Trong quá trình phát triển, hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều phải có
những chính sách điều chỉnh, quy hoạch lại không gian đô thị cho phù hợp với tình
hình phát triển của thành phố. Những nhu cầu phát triển của các thành phố lớn như:
phát triển thương mại, phát triển đầu tư, nhu cầu chỉnh trang đô thị, cải thiện cơ sở
hạ tầng cũng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh và di dời một số bộ phận dân cư có liên
quan. Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình cải tạo chỉnh trang
các khu đô thị cũ, xây dựng các khu dân cư, các khu đô thị mới. Theo tạp chí Bất
động sản số 40/2007 khi dân số TP.HCM tăng từ 5 triệu (1999) lên 10 triệu (2020)
sẽ có khoảng 50% số dân tham gia quá trình tái định cư vào khu đô thị hóa, không
kể một số rất đông khác thực hiện tái định cư tại chỗ.
Quận 8 là quận vùng ven của Thành Phố Hồ Chí Minh, quá trình đô thị hóa đang
diễn ra mạnh mẽ, chịu tác động từ những chính sách điều chỉnh, quy hoạch lại
không gian đô thị của Quận, chỗ ở của một bộ phận người dân bị thay đổi (giải tỏa,
di dời và tái định cư), trong đó dự án chỉnh trang đô thị, di dời và tái định cư nhà
lụp xụp trên và ven rạch Ụ Cây, phường 9 - 10 - 11 quận 8 là trọng điểm của
chương trình phát triển nhà ở của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như chỉnh trang đô
thị, phát triển nhà ở của quận 8. Được Thành ủy TP.HCM đưa vào Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII, Ủy ban Nhân dân Thành phố chọn là dự án
đặc biệt của Chương trình phát triển nhà ở của Thành phố.
112 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 267 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá một số khía cạnh kinh tế xã hội phát sinh của hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự án rạch ụ cây Quận 8 - Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
oooOooo
PHẠM MINH TRÍ
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KHÍA CẠNH KINH TẾ XÃ HỘI PHÁT SINH
CỦA HỘ GIA ĐÌNH SAU TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN
RẠCH Ụ CÂY QUẬN 8-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
TP.Hồ Chí Minh, năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
oooOooo
PHẠM MINH TRÍ
ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KHÍA CẠNH KINH TẾ XÃ HỘI PHÁT SINH
CỦA HỘ GIA ĐÌNH SAU TÁI ĐỊNH CƯ THUỘC DỰ ÁN
RẠCH Ụ CÂY QUẬN 8-THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60.31.05
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN HỮU DŨNG
TP.Hồ Chí Minh, năm 2011
I
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Hữu Dũng,
người đã giành thời gian quý báu để tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn này.
Xin cảm cảm ơn thầy Võ Tất Thắng đã tận tình hỗ trợ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sự cảm kích sâu sắc đến quý Thầy
Cô trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, vì sự hỗ trợ, hướng dẫn vô giá và sự
khích lệ trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn các anh, chị ở văn phòng Ủy ban nhân dân quận 8,
Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 8, Ban Tuyên giáo quận ủy quận 8,
Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện và hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong việc thu
thập các văn bản có liên quan đến đề tài.
Xin gởi lời cám ơn chân thành đến các anh, chị ở Ban quản trị chung cư Tân
Mỹ quận 7, đặc biệt xin gởi lời cám ơn chân thành đến anh Lê Văn Út trưởng ban,
đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu tại chung cư.
