Rừng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp lâm sản, bảo tồn ña
dạng sinh học, du lịch sinh thái và phòng hộ môi trường. Ngày nay, giá trị
phòng hộ môi trường của rừng ñã vượt xa giá trị cung cấp lâm sản truyền
thống. Là một nước nằm trong vùng nhiệt ñới gió mùa, với 3/4 diện tích là ñồi
núi và thường xuyên phải chịu những trận mưa, bão lớn thì rừng phòng hộ mà
ñặc biệt là rừng phòng hộ ñầu nguồn có vai trò ñặc biệt quan trọng ñối với
nước ta. Chính phủ ñã có 2 Chương trình quốc gia lớn ñầu tư xây dựng và
phát triển hệ thống rừng phòng hộ là Chương trình 327 giai ñoạn 1992-1997
và Dự án 661 giai ñoạn 1998-2010, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Nhà
nước với ñối tượng này.
Đắk Lăk là tỉnh có diện tích tự nhiên và rừng lớn, trong ñó rừng phòng
hộ ñầu nguồn chiếm 14% diện tích rừng và ñất rừng của tỉnh. Nhìn chung,
công tác quản lý rừng phòng hộ trong những năm qua ñã ñạt ñược nhiều tiến
bộ, tình trạng phát nương làm rẫy giảm nhiều so vớinhững năm trước ñây,
người dân và cộng ñồng ñịa phương ñã ñược Nhà nước giao rừng, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng ñất. Tuy nhiên, trong thờigian qua do những tác
ñộng tăng dân số cơ học, nhu cầu ñất canh tác, gỗ tiêu dùng, chất ñốt tăng
cao, nên chất lượng và ñộ che phủ của rừng cũng bị ảnh hưởng. Việc quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ñầu nguồn của tỉnh Đắk Lăk trở thành vấn
ñề khách quan và cấp bách, không chỉ có ý nghĩa trực tiếp ñối với ñời sống
ñồng bào dân tộc Tây nguyên mà còn liên quan ñến việc phòng hộ các tỉnh
phía Nam và Nam TB vì Đăk Lăk là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn.
113 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2591 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ thuộc dự án 661 giai đoạn 1999-2007 tại tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
==============
NGUYỄN THỊ BẠCH TUYẾT
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ THUỘC
DỰ ÁN 661 GIAI ĐOẠN 1999-2007 TẠI TỈNH ĐĂK LĂK
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Buôn Ma Thuột - 2009
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
==============
NGUYỄN THỊ BẠCH TUYẾT
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ THUỘC
DỰ ÁN 661 GIAI ĐOẠN 1999-2007 TẠI TỈNH ĐĂK LĂK
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Võ Đại Hải
Buôn Ma Thuột - 2009
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực; được các đồng tác giả
cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào
khác.
Họ tên tác giả
Nguyễn Thị Bạch Tuyết
iii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Khoa Nông Lâm - trường Đại học Tây
Nguyên theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 1, giai đoạn 1999 -
2007.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, bản thân đã nhận nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của Khoa Đào tạo sau đại học của Trường Đại học Tây
Nguyên; Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk; Các Thầy Cô
giáo tham gia giảng dạy. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp
đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn đến TS. Võ Đại Hải
- người hướng dẫn khoa học; Người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ tác
giả trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Khoa Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Tây
Nguyên; Đặc biệt là Tiến sĩ Đào Mai Luyến đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả
trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành luận văn.
Tác giả xin cảm ơn UBND tỉnh Đắk Lắk; Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Chi cục Phát triển Lâm nghiệp; Ban quản lý Dự án 661 của tỉnh Đắk
Lắk và các Ban quản lý Dự án 661 cơ sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
triển khai đề tài nghiên cứu; Cung cấp những thông tin, tư liệu cần thiết và phối
hợp thu thập các số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho nội dung luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp; bạn bè gần xa
và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian
học tập và hoàn thành luận văn.
Buôn Ma Thuột, ngày tháng năm 2009.
Tác giả
Nguyễn Thị Bạch Tuyết
IVi
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa.i
Lời cam đoan.ii
Lời cảm ơniii
Mục lục....Ivi
Danh mục các bảng.
Danh mục các ký hiệu và từ viết tắt.
Danh mục các hình ảnh.
