ĐắkLắk là tỉnh nằm ở khu vực Tây Nguyên – là trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa của vùng, nổi tiếng với cà phê, cao suvà các lễ hội. Đây là vùng giàu
có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất. Với diện tích
tự nhiên 13.125 km2, đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho việc phát triểnkinh tế
nông – lâm nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp lâu năm có lợi ích kinh tế
cao. Vì vậv, ĐắkLắk đã và đang là điểm đến hấp dẫn của dân cư các địa phương
trong cả nước, nhất là dân cư các tỉnh miền núi phía Bắc – nơi mà điều kiện tự
nhiên có nhiều khó khăn, khan hiếm về đất sản xuất.
Từ năm 1990, Chính phủ cùng các ngành các cấp từ Trung ương đến địa
phương đã ban hành và triển khai nhiều chủ trương, chính sách nhằm giảm thiểu,
ngăn chặn và giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, với nhiều hình thức khác nhau,
tình trạng di dân tự do đến ĐắkLắk vẫn tiếp tục tăng lên và hệ quả mà nó gây ra
đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tỉnh. Đó là nguyên nhân quan
trọng gây ra tình trạng thiếu đất sản xuất, phá rừng lấy đất trồng trọt, quá tải cơ
sở hạ tầng, xung đột về lợi ích, văn hóa giữa dân cư mới đến với cộng đồng
dân cư bản địa, đồng thời cũng là nguyên cớ quan trọng gây bất ổn xã hội, ảnh
hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị của địa phương. Chính vì vậy, giải quyết
tình trạng này hiện đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ riêng đối với ĐắkLắk mà
đối với cả vùng Tây Nguyên nói chung.
140 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lãnh đạo giải quyết vấn đề di dân tự do từ năm 2004 đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN KHẮC TRINH
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮKLẮK LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DI DÂN TỰ DO
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN KHẮC TRINH
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮKLẮK LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DI DÂN TỰ DO
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. VŨ QUANG HIỂN
HÀ NỘI - 2011
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chương 1. TÌNH TRẠNG DI DÂN TỰ DO ĐẾN TỈNH ĐẮKLẮK VÀ NHỮNG
TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH ......................................................................................... 7
1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
ĐắkLắk ............................................................................................. 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư .................................................................. 7
1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ĐắkLắk ..................... 13
1.2. Tình hình di dân tự do đến ĐắkLắk và tác động của nó đến sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh .................................................................. 20
1.2.1. Tình hình di dân tự do đến ĐắkLắk ................................................ 20
1.2.2. Một số tác động của di dân tự do .................................................... 29
Chương 2. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DI DÂN TỰ
DO VÀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN Ở TỈNH ĐẮK LẮK (2004 - 2010) ... 45
2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Đảng bộ, chính quyền
tỉnh ĐắkLắk .................................................................................... 45
2.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước .............................. 45
2.1.2. Các chủ trương, chính sách của Đảng bộ, chính quyền tỉnh
ĐắkLắk .............................................................................................. 59
2.2. Chỉ đạo giải quyết vấn đề di dân tự do ....................................................... 68
2.2.1. Ổn định địa bàn cư trú cho đồng bào di cư tự do ............................. 68
2.2.2. Ổn định và phát triển sản xuất ........................................................ 72
Chương 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ................................................. 78
3.1. Nhận xét chung.......................................................................................... 78
3.1.1. Ưu điểm .......................................................................................... 78
3.1.2. Một số hạn chế ............................................................................... 87
3.2. Một số kinh nghiệm ................................................................................... 92
3.2.1. Phải coi việc giải quyết dứt điểm vấn đề di dân tự do là một công
tác trọng tâm trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh ................................................................................................. 93
3.2.2. Phát huy vai trò chủ động của các cấp uỷ, chính quyền cơ sở
trong việc tuyên truyền, ngăn chặn tình trạng di cư tự do ............... 95
3.2.3. Đổi mới toàn bộ các chính sách sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ....... 96