Và cuối cùng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên về mặt tinh thần của tất
cả những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
II
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Với tư cách là tác giả của nghiên cứu, tôi xin cam đoan rằng những nhận
định và luận cứ khoa học đưa ra trong luận văn này hoàn toàn không sao chép từ
các công trình khác mà xuất phát từ chính kiến bản thân tác giả, mọi sự trích dẫn
đều có nguồn gốc rõ ràng. Những số liệu trích dẫn đều được sự cho phép của các cơ
quan ban ngành. Nếu có sự đạo văn và sao chép tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
trước hội đồng khoa học.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011
Tác giả
Phạm Minh Trí
III
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................. 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................................... 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.3. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................................... 2
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
1.6. Nguồn số liệu ....................................................................................................... 4
1.7. Kết cấu luận văn ................................................................................................... 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN RẠCH Ụ
CÂY............................................................................................................................ 5
2.1. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững.................................................................... 5
2.1.1. Khái niệm về sinh kế bền vững ............................................................... 5
2.1.2. Khung lý thuyết về sinh kế bền vững ..................................................... 7
2.2. Chỉ số về sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình bền vững ................................. 13
2.2.1. Khái niệm về sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình........................................ 13
2.2.2. Chỉ số về sinh kế hộ gia đình bền vững ................................................. 14
2.3. Tổng quan về tái định cư và cảnh báo của các tổ chức quốc tế về tái định cư...... 16
2.3.1. Tổng quan về tái định cư ....................................................................... 16
2.3.2. Những cảnh báo của các tổ chức quốc tế về tái định cư ......................... 17
2.4. Tổng quan những nghiên cứu trước về tái định cư .............................................. 20
IV
2.5. Tổng quan về dự án rạch Ụ Cây.......................................................................... 22
2.5.1. Tình hình chung .................................................................................... 22
2.5.2. Mục tiêu dự án ...................................................................................... 22
2.5.3. Qui mô kế hoạch thực hiện dự án .......................................................... 23
2.5.4. Kết quả thực hiện dự án giai đoạn 1 ...................................................... 23
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 25
3.1. Mô hình lý thuyết ............................................................................................... 25
3.2. Các biến được sử dụng để phân tích.................................................................... 25
3.3. Thiết lập bảng câu hỏi và chọn mẫu.................................................................... 29
3.4. Mô hình nghiên cứu............................................................................................ 30
3.4.1. Mô hình các nhân tố KT-XH ảnh hưởng đến quyết định tương lai của hộ.. 30
Phương pháp kiểm định Chi-bình phương....................................................... 31
Phương pháp hồi qui tương quan .................................................................... 33
3.4.2. Các giả thuyết ....................................................................................... 36
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 39
4.1. Thông tin chung về hộ gia đình tái định cư ......................................................... 39
4.1.1. Xác định hộ gia đình tái định cư thuộc dự án rạch Ụ Cây...................... 39
4.1.2. Thông tin chung về mẫu........................................................................ 40
4.1.3. Qui mô hộ ............................................................................................. 43
4.1.4. Thời gian định cư .................................................................................. 44
4.2. Kết quả phân tích thống kê ................................................................................. 45
4.2.1. Những thay đổi về khía cạnh kinh tế........................................................... 45
Về Việc Làm .................................................................................................. 45
Về thu nhập .................................................................................................... 51
Về chi phí dịch vụ hàng tháng......................................................................... 55
4.2.2. Những thay đổi về khía cạnh xã hội............................................................ 57
Về quan hệ cộng đồng .................................................................................... 58
V
Về cơ sở hạ tầng ............................................................................................. 58
