Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An

Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là địa bàn phân bố của con người, là nơi phát triển xây dựng các cơ sở kinh tê – văn hoá – xã hội. Đặc biệt đất là tài liệu không có gì thay thế được trong sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp. Hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển của các ngành khác. Do đó, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý đầy đủ và đem lại hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết. Trong mấy thập kỷ gần đây, do sự gia tăng của dân số quá nhanh cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật đã làm cho yêu cầu sử dụng đất ngày càng cao. Đất không những dành cho nông – lâm – ngư nghiệp mà còn tham gia vào mục đích khác như công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, giao thông, Việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau đã làm ảnh hưởng tới đất theo nhiều hướng khác nhau. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm tới vấn đề phát triển bền vững, trong đó việc sử dụng đất bền vững là một lí do để FAO đề ra “Hiến chương đất đai “ hợp lí vì sự an toàn lương thực và sự tồn tại của loài người trên thế giới. Vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu là cần có kế hoạch, biện pháp bảo vệ và xây dựng đầy đủ, hợp lí tài nguyên đất - nguồn tài nguyên đang trở nên khan hiếm để phát triển nông nghiệp bền vững. trong đó việc sử dụng những vùng đất dốc được đặt lên hàng đầu vì việc sử dựng vùng đất dốc nếu không được chú trọng quản lí một cách chặt chẽ sẽ gây ra hiện tượng xói mòn rửa trôi làm thoái hoá đất một cách nhanh chóng. Đặc biệt, ở Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn tài nguyên đất phong phú với ¾ diện tích đất tự nhiên là đồi núi và trong tổng số 61 tỉnh thành thì đất đồi núi có mặt trong 41 tỉnh thành , chúng thường tập trung thành những dải liên tục suốt từ Bắc xuống Nam. Vùng đất dốc ở nước ta có vai trò rất quan trọng cho sản xuất nông lâm nghiệp và các ngành khác, tuy nhiên việc sử dụng đất dốc gặp rất nhiều trở ngại do địa hình bị chia cắt, đất dốc dễ bị rửa trôi xói mòn dẫn đến thoái hóa gây suy kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất làm ảnh hưởng tới vấn đề môi trường và sự tồn tại của các thế hệ trong tương lai. Chính bởi vậy việc sử dụng tài nguyên đất dốc cần phải được nhìn nhận một cách khoa học trên cơ sở sử dụng có hiệu quả và bền vững để tránh những hậu hoạ khôn lường do sử dụng chúng một cách thiếu ý thức và duy ý chí. Huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh với diện tích 75.578 ha. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam bao quanh là các dãy núi cao từ 300 – 400 m. Vùng trung tâm với nhiều dãy đồi bát úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao trung bình từ 50 – 70 m. Với điều kiện địa hình như vậy đã tạo cho huyện có nhiều diện tích đất canh tác tốt. Tuy nhiên, nhìn chung toàn bộ diện tích đất canh tác của huyện đều nằm trên địa hình cao nên việc sử dụng đất ở đây cũng gặp nhiều trở ngại , dễ bị xói mòn gây suy thoái đất. Nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả sử dụng đất dốc ở Nghĩa Đàn để phát triển các yếu tố tích cực và khắc phục các yếu tố hạn chế là rất cần thiết từ đó làm cơ sở định hướng đối với người quản lí và sử dụng đất ở địa phương. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhằm góp một phần sức mình trong chiến lược phát triển quê hương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An”

