Theo đánh giácủaTổ chức NôngLương Liên hiệp quốc (FAO), hiện có khoảng
50% nguồnlợi thủysản thế giới đãbị khai thác đến mức tới hạn trong khi các nguồn
tài nguyên thủysản đang giảm mà nhu cầu sửdụng ngày càng cao. Vìvậy, để có đủ
nguyên liệu thủysảnsửdụng và chế biến chỉ dựa vào nguồn thủysảntự nhiên chắc
chắn không thể đáp ứng được do đó phải dựa vàosự tíchcực phát triển các nghề nuôi
trồng thủy sản(NTTS).
Cũng theodự báocủa FAO, NTTS trên toàn thế giớisẽ phát triểnrấtmạnh trong
thời giansắptớivớitốc độ phát triển trong thập niên 90sẽ được duy trì cho đếntận
năm 2015. Dự đoánmức tiêu thụ cácsản phẩm thủysản tính trên đầu người trung bình
củacả thế giớisẽtăngtừ 16 kg/năm trongnăm 1997 lên 19-20 kg/người/năm trước
năm 2030, đưatổnglượng cásửdụng cho nhucầu thực phẩm lên 150-160 triệutấn. Vì
sảnlượng khai thác hàngnămcủa cá biển và các loạihảisản khác không thểvượt quá
consố 100 triệutấn (nếu muốn duy trìsảnlượng nàymột cách lâu dài), phần giatăng
này chủyếu là nhờ vào NTTS (Hoàng Tùng, 2001).
172 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4761 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội nghề nuôi cá Chẽm thương phẩm tại tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
---------o&o---------
NGUYỄN XUÂN BẢO SƠN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI
NGHỀ NUÔI CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER,
BLOCH, 1790) THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH
KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nha Trang, tháng 8 năm 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
---------o&o---------
NGUYỄN XUÂN BẢO SƠN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI
NGHỀ NUÔI CÁ CHẼM (LATES CALCARIFER,
BLOCH, 1790) THƯƠNG PHẨM TẠI TỈNH
KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : Kinh tế Thủy sản.
Mã số : 60.31.13
Người hướng dẫn khoa học : TS Dương Trí Thảo
Nha Trang, tháng 8 năm 2009
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp
đỡ của giáo viên hướng dẫn. Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực và khách quan do chính tác giả thu thập và phân tích, chưa được sử dụng để bảo
vệ một báo cáo hay một công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Nha Trang, tháng 8 năm 2009
Học viên cao học
Nguyễn Xuân Bảo Sơn
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cám ơn quí thầy, cô giáo Trường Đại học Nha Trang,
nhất là các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế Thủy sản, Phòng Đào tạo Sau Đại học đã
giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Đặc biệt tác giả xin trân
trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn - TS Dương Trí Thảo đã hết lòng ủng hộ và hướng
dẫn tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả xin trân trọng cám ơn Cục thống kê Khánh Hòa, Sở nông nghiệp và
phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Hội nghề cá Khánh Hòa, Trung tâm khuyến ngư
Khánh Hòa; Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cam Lâm, Phòng kinh
tế Thành phố Nha Trang, Thị xã Cam Ranh; và đặc biệt là các cơ sở nuôi cá chẽm
thương phẩm đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả thu thập thông
tin, tài liệu phục vụ trong công tác nghiên cứu.
Trân trọng cám ơn Thạc sĩ Võ Thiên Lăng - Chủ tịch Hội Nghề cá Khánh Hòa
đã có những định hướng, hướng dẫn xây dựng giải pháp Tổ chức lại sản xuất, thành
lập Hiệp hội cá chẽm Khánh Hòa.
Xin cám ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và
động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn
này.
Xin trân trọng cám ơn !
