Từ xaxưa tronglịchsử nhân loại, dulịch đã được ghi nhận nhưmộtsở
thích,một hoạt động nghỉ ngơi tíchcựccủa con người. Ngày nay dulịch đã trở
thànhmột hiệntượng kinhtế xãhội phổ biến, làcầunốihữu nghị, phương tiện
giữ gìn hòa bình vàhợp tác giữa các quốc gia, dântộc, làmột nhucầu không thể
thiếucủa con người, nó được coi là tiêu chuẩn để đánh giá chấtlượng cuộc
sống không chỉ ở cácnước cónền kinhtế phát triển mà còncả ở cácnước có
nền kinhtế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trong xuhướng phát triển kinhtế thế giới hiện nay , dulịch trở thànhmột
ngành kinhtế quan trọng, cótốc độ phát triển nhanh và được xem làmột “ngành
công nghiệp không khói”, đemlại hiệu quả kinhtế - xãhội cao cho các quốc gia.
Việt Nam trong tiến trìnhhội nhập kinhtế thế giới và khuvực, Đảng và Nhà
nước đã nhận thứckịp thời xuhướng chung này và trong nghị quyết Đạihội
Đảng toàn quốclần thứ IX đã đề ra đườnglối: “Phát triển dulịch thậtsự trở
thành ngành kinhtếmũi nhọn, nâng cao chấtlượng hiệu quả hoạt động trêncơsở
khai tháclợi th ếvề điều kiệntự nhiên, sinh thái, truyền thốngvăn hóa,lịchsử
đáp ứng nhucầu dulịch trongnước và phát triển nhanh dulịch quốctế,sớm đạt
trình độ phát triển dulịch trong khuvực ”.
Cùngvới xu thế phát triểncủacảnước thìtỉnhHậu Giangmặc dù làtỉnh
mới tách ra nhưngvẫn đang không ngừng đổimới và phát triển, đặc biệt làlĩnh
vực dulịch.Hậu Giang có tiềmnăng phát triển dulịch như khubảotồn Lung
Ngọc Hoàng, khu dulịch sinh thái Tây Đô, chợnổi Phụng Hiệp.Chủyếu là các
sản phẩm dulịch: dulịch tham quan, nghiêncứu nétvăn hóaHậu Giang; dulịch
sinh thái, đadạng sinhhọc; dulịch miệtvườn làng quê; dulịchvăn hóalễhội; du
lịch thươngmại, côngvụ.
Mặc dù córất nhiều thuậnlợivềcả tài nguy ên thiên nhiênlẫn tài ngu y ên
nhânvăn để phát triển dulịch nhưng cho đến nay dulịchHậu Giangvẫn chưa
thu hút đượcsự quan tâm đặc biệtcủa du khách. Điều này cho th ấy công táctổ
chức, xây dựng các điểm dulịchcũng như thiếtkế các chương trình tour chưa
đemlạikết quả như mong muốn. Bêncạnh đó ngành dulịchHậuGiangvẫn đang
gặprất nhiều khó khăn trong việc tìm rahướng đi đúng đắn để có thể thu hút
được nhiều du khách và đưa dulịchHậu Giangbước sangmột trangmới.
Chính vìvậy để dulịchHậu Giang có thể phát triển ngangtầmvới tiềm
năng, thếmạnh theohướng dulịch sinh thái, dulịchvăn hóa -lịchsử, dulịch
nghỉdưỡng.thìHậu Giangcần xây dựng cho mình những loại hình dulịch
mang nét đặc trưngcủatỉnh,tậndụng hiệu quả nguồn tài nguy ên dulịchcủa
tỉnh, giữ gìn và phát hu y bảnsắcvăn hóa dântộc, phát triển dulịch quốctế và du
lịchnội địa; góp phần quan trọng vào phát triển kinhtế - xãhội, xóa đói, giảm
nghèo, giữ gìn an ninh, quốc phòng, trậttự an toàn xãhội .Muốn làm được điều
này chỉ có thể thông qua việc phân tích đánh giá những gìmà dulịchHậu Giang
đã và đang làm được,từ đósẽ xây dựng những mô hình dulịch mang đặc trưng
riêng, đồng th ời đưa ra những biện pháp để thực hiệnmô hình, nâng cao hiệu quả
hoạt độngcủa dulịchHậuGiang lênmộttầm caomới.
