Nghề nuôi tôm tại Long Phú – Sóc Trăng phát triển nhanh trong thời gian qua, trong đó
con tôm sú và tôm thẻ chân trắng được quan tâm nhất. Vì vậy đề tài được thực hiện nhằm
đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, so sánh hiệu quả kinh tế của
hai mô hình này đem lại, tìm ra giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại trong nghề nuôi
tôm của huyện, góp phần nâng cao hơn hiệu quả kinh tế nghề nuôi. Nội dung nghiên cứu:
(i) Điều tra hiện trạng kỹ thuật và kinh tế xã hội của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân
trắng thâm canh; (ii) So sánh hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của từng mô hình nuôi nói trên.
Số liệu thứ cấp được thu từ CCNTTS và Sở NN – PTNT tỉnh Sóc Trăng. Số liệu sơ cấp
được thu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và chọn ngẫu nhiên 30 hộ/tôm sú thâm
canh và 26 hộ/nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Diện tích
mặt nước NTTS trung bình của hộ tôm sú là 2,00±2,77 ha/hộ và hộ tôm thẻ là 0,61±0,31
ha/hộ, tỷ lệ ao lắng/ao nuôi trung bình của tôm sú là 23,0±0,60% và tôm thẻ chân trắng là
22,0±5,25%. Số hộ không sử dụng ao lắng trong mô hình nuôi tôm sú chiếm 20% và tôm
thẻ là 30,7%. Tôm thẻ chân trắng có thời điểm thả giống kéo dài (tháng 1 - 10) và nuôi
nhiều vụ trong năm (2 - 3 vụ). Tôm sú có thời điểm thả giống ngắn tập trung (tháng 1 - 4)
và chủ yếu nuôi 1 vụ/năm. Thời điểm thả giống của tôm sú và tôm thẻ là từ tháng 1 - 4
đem lại hiệu quả sản suất cao. Mô hình nuôi tôm sú thâm canh có mật độ trung bình là
26,4±7,99 con/m
2
, tỷ lệ sống trung bình 64,5±16,6%, năng suất trung bình 3,83±1,43
tấn/ha. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có mật độ trung bình 73,0±36,2
con/m2, tỷ lệ sống trung bình 52,7±20,5%, năng suất trung bình 4,81±3,92 tấn/ha. Mô
hình nuôi tôm sú thâm canh có tổng chí phí bình quân 243±102 triệu đồng/ha, lợi nhuận
trung bình 85,6±78,4 triệu đồng/ha, số hộ nuôi tôm có lời là 83,4%, hòa vốn là 3,33% và
lỗ vốn 13,3%, tỷ suất lợi nhuận khoảng 0,43±0,21. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có
tổng chi phí trung bình là 206±106 triệu đồng/ha, lợi nhuân trung bình 14,4±73,5 triệu
đồng/ha, số hộ nuôi tôm có lời là 57,7% và lỗ vốn 42,3%, tỷ suất lợi nhuận dao động
khoảng 0,18±0,12.
60 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5477 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật giữa nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Long Phú - Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số: 304
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT GIỮA
NUÔI TÔM SÚ VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM
CANH TẠI LONG PHÚ - SÓC TRĂNG
Sinh viên thực hiện:
TRƯƠNG HUYỀN TRÂN
MSSV: 06803051
Lớp: NTTS K1
Cần Thơ, 08/2010
2TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HOC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Mã số: 304
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - KỸ THUẬT GIỮA
NUÔI TÔM SÚ VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM
CANH TẠI LONG PHÚ - SÓC TRĂNG
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths. TẠ VĂN PHƯƠNG TRƯƠNG HUYỀN TRÂN
MSSV: 06803051
Lớp: NTTS K1
Cần Thơ, 08/2010
3XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Luận văn: Đánh giá hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật giữa nuôi tôm sú và thẻ chân trắng thâm
canh tại Long Phú, Sóc Trăng.
Sinh viên thực hiện: Trương Huyền Trân (MSSV: 06803051).
Lớp: Nuôi trồng thủy sản – K1.
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ luận
văn đại học, Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Đại Học Tây Đô.
Cần Thơ, ngày 06 tháng 08 năm 2010
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Ths. TẠ VĂN PHƯƠNG TRƯƠNG HUYỀN TRÂN
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
PGs. Ts. NGUYỄN VĂN BÁ
4CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và
các kết quả của nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 06 tháng 08 năm 2010
Ký tên
TRƯƠNG HUYỀN TRÂN
5LỜI CẢM TẠ
Chân thành cảm ơn!