ĐẶT VẤN ĐỀ...1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.. 3
1.1 Trên thế giới... 3
1.1.1. Đánh giá dự án .............................. 3
1.1.2. Nghiên cứu xói mòn đất và thuỷ văn rừng. 5
1.1.3. Các biện pháp kỹ thuật xây dựng và các mô hình rừng phòng hộ.. 9
1.1.4. Các chính sách tổ chức, quản lý rừng phòng hộ10
1.2. Ở Việt Nam.. 11
1.2.1. Đánh giá Dự án..11
1.2.2. Nghiên cứu xói mòn đất và thuỷ văn rừng12
1.2.3. Các biện pháp kỹ thuật xây dựng và các mô hình rừng phòng hộ 15
1.2.4. Các chính sách tổ chức, quản lý rừng phòng hộ17
1.3. Nhận xét và Đánh giá chung.18
CHƯƠNG II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG &
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......20
2.1. Mục tiêu đề tài..20
2.2. Đối tượng nghiên cứu...20
2.3. Giới hạn nghiên cứu..20
2.4. Nội dung nghiên cứu.21
2.5. Phương pháp nghiên cứu..21
2. 5.1. Quan điểm và cách tiếp cận trong nghiên cứu..21
2.5.2. Phương pháp giải quyết vấn đề..22
2.5.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể..24
CHƯƠNG III: KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU.27
3.1. Điều kiện tự nhiên.27
3.1.1. Vị trí địa lý.27
3.1.2. Địa hình, địa thế.27
3.1.3. Khí hậu thuỷ văn28
3.1.4. Địa chất, thổ nhưỡng..29
3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội..30
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động...30
3.2.2. Thực trạng chung về kinh tế của Tỉnh...31
3.2.3. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng32
3.3. Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu
vực nghiên cứu.....32
3.3.1. Thuận lợi32
3.3.2. Khó khăn33
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......35
4.1. Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ Dự án 661 giai đoạn 1999-2007 tại
Tỉnh Đắk Lắk...35
4.1.1. Mục tiêu và tổ chức thực hiện Dự án.35
4.1.2. Kết quả thực hiện Dự án37
4.2. Tổng kết và đánh giá các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ dự án
661 giai đoạn 1999 - 2007 tại tỉnh Đắklắk.. 45
4.2.1. Các văn bản chỉ đạo kỹ thuật trong dự án 661 tại tỉnh Đắklắk 45
4.2.2. Tình hình áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật tại tỉnh Đắklắk...46
4.3. Đánh giá tình hình sinh trưởng rừng trồng phòng hộ dự án 661 giai đọan
1999-2007 tại tỉnh Đắklắk...51
4.3.1. Tỷ lệ sống 57
4.3.2. Tình hình sinh trưởng của một số loài cây trồng chính.59
4.3.3. Một số mô hình thành công và chưa thành công trong Dự án...............60
4.3.4. Một số vấn đề tồn tại trong các mô hình rừng trồng phòng hộ Dự án 661
tại tỉnh Đắk Lắk...............................................................................................62
4.4. Tổng kết và đánh giá hệ thống các cơ chế chính sách, suất đầu tư trồng
rừng trong dự án 661 tại tỉnh Đắk Lăk............................................................65
4.4.1. Các văn bản hướng dẫn chỉ đạo trong dự án 661 tại tỉnh Đắklắk..........65
4.4.2. Đánh giá tình hình áp dụng hệ thống các chính sách, suất đầu tư xây
dựng rừng phòng hộ trên thực tế trong dự án 661 tại tỉnh Đắklắk.................68
4.5. Phân tích các khoảng trống về kỹ thuật và chính sách Dự án 661 áp dụng
ở tỉnh Đắk Lắk.................................................................................................70
4.5.1. Phân tích khoảng trống về kỹ thuật.......................................................70
4.5.2. Phân tích khoảng trống về chính sách...................................................73
4.6. Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trồng rừng phòng
hộ cho Dự án 661 giai đoạn 2008 - 2011 tại tỉnh Đắk Lắk..............................77
4.6.1. Đề xuất cải thiện các biện pháp kỹ thuật trồng rừng phòng hộ.............77
4.6.2. Đề xuất cải thiện các chính sách, suất đầu tư cho trồng rừng phòng
hộ.....................................................................................................................83
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ................................85
5.1. Kết luận.....................................................................................................85
5.2. Tồn tại.......................................................................................................88
5.3. Kiến nghị...................................................................................................88
Tài liệu tham khảo...........................................................................................89
Phần phụ biểu:
Phụ biểu 1: Định mức trồng và chăm sóc rừng trồng loài cây: Muồng đen và
Keo lá tràm đối với công trình các Công ty lâm nghiệp; Ban Quản lý rừng
phòng hộ, đặc dụng thực hiện.