3.2.4. Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển
kinh tế - xã hội ở những vùng tái định cư có hiệu quả thiết thực
hơn ................................................................................................. 98
3.2.5. Xây dựng các điểm dân cư mới thành những cộng đồng xã hội
bền vững và truyền thống ............................................................... 99
3.2.6. Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho các tỉnh có đông đồng bào
xuất cư .......................................................................................... 101
KẾT LUẬN .................................................................................................... 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 107
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 114
QUY C VIT TT
DCTD: Di cư tự do
DTTS: Dân tộc thiểu số
TP: Thành phố
UBND: Ủy ban nhân dân
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN KHẮC TRINH
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮKLẮK LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DI DÂN TỰ DO
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 56
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. VŨ QUANG HIỂN
HÀ NỘI - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN KHẮC TRINH
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮKLẮK LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DI DÂN TỰ DO
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 60 22 56
HÀ NỘI – 2010
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
NGUYỄN KHẮC TRINH
ĐẢNG BỘ TỈNH ĐẮKLẮK LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ DI DÂN TỰ DO
TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2010
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mã số: 60 22 56
Người hướng dẫn: PGS, TS. Vũ Quang Hiển
GV Khoa Lịch sử - Trường DDHKHXH-NV Hà Nội
HÀ NỘI – 2010
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
ĐắkLắk là tỉnh nằm ở khu vực Tây Nguyên – là trung tâm kinh tế, chính
trị, văn hóa của vùng, nổi tiếng với cà phê, cao su và các lễ hội. Đây là vùng giàu
có và đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất. Với diện tích
tự nhiên 13.125 km2, đất đai màu mỡ, rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế
nông – lâm nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp lâu năm có lợi ích kinh tế
cao. Vì vậv, ĐắkLắk đã và đang là điểm đến hấp dẫn của dân cư các địa phương
trong cả nước, nhất là dân cư các tỉnh miền núi phía Bắc – nơi mà điều kiện tự
nhiên có nhiều khó khăn, khan hiếm về đất sản xuất.
Từ năm 1990, Chính phủ cùng các ngành các cấp từ Trung ương đến địa
phương đã ban hành và triển khai nhiều chủ trương, chính sách nhằm giảm thiểu,
ngăn chặn và giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, với nhiều hình thức khác nhau,
tình trạng di dân tự do đến ĐắkLắk vẫn tiếp tục tăng lên và hệ quả mà nó gây ra
đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tỉnh. Đó là nguyên nhân quan
trọng gây ra tình trạng thiếu đất sản xuất, phá rừng lấy đất trồng trọt, quá tải cơ
sở hạ tầng, xung đột về lợi ích, văn hóa giữa dân cư mới đến với cộng đồng
dân cư bản địa, đồng thời cũng là nguyên cớ quan trọng gây bất ổn xã hội, ảnh
hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị của địa phương. Chính vì vậy, giải quyết
tình trạng này hiện đang là vấn đề nóng bỏng không chỉ riêng đối với ĐắkLắk mà
đối với cả vùng Tây Nguyên nói chung.
Tình hình trên đòi hỏi phải xây dựng các chính sách phù hợp nhằm ngăn
chặn và giải quyết vấn đề di dân tự do tạo ra sự ổn định để phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương là một yêu cầu quan trọng và cấp thiết. Muốn vậy, cần tổng
kết sự lãnh đạo của Đảng địa phương trong việc giải quyết vấn đề di dân tự do, từ
đó rút ra những kinh nghiệm mạng tính định hướng trong việc giải quyết dứt
điểm tình trạng di dân tự do. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk
4
lãnh đạo giải quyết vấn đề di dân tự do từ năm 2004 đến năm 2010” làm luận
văn tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu đã có một số công trình, đề tài
nghiên cứu và các bài viết có liên quan, đáng chú ý là một số bài viết của Đặng
Nghiêm Vạn, Lê Duy Đại, Lê Mạnh Khoa, Nguyễn Đức Hùng, Đỗ Tiến Dũng,
Nguyễn Xuân Du, Nguyễn An Vinh, Hoàng Lê, in trong sách Tây Nguyên trên
đường phát triển do Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học xã
hội Việt Nam) chủ trì năm 1990. Đây là tập hợp những bài viết của những người
tham gia vào chương trình nghiên cứu và khảo sát về điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội của Tây Nguyên lần thứ II (còn được gọi là chương trình nghiên cứu Tây
Nguyên II). Trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản về các điều kiện tự nhiên, kinh
tế - xã hội của Tây Nguyên, các tác giả đã đưa ra một số dự báo về các vấn đề
liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên, trong đó bước đầu
quan tâm và đưa ra những khuyến cáo cho tình trạng di dân và tăng dân số cơ học
ở Tây Nguyên.
