Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống các chính sách và thủ tục nhằm bảo vệ
tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện chế độ,
chính sách của Nhà nước, bảo đảm hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp một cách đầy đủ về việc
xây dựng và thực hiện các quy chế kiểm soát trong doanh nghiệp, từ đó giúp kiểm toán
viên đánh giá rủi ro kiểm soát, xây dựng kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp
kiểm toán cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh Công ty Kiểm toán và T ư vấn tài chính
kế toán Sài Gòn tại Hà Nội, được nghiên cứu thực tế quy trình kiểm toán, đặc biệt
là quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại một số doanh nghiệp, kết hợp lý
lu ận và thực tiễn đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá hệ
th ống kiểm soát nội bộ em đã quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại chi nhánh Công ty Kiểm t oán
và Tư vấn tài chính kế toán Sài Gòn (AFC)” để nghiên cứu trong chuyên đề tốt
nghiệp vủa mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề bao gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Phần II: Thực trạng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán Báo
cáo tài chính tại chi nhánh Công ty AFC Sài Gòn
Phần III: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại chi nhánh Công ty AFC Sài
Gòn
84 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10326 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại chi nhánh Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính kế toán Sài Gòn (AFC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong
kiểm toán Báo cáo tài chính tại chi nhánh
Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính kế
toán Sài Gòn (AFC)
Lời nói đầu
Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống các chính sách và thủ tục nhằm bảo vệ
tài sản của đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện chế độ,
chính sách của Nhà nước, bảo đảm hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ cung cấp một cách đầy đủ về việc
xây dựng và thực hiện các quy chế kiểm soát trong doanh nghiệp, từ đó giúp kiểm toán
viên đánh giá rủi ro kiểm soát, xây dựng kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp
kiểm toán cho phù hợp, đạt hiệu quả cao nhất.
Trong thời gian thực tập tại chi nhánh Công ty Kiểm toán và Tư vấn tài chính
kế toán Sài Gòn tại Hà Nội, được nghiên cứu thực tế quy trình kiểm toán, đặc biệt
là quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại một số doanh nghiệp, kết hợp lý
luận và thực tiễn đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá hệ
thống kiểm soát nội bộ em đã quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại chi nhánh Công ty Kiểm toán
và Tư vấn tài chính kế toán Sài Gòn (AFC)” để nghiên cứu trong chuyên đề tốt
nghiệp vủa mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề bao gồm 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ trong kiểm toán Báo cáo tài chính.
Phần II: Thực trạng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán Báo
cáo tài chính tại chi nhánh Công ty AFC Sài Gòn
Phần III: Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá hệ thống
kiểm soát nội bộ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại chi nhánh Công ty AFC Sài
Gòn
Phần I
Cơ sở lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ
và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
trong kiểm toán báo cáo tài chính
I. Tổng quan về hệ thống kiểm soát nội bộ
1. Khái niệm về hệ thống kiểm soát nội bộ
Trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, chức năng kiểm tra, kiểm soát luôn giữ vai
trò quan trọng trong quá trình quản lý và được thực hiện chủ yếu bởi hệ thống kiểm soát
nội bộ của doanh nghiệp.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội
bộ: “Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị xây
dựng và áp dụng nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ đúng pháp luật và các quy định,
để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập Báo cáo tài
chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của
đơn vị. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm mội trường kiểm soát, hệ thống kế toán và
các thủ tục kiểm soát”.
Như vậy, kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của các đơn vị, tổ chức
trên cơ sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra biện pháp
ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra của đơn vị:
Bảo vệ tài sản của đơn vị
Tài sản của đơn vị bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Nếu không được
bảo vệ bởi một hệ thống kiểm soát thích hợp, chúng có thể bị đánh cắp, hư hỏng hoặc bị
lạm dụng vào những mục đích khác nhau. Như vậy, hệ thống kiểm soát nội bộ được xây
dựng để đảm bảo an toàn cho những tài sản của đơn vị.
Bảo đảm độ tin cậy của thông tin
Thông tin kinh tế, tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quan
trọng cho việc hình thành các quyết định của các nhà quản lý. Để điều hành có hiệu quả
các mặt hoạt động kinh doanh, các nhà quản lý phải được cung cấp những thông tin chính
xác và kịp thời, phản ánh đúng thực trạng của đơn vị, trên cơ sở đó đưa ra những quyết
định phù hợp.
Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý
Để quản lý vĩ mô nền kinh tế, các cơ quan Nhà nước đã ban hành một hệ thống các
chính sách và các quy định buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ. Ngoài ra, các doanh
nghiệp cũng tự thiết kế những quy định nội bộ để quản lý các hoạt động trong doanh
nghiệp. Để đảm bảo các chế độ pháp lý liên quan đến doanh nghiệp được thực hiện đúng
mức, hệ thống kiểm soát nội bộ cần:
- Duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách liên quan đến hoạt động của doanh
nghiệp.
- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời cũng như xử lý các sai phạm và gian lận trong mọi
hoạt động của doanh nghiệp.
- Bảo đảm việc ghi chép kế toán đầy đủ, chính xác cũng như việc lập Báo cáo tài
chính trung thực, khách quan.
Bảo đảm hiệu quả hoạt động và năng lực quản lý
Các quá trình kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặp lại
không cần thiết các hoạt động, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kém hiệu
quả các nguồn lực trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, định kỳ các nhà quản lý thường đánh giá kết quả hoạt động trong
doanh nghiệp được thực hiện với cơ chế giám sát của hệ thống kiểm soát nội bộ doanh
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Tuy nằm trong một thể thống nhất song bốn mục tiêu trên đôi khi cũng có mâu
thuẫn với nhau như giữa tính hiệu quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổ sách
hoặc cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy. Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xây dựng một
hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và kết hợp hài hoà bốn mục tiêu trên.
2. Các yếu tố cơ bản của hệ thống kiểm soát nội bộ
Để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như đảm bảo hiệu quả trong hoạt động, các đơn vị
cần xây dựng và không ngừng củng cố hệ thống kiểm soát nội bộ với bốn yếu tố cơ bản:
Môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, các thủ tục kiểm soát và kiểm toán nội bộ.
2.1 Môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ các nhân tố bên trong và bên ngoài đơn vị có
tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của các loại hình
kiểm soát nội bộ. Môi trường kiểm soát là nền tảng của các yếu tố khác trong hệ thống
kiểm soát nội bộ và tạo nên màu sắc riêng của một tổ chức.
Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quan tới quan điểm, thái
độ và nhận thức cũng như hành động của các nhà quản lý trong doanh nghiệp. Trên thực
tế, tính hiệu quả của hoạt động kiểm tra, kiểm soát trong các hoạt động của một tổ chức
phụ thuộc chủ yếu vào các nhà quản lý tại doanh nghiệp. Nếu các nhà quản lý cho rằng
công tác kiểm tra, kiểm soát là quan trọng và không thể thiếu được đối với mọi hoạt động
trong đơn vị thì mọi thành viên của đơn vị đó sẽ nhận thức đúng đắn về hoạt động kiểm
tra, kiểm soát và tuân thủ mọi quy định cũng như chế độ đề ra. Ngược lại, nếu hoạt động
kiểm tra, kiểm soát bị coi nhẹ từ phía các nhà quản lý thì chắc chắn các quy chế về kiểm
soát nội bộ sẽ không được vận hành một cách có hiệu quả bởi các thành viên của đơn vị.
Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát gồm:
Đặc thù về quản lý
Các đặc thù về quản lý chính là các quan điểm khác nhau trong hoạt động điều hành
doanh nghiệp của các nhà quản lý. Có cách quản lý táo bạo dám chấp nhận rủi ro, cũng có
cách quản lý dè dặt, thận trọng trước khi quyết định. Các quan điểm của các nhà quản lý
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, chế độ, các quy định và cách thức tổ chức kiểm
tra, kiểm soát trong doanh nghiệp. Vì chính các nhà quản lý, đặc biệt là nhà quản lý quản
lý cấp cao nhất sẽ phê chuẩn các quyết định, chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ áp dụng
tại doanh nghiệp.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức đề cập tới cách phân quyền trong bộ máy quản lý. Có hai xu hướng
trái ngược nhau trong việc thiết lập một cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp. Mỗi xu
hướng có những ưu, nhược điểm riêng. Nếu cơ cấu tổ chức theo xu hướng tập trung, có
thể một quyết định phải qua nhiều cấp gây đến tình trạng trì trệ, ách tắc, quan liêu. Ngược
lại, nếu cơ cấu tổ chức theo xu hướng phân tán, có thể phát huy tính chủ động, sáng tạo,
kịp thời nhưng khó chuyên môn hoá.
Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong doanh nghiệp sẽ góp phần tạo ra môi
trường kiểm soát tốt. Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên
xuống dưới trong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó cũng như
kiểm tra giám sát việc thực hiện các quyết định trong toàn bộ doanh nghiệp. Một cơ cấu
tổ chức hợp lý còn góp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong
hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp.
Một cơ cấu tổ chức hợp lý phải thiết lập sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộ hoạt
động và các lĩnh vực của doanh nghiệp sao cho không bị chồng chéo hoặc bỏ trống: thực
hiện sự phân chia tách bạch giữa các chức năng, bảo đảm sự độc lập tương đối giữa các
bộ phận, tạo sự kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau trong các bước thực hiện công việc.
Như vậy, để thiết lập một cơ cấu tổ chức thích hợp và có hiệu quả, các nhà quản lý
phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thiết lập được sự điều hành và sự kiểm soát trên toàn bộ hoạt động của doanh
nghiệp, không bỏ sót lĩnh vực nào, đồng thời không có sự chồng chéo giữa các bộ phận.
- Thực hiện sự phân chia rành mạch ba chức năng: xử lý nghiệp vụ, ghi chép sổ và
bảo quản tài sản.
- Đảm bảo sự độc lập tương đối giữa các bộ phận nhằm đạt được hiệu quả cao nhất
trong hoạt động của các bộ phận chức năng.
Chính sách nhân sự
Đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp là nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm
soát và là chủ thể trực tiếp thực hiện mọi thủ tục kiểm soát của doanh nghiệp. Nếu nhân
viên có năng lực và tin cậy, nhiều quá trình kiểm soát có thể không cần thực hiện mà vẫn
đảm bảo được các mục tiêu đề ra của kiểm soát nội bộ. Ngược lại, mặc dù doanh nghiệp
có thiết kế và vận hành các các chính sách và thủ tục kiểm soát chặt chẽ nhưng với đội
ngũ nhân viên kém năng lực trong công việc và thiếu trung thực về phẩm chất đạo đức thì
hệ thống kiểm soát nội bộ không thể phát huy hiệu quả.
Với những lý do trên, các nhà quản lý cần có những chính sách cụ thể và rõ ràng về
tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật nhân viên. Việc đào tạo, bố trí
cán bộ và đề bạt nhân sự phải phù hợp với năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức,
đồng thời phải mang tính kế tục và liên tiếp.
Công tác kế hoạch
Công tác kế hoạch đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng phát riển lâu dài
và rõ ràng cho công ty.
Hệ thống kế hoạch và dự toán, bao gồm các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, thu chi quỹ,
kế hoạch hay dự toán đầu tư, sửa chữa tài sản cố định, đặc biệt là kế hoạch tài chính gồm
những ước tính cân đối tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động và sự luân chuyển tiền
trong tương lai là những nhân tố quan trọng trong` môi trường kiểm soát. Nếu việc lập và
thực hiện kế hoạch được tiến hành khoa học và nghiêm túc thì hệ thống kế hoạch và dự
toán đó sẽ trở thành công cụ kiểm soát rất hữu hiệu. Vì vậy, trong thực tế các nhà quản lý
thường quan tâm xem xét tiến độ thực hiện kế hoạch, theo dõi những nhân tố ảnh hưởng
đến kế hoạch đã lập nhằm phát hiện những vấn đề bất thường và xử lý, điều chỉnh kế
hoạch kịp thời. Đây cũng là khía cạnh mà kiểm toán viên thường quan tâm trong kiểm
toán Báo cáo tài chính doanh nghiệp, đặc biệt trong việc áp dụng các thủ tục phân tích.
Uỷ ban kiểm soát
Uỷ ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất của đơn vị
như thành viên Hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý và những
chuyên gia hiểu về lĩnh vực kiểm soát. Uỷ ban kiểm soát đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của Ban quản lý và của doanh nghiệp dưới sự
chỉ đạo của Hội đồng quản trị. Uỷ ban kiểm soát thường có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Giám sát việc chấp hành luật pháp của Công ty.
- Kiểm tra và giám sát công việc của kiểm toán viên nội bộ.