95 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4756 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng du lịch Hậu Giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG DU LỊCH HẬU GIANG VÀ
XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI - VĂN
HÓA VỀ NGUỒN
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
VÕ HỒNG PHƯỢNG PHẠM NGỌC THƠM
PHẠM LÊ HỒNG NHUNG MSSV: 4043562
Lớp: QTKD Du Lịch & Dịch Vụ K30
Cần Thơ - 2008
LỜI CAM ĐOAN
-------b & a-------
Tôi xin cam đoan đề tài này là chính tôi thực hiện. Các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài này không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần thơ, ngày 15 tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Phạm Ngọc Thơm
LỜI CẢM ƠN
-------b & a-------
Để hoàn thành đề tài Luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành
cảm ơn các thầy Cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại Học Cần
Thơ đã trang bị cho em vốn kiến thức quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn Cô Võ Hồng Phượng, Cô Phạm Lê Hồng Nhung
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các Anh chị, Cô chú Sở Thương mại – Du lịch
Hậu Giang và Trung tâm điều hành Du lịch Hậu Giang đã nhiệt tình cung cấp số
liệu cho em.
Tôi cũng cảm ơn các bạn bè đã giúp đỡ tôi cũng như động viên tôi suốt thời
gian qua.
Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện Luận văn này nhưng có thể đề tài vẫn
còn nhiều thiếu sót, vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý
thầy cô và các bạn sinh viên nhằm góp phần nâng cao giá trị của đề tài luận văn
này hơn.
Cuối cùng, em xin kính chúc các Thầy Cô Trường Đại Học Cần Thơ, các
Thầy Cô Khoa Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh, Cô Võ Hồng Phượng, Cô Phạm
Lê Hồng Nhung và các Anh Chị, Cô Chú Sở Thương mại – Du lịch Hậu Giang và
Trung tâm điều hành Du lịch Hậu Giang được dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành
công tốt đẹp trong công việc của mình.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 5 năm 2008
Sinh viên thực hiện
Phạm Ngọc Thơm
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày….tháng…năm 2008
Thủ trưởng đơn vị
i
MỤC LỤC
{
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .............................................................................. 1
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu ........................................................................ 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn .............................................................. 2
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 4
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 4
1.3. Các giả thuyết cần kiểm định và câu hỏi nghiên cứu................................. 4
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định .............................................................. 4
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 4
1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4
1.4.1. Giới hạn về không gian ....................................................................... 4
1.4.2. Giới hạn về thời gian ............................................................................ 5
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
........................................................................................................................... 6
2.1. Phương pháp luận ..................................................................................... 6
2.1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch .......................................................... 6
2.1.2 Đặc điểm của loại hình du lịch về nguồn ......................................... 10
2.1.3 Đặc điểm của khách du lịch sinh thái – văn hóa ............................... 10
2.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 11
2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 12
2.3 Sơ lược các phương pháp nghiên cứu ...................................................... 12
2.3.1 Phương pháp phân tích tần số ............................................................. 12
2.3.2 Phương pháp phân tích nhân tố (Factor Analysis) ............................ 13
2.3.3 Phương pháp phân tích ma trận SWOT ............................................. 15
ii
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU TỈNH HẬU GIANG . 18
3.1 Khái quát về tỉnh Hậu Giang ................................................................... 18
3.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 18
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội.................................................................... 20
3.1.3 Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ......................................................... 22
3.2 Đánh giá thực trạng hoạt động của du lịch Hậu Giang ............................. 23
3.2.2 Tình hình hoạt động du lịch tại Hậu Giang ....................................... 23
3.3.3 Đầu tư phát triển du lịch ..................................................................... 26
3.2.3 Đánh giá của du khách về du lịch Hậu Giang ................................... 29
3.3.4 Đánh giá chung .................................................................................... 29
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA
VỀ NGUỒN .................................................................................................... 31
4.1 Cơ sở xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn ................... 31
4.1.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn ...................... 31
4.1.2 Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch ................................ 31
4.1.3 Cơ sở hạ tầng ....................................................................................... 31
4.1.4 Thị hiếu của du khách ......................................................................... 32
4.2 Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn............................. 41
4.2.1 Đối tượng khách ................................................................................. 41
4.2.2 Mùa du lịch ......................................................................................... 41
4.2.3 Những điểm hấp dẫn du khách ........................................................... 41