Từ năm 1990, khi tình trạng di dân vào Tây Nguyên diễn mạnh mẽ, việc
nghiên cứu di dân vào Tây Nguyên được chú trọng và đẩy mạnh hơn. Có thể kể
ra một số công trình tiêu biểu như: Di dân tự do và các biện pháp tác động của
Trung tâm dân số và nguồn lao động (Hà Nội, 1994); Dân số và dân số tộc người
ở Việt Nam của tác giả Khổng Diễn (Nhà xuất bản KHXH, Hà Nội, 1995); dự án
Điều tra cơ bản và xác định các giải pháp giải quyết tình trạng di dân tự do đến
Tây Nguyên và một số tỉnh khác của Cục Định canh, định cư & Kinh tế mới
(1996); Báo cáo Kết quả điều tra di dân nông thôn tại tỉnh ĐắcLắc của Viện
Khoa học lao động và các vấn đề xã hội (1997). Các công trình nghiên cứu này
đã điều tra, khảo sát và đánh giá tình hình di dân tự do đến Tây Nguyên qua các
giai đoạn khác nhau và đề xuất những giải pháp khoa học nhằm giải quyết vấn đề
di dân tự do đến các tỉnh Tây Nguyên nói chung và ĐắkLắk nói riêng.
5
Những nghiên cứu nói trên là những tài liệu quan trọng, hữu ích, cần thiết
cho việc triển khai đề tài này. Tuy vậy, cũng dễ nhận thấy, các nghiên cứu đó chỉ
đề cập đến những vấn đề di dân nói chung, hoặc thiên về những vấn đề di dân tự
do của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên. Cho đến nay
chưa có công trình, đề tài nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
ĐắkLắk trong việc giải quyết vấn đề di dân tự do. Do vậy, đây là một hướng
nghiên cứu mới mà sự thành công của đề tài sẽ có những đòng góp nhất định cả
về lý luận và thực tiễn đối với việc giải quyết vấn đề di dân tự do ở tỉnh ĐắkLắk
nói riêng, khu vực Tây Nguyên và cả nước nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk trong việc giải quyết
vấn đề di dân tự do trong những năm 2004 - 2010. Từ đó, bước đầu tổng kết một
số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk trong việc giải quyết
vấn đề di dân tự do.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh ĐắkLắk và chỉ ra
những nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư đến địa bàn tỉnh ĐăkLắk.
- Khái quát thực trạng di cư tự do đến tỉnh ĐắkLắk và tác động của nó đến
kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Trình bày một cách hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước cũng như các chương trình dự án đã và đang thực hiện liên quan đến việc
giải quyết vấn đề di cư tự do.
- Trình bày một cách hệ thống các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước cũng như các chương trình dự án đã và đang thực hiện liên quan đến việc
giải quyết vấn đề di dân tự do.
6
- Trình bày các chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk và đánh
giá việc chỉ đạo thực hiện giải quyết vấn đề di dân tự do và những vấn đề liên
quan trong khoảng thời gian mà đề tài nghiên cứu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những chủ trương, giải pháp của Đảng bộ, chính quyền tỉnh ĐắkLắk
trong việc giải quyết vấn đề di dân tự do.
- Quá trình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng bộ tỉnh
ĐắkLắk trong việc giải quyết vấn đề di dân tự do trong những năm 2004 – 2010.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Di dân tự do bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, trong đề tài này, tác
giả chỉ tập trung nghiên cứu tình trạng di dân tự do từ các vùng nông thôn ở các
đia phương trong cả nước, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc
đến vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh ĐắkLắk.
- Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa
phương trong việc giải quyết vấn đề này từ năm 2004, khi tỉnh ĐắkLắk cũ được
chia tách thành hai tỉnh ĐắkLắk và ĐăkNông đến năm 2010 là điểm chốt mà
Chính phủ chỉ đạo phải cơ bản chấm dứt tình trạng di dân tự do.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam, các báo cáo, tổng kết trong các văn kiện, các công trình nghiên cứu
liên quan đến việc giải quyết vấn đề di cư tự do.