Về tiếp cận các dịch vụ xã hội ........................................................................ 61
4.2.3. Những thay đổi về môi trường sống ........................................................... 62
Về thời gian thích nghi ................................................................................... 62
Về hệ thống giao thông nội bộ ........................................................................ 64
Về vệ sinh môi trường, cảnh quan, hệ thống điện, cấp nước, thoát nước ......... 65
4.3. Mối tương quan giữa một số đặc điểm KT-XH của hộ định cư lâu dài và ở tạm . 69
4.3.1. Phân tích đơn biến...................................................................................... 69
Diện tích căn hộ.............................................................................................. 69
Qui mô hộ....................................................................................................... 70
Sự hiện diện của trẻ em dưới 6 tuổi trong hộ................................................... 70
Sự hiện diện của người già trên 60 tuổi trong hộ ............................................. 71
Tỷ lệ lao động tự do........................................................................................ 72
Chênh lệch thu nhập sau di dời ....................................................................... 73
Thay đổi việc làm ........................................................................................... 74
4.32. Phân tích đa biến ......................................................................................... 76
Kiểm định mô hình hồi qui Binary Logistic .................................................... 76
Kết quả ước lượng mô hình hồi qui Binary Logistic ....................................... 76
Mức độ dự báo chính xác của mô hình............................................................ 78
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH .......................................... 79
Kết luận, gợi ý chính sách............................................................................... 79
Hạn chế của đề tài và gợi ý nghiên cứu tiếp theo ............................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
VI
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các biến trong nghiên cứu của CARE về chất lượng cuộc sống......................... 15
Bảng 2.2. Những thiệt hại chính của tái định cư và biện pháp giảm thiểu........................... 19
Bảng 2.3. Chỉ số đo lường tác động của tái định cư đến đời sống người dân.............. 20
Bảng 3.1. Các biến phân tích ..................................................................................... 26
Bảng 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tương lai của hộ ......................... 37
Bảng 4.1. Phân loại hộ gia đình tái định cư................................................................ 39
Bảng 4.2. Vị trí của người được phỏng vấn trong hộ ................................................. 40
Bảng 4.3. Độ tuổi của người được phỏng vấn theo giới tính ........................................... 41
Bảng 4.4. Trình độ học vấn của người được phỏng vấn theo giới tính ....................... 41
Bảng 4.5. Tình hình lao động .................................................................................... 42
Bảng 4.6. So sánh qui mô hộ trước và sau tái định cư .................................................... 43
Bảng 4.7. So sánh cơ cấu nghề nghiệp trước và sau tái định cư ................................. 46
Bảng 4.8. Quan hệ giữa tỷ lệ lao động tự do và thay đổi việc làm.............................. 47
Bảng 4.9. Thay đổi việc làm do tái định cư theo nhóm tuổi ...................................... 48
Bảng 4.10. Thay đổi việc làm do tái định cư theo giới tính ........................................ 49
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thay đổi việc làm............................ 49
Bảng 4.12. So sánh thu nhập bình quân hộ gia đình sau tái định cư ........................... 51
Bảng 4.13. Thay đổi việc làm ảnh hưởng đến thu nhập .................................................. 52
Bảng 4.14. Trình độ học vấn ảnh hưởng đến thay đổi thu nhập sau tái định cư .......... 53
Bảng 4.15. Thay đổi thu nhập sau tái định cư theo tỷ lệ lao động tự do...................... 53
Bảng 4.16. Sự thay đổi trong chi phí dịch vụ hàng tháng .......................................... 56
Bảng 4.17. Thay đổi quan hệ cộng đồng.................................................................... 57
VII
Bảng 4.18. So sánh diện tích hiện nay và trước đây ................................................... 58
Bảng 4.19. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến đánh giá chất lượng căn hộ............. 60
Bảng 4.20. Ý kiến nhận xét về điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội ......................... 61
Bảng 4.21. Ảnh hưởng của các nhóm tuổi đến thời gian thích nghi ........................... 63
Bảng 4.22. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến thời gian thích nghi ........................ 64
Bảng 4.23. So sánh môi trường sống tại nơi ở cũ và nơi ở mới .................................. 66
Bảng 4.24. quyết định tương lai*diện tích.................................................................... 69
Bảng 4.25. quyết định tương lai*qui mô hộ ............................................................... 70
Bảng 4.26. quyết định tương lai*sự hiện diện của trẻ em dưới 6 tuổi ......................... 71