Thầy Ths. Tạ Văn Phương đã tận tâm hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến trong suốt
thời gian thực hiện và viết bài luận văn tốt nghiệp.
Chị Quách Thị Thanh Bình và anh Trần Ngọc Tùng Chi cục Nuôi Trồng Thủy Sản tỉnh
Sóc Trăng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thu số
liệu.
Quý Thầy, Cô Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại Học Tây Đô và các bạn bè đã góp
ý, động viên, hỗ trợ nhiệt tình trong suốt thời gian học tập và làm đề tài tại Trường.
Ba, Mẹ và những người thân đã lo lắng và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập.
Em xin chân thành cảm ơn!
TRƯƠNG HUYỀN TRÂN
6TÓM TẮT
Nghề nuôi tôm tại Long Phú – Sóc Trăng phát triển nhanh trong thời gian qua, trong đó
con tôm sú và tôm thẻ chân trắng được quan tâm nhất. Vì vậy đề tài được thực hiện nhằm
đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, so sánh hiệu quả kinh tế của
hai mô hình này đem lại, tìm ra giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại trong nghề nuôi
tôm của huyện, góp phần nâng cao hơn hiệu quả kinh tế nghề nuôi. Nội dung nghiên cứu:
(i) Điều tra hiện trạng kỹ thuật và kinh tế xã hội của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân
trắng thâm canh; (ii) So sánh hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của từng mô hình nuôi nói trên.
Số liệu thứ cấp được thu từ CCNTTS và Sở NN – PTNT tỉnh Sóc Trăng. Số liệu sơ cấp
được thu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp và chọn ngẫu nhiên 30 hộ/tôm sú thâm
canh và 26 hộ/nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Diện tích
mặt nước NTTS trung bình của hộ tôm sú là 2,00±2,77 ha/hộ và hộ tôm thẻ là 0,61±0,31
ha/hộ, tỷ lệ ao lắng/ao nuôi trung bình của tôm sú là 23,0±0,60% và tôm thẻ chân trắng là
22,0±5,25%. Số hộ không sử dụng ao lắng trong mô hình nuôi tôm sú chiếm 20% và tôm
thẻ là 30,7%. Tôm thẻ chân trắng có thời điểm thả giống kéo dài (tháng 1 - 10) và nuôi
nhiều vụ trong năm (2 - 3 vụ). Tôm sú có thời điểm thả giống ngắn tập trung (tháng 1 - 4)
và chủ yếu nuôi 1 vụ/năm. Thời điểm thả giống của tôm sú và tôm thẻ là từ tháng 1 - 4
đem lại hiệu quả sản suất cao. Mô hình nuôi tôm sú thâm canh có mật độ trung bình là
26,4±7,99 con/m2, tỷ lệ sống trung bình 64,5±16,6%, năng suất trung bình 3,83±1,43
tấn/ha. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh có mật độ trung bình 73,0±36,2
con/m2, tỷ lệ sống trung bình 52,7±20,5%, năng suất trung bình 4,81±3,92 tấn/ha. Mô
hình nuôi tôm sú thâm canh có tổng chí phí bình quân 243±102 triệu đồng/ha, lợi nhuận
trung bình 85,6±78,4 triệu đồng/ha, số hộ nuôi tôm có lời là 83,4%, hòa vốn là 3,33% và
lỗ vốn 13,3%, tỷ suất lợi nhuận khoảng 0,43±0,21. Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có
tổng chi phí trung bình là 206±106 triệu đồng/ha, lợi nhuân trung bình 14,4±73,5 triệu
đồng/ha, số hộ nuôi tôm có lời là 57,7% và lỗ vốn 42,3%, tỷ suất lợi nhuận dao động
khoảng 0,18±0,12.