4.2.4 Các điểm tham quan du lịch sinh thái và văn hóa ............................. 44
4.2.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển du lịch .......................................... 48
4.2.6 Dịch vụ vui chơi giải trí và bán quà lưu niệm ................................... 50
4.2.7 Mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn..................................... 51
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP.............................................................. 53
5.1. Cơ sở đưa ra giải pháp ............................................................................ 53
5.1.1. Định hướng phát triển ngành du lịch của tỉnh .................................. 53
5.1.2.Dự báo lượng khách du lịch đến Hậu Giang giai đoạn 2010 – 2020
................................................................................................................................. ..53
5.1.3. Phân tích SWOT đối với việc xây dựng mô hình du lịch sinh thái –
văn hóa về nguồn tại Hậu Giang ............................................................................. 56
iii
5.2. Một số giải pháp để xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn
tại Hậu Giang ................................................................................................ 57
5.2.1 Đầu tư xây dựng các điểm du lịch ...................................................... 58
5.2.2 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du
lịch ............................................................................................................................. 59
5.2.2.1 Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng . ..................................................... 59
5.2.3 Phát triển nguồn nhân lực ................................................................... 60
5.2.4 Thực hiện chiến lược liên kết hợp tác với các tỉnh trong vùng để khai
thác tiềm năng du lịch. ............................................................................................. 60
5.2.5 Đẩy mạnh công tác quảng cáo và xúc tiến du lịch ........................... 61
5.2.6 Bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, môi trường du lịch ............................. 61
5.2.7 Đảm bảo anh ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội .................. 61
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................. 63
6.1. Kết luận .................................................................................................. 63
6.2 Kiến nghị ................................................................................................ 64
6.2.1 Đối với Sở Thương mại và Du lịch Hậu Giang ................................. 64
6.2.2 Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ......................................... 64
6.2.3 Đối với các khu, điểm kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu
Giang ......................................................................................................................... 65
6.2.4 Đối với người dân bản địa .................................................................. 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 67
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 68
iv
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 1: Số lượng du khách và doanh thu du lịch từ 2005 đến 2007 ............... 24
Bảng 2: Tình hình đầu tư du lịch qua 3 năm 2005 - 2007 .............................. 27
Bảng 3: Đánh giá tổng hợp du lịch Hậu Giang .............................................. 29
Bảng 4: Đặc điểm của du khách .................................................................... 32
Bảng 5: Thời gian thường đi du lịch của du khách......................................... 34
Bảng 6: Thời gian lưu trú của khách du lịch .................................................. 34
Bảng 7: Mục đích đến Hậu Giang của du khách ............................................ 35
Bảng 8: Kênh thông tin du lịch ...................................................................... 35
Bảng 9: Ma trận đã chuẩn hóa các biến ........................................................ 37
Bảng 10: Bảng tính điểm nhân tố .................................................................. 38
Bảng 11: Mức độ hấp dẫn của các phương tinệ vận chuyển ........................... 40
Bảng 12: Mức độ hấp dẫn của các hoạt động khi đi du lịch ........................... 40
Bảng 13: Cơ sở lưu trú tại Hậu Giang từ năm 2005 đến 2007 ........................ 49
Bảng 14: Dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình lượng khách du lịch đến Hậu
Giang đến năm 2020 ..................................................................................... 55
Bảng 15: Dự báo lượng khách du lịch đến Hậu Giang đến năm 2020 ............ 55
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tiến trình phân tích nhân tố ................................................................. 15
Hình 2. Sơ đồ phân tích ma trận SWOT ............................................................ 17
Hình 3: Ma trận phân tích SWOT ..................................................................... 57
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1: Số lượng du khách đến Hậu Giang qua 3 năm 2005 - 2007 ...... 24
Đồ thị 2: Doanh thu từ du lịch Hậu Giang từ năm 2005 đến 2007 ........... 26
Đồ thị 3 : Nguồn vốn đầu tư cho du lịch qua 3 năm 2005 - 2007 ............. 27
Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn
GVHD: Võ Hồng Phượng 1 SVTH: Phạm Ngọc Thơm
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở
thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở
thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến, là cầu nối hữu nghị, phương tiện
giữ gìn hòa bình và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, là một nhu cầu không thể
thiếu của con người, nó được coi là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc
sống… không chỉ ở các nước có nền kinh tế phát triển mà còn cả ở các nước có
nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Trong xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay, du lịch trở thành một
ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ phát triển nhanh và được xem là một “ngành
công nghiệp không khói”, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao cho các quốc gia.