Phụ biểu 2: Định mức trồng và chăm sóc rừng trồng loài cây: Muồng đen và
Keo lá tràm đối với công trình các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thực
hiện.
Phụ biểu 3: Định mức trồng và chăm sóc rừng trồng loài cây: Xà cừ và Keo
lá tràm đối với công trình các Công ty lâm nghiệp; Ban Quản lý rừng phòng
hộ, đặc dụng thực hiện.
Phụ biểu 4: Định mức trồng và chăm sóc rừng trồng loài cây: Xà cừ và Keo
lá tràm đối với công trình các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thực hiện.
Phụ biểu 5: Định mức trồng và chăm sóc rừng trồng loài cây: Keo lá tràm đối
với công trình các Công ty lâm nghiệp; Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng
thực hiện
Phụ biểu 6: Định mức trồng và chăm sóc rừng trồng loài cây: Keo lá tràm đối
với công trình các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng thực hiện.
Phụ biểu 7: Kế hoạch Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2008 – 2010.
Phụ biểu 8: Biểu điều tra sinh trưởng rừng trồng phòng hộ.
Phụ biểu 9: Bảng biểu thu thập thông tin trồng rừng phòng hộ.
Phụ biểu 10: Biên bản phúc tra nghiệm thu công trình Trồng và Chăm sóc
rừng trồng năm thứ nhất.
Phụ biểu 11: Biên bản phúc tra nghiệm thu công trình chăm sóc rừng trồng
phòng hộ.
Bản đồ Hành chính tỉnh Đắk Lắk.
Bản đồ Hiện trạng rừng tỉnh Đắk Lắk.
Bản đồ Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Đắk Lắk.
Bản đồ Phân cấp phòng hộ tỉnh Đắk Lăk.
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
TT Ký hiệu Chú thích
B/C Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí
BQL Ban quản lý
BVR Bảo vệ rừng
CB Cán bộ
ĐD Đặc dụng
FAO Tổ chức Lương Nông thế giới
GDP Tổng giá trị sản phẩm quốc dân
IRR Tỷ suất thu hồi nội nhập
KHKT Khoa học kỹ thuật
KN Khoanh nuôi
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
NPV Hiện giá thuần
ÔTC Ô tiêu chuẩn.
PHĐN Phòng hộ đầu nguồn
PH Phòng hộ
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng.
QPN Quy phạm ngành
QSD Quyền sử dụng
TB Trung bộ.
THCS Trung học cơ sở.
TN Tự nhiên.
TS Tiến sỹ
TW Trung ương
UBND Uỷ ban nhân dân.
661 Dụ án trồng mới 5 triệu ha rừng (theo quyết định 661)
TT Ký hiệu Chú thích
FAO Tổ chức Lương Nông thế giới.
TS Tiến sỹ
NPV Hiện giá thuần.
IRR Tỷ suất thu hồi nội nhập.
B/C Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí.
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng.
BVR Bảo vệ rừng.
QPN Quy phạm Ngành.
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
ÔTC Ô tiêu chuẩn.
KHKT Khoa học kỷ thuật
GDP Tổng giá trị sản phẩm quốc dân.
THCS Trung học cơ sở.
BQL Ban Quản Lý.
UBND Uỷ ban nhân dân.
KN TS Khoanh nuôi tái sinh.
661 Dụ án trồng mới 5 triệu ha rừng (theo quyết định 661)
CB Cán bộ.
PHĐN Phòng hộ đầu nguồn.
PH Phòng hộ.
QSD Quyền sử dụng.
ĐD Đặc dụng.
TW Trung ương.
KN Khoanh nuôi.
TN Tự nhiên.
TB Trung bộ.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
2.2 Địa điểm đặt Ô tiêu chuẩn điều tra, đánh giá. 25
3.1
Tốc độ phát triển GDP phân theo Ngành kinh tế, giai đoạn
2001- 2005.