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cám ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng biểu ix
Danh mục các hình ảnh xii
Danh mục các chữ viết tắt xiii
PHẦN MỞ DẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7
1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ VẬN DỤNG TRONG
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 7
1.1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế. 7
1.1.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá chẽm thương phẩm. 19
1.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. 27
1.2.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài. 27
1.2.2 Mô hình phân tích các nhân tố tác động đến sản lượng cá chẽm nuôi
thương phẩm tại Khánh Hòa. 30
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGHỀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN VÀ NUÔI CÁ
CHẼM TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 34
2.1.1 Tổng quan về nghề NTTS và nuôi cá chẽm trên thế giới 34
2.1.2 Tổng quan về nghề NTTS và nuôi cá chẽm ở Việt Nam. 39
iv
2.2 ĐẶC ĐIỂM VÀ TÌNH HÌNH NUÔI CÁ CHẼM THƯƠNG PHẨM TẠI
TỈNH KHÁNH HÒA 46
2.2.1 Đặc điểm của đối tượng và địa bàn nghiên cứu. 46
2.2.2 Tình hình nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao đất tại Khánh Hòa trong
thời gian qua. 55
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 63
2.3.1 Quy trình nghiên cứu. 63
2.3.2 Mẫu và phương pháp thu thập mẫu. 64
2.3.3. Nguồn thông tin 68
2.3.4 Phương pháp tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu. 69
2.3.5 Thiết kế bảng câu hỏi, điều tra sử dụng trong nghiên cứu. 71
2.3.6 Thiết kế nghiên cứu. 72
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 74
3.1 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ, XÃ HỘI NGHỀ NUÔI
CÁ CHẼM THƯƠNG PHẨM TRONG AO ĐẤT TẠI TỈNH KHÁNH HÒA
THEO CÁC CHỈ TIÊU. 74
3.1.1 Những thông tin chung về chủ trại nuôi cá chẽm. 74
3.1.2 Kết quả kinh tế nghề nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao đất tại tỉnh
Khánh Hòa 77
3.1.3 Hiệu quả kinh tế trên 1 ha mặt nước nuôi cá chẽm thương phẩm 110
3.1.4 Đánh giá hiệu quả về mặt xã hội. 116
3.1.5 Những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến nghề nuôi cá chẽm thương
phẩm của các cơ sở/trại nuôi tại Khánh Hòa. 118
3.1.6 Xu hướng phát triển của các trại nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao
đất tại tỉnh Khánh Hòa. 122
3.1.7 Các nguyện vọng phát triển của các hộ nuôi cá chẽm. 123
v
3.2 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SẢN
LƯỢNG CÁ CHẼM NUÔI THƯƠNG PHẨM TẠI KHÁNH HÒA. 124
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 133
4.1 KẾT LUẬN 133
4.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN NGHỀ NUÔI CÁ
CHẼM TẠI KHÁNH HÒA. 137
4.2.1 Giải quyết vấn đề về thị trường và tiêu thụ sản phẩm. 138
4.2.2 Tổ chức lại sản xuất. 138
4.2.3 Giải quyết nguồn thức ăn cho cá nuôi. 140