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, Đảng và Nhà
nước đã nhận thức kịp thời xu hướng chung này và trong nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra đường lối: “Phát triển du lịch thật sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động trên cơ sở
khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa, lịch sử
đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt
trình độ phát triển du lịch trong khu vực…”.
Cùng với xu thế phát triển của cả nước thì tỉnh Hậu Giang mặc dù là tỉnh
mới tách ra nhưng vẫn đang không ngừng đổi mới và phát triển, đặc biệt là lĩnh
vực du lịch. Hậu Giang có tiềm năng phát triển du lịch như khu bảo tồn Lung
Ngọc Hoàng, khu du lịch sinh thái Tây Đô, chợ nổi Phụng Hiệp...Chủ yếu là các
sản phẩm du lịch: du lịch tham quan, nghiên cứu nét văn hóa Hậu Giang; du lịch
sinh thái, đa dạng sinh học; du lịch miệt vườn làng quê; du lịch văn hóa lễ hội; du
lịch thương mại, công vụ.
Mặc dù có rất nhiều thuận lợi về cả tài nguyên thiên nhiên lẫn tài nguyên
nhân văn để phát triển du lịch nhưng cho đến nay du lịch Hậu Giang vẫn chưa
thu hút được sự quan tâm đặc biệt của du khách. Điều này cho thấy công tác tổ
Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn
GVHD: Võ Hồng Phượng 2 SVTH: Phạm Ngọc Thơm
chức, xây dựng các điểm du lịch cũng như thiết kế các chương trình tour chưa
đem lại kết quả như mong muốn. Bên cạnh đó ngành du lịch Hậu Giang vẫn đang
gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra hướng đi đúng đắn để có thể thu hút
được nhiều du khách và đưa du lịch Hậu Giang bước sang một trang mới.
Chính vì vậy để du lịch Hậu Giang có thể phát triển ngang tầm với tiềm
năng, thế mạnh theo hướng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch
nghỉ dưỡng....thì Hậu Giang cần xây dựng cho mình những loại hình du lịch
mang nét đặc trưng của tỉnh, tận dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch của
tỉnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, phát triển du lịch quốc tế và du
lịch nội địa; góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm
nghèo, giữ gìn an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội….Muốn làm được điều
này chỉ có thể thông qua việc phân tích đánh giá những gì mà du lịch Hậu Giang
đã và đang làm được, từ đó sẽ xây dựng những mô hình du lịch mang đặc trưng
riêng, đồng thời đưa ra những biện pháp để thực hiện mô hình, nâng cao hiệu quả
hoạt động của du lịch Hậu Giang lên một tầm cao mới.