31
4.1
Diện tích rừng trồng mới, giai đoạn 1999- 2007 tại tỉnh Đắk
Lắk.
38
4.2
Kết quả thực hiện Dự án 661, giai đoạn 1999- 2007 tại tỉnh
Đắk Lắk.
40
4.3
Cơ cấu nguồn vốn sử dụng cho việc xây dựng và Phát triển
rừng, giai đoạn 1999- 2007 tại tỉnh Đắk Lắk.
42
4.4
Cơ cấu nguồn vốn Dự án 661 tại tỉnh Đắk Lắk giai đoạn
1999- 2007.
43
4.5
Các mô hình Lâm sinh áp dụng trong Dự án 661 tại tỉnh Đắk
Lắk.
47
4.6
Các biện pháp kỷ thuật chăm sóc rừng trồng được áp dụng
trong Dự án 661 tại tỉnh Đắk Lắk.
50
4.7
Kết quả các mô hình Lâm sinh áp dụng trong Dự án 661 tại
tỉnh Đắk Lắk.
52
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình
ảnh
Chủ đề minh hoạ Trang
2.1 Sơ đồ phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài 23
3.1
Rừng trồng Keo tai tượng, năm trồng 2005 tại Ban
Quản Lý rừng phòng hộ Núi Vọng Phu.
34
4.1
Rừng trồng phòng hộ, năm trồng 2004 tại Ban Quản lý
rừng phòng hộ Krông năng đã có đường lâm nghiệp.
36
4.2
Cán bộ đi phúc tra nghiệm thu rừng trồng tại tiểu khu
1149 – Công ty lâm nghiệp Krông Bông.
39
4.3
Trồng rừng phòng hộ đầu nguồn để bảo vệ nguồn nước
cho cư dân bản địa
56
4.4
Cán bộ đi kiểm tra rừng trồng phòng hộ, năm trồng
2003 tại tiểu khu 788 – Công ty lâm nghiệp Mdrắk.
58
4.5
Mô hình trồng rừng hỗn giao: Thông 3 lá- Keo tai
tượng tại tiểu khu 314- Ban Quản Lý rừng phòng hộ
đầu nguồn Krông Năng.
63
4.6
Cây Keo giống chuẩn bị xuất vườn tại Ban Quản Lý
rừng phòng hộ Krông Năng.
80
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp lâm sản, bảo tồn đa
dạng sinh học, du lịch sinh thái và phòng hộ môi trường. Ngày nay, giá trị
phòng hộ môi trường của rừng đã vượt xa giá trị cung cấp lâm sản truyền
thống. Là một nước nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với 3/4 diện tích là đồi
núi và thường xuyên phải chịu những trận mưa, bão lớn thì rừng phòng hộ mà
đặc biệt là rừng phòng hộ đầu nguồn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với
nước ta. Chính phủ đã có 2 Chương trình quốc gia lớn đầu tư xây dựng và
phát triển hệ thống rừng phòng hộ là Chương trình 327 giai đoạn 1992-1997
và Dự án 661 giai đoạn 1998-2010, thể hiện sự quan tâm rất lớn của Nhà
nước với đối tượng này.
Đắk Lăk là tỉnh có diện tích tự nhiên và rừng lớn, trong đó rừng phòng
hộ đầu nguồn chiếm 14% diện tích rừng và đất rừng của tỉnh. Nhìn chung,
công tác quản lý rừng phòng hộ trong những năm qua đã đạt được nhiều tiến
bộ, tình trạng phát nương làm rẫy giảm nhiều so với những năm trước đây,
người dân và cộng đồng địa phương đã được Nhà nước giao rừng, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong thời gian qua do những tác
động tăng dân số cơ học, nhu cầu đất canh tác, gỗ tiêu dùng, chất đốt tăng
cao, nên chất lượng và độ che phủ của rừng cũng bị ảnh hưởng. Việc quản lý,
bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn của tỉnh Đắk Lăk trở thành vấn
đề khách quan và cấp bách, không chỉ có ý nghĩa trực tiếp đối với đời sống
đồng bào dân tộc Tây nguyên mà còn liên quan đến việc phòng hộ các tỉnh
phía Nam và Nam TB vì Đăk Lăk là nơi bắt nguồn của nhiều con sông lớn.