7MỤC LỤC
CAM KẾT KẾT QUẢ.....................................................................................................i
LỜI CẢM TẠ................................................................................................................. ii
TÓM TẮT..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................... vii
DANH SÁCH HÌNH................................................................................................... viii
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................ix
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................. 1
1.1 Giới thiệu................................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu đề tài............................................................................................................2
1.3 Nội dung thực hiện đề tài............................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................ 3
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm sú và tôm thẻ chân trắng ................................................. 3
2.1.1 Phân loại và hình thái...................................................................................... 3
2.1.2 Phân bố........................................................................................................... 4
2.1.3 Khả năng thích nghi với môi trường................................................................ 4
2.1.4 Tính bắt mồi và nhu cầu dinh dưỡng ...............................................................5
2.1.5 Lột xác và tăng trưởng.....................................................................................6
2.1.6 Sinh sản..........................................................................................................6
2.2 Tổng quan tình hình phát triển nghề nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng......................7
2.2.1 Tình hình nghề nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng trên thế giới....................... 7
2.2.2 Tình hình nghề nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam........................9
2.2.3 Sơ lươc một số bệnh phổ biến trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng...................11
2.3 Khái quát điều kiện tự nhiên của Sóc Trăng..............................................................14
2.3.1 Vị trí địa lí và địa hình.................................................................................. 14
2.3.2 Đặc điểm khí tượng - thủy văn.......................................................................15
2.3.3 Sự xâm nhập mặn.......................................................................................... 15
82.3.4 Đặc điểm tài nguyên................................................................................. 16
2.3.5 Sơ lược tình hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng tại Long Phú................16
Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHUƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................... 19
3.1 Thời gian và địa điểm............................................................................................... 19
3.2 Vật liệu.....................................................................................................................19
3.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 19
3.3.1 Thu nhập thông tin thứ cấp............................................................................ 19
3.3.2 Thu nhập thông tin sơ cấp..............................................................................20
3.3.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu..........................................................21
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN....................................................................24
4.1 Khảo sát thực trạng nuôi tôm tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng............................24
4.2 Phân tích các khía cạnh kỹ thuật giữa nuôi tôm sú và thẻ chân trắng thâm canh....... 25
4.2.1 Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn............................................................ 25
4.2.2 Thời điểm và cơ cấu mùa vụ.......................................................................... 25
4.2.3 Diện tích nuôi................................................................................................ 27
4.2.4 Phương pháp và thời gian cải tạo................................................................... 27
4.2.5 Mật độ và kích cỡ giống thả nuôi...................................................................28
4.2.6 Thức ăn và hệ số chuyển hóa thức ăn.............................................................29
4.2.7 Thuốc hóa chất trong quản lý và phòng trị bệnh.............................................31
4.2.8 Thời gian nuôi, tỷ lệ sống và năng suất.......................................................... 32
4.3 Phân tích hiệu quả kinh tế giữa nuôi tôm sú và thẻ chân trắng thâm canh................. 33
4.3.1 Chi phí...........................................................................................................33
4.3.2 Doanh thu...................................................................................................... 35
4.3.3 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận....................................................................... 36
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT....................................................................... 38
5.1 Kết luận....................................................................................................................38
5.2 Đề xuất..................................................................................................................... 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................39
PHỤ LỤC .....................................................................................................................43
9
10