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn
Căn cứ khoa học: Phát triển du lịch sinh thái được coi là công cụ để phát
triển du lịch bền vững trên thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức Du lịch thế giới
WTO, tại các nước đang phát triển đa số lượng khách du lịch trong nước lẫn
quốc tế là tìm về với thiên nhiên, về với miệt vườn sông nước, với rừng, núi, biển
càng hoang sơ, ruộng đồng heo hút ngày càng tăng. Ở Việt Nam ngành du lịch
được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và đóng vai trò ngày càng quan trọng
trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt là du lịch sinh thái đang là một ngành kinh
doanh sinh lợi và nhiều triển vọng, nó được xem là một loại hình du lịch đặc thù,
có tiềm năng. Tuy nhiên cho đến nay việc phát triển loại hình du lịch này còn
nhiều hạn chế đặc biệt là du lịch sinh thái vùng đồng bằng sông Cửu Long phát
triển chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu du lịch ngày càng cao của con
người. Vì vậy việc nghiên cứu và xây dựng những mô hình du lịch kết hợp đa
dạng là một việc rất cần thiết để góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và
đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đồng bằng sông Cửu
Long nói chung và của tỉnh Hậu Giang nói riêng.
Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn
GVHD: Võ Hồng Phượng 3 SVTH: Phạm Ngọc Thơm
Căn cứ thực tiễn: Hiện nay loại hình du lịch sinh thái văn hóa là loại hình
du lịch chủ yếu của Hậu Giang. Chợ nổi, rừng tràm là những khung cảnh tạo sự
hứng khởi để du khách khám phá và tìm sự bình yên. Chợ nổi – nét đặc trưng
miền sông nước nổi tiếng trong nước lẫn quốc tế. Rừng tràm, một dự án lớn đang
được khởi công, dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2009, và những nét văn hóa
miệt vườn khác.
Hậu Giang còn có một thế mạnh là sở hữu rất nhiều di tích lịch sử. Trong
đó, có khu căn cứ Tỉnh ủy, Đền thờ Bác Hồ, khu di tích Chiến thắng 75 tiểu
đoàn, chiến thắng Tầm Vu, Cái Sình, Nam Kỳ khởi nghĩa... Tất cả đã đi vào lịch
sử, thơ, ca, nhạc. Hàng năm, mỗi khi có dịp lễ lộc, du khách các nơi tìm về
không ít. Theo thống kê chưa đầy đủ, thì vài chục ngàn người khắp các tỉnh
thành về viếng đền thờ Bác vào dịp 19-5, ngày quốc khánh... là chuyện thường
niên. Ngoài ra, còn có các lễ hội, đặc biệt là lễ hội đua ghe ngo truyền thống thu
hút khá nhiều địa phương tham gia, khách đến xem.
Bên cạnh tiềm năng đó, các làng nghề truyền thống ở Hậu Giang cũng đa
dạng và phong phú. Đây chính là nơi lưu truyền nét văn hóa đặc sắc của vùng
đất, con người. Theo thống kê chưa đầy đủ, Hậu Giang có gần 30 làng nghề
truyền thống - thế mạnh du lịch không nhỏ. Đặc sản về cây ăn trái của Hậu Giang
cũng là một tiềm năng. Khóm Cầu Đúc, bưởi Phú Hữu, quít đường Long Trị đã
luôn tạo sự chú ý cho du khách muốn thưởng thức đặc sản của nơi mình đi qua.
Chưa hết, Hậu Giang còn có đặc sản về thủy sản. Nếu như đến vùng An Giang,
du khách thưởng thức các món đặc sản từ cá ba sa, về Trà Vinh, Cà Mau, Kiên
Giang là những món ăn mặn mà hương vị biển, thì đến Hậu Giang, khó ai có thể
quên với hương vị của cá thát lát được chế biến nhiều món rất ngon, đặc biệt là
các loại rau vườn, rau rừng.
Ä Có thể khẳng định, cũng như nhiều tỉnh, thành khác trong khu vực
ĐBSCL, Hậu Giang có nhiều tiềm năng thuận lợi để phát triển du lịch. (Theo
www.baohaugiang.com.vn)
Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn
GVHD: Võ Hồng Phượng 4 SVTH: Phạm Ngọc Thơm
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng du lịch Hậu Giang
và xây dụng mô hình du lịch sinh thái – văn hóa về nguồn ở Hậu Giang, đồng
thời đưa ra những giải pháp phương hướng phát triển