Dự án 661 được triển khai tại tỉnh Đắk Lắk từ năm 1999 (năm 1998 là
năm chuẩn bị) với mục tiêu: Bảo vệ diện tích rừng hiện có; tăng độ che phủ
của rừng, góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai; tăng khả
2
năng sinh thủy; sử dụng có hiệu quả diện tích đất trống đồi núi trọc tạo thêm
nhiều việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Trong 9 năm thực hiện (1999-2007) toàn tỉnh hiện tại có 19 Dự án 661
được triển khai, kết quả đã trồng mới được 29.174 ha, trong đó rừng PH và
ĐD là 5.079 ha; KN tái sinh tự nhiên và KN kết hợp trồng bổ sung 37.323,5
lượt ha, trung bình mỗi năm 4.147 lượt ha, chăm sóc rừng trồng 25.271 ha,
trung bình mỗi năm 2.807,9 lượt ha, giao khoán QLBVR đến hộ 511.592,7
lượt ha, trung bình mỗi năm 56.843,6 lượt ha cho 2.932 hộ, trong đó 1.564 hộ
là đồng bào dân tộc tại chỗ, diện tích giao khoán từ 25-30 ha/hộ, trồng rừng từ
1-2 ha, mức thu nhập bình quân hàng năm trên 2,5 triệu đồng/hộ. Với những
kết quả đó, dự án 661 đã góp phần quan trọng trong việc nâng độ che phủ của
rừng toàn tỉnh từ 38% (năm 1999) lên 43% (năm 2007). Tuy nhiên, độ che
phủ rừng vẫn không đồng đều giữa các vùng, nhiều địa phương trước đây
diện tích rừng tự nhiên khá lớn nay đã thay thế bằng các cây trồng nông
nghiệp như cà phê, cao su, tại huyện Krông Buk độ che phủ rừng chỉ còn
2,5%, huyện Krông Păk 6,6%, Krông Năng 9,9%, CưM'gar 16,5%.
Kết quả và ý nghĩa mà dự án 661 mang lại trong việc xây dựng và phát
triển rừng trồng phòng hộ là rất lớn đối với tỉnh Đăk Lăk, tuy nhiên cho đến
nay chưa có một công trình nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện và hệ
thống về vấn đề này, chủ yếu mới dừng lại đánh giá tình hình triển khai thực
hiện kế hoạch. Xuất phát từ yêu cầu đó, đề tài Đánh giá kết quả trồng rừng
phòng hộ thuộc Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2007 tại tỉnh Đăk Lăk đặt ra là
rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn nhằm tổng kết và đánh giá được kết
quả trồng rừng phòng hộ dự án 661 tại tỉnh Đăk Lăk, rút ra những bài học
kinh nghiệm cũng như đề xuất một số khuyến nghị cho việc triển khai Dự án
661 trong những năm tiếp theo ở tỉnh Đăk Lăk và những nơi khác có điều
kiện tương tự.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
1.1.1. Đánh giá dự án
Ngày nay, cụm từ “Dự án” đã được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn
thế giới. Dự án có nhiều quy mô khác nhau, có những dự án tầm cỡ quốc tế,
quốc gia, có những dự án của doanh nghiệp và có cả những dự án của cá nhân
hay hộ gia đình [6].
- Theo Cleland và King (1975): Dự án là sự kết hợp giữa các yếu tố
nhân lực và trí lực trong một thời gian nhất định để đạt được mục tiêu cụ thể.
Vấn đề quan trọng được đặt ra là dự án phải có mục tiêu nhất định và quá
trình thực hiện dự án phải hướng tới các mục tiêu đó.
- Theo Clipdap: Dự án là một tập hợp các hoạt động để giải quyết một
vấn đề hay hoàn thiện một trạng thái đặc biệt nào đó. Nội dung được nhấn
mạnh ở đây là các hoạt động có tính định hướng của dự án để giải quyết một
vấn đề cụ thể nào đó.
- Theo tài liệu hội thảo PIMES [14] đã đưa ra hai khái niệm:
+ Dự án là quá trình gồm các hoạt động đã được lập kế hoạch nhằm
đạt được những thay đổi mong muốn hoặc đạt được một mục tiêu cụ thể nào
đó.
+ Dự án là quá trình phát triển có kế hoạch, được thiết kế nhằm đạt
được mục tiêu cụ thể với khoản ngân sách xác định trong thời gian xác định.