docChia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4856 | Lượt tải: 8download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết của đề tài: Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là địa bàn phân bố của con người, là nơi phát triển xây dựng các cơ sở kinh tê – văn hoá – xã hội. Đặc biệt đất là tài liệu không có gì thay thế được trong sản xuất nông - lâm – ngư nghiệp. Hầu hết các nước trên thế giới đều xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển của các ngành khác. Do đó, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất hợp lý đầy đủ và đem lại hiệu quả cao theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết. Trong mấy thập kỷ gần đây, do sự gia tăng của dân số quá nhanh cùng với sự phát triển của Khoa học kỹ thuật đã làm cho yêu cầu sử dụng đất ngày càng cao. Đất không những dành cho nông – lâm – ngư nghiệp mà còn tham gia vào mục đích khác như công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, giao thông, … Việc sử dụng đất vào nhiều mục đích khác nhau đã làm ảnh hưởng tới đất theo nhiều hướng khác nhau. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm tới vấn đề phát triển bền vững, trong đó việc sử dụng đất bền vững là một lí do để FAO đề ra “Hiến chương đất đai “ hợp lí vì sự an toàn lương thực và sự tồn tại của loài người trên thế giới. Vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu là cần có kế hoạch, biện pháp bảo vệ và xây dựng đầy đủ, hợp lí tài nguyên đất - nguồn tài nguyên đang trở nên khan hiếm để phát triển nông nghiệp bền vững. trong đó việc sử dụng những vùng đất dốc được đặt lên hàng đầu vì việc sử dựng vùng đất dốc nếu không được chú trọng quản lí một cách chặt chẽ sẽ gây ra hiện tượng xói mòn rửa trôi làm thoái hoá đất một cách nhanh chóng. Đặc biệt, ở Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nguồn tài nguyên đất phong phú với ¾ diện tích đất tự nhiên là đồi núi và trong tổng số 61 tỉnh thành thì đất đồi núi có mặt trong 41 tỉnh thành , chúng thường tập trung thành những dải liên tục suốt từ Bắc xuống Nam. Vùng đất dốc ở nước ta có vai trò rất quan trọng cho sản xuất nông lâm nghiệp và các ngành khác, tuy nhiên việc sử dụng đất dốc gặp rất nhiều trở ngại do địa hình bị chia cắt, đất dốc dễ bị rửa trôi xói mòn dẫn đến thoái hóa gây suy kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất làm ảnh hưởng tới vấn đề môi trường và sự tồn tại của các thế hệ trong tương lai. Chính bởi vậy việc sử dụng tài nguyên đất dốc cần phải được nhìn nhận một cách khoa học trên cơ sở sử dụng có hiệu quả và bền vững để tránh những hậu hoạ khôn lường do sử dụng chúng một cách thiếu ý thức và duy ý chí. Huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc của tỉnh với diện tích 75.578 ha. Huyện có đồi núi không cao, thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam bao quanh là các dãy núi cao từ 300 – 400 m. Vùng trung tâm với nhiều dãy đồi bát úp thấp và thoải, xen kẽ giữa chúng là các thung lũng bằng phẳng với độ cao trung bình từ 50 – 70 m. Với điều kiện địa hình như vậy đã tạo cho huyện có nhiều diện tích đất canh tác tốt. Tuy nhiên, nhìn chung toàn bộ diện tích đất canh tác của huyện đều nằm trên địa hình cao nên việc sử dụng đất ở đây cũng gặp nhiều trở ngại , dễ bị xói mòn gây suy thoái đất. Nghiên cứu thực trạng, đánh giá hiệu quả sử dụng đất dốc ở Nghĩa Đàn để phát triển các yếu tố tích cực và khắc phục các yếu tố hạn chế là rất cần thiết từ đó làm cơ sở định hướng đối với người quản lí và sử dụng đất ở địa phương. Xuất phát từ những vấn đề trên và nhằm góp một phần sức mình trong chiến lược phát triển quê hương, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên vùng đất dốc ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An” 1.2. Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu: 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá các loại hình sử dụng đất dốc và lựa chọn các loại hình sử dụng đất dốc có hiệu quả và bền vững ở huyện Nghĩa Đàn - Nghệ An. - Đề xuất hướng sử dụng đất hợp lí, bền vững cho vùng đất dốc trên địa bàn nghiên cứu. 1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu: - Số liệu thu thập phải đảm bảo chính xác, trung thực và có ý nghĩa đối với mục đích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. - Các điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của vùng cần được xem xét, cân nhắc kỹ cho các hướng sử dụng đất hợp lí, hiệu quả và biện pháp. - Các phương pháp và các hệ thống chỉ tiêu vận dụng trong đánh giá phải mang tính khoa học phù hợp với thực tiễn. - Phương hướng, giải pháp đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất dốc của địa phương nghiên cứu phải đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện thực tế của vùng. PHẦN II: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất dốc trên thế giới và ở Việt Nam: 2.1.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất dốc trên thế giới: Trên thế giới, đất dốc đã được người dân khai thác và sử dụng cho các mục đích nông lâm ngư nghiệp từ rất lâu đời. Đất dốc chiếm 14.7% tổng tài nguyên đất của thế giới. Nhìn chung, đối với các nước có trình độ phát triển vấn đề sử dụng đất dốc được người ta nhìn nhận một cách thích hợp trên cơ sở khai thác một cách hợp lý nhưng đối với các nước đang và chậm phát triển do sức ép về đảm bảo lương thực và do sự bùng nổ dân số diễn ra trong những thập kỷ gần đây đã đẩy các quốc gia này phải khai thác một cách triệt để cả những vùng đất dốc ở mức giới hạn hoặc thậm chí rất ít có khả năng sử dụng được vào các mục đích sản xuất và điều này đã làm cho phần lớn các diện tích đất dốc sau khi đã phá rừng, khai thác đất không được bao lâu đã bị thoái hoá hay thậm chí mất khả năng sản xuất. Ở vùng Đông Nam Á có tới 1/3 đất canh tác được sử dụng theo kiểu nương rẫy ﴾ Dobbi 1950,1978﴿. Người ta ước tính khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có 80 triệu người du canh và sử dụng 120 triệu ha đất nương rẫy. Ở Philippin nơi mà ¾ đất đai là rừng vào cuối Thế chiến thứ 2 nhưng đến năm 1970 chỉ còn 38% diện tích là rừng, với việc biến đất rừng thành đất nông nghiệp tăng với tốc độ 500 km2/năm của 350 ngàn người du canh. Ở Inđônêxia, hàng năm có khoảng 2000 ha đất bị nghèo kiệt dinh dưỡng do canh rác nương rẫy. Ở Ấn Độ hàng năm có đến 9 - 10 triệu ha rừng bị chặt đốt để làm nương rẫy… Hệ thống canh tác trên đất dốc là hệ thống canh tác diễn ra vào mùa mưa và thường xuyên gặp hạn hán, trong khi đó từ trước tới nay canh tác trên đất dốc chủ yếu theo kiểu canh tác nương rẫy, đây là biện pháp canh tác có thể chấp nhận được khi mật độ dân số thưa thớt và thời gian bỏ hoá kéo dài từ 10 – 30 năm. Đây là kiểu canh tác điển hình có ưu điểm là tiết kiệm được năng lượng của hoạt động sống, số calo cần thiết để đầu tư cho sản xuất ra một đơn vị thức ăn là rất thấp. Tuy nhiên kiểu canh tác nương rẫy đã làm phá vỡ cân bằng của các hệ thống đang tồn tại trong tự nhiên dẫn tới các tác động tiêu cực và bất ngờ về mặt xã hội – môi trường.