4.2.4 Giải quyết vốn đầu tư. 141
4.3 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 142
TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
PHỤ LỤC 149
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1 : Khung thời gian sử dụng tài sản theo QĐ số 206/2003/QĐ-BTC 20
Bảng 2.1 : Tổng sản lượng thủy sản thế giới giai đoạn năm 2000 đến năm 2006 35
Bảng 2.2 : Sản lượng NTTS của 10 quốc gia đứng đầu thế giới năm 2006 36
Bảng 2.3 : Cơ cấu sản lượng và giá trị cá chẽm nuôi trên thế giới giai đoạn năm
2000-2006 37
Bảng 2.4 : Quy mô tốc độ phát triển diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản
của Việt Nam giai đoạn năm 2000-2007. 42
Bảng 2.5 : Thủy sản Việt Nam giai đoạn năm 2000 đến năm 2007. 43
Bảng 2.6 : Cơ cấu sản lượng cá nuôi của Việt Nam giai đoạn năm 2000 - 2007. 44
Bảng 2.7 : Tỷ trọng giá trị xuất khẩu cá trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy
sản của cả nước giai đoạn 2000-2007. 45
Bảng 2.8 : Tốc độ tăng trưởng GDP của Khánh Hòa giai đoạn 2002-2007 51
Bảng 2.9 : Cơ cấu GDP (giá hiện hành) của tỉnh Khánh Hòa phân theo khu vực
kinh tế giai đoạn năm 2002-2007 52
Bảng 2.10 : Giá trị xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa giai đoạn năm 2002-2007. 53
Bảng 2.11 : Tổng số lao động ngành thủy sản Khánh Hòa giai đoạn 2001-2006. 54
Bảng 2.12 : Thủy sản Khánh Hòa giai đoạn năm 2002 đến năm 2007. 55
Bảng 2.13 : Cơ cấu sản lượng cá nuôi của Khánh Hòa giai đoạn 2002 - 2007 56
Bảng 2.14 : Tổng sản lượng cá nuôi toàn tỉnh phân theo địa phương giai đoạn
năm 2002-2007 56
Bảng 2.15 : Biến động diện tích và hộ nuôi cá chẽm thương phẩm trong ao đất
hai năm 2007, 2008. 57
Bảng 2.16 : Tình hình nuôi cá chẽm thương phẩm qua các năm tại Khánh Hòa. 58
Bảng 2.17 : Biến động diện tích nuôi cá chẽm thương phẩm tại huyện Cam Lâm-
Khánh Hòa. 59
vii
Bảng 2.18: Số hộ nuôi ở các qui mô diện tích khác nhau qua các năm. 60
Bảng 2.19 : Số hộ thả giống ở các kích cỡ khác nhau. 61
Bảng 2.20 : Số hộ thả giống ở các mật độ khác nhau. 62
Bảng 2.21 : Thời gian nuôi/vụ của các hộ 63
Bảng 2.22 : Phân bố mẫu nghiên cứu theo vùng. 68
Bảng 2.23 : Bảng tóm tắt hai giai đoạn của phương pháp nghiên cứu. 73
Bảng 3.1 : Bảng thống kê tuổi của chủ cơ sở/trại nuôi. 74
Bảng 3.2 : Cơ cấu về giới tính của chủ cơ sở/trại nuôi. 74
Bảng 3.3 : Trình độ học vấn và chuyên môn của các chủ trại nuôi. 75
Bảng 3.4 : Mức độ tham khảo thông tin về kỹ thuật nuôi của chủ trại nuôi. 76
Bảng 3.5 : Vốn đầu tư máy móc thiết bị phục vụ nuôi cá chẽm của các hộ 78
Bảng 3.6 : Bảng phân bổ chi phí khấu hao theo khoản mục đầu tư qua các năm 80
Bảng 3.7 : Phân bổ chi phí khấu hao theo vùng và theo qui môi diện tích hộ nuôi. 81
Bảng 3.8 : Chi phí sửa chữa lớn của các hộ nuôi của vụ nuôi năm 2007, 2008. 83
Bảng 3.9 : Chi phí sửa chữa lớn của các hộ nuôi phân theo vùng nuôi và qui mô