5.2. Nguồn tài liệu
7
- Các tác phẩm, bài viết của Hồ Chí Minh về chính sách dân tộc và việc lãnh
đạo chăm lo, ổn định đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi, vùng
sâu vùng xa.
- Văn kiện các kỳ Đại hội VI, VII. VIII, IX và X của Đảng và các Nghị
quyết, Chỉ thị của Đảng về vấn đề di cư tự do.
- Các Nghị quyết, chương trình, đề án của Chính phủ và các cấp, các
ngành trung ương và địa phương về giải quyết vấn đề di dân tự do đã ban hành,
đặc biêt là trong những năm 2004 - 2010.
- Các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk, Nghị quyết của Tỉnh ủy, các
Huyện ủy; các Báo cáo của UBND tỉnh, các sở, ban, ngành; Niên giám thống kê,
các bài báo, tạp chí Trung ương và địa phương.
- Các công trình, đề tài nghiên cứu của các học giải trong và ngoài nước liên
quan đến vấn đề mà đề tài nghiên cứu.
c. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là: phương pháp
lịch sử và lôgic, ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp khác như phương
pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tế để giải quyết các nội
dụng mà đề tài nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Khái quát thực trạng di dân tự do và tác động của nó đến sự phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh ĐắkLắk.
- Hệ thống hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của Đảng
bộ, chính quyền tỉnh ĐắkLắk về việc giải quyết vấn đề di cư tự do trong những
năm 2004 – 2010.
- Đánh giá những kết quả, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong việc
lãnh đạo giải quyết vấn đề di cư tự do trên địa bản tỉnh ĐắkLắk.
8
7. Bố cục của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương I: Tình hình di dân tự do đến tỉnh ĐắkLắk và những chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước
Chương II: Sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh ĐắkLắk nhằm giải quyết vấn đề
di dân tự do trong những năm (2004 – 2010).
Chương III: Nhận xét và kinh nghiệm.
9
Chương I
TÌNH TRẠNG DI DÂN TỰ DO ĐẾN TỈNH ĐẮKLẮK VÀ NHỮNG TÁC
ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
ĐắkLắk
1.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư
Vị trí địa lý: Theo các nhà nghiên cứu, Tây Nguyên là tên gọi tắt của
“Ban vận động đồng bào thiểu số cao nguyên miền Tây Nam Trung Bộ” thuộc
Ủy ban kháng chiến miền Nam Trung Bộ, được thành lập ở Liên khu V vào giữa
năm 1947 [54, tr.6]. Tên gọi này dùng để chỉ vùng cao nguyên rộng lớn phía Tây
Nam Trung Bộ, các nhà nghiên cứu nước ngoài gọi đây là Cao nguyên Trung
phần. Trong sơ đồ phân vùng kinh tế nước ta hiện nay, Tây Nguyên gồm 5 tỉnh là
Kon Tum, Gia Lai, ĐắkLắk, Đắk Nông1 và Lâm Đồng.
Theo phân vùng địa lý Việt Nam, tỉnh ĐắkLắk trải dài từ 11044" - 13032’
vĩ độ Bắc đến 107023' - 109006' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía
Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa, phía
Tây giáp tỉnh Đăk Nông và tỉnh Mundun Kiri - Vương quốc Cămpuchia với 73
km đường biên giới chung, trên đó có quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới hai
nước rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bảo vệ an
ninh quốc phòng.
Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh ĐắkLắk là 13.125 km2, chiếm 27,6%
diện tích vùng Tây Nguyên và 3.9 % diện tích tự nhiên của cả nước. Theo số liệu
tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009, Đắk Lắk có 1.728.380 người. Trong đó, dân
số đô thị có 22,5%, dân số nông thôn chiếm 77,5%. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk
gồm 44 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê
Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng,... chiếm gần 30% [72, phần tổng quan].
1 Tỉnh Đắk Nông được tách ra từ tỉnh Đắk Lắk tại Nghị quyết số 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội.
10
Các đơn vị hành chính gồm: TP Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ; các
huyện: Ea Hleo, Easup, Krông Năng, Krông Buk, Buôn Đôn, Cư’Mgar, Eakar,
M’Đrăc, Krông Pắk, Krông Ana, Krông Bông, Lắk, Cư Kuin. Trung tâm của tỉnh
là thành phố Buôn Ma Thuột, thành phố cấp I đầu tiên của khu vực Tây Nguyên.