[5] Nhiều tác giả đã công bố những công trình nghiên cứu về sử dụng lâu bền nguồn tài nguyên đất dốc ở các khía cạnh khác nhau. Một số công trình nghiên cứu đất dốc, xói mòn trên đất dốc được tiến hành trong 15 năm gần đây tại Srilanka, Ấn Độ, Oxtraylia, Nhật Bản, Thái Lan… Đã đi đến kết luận là: Hiện tượng nghiêm trọng xẩy ra ở vùng nhịêt đới là do tính xâm kích rất mạnh của khí hậu hơn là do tính cảm ứng hay tính bền vững của đất nhiệt đới. Ngoài các trận mưa làm đất bị rửa trôi và suy thoái còn có một nhân tố khí hậu khác tác dụng thay đổi tính chất vật lý của đất đó là sự bốc hơi nước xẩy ra mãnh liệt về mùa khô, làm phần trên của phẫu diện đất bị khô, sự kết dính tăng mạnh gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thực vật. Về sự rửa trôi, những cơn mưa nhiệt đới có cường độ mạnh đã mang theo những nguyên tố khoáng kéo chúng xuống sâu vượt khỏi tầm hút của rễ cây. Người ta nhận thấy rằng tình trạng nghèo chất hoá học do rửa trôi ở vùng nhiệt đới rất khác nhau tùy từng nơi, đặc biệt khác nhau lớn ở những vùng nhiệt đới ẩm hoặc xích đạo. Chẳng hạn như dưới rừng chuối ở Azaguize và rừng chuối ở Versalless ﴾Pháp﴿ tổn thất Ca2+ tương tự nhau. Nhưng ở Versalless tổn thất về đạm cao gấp 5 lần, về Mg2+ cao gấp 11 lần, K+ gấp 74 lần so với ở Azaguize. [ 4 ]. Sản xuất trên đất dốc gặp khó khăn lớn nhất là xói mòn, ở Liên Xô theo Xô – bô – lép mỗi năm xói mòn đã làm trôi mất 535 triệu tấn đất màu, gây thiệt hại về kinh tế rất lớn tương đương 4,5 tỷ rúp tại thời những năm 1978 ﴿. Ở Hoa Kỳ, theo H.N Benet, hàng năm xói mòn làm phá hỏng 113 triệu ha đất canh tác và điều này đã làm mất đi trị giá tương đương với 10 tỷ đô la . Mặt khác qua nghiên cứu, nhiều công trình trên thế giới đã xác định dùng cây phân xanh xen với cây trồng chính có tác dụng che phủ chống được rửa trôi, xói mòn và sự chiếu thẳng của ánh sáng mặt trời. Do đó làm giảm bớt sự mất chất dinh dưỡng của đất đặc biệt là mùn và đạm. Cây họ đậu được đưa vào xen canh có thể cải thiện sự hấp thụ Nitơ của các cây ngũ cốc và cây trồng chính khác làm tăng hiểu quả của phân đạm bón vào đất ﴾Shanchen 1976﴿. Tại đảo Madagarca dùng phân xanh phối hợp với phân khoáng làm tăng năng suất cây trồng rõ rệt. Như vậy, vấn đề sử dụng đất dốc đã được rất nhiều quốc gia và các nhà khoa học đất trên thế giới quan tâm như: những biện pháp công trình cắt, dẫn dòng chảy, những mô hình canh tác ruộng bậc thang, các mô hình canh tác trên đất dốc ﴾ SALT1, SALT2, SALT3, SALT4 ﴿, các mô hình nông - lâm kết hợp, tăng khả năng che phủ đất …đây là những biện pháp kĩ thuật sử dụng có hiệu quả và bảo vệ chống suy thoái ở điều kiện canh tác trên đất dốc, rất nhiều các cuộc hội thảo quốc tế nhằm hướng tới mục tiêu sử dụng và bảo vệ đất dốc đã giúp cho việc xác định các giải pháp canh tác bền vững trên đất dốc. 2.1.