diện tích nuôi 84
Bảng 3.10 : Chi phí tiền lương của các hộ nuôi cá chẽm thương phẩm. 86
Bảng 3.11 : Tiền vay của các hộ nuôi của vụ nuôi năm 2007, 2008. 88
Bảng 3.12 : Tiền vay của các hộ nuôi phân theo vùng và qui mô diện tích nuôi 89
Bảng 3.13 : Lãi suất tiền vay của các hộ nuôi cá chẽm của các vùng nuôi. 90
Bảng 3.14 : Lãi suất tiền vay của các hộ phân theo vùng và qui mô diện tích nuôi 91
Bảng 3.15 : Chi phí biến đổi trong nuôi cá chẽm của các hộ nuôi. 93
Bảng 3.16 : Chi phí biến đổi phân theo vùng và qui mô diện tích nuôi của các hộ 94
Bảng 3.17 : So sánh chi phí biến đổi giữa vùng nghiên cứu Cam Ranh và Cam
Lâm của vụ nuôi năm 2007 và năm 2008 96-97
viii
Bảng 3.18 : Tổng hợp chi phí của vụ nuôi các năm 2007,2008 của các hộ nuôi tại
Khánh Hòa 98
Bảng 3.19 : Tổng hợp chi phí, giá thành của các vùng nuôi của các vụ nuôi năm
2007, 2008. 99
Bảng 3.20 : Doanh thu nuôi cá chẽm thương phẩm của các vùng nghiên cứu của
các vụ nuôi năm 2007, 2008. 101
Bảng 3.21: Doanh thu nuôi cá chẽm thương phẩm của các vùng nuôi phân theo
qui mô diện tích nuôi của các vụ nuôi năm 2007, 2008. 102
Bảng 3.22 : Lợi nhuận nuôi cá chẽm thương phẩm của các vùng nghiên cứu của
các vụ nuôi năm 2007, 2008. 103
Bảng 3.23 : Lợi nhuận nuôi cá chẽm thương phẩm của các vùng nghiên cứu phân
theo qui mô diện tích nuôi của các vụ nuôi năm 2007, 2008. 104
Bảng 3.24 : Cơ cấu vốn của các hộ nuôi. 105
Bảng 3.25 : Vốn chủ sở hữu phân theo vùng và qui mô diện tích nuôi. 106
Bảng 3.26 :Tỷ suất lợi nhuận bình quân trên vốn chủ sở hữu của các hộ nuôi
phân theo vùng và qui mô diện tích nuôi của vụ nuôi 2007, 2008. 107
Bảng 3.27 : Kết quả kinh tế nuôi cá chẽm trên 1ha diện tích của vụ nuôi năm 2008. 109
Bảng 3.28 : Kết quả phân tích sự biến động của sản lượng và giá bán ảnh hưởng
đến lợi nhuận của các hộ nuôi trên 1 ha diện tích mặt nước. 109
Bảng 3.29 : Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế tính trên 1ha diện tích mặt nước nuôi
trồng của các vùng nghiên cứu của vụ nuôi năm 2007,2008. 111
Bảng 3.30.a: Tổng hợp một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1ha mặt nước
nuôi theo qui mô diện tích của hộ nuôi. 113
Bảng 3.30.b: Tổng hợp một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế trên 1ha mặt nước
nuôi theo vùng nuôi. 114
Bảng 3.31 : Những khó khăn chủ yếu của các hộ nuôi cá chẽm tại Khánh Hòa. 119
Bảng 3.32 : Kích thước giống thả nuôi của các hộ các vụ nuôi năm 2007, 2008 120
Bảng 3.33 : Ý kiến đánh giá về chất lượng con giống thả nuôi của các hộ nuôi. 121
ix
Bảng 3.34 : Các khó khăn của các hộ nuôi khi thu hoạch cá để bán. 122
Bảng 3.35 : Các khó khăn của các hộ nuôi khi vay vốn tại ngân hàng. 122
Bảng 3.36 : Hướng phát triển của các trại nuôi cá chẽm thương phẩm trong thời
gian tới. 123
Bảng 3.37 : Một số nguyện vọng phát triển của các hộ nuôi cá chẽm 124
Bảng 3.38 : Thủ tục chọn biến trong phân tích hồi qui OLS 125
