bộ KHKT người DTTS có trình độ từ cao đẳng trở lên đang công tác tại các sở, ban, ngành, viện, trường, các tổ chức, đoàn thể xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ĐăkLăk (trừ các đơn vị lực lượng vũ trang). 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về chính sách dân tộc, cán bộ dân tộc và KHKT, cán bộ KHKT. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành như thống kê, so sánh, đồng đại, lịch đại, phân tích, tổng hợp 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Giải đáp những vấn đề còn tồn tại trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh ĐăkLăk về công tác đào tạo cán bộ DTTS và cán bộ KHKT người DTTS - Một vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều. - Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, UBND tỉnh ĐăkLăk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ KHKT người DTTS. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Tổng kết những kinh nghiệm có tính định hướng để nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả của công tác đào tạo cán bộ DTTS nói chung và cán bộ KHKT người DTTS nói riêng ở ĐăkLăk. - Kết quả của luận văn góp phần vào việc nghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 7 Chương 1 ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH ĐĂKLĂK VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO CÁN BỘ KHOA HỌC - KỸ THUẬT NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ (1996-2004) 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, Xà HỘI CỦA TỈNH ĐĂKLĂK Tỉnh ĐăkLăk nằm ở phía Tây Nam của dãy Trường Sơn, phía Bắc giáp với tỉnh GiaLai; phía Nam giáp với hai tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước; phía Đông giáp với hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Vương quốc Cămpuchia. ĐăkLăk có nhiều tuyến giao thông quan trọng nối liền với các tỉnh Tây Nguyên, duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và tỉnh Munđunkiri (Cămpuchia). ĐăkLăk nằm ở trung tâm Cao Nguyên, với diện tích là 13.125 km2 và ở độ cao trung bình là 500m so với mặt nước biển, trong đó diện tích đất lâm nghiệp có 1.019.847ha, đất nông nghiệp diện tích 28.906ha, đất trồng cây lâu năm 160.488ha và hàng vạn hécta đồng cỏ, có nhiều cánh đồng cỏ chạy dài, nhiều đầm hồ rộng lớn (lớn nhất là hồ Lăk với diện tích 750ha, hồ EaSoup với diện tích 400ha), Hệ thống sông suối ở ĐăkLăk khá phong phú, lớn nhất là sông Sêrêpốc. Do đó, tiềm năng thủy điện cũng là một thế mạnh của ĐăkLăk. Việc xây dựng các công trình thủy điện sẽ làm tăng sản lượng điện, góp phần phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu trên địa bàn tỉnh theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tạo tiền đề cho giao thông phát triển, giao lưu văn hóa xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho đồng bào các dân tộc. Quan trọng nhất là nó mở ra cơ hội cho các dân tộc tiếp xúc với đời sống hiện đại và dần từng bước xóa bỏ các thủ tục lạc hậu. Vùng Cao Nguyên Buôn Ma Thuột và các khu vực phụ cận có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai phì nhiêu. Diện tích đất đỏ bazan ở ĐăkLăk có hơn 704.000ha, có diện tích rừng và đất rừng lớn nhất đất nước với 8 1.215.000ha (chiếm 62,2% diện tích đất tự nhiên), có nhiều tài nguyên sinh vật phong phú, đa dạng như Vườn Quốc gia YokĐôn; Với thế mạnh về tài nguyên đất đai, rừng, lâm sản, ĐăkLăk là vùng đất phù hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt là các loại cây có giá trị xuất khẩu cao như cao su, cà phê chăn nuôi đại gia súc và kinh doanh tổng hợp nghề rừng. Khí hậu ở ĐăkLăk tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 240C. Lượng chiếu sáng dồi dào với cường độ tương đối ổn định, lượng mưa trung bình 1700 - 2000mm/ năm. Độ ẩm trung bình 81%, khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm trên 70% lượng mưa cả năm, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, độ ẩm giảm, gió đông bắc thổi mạnh từ cấp 4 đến cấp 6, lượng bốc hơi lớn gây ra khô hại nghiêm trọng. Vì vậy, yếu tố giữ và cấp nước trong mùa khô có vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. ĐăkLăk là tỉnh còn trữ lượng lớn tài nguyên, khoáng sản chưa