Thông thường thì trong vòng 3 năm hoặc 5 năm sau khi kết thúc dự án
thì các Bộ hay Công ty độc lập sẽ tiến hành đánh giá dự án. Tâm điểm là đánh
giá tác động và tính bền vững của dự án so với mục tiêu ban đầu. Trong sổ tay
hướng dẫn Giám sát đánh giá của Ngân hàng thế giới cũng đã đưa ra nhiều
khái niệm và phương pháp đánh giá tác động cho các dự án. Tuy nhiên, tất cả
4
chỉ mang tính khái quát chung chung do đó việc áp dụng các lý thuyết và
hướng dẫn này cũng cần phải linh hoạt [57].
Trong quá trình thực hiện dự án, hoạt động đánh giá có thể được tiến
hành vào những giai đoạn quan trọng, thường gọi là đánh giá giai đoạn
(Gittinger 1982). Có nhiều tác giả cho rằng, điều quan trọng là phải tiến hành
đánh giá có sự tham gia của các bên có liên quan mà quan trọng nhất là người
hưởng lợi từ dự án [52].
Theo tài liệu nghiên cứu của các tác giả trên thế giới như Jim
Woodhill, Lisa Robins, Joachim Theis, Heather. M. Grady [dẫn theo 15] đã
phân chia thành hai loại đánh giá: Đánh giá mục tiêu và đánh giá tiến trình.
Đánh giá mục tiêu là xem xét liệu dự án có đạt được mục tiêu đã định hay
không, nó tập trung vào phân tích các chỉ số đo đạc hiệu quả thu được. Đánh
giá tiến trình là mở rộng diện đánh giá hơn so với loại đánh giá trên, sử dụng
tri thức và hiểu biết của nhiều người để xem xét nhiều vấn đề của dự án.
Trước những năm 1990, thuật ngữ “đánh giá dự án” mới chỉ giới hạn ở
đánh giá hiệu quả dự án trong đó có hiệu lực thực thi. Từ sau năm 1990 các
hoạt động đánh giá được thực hiện đã bao gồm cả đánh giá tác động dự án,
tức là xem xét các hoạt động của dự án đó có bền vững sau khi dự án kết thúc
không (John et al, 2000). Hiện nay, việc đánh giá tác động được coi như bắt
buộc đối với tất cả các hoạt động đánh giá, bao gồm tất cả các thay đổi về
sinh thái, văn hoá - xã hội, kinh tế, kỹ thuật, thể chế và chính sách đem lại bởi
các hoạt động của một chương trình, dự án.
FAO (1979) đã xuất bản tài liệu “Phân tích các dự án Lâm nghiệp” do
Hans M - Gregersen và Amoldo H. Contresal biên soạn. Đây là tài liệu giảng
dạy dùng cho các địa phương mà tổ chức FAO có đầu tư dự án trồng rừng và
phát triển lâm nghiệp; tài liệu này tương đối đầy đủ và phù hợp với điều kiện
5
đánh giá hiệu quả các dự án lâm nghiệp ở các nước đang phát triển, trong đó
có nước ta.
FAO [46] nhấn mạnh việc đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường khi
đưa ra các báo cáo tham luận về lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp cộng đồng.
Cũng theo FAO [49], một dự án đầu tư trong lâm nghiệp dù có đạt được hiệu
quả tài chính cao (NPV, IRR, B/C,...) nhưng chưa đạt được hiệu quả xã hội
(giải quyết việc làm tạo thêm thu nhập cho cộng đồng,...) và hiệu quả môi
trường (ô nhiễm, xói mòn đất...) thì không được coi là một dự án bền vững.
1.1.2. Nghiên cứu xói mòn đất và thủy văn rừng
Để có cơ sở khoa học cho việc xây dựng và quản lý rừng phòng hộ đầu
nguồn thì việc tìm hiểu nguyên nhân xói mòn và hiện tượng xói mòn của đất
vùng đầu nguồn rất được quan tâm. Nhiều tác giả trên thế giới đã nghiên cứu
ảnh hưởng của kích thước hạt mưa, cường độ mưa, phân bố mưa tới xói mòn
đất như công trình nghiên cứu của Hudson HW (1971), Zakharop P.X (1981).
Ảnh hưởng của các yếu tố độ dốc, chiều dài dốc, loại đất, lớp thực bì cũng