Bảng 3.39 : Mô hình tổng quát trong phân tích hồi qui 126
Bảng 3.40 : Bảng phân tích ANOVA của mô hình. 127
Bảng 3.41 : Các hệ số. 128-129
Bảng 3.42: Các biến bị loại sau phân tích 130
Bảng 3.43: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập 131
Bảng 3.44: Mô hình phân tích hồi qui “Sản lượng cá chẽm nuôi thương phẩm”
với biến độc lập “Qui mô diện tích nuôi”. 132
Bảng 3.45: Phân tích ANOVA của mô hình “Sản lượng cá chẽm nuôi thương
phẩm” với biến độc lập “Qui mô diện tích nuôi” 132
Bảng 3.46: Các hệ số của phân tích hồi qui biến “Sản lượng cá chẽm nuôi
thương phẩm” với biến độc lập “Qui mô diện tích nuôi” 133
Bảng 3.47: Mô hình phân tích hồi qui “Sản lượng cá chẽm nuôi thương phẩm”
với biến độc lập “Qui mô vốn” 133
Bảng 3.48: Phân tích ANOVA của mô hình “Sản lượng cá chẽm nuôi thương
phẩm” với biến độc lập “Qui mô vốn” 133
Bảng 3.49: Các hệ số của phân tích hồi qui biến “Sản lượng cá chẽm nuôi
thương phẩm” với biến độc lập “Qui mô vốn”. 133
Bảng 3.50: Mô hình phân tích hồi qui sau khi loại bỏ biến cộng tuyến 134
Bảng 3.51: Các hệ số mô hình phân tích hồi qui sau khi loại bỏ biến cộng tuyến 135
x
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1 : Mô hình các nhân tố tác động đến sản lượng cá chẽm nuôi thương
phẩm tại Khánh Hòa 32
Hình 2.1 : Bảng đồ phân bố cá chẽm trên thế giới. 38
Hình 2.2 : Hình dạng ngoài cá chẽm 47
Hình 2.3 : Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa 49
Hình 2.4 : Sơ đồ tóm tắt nội dung và trình tự nghiên cứu. 64
xi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPCĐ : Chi phí cố định.
CPTG : Chi phí trung gian.
ĐVT : Đơn vị tính.
FAO : Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ chức
Nông lương Liên hợp quốc.
FIGIS : Fisheries Global Information System -Hệ thống thông tin Thuỷ sản toàn
cầu.
FIRI : FAO Inland Water Resources and Aquaculture Service.
GT : Giá trị.
GTLN : Giá trị lớn nhất.
GTNN : Giá trị nhỏ nhất.
GTTB : Giá trị trung bình.
HQKT : Hiệu quả kinh tế.
KTXH : Kinh tế xã hội.
NCKH : Nghiên cứu khoa học.
NTTS : Nuôi trồng thủy sản.
SL, TSL : Sản lượng, Tổng sản lượng.
TCP : Tổng chi phí.
TNHH : Thu nhập hỗn hợp.
Tr.đ : Triệu đồng.
TSCĐ : Tài sản cố định.
VASEP : Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers - Hiệp hội Chế
biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
XKTS : Xuất khẩu thủy sản.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Theo đánh giá của Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO), hiện có khoảng
50% nguồn lợi thủy sản thế giới đã bị khai thác đến mức tới hạn trong khi các nguồn
tài nguyên thủy sản đang giảm mà nhu cầu sử dụng ngày càng cao. Vì vậy, để có đủ
nguyên liệu thủy sản sử dụng và chế biến chỉ dựa vào nguồn thủy sản tự nhiên chắc
chắn không thể đáp ứng được do đó phải dựa vào sự tích cực phát triển các nghề nuôi
trồng thủy sản(NTTS).