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 4.1: Định hướng phát triển nuôi tôm năm 2010 - 2020 của tỉnh Sóc Trăng................25
Bảng 4.2: Thông tin về công trình ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng........................ 27
Bảng 4.3: Tổng chi phí, doanh thu và lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân
trắng thâm canh.............................................................................................................. 35
Bảng 4.4: Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng
thâm canh....................................................................................................................... 36
11
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Tôm sú..............................................................................................................3
Hình 2.2: Tôm thẻ chân trắng........................................................................................... 3
Hình 2.3: Tỉnh Sóc Trăng............................................................................................... 15
Hình 4.1: Kinh nghiệm nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng............................................. 25
Hình 4.2: Trình độ chuyên môn nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng................................ 25
Hình 4.3: Thời điểm thả giống của tôm sú và tôm thẻ chân trắng....................................26
Hình 4.4: Số lượng ngày cải tạo ao nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng........................... 28
Hình 4.5: Mật độ tôm sú................................................................................................. 29
Hình 4.6: Mật độ tôm thẻ chân trắng.............................................................................. 29
Hình 4.7: Mối liên hệ giữa các loại thức ăn và độ đạm................................................... 30
Hình 4.8: Các loại bệnh thường gặp của tôm sú..............................................................31
Hình 4.9: Mối liên hệ giữa mật độ, tỷ lệ sống và năng suất của tôm sú........................... 32
Hình 4.10: Mối liên hệ giữa mật độ, tỷ lệ sống và năng suất của tôm thẻ chân trắng.......32
Hình 4.11: Chi phí sản xuất của mô hình nuôi tôm sú thâm canh.................................... 33
Hình 4.12: Chi phí sản xuất của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh................. 33
Hình 4.13: Số hộ nuôi tôm thu lời, hòa vốn và lỗ vốn..................................................... 36
Hình 4.14: Mối liên hệ giữa mật độ, chi phí và doanh thu của tôm sú............................. 37
Hình 4.15: Mối liên hệ giữa mật độ, chi phí và doanh thu của tôm thẻ chân trắng.......... 37
12
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
FAO: Food and Aquculture Organization of the United Nations
GAP: Good Aquaculture Practice
BMP: Better Management Practice
CoC: Code of Conduct for Responsible Aquaculture
DPI: Depertment of Primary Industry and Fishereis
ĐBSCL: Đồng Bằng Sông Cửu Long
CCNTTS: Chi cục Nuôi Trồng Thủy Sản
Sở NN – PTNT: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
VASEP: The Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers
FCR: Food Conversion Ratios
PL: Postlarval
NT: Nghiệm thức
ĐLC: Độ lệch chuẩn
GTTB: Giá trị trung bình
Pr: Chân ngực
13
Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Được thiên nhiên ưu đãi Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có tiềm năng cho việc
phát triển nuôi trồng thủy sản ở cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Đặc biệt nghề nuôi
tôm sú phát triển nhanh chóng trong hai thập kỷ qua (Lovatelli, 1997, trích bởi Dương
Thị Hoàng Oanh và ctv., 2008). Hàng năm vùng đóng góp sản lượng hơn 300.000 tấn
tôm sú, chiếm hơn 80% sản lượng tôm biển nuôi ở Việt Nam (Bộ Thủy Sản, 2006). Quá
trình thâm canh hóa diễn ra nhanh chóng dẫn đến những tác động tiêu cực cho môi
trường và nghề nuôi hiện nay. Môi trường suy thoái, chất lượng con giống không đảm
bảo đã làm phát sinh nhiều dịch bệnh: đốm trắng, MBV, đe dọa đến năng suất tôm nuôi
và môi trường xung quanh.
Đầu năm 2008, theo kế hoạch của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Bộ NN -
PTNN), nhằm đa dạng đối tượng nuôi và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Tôm thẻ chân trắng
được phép nuôi ở các tỉnh ĐBSCL, hiện nay diện tích và sản lượng tôm thẻ thân Trắng
tăng rất nhanh. Mặt khác những ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động lên
xu hướng tiêu dùng của người dân ở nhiều quốc gia. Tôm thẻ chân Trắng được ưa
chuộng do chất lượng không ngừng được gia tăng và giá thành phù hợp. Tạo điều kiện
cho thẻ chân trắng mở rộng thị trường và cả trên các thị trường truyền thống của tôm sú
như: Mỹ, Nhật Bản, EU.
Hiện nay vấn đề chọn nuôi hai loại tôm này đang được nhiều nơi quan tâm như các tỉnh
Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu. Thực tế hiện nay ở các tỉnh ĐBSCL tôm thẻ chân trắng
đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và chưa thấy xuất hiện dịch bệnh lớn. Trái lại tôm sú
dịch bệnh xảy ra nhiều và khó kiểm soát làm sản lượng tụt giảm, cùng với giá thị trường
thiếu ổn định gây ra nhiều tổn thất kinh tế lớn cho người nuôi tôm sú. Do đó không ít
người nuôi tôm sú đã chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, trong đó có nhiều hộ nuôi
thuộc huyện Long Phú tỉnh Sóc Trăng. So với tôm sú, thì tôm thẻ chân trắng tỏ ra hiệu
quả hơn, bởi thời gian nuôi ngắn, dễ quản lý, chi phí đầu tư thức ăn thấp, thị trường xuất
khẩu rộng. Song tôm thẻ chân trắng vẫn là đối tượng tiềm ẩn nhiều rủi ro về dịch bệnh,
có khả năng lây nhiễm cao, nguy cơ gây mất cân bằng sinh thái, đặc biệt là hội chứng
Taura.
Vấn đề cấp thiết đặt ra lúc này là lựa chọn phương thức nuôi và đối tượng nào đảm bảo
nghề nuôi phát triển bền vững. Vì vậy “Đánh giá hiệu quả Kinh tế - Kỹ thuật giữa
nuôi tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
thâm canh tại Long Phú, Sóc Trăng”, được thực hiện là việc cần thiết.