Vị trí địa lý của ĐắkLắk có rất nhiều thuận lợi trong giao lưu, buôn bán,
trao đổi hoàng hoá, mở rộng thị trường và hợp tác kinh tế, văn hóa, du lịch với
vùng Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam bộ và cả nước. Từ vị trí địa lý
thuận lợi đó nên từ xưa tới nay, ĐắkLắk được xem là thủ phủ, là trung tâm giao
lưu kinh tế, văn hóa – xã hội của khu vực Tây Nguyên.
Ngoài vị trí thuận lợi về giao lưu kinh tế, ĐắkLắk còn có vị trí chiến lược
quan trọng về quốc phòng an ninh; bảo vệ môi trường, không những đối với vùng
Tây Nguyên mà còn đối với cả nước.
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH ĐẮKLẮK
11
Về địa hình: ĐắkLắk là tỉnh có địa hình, địa mạo đa dạng bậc nhất Tây
Nguyên, là một cao nguyên nằm ở độ cao 500 – 800 mét so với mặt nước biển,
độ cao tuyệt đối lớn nhất là 2445m (đỉnh Chư Yang Sin), thấp nhất là 350 m. Địa
hình tương đối bằng phẳng, đại bộ phận diện tích của tỉnh nằm ở phía Tây
Trường Sơn, có hướng thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình đa dạng,
đồi núi xen kẽ bình nguyên và thung lũng, khái quát có thể chia thành các dạng
địa hình chính sau: Địa hình vùng núi; địa hình cao nguyên; những vùng bình
nguyên; vùng đồng bằng trũng trong đó địa hình cao nguyên chiếm phần lớn
diện tích của tỉnh.
Do có sự đa dạng về địa hình nên nơi đây có nhiều sự lựa chọn trong việc
canh tác và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt rất thích hợp với việc làm nương rẫy,
một loại hình canh tác vẫn quen thuộc với đồng bào dân tộc miền núi phía Bắc.
Cộng thêm lợi thế đất đai màu mỡ nên ĐắkLắk nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên
nói chung đã và đang là điểm thu hút số dân di cư tự do đến lập nghiệp ngày càng
đông. Cũng do địa hình rộng và phức tạp, trong khi đội ngũ cán bộ quản lý còn ít
và có những hạn chế nhất định trong công tác quản lý dân cư, nên việc các hộ dân
di cư tự do đến sinh sống và canh tác có phần dễ dàng hơn so với các địa phương
khác trong cả nước.
Tài nguyên thiên nhiên: ĐắkLắk là địa phương có nguồn tài nguyên thiên
nhiên đa dạng, phong phú và quý hiếm. Cụ thể có thể liệt kê ra một số nhóm tài
nguyên chính như sau:
Nguồn nước; ĐắkLắk là tỉnh có hệ thống sông suối dày đặc với mật độ
sông suối là 0,8 km/km2. Trong đó có hai hệ thống sông chính là sông Sêrêpôk và
sông Ba. Trong đó sông Sêrêpôk là hệ thống sông lớn nhất, có diện tích lưu vực
chiếm tới 2/3 diện tích lãnh thổ. Tổng diện tích lưu vực của hai con sông này là
44.000 km2 (Sông Sêrêpôk là 30.100 km2 - trong phạm vi của Đắk Lắk là 4200
km2; Hệ thống lưu vực sông Ba là 13.900 km2) [59, tr. 6-7].
Ngoài ra, do đặc điểm địa hình, sự ưu đãi của thiên nhiên và bàn tay con
người, ở ĐắkLắk đã hình thành gần 441 hồ chứa, 63 đập dâng, với lượng nước
12
chứa tương đối lớn, có thể đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp của tỉnh
trong suốt mùa khô. Nhờ có nguồn nước từ của các sông, suối và các hồ chứa nên
việc tiến hành sản xuất nông nghiệp đảm bảo đời sống của các hộ dân là vấn đề
không quá khó khăn như các địa phương khác.
Thổ nhưỡng: Từ sản phẩm phun trào của núi lửa phun lên lớp đ