Cũng theo dự báo của FAO, NTTS trên toàn thế giới sẽ phát triển rất mạnh trong
thời gian sắp tới với tốc độ phát triển trong thập niên 90 sẽ được duy trì cho đến tận
năm 2015. Dự đoán mức tiêu thụ các sản phẩm thủy sản tính trên đầu người trung bình
của cả thế giới sẽ tăng từ 16 kg/năm trong năm 1997 lên 19-20 kg/người/năm trước
năm 2030, đưa tổng lượng cá sử dụng cho nhu cầu thực phẩm lên 150-160 triệu tấn. Vì
sản lượng khai thác hàng năm của cá biển và các loại hải sản khác không thể vượt quá
con số 100 triệu tấn (nếu muốn duy trì sản lượng này một cách lâu dài), phần gia tăng
này chủ yếu là nhờ vào NTTS (Hoàng Tùng, 2001).
Trải qua nhiều thập kỷ, nuôi trồng thủy sản cung cấp một khối lượng lớn thực
phẩm thủy sản và góp phần giảm bớt áp lực khai thác thủy sản tự nhiên, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môi trường sinh thái, đồng thời giải quyết nhiều
vấn đề xã hội khác như: giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự
di cư từ nông thôn ra thành thị và từ vùng này đến vùng khác, đem lại sự thịnh vượng
cho cộng đồng dân cư và xã hội. Khánh Hòa là một tỉnh ven biển miền trung, có tiềm
năng đất và mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản rất lớn. Phát triển
nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi trồng thủy sản mặn, lợ được coi là hướng phát
triển mũi nhọn để tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nông
nghiệp của tỉnh nhà. Nuôi trồng thủy sản mấy năm qua thực sự đã đem lại nhiều lợi ích
cho người dân và góp phần quan trọng phát triển kinh tế của tỉnh.
Theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà số:1080/2001/QĐ-UB, ngày
29/3/2001 của UBND tỉnh Khánh Hòa về Phê duyệt Chương trình phát triển nuôi
trồng thuỷ sản tỉnh Khánh Hoà thời kỳ 2001 – 2010 (Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh
Hoà, 2001). Với mục tiêu chung: Khai thác triệt để tiềm năng về đất đai, mặt nước;
2
giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cho ngư dân; đảm bảo an ninh thực phẩm; tạo
nguồn hàng và nguyên liệu cho chế biến hàng thuỷ sản xuất khẩu. Mục tiêu cụ thể, đến
năm 2010 đạt:
- Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản trên 31.079 tấn.
- Kim ngạch xuất khẩu từ sản phẩm nuôi trồng thuỷ sản đạt 95 triệu USD.
- Đảm bảo việc làm và thu nhập cho 22.000 người.
- Giảm hộ ngư dân nghèo ven biển từ 9,37% xuống còn 1%.
- Tạo sự chuyển biến tích cực về KTXH, góp phần giữ vững an ninh ven biển.
Ngành Thủy sản có vai trò rất quan trọng và phải giữ vững vị trí ngành kinh tế mũi
nhọn của đất nước. Trong 10 năm tới, nghề cá phải được phát triển mạnh mẽ theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Muốn vậy, cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nghề
cá trong mọi lĩnh vực từ khai thác, nuôi trồng đến các dịch vụ cho xuất khẩu...
Ngoài ra, tháng 8 năm 2004, Chính phủ đã phê duyệt và ban hành định hướng
chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 Việt Nam, Văn
phòng phát triển bền vững Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2004), trong đó đã nêu ra
những quan điểm mục tiêu, nguyên tắc cơ bản và các hoạt động ưu tiên để thực hiện
phát triển bền vững ở Việt Nam. Trong đó, hoạt động thủy sản là một trong các hoạt
động ưu tiên được thể hiện trong nội dung Bảo vệ môi trường biển. Tại đây, Chương
trình đã khẳng định: Ngành thủy sản là một trong những ngành kinh tế quan trọng của
Việt Nam, thu hút gần 9 triệu lao động và là ngành đứng thứ 3 về giá trị xuất khẩu.
Tiềm năng phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam còn rất lớn nếu được quản lý và điều
hành theo hướng phát triển bền vững. Phát triển nuôi trồng thủy sản đã chứng tỏ một
hướng quan trọng và hữu hiệu để xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, tăng thu nhập cho
cộng đồng dân cư (Võ Thị Cẩm Hiếu, 2007).