- Giám sát tiến trình lập Báo cáo tài chính.
- Dung hoà những bất đồng (nếu có) giữa Ban giám đốc với các kiểm toán viên bên
ngoài.
Môi trường bên ngoài
Ngoài các nhân tố bên trong doanh nghiệp, môi trường kiểm soát chung của một
doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các nhân tố bên ngoài. Các nhân tố này tuy không
thuộc sự kiểm soát của các nhà quản lý nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, phong
cách điều hành của các nhà quản lý cũng như sự thiết kế và vận hành các quy chế và thủ
tục kiểm soát nội bộ. Thuộc nhóm các nhân tố này bao gồm sự kiểm soát của các cơ
quan chức năng của Nhà nước, ảnh hưởng của các chủ nợ, môi trường pháp lý và đường
lối phát triển của đất nước.
Như vậy, môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ các nhân tố có ảnh hưởng đến quá
trình thiết kế, vận hành và xử lý dữ liệu của hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp,
trong đó nhân tố chủ yếu và quan trọng nhất là nhận thức về hoạt động kiểm tra, kiểm
soát và điều hành hoạt động của các nhà quản lý doanh nghiệp.
2.2 Hệ thống kế toán
Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị bao gồm hệ thống
chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổng
hợp cân đối kế toán. Trong đó, quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quan
trọng trong công tác kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.
Mục đích của một hệ thống kế toán của một tổ chức là nhận biết, thu thập, phân
loại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính của tổ chức đó, thoả mãn chức
năng thông tin và chức năng kiểm tra của kế toán.
Một hệ thống kế toán hữu hiệu phải bảo đảm các mục tiêu kiểm soát chi tiết:
- Tính có thực: cơ cấu kiểm soát nội bộ không cho phép việc ghi những nghiệp vụ
không có thật vào sổ kế toán.
- Sự phê chuẩn: bảo đảm mọi nghiệp vụ xảy ra phải được phê chuẩn hợp lý.
- Tính đầy đủ: đảm bảo việc phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Sự đánh giá: bảo đảm không có sai phạm trong việc tính toán các khoản giá và phí.
- Sự phân loại: bảo đảm các nghiệp vụ được ghi chép theo đúng sơ đồ tài khoản và
được ghi nhận đúng ở các loại sổ sách kế toán.
- Tính đúng kỳ: bảo đảm việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực
hiện kịp thời theo quy định.
- Quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác: số liệu kế toán được ghi vào sổ phải
được tổng cộng và chuyển sổ đúng đắn, tổng hợp chính xác trên các Báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.
Là một mắt xích, một yếu tố quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kế
toán có tác dụng kiểm soát nhiều mặt hoạt động của đơn vị. Theo Chuẩn mực Kiểm toán
Việt Nam số 400 Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, Kiểm soát nội bộ trong hệ thống
kế toán nhằm đảm bảo:
- Nghiệp vụ kinh tế, tài chính được thực hiện sau khi đã có sự chấp thuận của những
người có thẩm quyền.
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác vào
các tài khoản trong kỳ kế toán phù hợp, làm cơ sở lập Báo cáo tài chính phù hợp với chế
độ kế toán theo quy định hiện hành.
- Chỉ được tiếp cận trực tiếp với tài sản hay tài liệu kế toán khi có sự đồng ý của
Ban Giám đốc.
- Các tài sản ghi trong sổ kế toán được đối chiếu với tài sản theo kết quả kiểm kê
thực tế ở những thời điểm nhất định và có biện pháp thích hợp để xử lý nếu có chênh
lệch.
2.3 Các thủ tục kiểm soát
Thủ tục kiểm soát là các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và
chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được các mục tiêu quản lý cụ thể.
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ,
các thủ tục kiểm soát chủ yếu gồm:
- Lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến đơn vị.
- Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán.
- Kiểm tra chương trình ứng dụng và môi trường tin học.
- Kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết.
- Kiểm tra, phê duyệt các tài liệu kế toán.
- Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài.
- So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kế toán.
- Giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và các tài liệu kế toán.
- Phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch.
Các thủ tục kiểm soát có thể khác nhau giữa các đơn vị và các loại nghiệp vụ. Tuy
nhiên, các thủ tục kiểm soát đều được xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản: nguyên
tắc phân công phân nhiệm rõ ràng, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền và
phê chuẩn.