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng đất dốc ở Việt Nam: Việt Nam là một nước có lịch sử canh tác trên đất dốc lâu đời với các tập quán truyền thống như đốt nương làm rẫy để trồng lúa, ngô và các cây hoa màu ngắn ngày. Hiện tượng chặt phá rừng bừa bãi, kết hợp với canh tác du canh du cư đốt nương làm rẫy đã làm cho hiện tượng mất rừng và diện tích che phủ rừng của nước ta bị suy giảm nhanh chóng theo số liệu thống kê từ 43% năm 1945 xuống chỉ còn 28% vào năm 1993. Tỷ lệ này rất thấp ở vùng Tây Bắc (đặc biệt ở tỉnh Sơn La) chỉ còn khoảng 9 – 11% do hậu quả của việc chặt phá rừng, khai thác rừng và canh tác bừa bãi theo kiểu phát nương làm rẫy. Gần 13 triệu ha đất trống đồi núi trọc ở nước ta là hậu quả của việc khai thác rừng và sử dụng đất dốc không có kiểm soát dẫn đến đất bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc màu hoá và sau đó là hiện tượng xói mòn trơ sỏi đá làm cho đất không có khả năng sản xuất và điều đáng lưu tâm ở đây là khi lớp đất màu mỡ bị phá huỷ thì phải đòi hỏi một thời gian rất dài mới phục hồi lại được và trong nhiều trường hợp hầu như không có khả năng phục hồi. Bảng 2.1: Tỷ đất bị thoái hoá do xói mòn ở vùng đồi núi Việt Nam Vùng sinh thái  Tỷ lệ đất dốc ( %)  Tỷ lệ đất thoái hoá do xói mòn ( %)   1. Miền núi phía Bắc  95  80   2. Miền núi khu IV cũ  80  70   3. Miền núi Duyên Hải miền Trung  70  65   4. Vùng cao nguyên Tây Nguyên  90  60   ( Nguồn: Thái Phiên, Nguyễn Tử Xiêm, 1999) Theo Bùi Quang Toản, ở Vùng Tây Bắc nước ta chỉ tính riêng 10 vạn ha đất canh tác thì hàng năm xói mòn đã cuốn đi khoảng 27 triệu tấn đất tương đương với khoảng 4 – 6 vạn tấn Đạm, 2 – 3 vạn tấn Lân và hàng chục vạn tấn Kali. Một trận mưa lớn ﴾ khoảng 100 – 150mm﴿ có thể làm mất đi lớp đất dày một đến vài cm, trong khi để tạo ra lớp đất tơi xốp dày 5mm – 2cm thì cần có thời gian khoảng 100 năm. Diện tích đồi núi nước ta chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên. Do vậy, việc sử dụng đất đồi núi sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Trong 9 vùng sinh thái thì có 7 vùng thuộc vùng đồi núi. Trong tổng số 22 triệu ha đất đồi núi thì diện tích đất chưa sử dụng còn khoảng gần 4.5 triệu ha có khả năng khai thác đưa vào sử dụng. Bảng 2.2: Phân bố diện tích đất đồi núi trong các vùng sinh thái ở nước ta TT  Tên vùng sinh thái  Diện tích ( ha )   1  Vùng Đông Bắc  3.232.252   2  Vùng Tây Băc  5.485.206   3  Vùng Bắc Trung Bộ  4.298.089   4  Vùng Duyên Hải Nam trung Bộ  3.583.482   5  Vùng Tây Nguyên  4.601.848   6  Vùng Đông Nam Bộ  1.753.176   ( Nguồn: Số liệu thống kê bộ TN & MT, 2005) Các nghiên cứu về đặc điểm và hướng sử dụng đất đồi núi nước ta đang được đặc biệt chú ý. Ngay từ những năm sau hoà bình, các nhà thổ nhưỡng Việt Nam cùng chuyên gia Liên Xô ﴾cũ﴿ V.M.Fridland đã dày công điều tra phân tích các loại đất vùng đồi núi, xác định các quá trình hình thành đất đặc trưng của vùng nhiệt đới nóng ẩm như quá trình Ferralit, Alit, Latertic… Về sử dụng đất đồi núi, Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp đã phân cấp độ dày tầng đất và độ dốc của các loại đất phục vụ cho công tác quy hoạch sử dụng đất có hiệu quả và lâu bền. Từ những năm 60 đã có nhiều công trình nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật chống xói mòn đất, bảo vệ đất dốc ﴾ Nguyễn Trọng Hà 1976; Bùi Quang Toản 1965; Nguyễn Xuân Cát 1980; Nguyễn Văn Tiễn 1988; Thái Phiên với chương trình IBSRAM 1900 – 1999; Nguyễn Thế Đặng 1991 - 2000﴿ Theo nhóm biên tập bản đồ đất năm 1995 ở nước ta đất đồi gò trung du miền núi chiếm 24 triệu ha và phân chia ra: Bảng 2.3 : Độ dốc và tỷ lệ diện tích trong vùng đất đồi núi nước ta Độ dốc ﴾0﴿  < 150  15 - 250  > 250   Tỷ lệ ﴾%﴿  21  14  65   Trước đây, diện tích đất đồi núi sử dụng cho nông nghiệp chỉ vào khoảng 1,55 triệu ha, cho lâm nghiệp khoảng 9,6 triệu ha ( Nguyễn Khang, 1997) cho đến nay, diện tích đất đồi núi sử dụng cho nông nghiệp lên tới 9,3 triệu ha, cho lâm nghiệp 11,6 triệu ha còn dịên tích đất đồng cỏ và trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi có khoảng 534.000 ha. Đất đồi núi thuận lợi cho việc mở ra những vùng chuyên canh cây trồng mang tính hàng hoá cao. Ở những diện tích đã được khai phá ở vùng đồi núi thì diện tích trồng các loại cây lâu năm mới chỉ khoảng 2,2 triệu ha tập trung chủ yếu các loại cây có giá trị như cá phê, cao su, chè, hồ tiêu ở Tây Nguyên; cao su, điều ở vùng Đông Nam bộ; vùng đồi núi phí Bắc được trồng các loại cây chè, trẩu, quế, mía đồi và các loại cây ăn quả như vải, nhãn, mận, hồng… Theo Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên 1999 thì ở trung du và đồi núi nước ta có 18 vùng chuyên canh cây cao su, 13 vùng chuyên canh cây cà phê, 16 vùng chuyên canh cây ăn quả và 11 vùng chuyên canh cây đặc sản. Những cây trồng này cho thu nhập cao hơn hẳn so với cây lương thực và mở ra nhiều ngành sản xuất như chế biến nông sản, dịch vụ tạo thêm công việc cho người lao động, làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội miền núi.[2] Vùng đồi núi nước ta có độ dốc cao, địa hình chia cắt mạnh, mạng lưới sông suối dày đặc, sông ngắn dốc, kết hợp với mưa nhiều và tập trung đã tạo nên dòng chảy trên mặt, cuốn trôi đi nhiều chất dinh dưỡng làm đất bị chua nhanh và thoái hoá rất mạnh, năng suất cây trồng giảm nghiêm trọng, thậm chí nhiều nơi không cho thu hoạch. Theo Lê Trọng Cúc ﴾1991﴿ cho biết tình trạng rửa trôi xói mòn của việc canh tác nương sắn trên đất dốc như sau: Bảng 2.4: Tình trạng rửa trôi xói mòn trên nương sắn ở vùng đất dốc Phương thức canh tác  Tổn thất do xói mòn ﴾tấn/ha/năm﴿  N, P, K tương ứng ﴾kg/ha ﴿     N  P2O5  K2O   Đất trống  245  291.55  135.56  154.95   Sắn không luống  147  157.43  74.07  106.22   Sắn có luống  120  122.40  61.20  85.90   Sắn xen cốt khí  20  25.40  5.95  9.52   Sắn xen lạc  30  34.45  7.94  13.26   Sắn xen đậu  28  30.94  7.14  11.90   Một nghiên cứu khác về hiện tượng xói mòn trên đất đỏ Bazan ở vùng Đak Lak của Thái Phiên và các cộng tác viên ( 1998) đã xác định lượng đất mất do xói mòn trên đất Bazan trồng lúa nương có thể đạt 72,2 tấn/ha/năm. Nếu trồng theo đường đồng mức và có băng chắn bảo vệ thì lượng đất mất giảm 48 %, còn 35 tấn/ha/năm. Mặt khác, so với đất dốc canh tác nông nghiệp, ở đất có rừng lượng đất mất do xói mòn thường rất thấp. Theo số liệu quan trắc của Bùi Mạnh, Vũ Văn Mễ, Nguyễn Danh Mô ( 1972 - 1984) cho thấy trên đất sét Hữu Lũng - Lạng Sơn, ở độ dốc 12 - 150 , dưới rừng thứ sinh hỗn giao, mức độ che phủ 0,7 – 0.8 lượng dòng chảy chỉ có 84 m3/ha/năm và lượng đất trôi 0,23 tấn/ha/năm. Với độ dốc cao hơn 250, các trị số tương ứng là 142 m3/ha/năm và 0,28 tấn/ha/năm. Như vậy, rõ ràng rừng đóng một vai trò rất lớn trong việc hạn chế dòng chảy bề mặt và lượng đất bị xói mòn rửa trôi. [ 2 ] Nhiều tác giả đặc biệt quan tâm đến vấn đề canh tác trên đất dốc, trước hết là luân canh và xen canh trong hệ thống cây trồng. Theo Lê Trong Cúc 1991 cho rằng: Trồng xen cây họ đậu và cây lương thực đã cho sản lượng tổng hợp cao hơn và đặc biệt là cải tạo được tính chất của đất rất tốt. Theo nghiên cứu về hoạt động quang hợp của sắn trồng xen với cây họ đậu ở Vĩnh Phú cho thấy: Hàm lượng diệp lục, chất khô, cường độ quang hợp cao hơn so với trồng sắn thuần. Trong công thức sắn xen lạc năng suất lạc đạt 500 – 800 kg/ha, sắn đạt từ 15 – 17 tấn /ha, lượng thân lá lạc để lại cho đất từ 8 – 10 tấn/ha. Ở đất dốc lạc chịu hạn hơn đậu tương, sử dụng nước cũng hữu hiệu hơn trong điều kiện khô hạn, Vũ Công Quỳ ﴾ 1995﴿ .