Với những lợi thế riêng biệt, nhất là từ khi có chính sách chuyển đổi cơ cấu sản
xuất kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), nuôi trồng thủy sản mặn lợ
ven biển đã và đang đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Khánh Hòa.
Trong thời gian qua, các mô hình nuôi trồng thủy sản đã chuyển hóa rất nhanh cùng
với quá trình phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản. Phương thức nuôi trồng đã
3
chuyển từ nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến1 (nuôi phân tán mật độ thấp) sang
nuôi bán thâm canh và thâm canh2 (nuôi tập trung mật độ cao), nhằm tạo ra sản phẩm
hàng hóa lớn phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc tiếp cận các phương
thức nuôi trồng mới với mật độ cao, năng suất lớn, sử dụng nhiều năng lượng và chi
phí... đã tạo ra sự mất cân bằng của hệ thống tự nhiên, tạo ra sự tổn thất sinh thái, ảnh
hưởng nhiều đến môi trường.
Các mô hình nuôi thâm canh càng cao, quy mô công nghiệp càng lớn thì lượng
chất thải lại càng lớn và mức độ nguy hại càng nhiều; tình trạng sử dụng hóa chất
kháng sinh bị cấm, việc mở rộng tuỳ tiện diện tích nuôi đã gặm nhấm gần hết các vùng
rừng ngập mặn, che kín các cửa sông, lấp kín các đầm phá, làm cho hệ sinh thái ven bờ
bị phá hủy mạnh, gây tổn hại lớn cho tài nguyên môi trường sinh học, sinh thái biển và
những vùng đất ngập nước ven biển vẫn đang diễn ra. Do đó, vấn đề mất cân bằng sinh
thái càng trở nên trầm trọng mà biểu hiện là sự tổn thất do ô nhiễm môi trường, suy
thoái môi trường và sự cố môi trường …Hậu quả là thủy sản bị dịch bệnh hoành hành,
ô nhiễm môi trường tôm, cá chết hàng loạt đã diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh.
Nhiều hộ nông dân, trang trại nuôi trồng thủy sản, một số doanh nghiệp quy mô lớn...
đã phải lâm vào cảnh điêu đứng do nợ nần. Một số nơi diện tích nuôi thủy sản phải bỏ
hoang do bị ô nhiễm môi trường và dịch bệnh phát sinh vẫn chưa khắc phục được.
Do đó, vấn đề đặt ra cho nghề nuôi hiện nay là: một mặt tìm ra giải pháp để cải
thiện nghề nuôi tôm sú, giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi; một mặt tìm ra giải pháp
cho những vùng không còn khả năng nuôi tôm Sú hoặc tỉ lệ rủi ro cao.
Ai cũng hiểu rằng các nguyên tắc lựa chọn một đối tượng nuôi lý tưởng cho NTTS
bao gồm khả năng sản xuất con giống chủ động, nguồn thức ăn đầy đủ, có thị trường
(nội địa hoặc xuất khẩu); đối tượng nuôi phải có sức sinh trưởng nhanh, có khả năng
phân bố rộng, sức chịu đựng các điều kiện bất lợi của môi trường nuôi và dịch bệnh.
Thêm vào đó một yếu tố đang ngày càng trở nên quan trọng là mức độ ảnh hưởng của
1 Nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến (FAO): là nuôi ở trình độ kỹ thuật đơn giản, ít có tác động của con
người đến quá trình phát triển, sinh trưởng của đối tượng nuôi, cũng có thể thả giống (chủ yếu là giống tự nhiên),
cho ăn... nhưng chưa theo một quy trình nhất định. Nước được đưa vào ao thông qua các cửa cống.
2 Nuôi bán thâm canh và thâm canh (FAO)