Nguyên tắc phân công phân nhiệm rõ ràng:
Theo nguyên tắc này, công việc và trách nhiệm cần được phân chia cho nhiều người
trong bô phận nhiều bộ phận trong một tổ chức. Mục đích của sự phân chia này là không
để một cá nhân hay hay bộ phận nào được thực hiện mọi mặt của một nghiệp vụ từ khâu
đầu đến khâu cuối. Việc phân công phân nhiệm rõ ràng tạo ra sự chuyên môn hoá trong
công việc, sai sót ít xảy ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện do có sự kiểm tra chéo.
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm:
Nguyên tắc này quy định sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ
có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn.
Nguyên tắc này đòi hỏi sự tách biệt về trách nhiệm đối với một số công việc như:
- Trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ và trách nhiệm ghi chép sổ kế toán.
- Trách nhiệm bảo quản tài sản và trách nhiệm ghi chép sổ kế toán.
- Trách nhiệm xét duyệt và trách nhiệm ghi chép sổ kế toán.
- Chức năng kế toán và chức năng tài chính.
- Chức năng thực hiện và chức năng kiểm soát.
Nguyên tắc này xuất phát từ mối quan hệ đặc biệt giữa các trách nhiệm nêu trên và
sự kiêm nhiệm dễ dẫn đến gian lận khó phát hiện.
Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn:
Theo sự uỷ quyền của các nhà quản lý, các cấp dưới được giao cho quyết định và
giải quyết một số công việc trong một phạm vi nhất định. Qúa trình uỷ quyền được tiếp
tục mở rộng xuống các cấp thấp hơn tạo nên một hệ thống phân chia quyền hạn và trách
nhiệm mà vẫn không làm mất tính tập trung của doanh nghiệp. Sự uỷ quyền được thực
hiện theo một trong hai hình thức:
- Uỷ quyền thường xuyên: là sự uỷ quyền trong cả một nhiệm kỳ theo một cơ chế ổn
định.
- Uỷ quyền tạm thời: là uỷ quyền trong một khoảng thời gian xác định.
Bên cạnh đó, để tuân thủ tốt các quá trình kiểm soát, mọi nghiệp vụ kinh tế phải
được phê chuẩn đúng đắn. Sự phê chuẩn được thực hiện qua hai loại: phê chuẩn chung và
phê chuẩn cụ thể.
- Sự phê chuẩn chung: được thực hiện thông qua việc xây dựng các chính sách
chung về những mặt hoạt động cụ thể cho các cán bộ cấp dưới tuân thủ. Ví dụ: việc xây
dựng và phê chuẩn bảng giá bán sản phẩm cố định, hạn mức tín dụng đối với khách mua
hàng.
- Sự phê chuẩn cụ thể: được thực hiện theo từng nghiệp vụ kinh tế riêng. Đối với
một số nghiệp vụ kinh tế, Ban quản trị không muốn xây dựng một chính sách phê chuẩn
chung, thay vào đó Ban quản trị sẽ thực hiện phê chuẩn cho từng trường hợp.
Ngoài những nguyên tắc cơ bản trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm việc quy
định chứng từ và sổ sách đầy đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản, sổ sách
và kiểm soát độc lập việc thực hiện các hoạt động của đơn vị.
2.4 Kiểm toán nội bộ
Kiểm toán nội bộ là một bộ phận được thiết lập trong đơn vị để tiến hành công việc
kiểm tra và đánh giá các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộ đơn vị.
Theo các chuẩn mực thực hành kiểm toán nội bộ do Viện kiểm toán nội bộ Hoa Kỳ
ban hành năm 1978, “Kiểm toán nội bộ là một chức năng đánh giá độc lập được thiết kế
trong một tổ chức để kiểm tra, đánh giá các hoạt động của tổ chức như là một hoạt động
phục vụ cho một tổ chức .”
Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), kiểm toán nội bộ là: “Một hoạt động đánh
giá được lập ra trong một doanh nghiệp như là một loại dịch vụ cho doanh nghiệp đó, có
chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và
kiểm soát nội bộ.”
Là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh
nghiệp, bộ phận kiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên về
toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận
hành các chính sách và thủ tục về kiểm soát nội bộ. Bộ phận kiểm t