được khai thác nhiều như: chì, vàng, sét cao lanh, than bùn, nhưng đáng kể nhất là quặng bôxít tự nhiên có trữ lượng khoảng 5,4 tỷ tấn với hàm lượng ôxít nhôm khoảng 35-40%, sét cao lanh trữ lượng 60 triệu tấn phân bổ ở Ma’Đrắc, Buôn Ma Thuột, Sét làm ngói trữ lượng trên 50 triệu tấn tập trung ở huyện KrôngAna, Buôn Ma Thuột, Ma’Đrắc và nhiều nơi khác trong tỉnh. Ngoài ra còn có các khoáng sản khác như: vàng ở huyện EaKar, chì ở huyện EaH’leo, phốtpho ở Buôn Đôn, than bùn chủ yếu ở CưM’Gar cùng các loại đá quý, đá ốp lát, cát đá xây dựng có trữ lượng không lớn phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Điều kiện tự nhiên vốn có đã tạo ra thế mạnh cho tỉnh ĐăkLăk, nhưng do trình độ còn nhiều hạn chế, nên các DTTS bản địa đã không khai thác được thế mạnh phục vụ cho cuộc sống mà chủ yếu vẫn là dựa vào săn bắt, hái lượm những sản phẩm sẵn có trong tự nhiên và canh tác sản xuất nhưng hiệu quả thấp nên đời sống của đại bộ phận các DTTS bản địa còn hết sức khó khăn. Để phát huy được nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của tỉnh, vấn đề 9 căn cốt hiện nay là cần có một đội ngũ cán bộ KHKT đặc biệt là cán bộ KHKT người DTTS để họ hướng dẫn cho DTTS bản địa, vận dụng những tri thức khoa học vào việc khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của địa phương mình. Trước khi chia tách tỉnh (2004), ĐăkLăk gồm 18 huyện và 1 thành phố. Dân số trên 1,7 triệu người, dân tộc kinh chiếm 44%, DTTS chiếm 56%, mật độ dân số là 135 người/ km2, trong đó số dân làm nông nghiệp và sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ khoảng 70%. Kinh tế ĐăkLăk nhìn chung chậm phát triển, công nghiệp, dịch vụ manh mún thiếu tập trung, tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trong 5 năm 2001-2005 đạt 8,05%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân xấp xỉ 5,18%/ năm trong giai đoạn 2001-2005. Sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh gồm các mặt hàng nông sản như: cà phê, tiêu, điều, ong mật, gỗ, cao su trong đó, các mặt hàng cà phê, ngô, gỗ, bông có sản lượng đứng đầu cả nước, đặc biệt sản phẩm cà phê ĐăkLăk là mặt hàng nổi tiếng trên thế giới đã xuất khẩu sang 83 quốc gia và vùng lãnh thổ, thâm nhập được vào cả những thị trường khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm như EU, Mỹ, Nhật Tuy nhiên, những mặt hàng xuất khẩu của ĐăkLăk đều ở dạng thô nên hiệu quả kinh tế không cao, điều đó đòi hỏi cần đầu tư xây dựng những nhà máy chế biến những sản phẩm đó ở dạng tinh để xuất khẩu. Muốn làm được vậy cần quan tâm đến chính sách đào tạo và thu hút những cán bộ KHKT về lĩnh vực này. Xã hội Tây Nguyên nói chung và ĐăkLăk nói riêng là sự đan xen giữa những yếu tố của xã hội truyền thống với hiện đại. Tính chất cư trú đan xen giữa các tộc người là một hiện tượng phổ biến ở ĐăkLăk, nó không chỉ dừng lại ở cấp độ xã, phường, thị trấn mà còn xuống tận các buôn, làng, thôn, xóm. Và kéo theo là sự đa dạng, phong phú về phong tục, tập quán, truyền thống 10 văn hóa, truyền thống với đầy đủ tính chất hai mặt của nó. Như vậy, sự đa dạng về thành phần dân tộc, sự đan xen về địa bàn cư trú là một nét nổi bật của các DTTS ở ĐăkLăk. ĐăkLăk là một trong những tỉnh có số lượng thành phần dân tộc đông nhất nước. Hiện ĐăkLăk có 44 dân tộc anh em chung sống, chiếm 29,5% tổng dân số cả tỉnh, trong đó 19,31% là đồng bào DTTS tại chỗ (Êđê, M’Nông, GiaJai). Êđê dân tộc bản địa chiếm tỷ lệ cao nhất là 14,8% so với các DTTS khác. Trong các DTTS ở nhiều vùng khác nhau di cư vào thì dân tộc Tày, Nùng chiếm tỷ lệ lớn nhất gần 6%. Có 7 dân tộc có số dân trên 1 vạn người là Êđê, M’Nông, GiaJai, Tày, Nùng, Thái, Mường. Khoảng cách về trình độ phát triển giữa các dân tộc tương đối cao. Một số dân tộc đã đạt tới trình độ tiên tiến, nhưng vẫn còn một bộ phận vẫn còn mới chỉ vừa qua giai đoạn canh tác, đốt, phát, chọc, trỉa. Chính vì vậy, sự phân hóa giữa các dân tộc thể hiện rõ nét hơn sự phân hóa trong nội bộ từng dân tộc, rõ nét nhất là giữa dân tộc kinh với các DTTS bản địa. Sự phân hóa đang có xu hướng tăng dần không chỉ giữa các dân tộc và trong nội bộ một dân tộc, mà còn giữa các khu vực và các
Luận văn liên quan