14
1.2 Mục tiêu đề tài
Mục tiêu chung của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm sú và thẻ chân trắng
thâm canh tại Long Phú – Sóc Trăng, là cơ sở xác định các giải pháp khắc phục các vấn
đề tồn tại trong nghề nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả nuôi tôm cho huyện Long Phú
1.3 Nội dung thực hiện đề tài
- Đánh giá hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú thâm canh tại huyện Long
Phú
- So sánh hiệu quả kỹ thuật và kinh tế của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú
thâm canh đem lại tại huyện Long Phú
15
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của tôm sú và tôm thẻ chân trắng
2.1.1 Phân loại và hình thái
Theo Nguyễn Văn Thường và Trương Quốc Phú (2009) thì tôm sú và tôm thẻ chân trắng
được mô tả về hình thái rất chi tiết cùng với hệ thống phân loại hoàn chỉnh như sau:
Tôm sú có 7 - 8 răng trên chủy và 3 - 4 răng dưới chủy, chủy thẳng nhô lên. Sống gan
nghiêng, gai đuôi có rãnh nhưng không có gai bên. Phần đầu ngực và phần bụng có
những băng đen ngang, chân ngực màu đỏ. Đây là loài có kích thuớc lớn nhất trong họ
tôm he và giá trị kinh tế rất cao (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Tôm sú
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crutacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eucarida
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dendrobranchiata Bate, 1888
Tổng họ: Penaeoidea
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon (Fabricus, 1789)
Hình 2.1: Tôm sú Hình 2.2: Tôm thẻ chân trắng
16
Tôm thẻ chân trắng có 7 - 10 răng trên chủy và 2 - 4 răng dưới chủy, chủy hơi cong
xuống. Vỏ mỏng, cơ thể có màu trắng, đặc biệt là các đôi chân ngực Pr3, Pr4, Pr5 có màu
trắng (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Tôm thẻ chân trắng
Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crutacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eucarida
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dendrobranchiata Bate, 1888
Tổng họ: Penaeoidea
Họ: Penaeidae
Giống: Litopaeneus
Loài: Litopenaeus vanamei (Boone, 1931)
2.1.2 Phân bố
Tôm sú phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, phạm vi phân bố của tôm sú khá
rộng, từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, phía Đông Tahiti, phía Nam châu
Úc và phía Tây châu Phi (Motoh, 1985) từ 40o vĩ độ Bắc đến 40o vĩ độ Nam. Khi truởng
thành tôm sú sống ở ngoài biển khơi (không quá 180m) và giai đoạn ấu niên ở vùng ven
bờ. Môi truờng sống có nền đáy bùn hay cát.
Tôm thẻ chân trắng là loài tôm mang tính nhiệt đới, chủ yếu phân bố ở Nam Mỹ. Thích
sống đáy bùn, phạm vi nhiệt độ 25 - 32 oC, là loài rất rộng muối, tôm trưởng thành chủ
yếu sống ở vùng biển gần bờ, tôm con thích sống ở vùng cửa sông nhiều thức ăn để tìm
mồi. Do nhu cầu phát triển nuôi loài tôm này, hiện nay tôm thẻ chân trắng có mặt nhiều
nơi trên thế giới.
2.1.3 Khả năng thích nghi với môi trường
Tôm sú là loài rộng muối 5 - 45%o và rộng nhiệt 14 - 35 oC (Nguyễn Khắc Hường, 2007).
Nhiệt độ tốt cho tăng trưởng 25 - 30 oC, độ mặn thích hợp nhất cho tăng truởng là 25 -
30%o, oxy hòa tan là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình nuôi tôm,
hàm lượng oxy hòa tan thích hợp là 4 - 8 mg/l (Nguyễn Khắc Hường, 2007; Đoàn Xuân
Diệp và ctv., 2009). Phù hợp với khí hậu Việt Nam, đặc biệt được nuôi nhiều ở các tỉnh
ven biển. Tốc độ tăng trưởng trên 20g nhanh hơn tôm thẻ chân trắng (Briggs et al., 2005).
17
Được xem là đối tượng nuôi phù hợp và truyền thống cho nuôi tôm sinh thái tôm - rừng
kết hợp (Nguyễn Anh Tuấn và ctv., 1997).
Tôm thẻ chân trắng có năng lực thích ứng với biến động môi truờng rất cao. Theo
Nguyễn Khắc Hường (2007) tôm thẻ chân trắng chịu đựng