[ 2 ] Để sử dụng hợp lí tài nguyên đất dốc về khía cạnh nông - lâm nghiệp nhiều tác giả cho rằng phương thức nông lâm kết hợp phải được coi là phương thức canh tác chiến lược phổ cập, chỉ có như vậy mới giải quyết được 3 vấn đề: An toàn lương thực và sản phẩm hàng hoá Đồng cỏ nơi chăn thả gia súc Củi đun và nguyên liệu làm nhà Một số nghiên cứu tiến hành trên đất dốc ở Yên Lập, Việt Trì ,Vĩnh Phúc và Bắc Thái đã có kết luận: Kết hợp trồng cây phân xanh lâu năm ﴾ đặc biệt là cốt khí﴿ theo đường đồng mức để cắt dòng chảy, trồng xen cây đậu đỗ và sắn, sử dụng cây họ đậu sau khi thu hoạch vùi làm phân cho sắn, sử dụng phân hoá học với lượng 30 kg N, 30 kg P2O5, 60 kg K2O/ ha cho cả tổ hợp cây trồng là biện pháp có hiệu quả cao trên đất dốc ít màu mỡ ở miền núi ﴾ Nguyễn Dậu, Võ Minh Khang, Nguyễn Văn Tiễn 1984 ﴿ Vì những lí do trên đây, trong sử dụng đất dốc việc hạn chế và chống xói mòn luôn là công việc quan trọng hàng đầu khi có ý định khai phá mở rộng và canh tác trên đất dốc, phải chủ động sử dụng các biện pháp phòng chống xói mòn bảo vệ đất mới tiến hành các dự án mở rộng và canh tác trên vùng đất dốc. Như vậy, chắc chắn vùng đất dốc sẽ tham gia tích cực vào quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước với sản xuất nông – lâm nghiệp, miền núi sẽ nhanh chóng trở thành một vùng được mở mang phát triển cho sản xuất nông nghiệp xứng đáng với vị trí chiến lược cả về kinh tế, xã hội và môi trường trong tương lai. 2.2. Nghiên cứu một số vấn đề chung về hiệu quả và hiệu quả sử dụng đất: 2.2.1. Hiệu quả và phân loại hiệu quả sản xuất nông nghiệp: Mọi hoạt động của con người đều có mục tiêu chung là kinh tế, tuy nhiên kết quả hoạt động đó không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời tạo ra nhiều kết quả liên quan đến đời sống kinh tế xã hội của con người, như là cải thiện điều kiện sống, môi trường làm việc, cải tạo môi trường sinh thái, nâng cao đời sống tinh thần của người lao động. Đặc biệt sản xuất nông nghiệp ngoài ngoài những hiệu quả chung về kinh tế xã hội còn phải quan tâm rất nhiều đến hiệu quả về môi trường để khai thác sử dụng quỹ đất một cách bền vững. Nếu chỉ xem xét hiệu quả trên phạm vi cá biệt, mọi hoạt động kinh tế có thể mang lại hiệu quả kinh tế cho một cá nhân, một đơn vị nhưng xét trên phạm vi toàn xã hội nó có thể ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chung chính vì vậy đánh giá hiệu quả cần phân định và làm rõ mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng để đưa ra một phương hướng đúng đắn nhất. Xem xét về mặt thời gian, hiệu quả đạt được cần phải đảm bảo được lợi ích trước mắt và lâu dài. Tức là hiệu quả đạt được trong từng thời kỳ không được làm ảnh hưởng tới thời kỳ tiếp theo. Về mặt không gian, hiệu quả chỉ có thể đạt được một cách toàn diện khi hoạt động của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, hoạt động kinh tế đều mang lại hiệu quả và không ảnh hưởng chung đến nền kinh tế quốc dân. Như vậy, đánh giá
Luận văn liên quan