Bảng 4.27. quyết định tương lai*sự hiện diện của người già trên 60 tuổi ................... 72
Bảng 4.28. quyết định tương lai*lao động tự do ........................................................ 73
Bảng 4.29. quyết định tương lai*thay đổi thu nhập.................................................... 74
Bảng 4.30. quyết định tương lai*thay đổi việc làm ................................................... 75
Bảng 4.31. kết quả ước lượng mô hình hồi qui Binary Logistic ................................. 76
Bảng 4.32. ước lượng xác suất định cư lâu dài theo tác động biên của từng yếu tố .... 77
Bảng 4.33. kết quả kiểm định mô hình thông qua bảng giá trị kỳ vọng và xác suất .... 78
VIII
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của UNDP ......................................... 8
Hình 2.2: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của CARE.......................................... 9
Hình 2.3: Khung lý thuyết về sinh kế bền vững của DFID......................................... 10
Hình 2.4: Sự đảm bảo sinh kế hộ gia đình.................................................................. 14
Hình 2.5: Khung phân tích của đề tài......................................................................... 19
Hình 4.1: Thời gian định cư của hộ............................................................................ 44
Hình 4.2: Thu nhập bình quân ................................................................................... 45
Hình 4.3: Nguyên nhân thay đổi nghề........................................................................ 51
Hình 4.4: Nguyên nhân thay đổi thu nhập.................................................................. 54
Hình 4.5: Thay đổi chi phí dịch vụ hàng tháng .......................................................... 55
Hình 4.6: Mức độ hài lòng trong quan hệ láng giềng ................................................. 58
Hình 4.7: Đánh giá chất lượng căn hộ........................................................................ 59
Hình 4.8: Thời gian thích nghi của hộ gia đình .......................................................... 62
Hình 4.9: Đánh giá hệ thống giao thông nội bộ.......................................................... 65
Hình 4.10: Đánh giá điều kiện vệ sinh môi trường..................................................... 66
Hình 4.11: Những vấn đề lo ngại ............................................................................... 67
IX
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
UNDP: Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
CARE: Tổ chức nghiên cứu và giáo dục
DFID: Cơ quan phát triển toàn cầu Vương quốc Anh
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
KT-XH: Kinh tế xã hội
TĐC: Tái định cư
CN: Công nghiệp
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
THCS: Trung học cơ sở
PTTH: Phổ thông trung học
ĐH: Đại học
GD: Giáo dục
VH: Văn hóa
BBTGPMB: Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng
1
CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển, hầu hết các thành phố lớn trên thế giới đều phải có
những chính sách điều chỉnh, quy hoạch lại không gian đô thị cho phù hợp với tình
hình phát triển của thành phố. Những nhu cầu phát triển của các thành phố lớn như:
phát triển thương mại, phát triển đầu tư, nhu cầu chỉnh trang đô thị, cải thiện cơ sở
hạ tầng cũng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh và di dời một số bộ phận dân cư có liên
quan. Hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đang trong quá trình cải tạo chỉnh trang
các khu đô thị cũ, xây dựng các khu dân cư, các khu đô thị mới. Theo tạp chí Bất
động sản số 40/2007 khi dân số TP.HCM tăng từ 5 triệu (1999) lên 10 triệu (2020)
sẽ có khoảng 50% số dân tham gia quá trình tái định cư vào khu đô thị hóa, không
kể một số rất đông khác thực hiện tái định cư tại chỗ.
Quận 8 là quận vùng ven của Thành Phố Hồ Chí Minh, quá trình đô thị hóa đang
diễn ra mạnh mẽ, chịu tác động từ những chính sách điều chỉnh, quy hoạch lại
không gian đô thị của Quận, chỗ ở của một bộ phận người dân bị thay đổi (giải tỏa,
di dời và tái định cư), trong đó dự án chỉnh trang đô thị, di dời và tái định cư nhà
lụp xụp trên và ven rạch Ụ Cây, phường 9 - 10 - 11 quận 8 là trọng điểm của
chương trình phát triển nhà ở của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như chỉnh trang đô
thị, phát triển nhà ở của quận 8. Được Thành ủy TP.HCM đưa vào Nghị quyết Đại
hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VIII, Ủy ban Nhân dân Thành phố chọn là dự án
đặc biệt của Chương trình phát triển nhà ở của Thành phố.
Việc giải toả, di dời, tái định cư không chỉ dừng lại ở việc đưa một bộ phận dân cư
từ nơi ở này sang nơi ở khác, mà tái định cư còn liên quan đến rất nhiều vấn đề như:
công ăn việc làm, học hành, y tế, sự tiếp cận các dịch vụ đô thị, nhà ở, các quan hệ
xã hội,Do đó, tái định cư cần được nhìn nhận là một quá trình thay đổi có tính hệ
thống về kinh tế, văn hoá, xã hội của một bộ phận dân cư hơn là chỉ dừng lại ở việc
xem xét đây là quá trình thay đổi chỗ ở của người dân. Chính sách và những hành
động hỗ trợ thực tế đóng một vai trò, nếu không muốn nói là có tính quyết định
2
trong việc ổn định cuộc sống người dân tái định cư, trước mắt là nhận ngôi nhà mới,
và cả về lâu dài cho “cuộc sống sau tái định cư”.
Xuất phát từ những ý nghĩa đó, tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu: “Đánh giá một
số khía cạnh kinh tế-xã hội phát sinh của các hộ gia đình sau tái định cư thuộc dự
án rạch Ụ Cây, quận 8-TP.HCM”. Nghiên cứu này mô tả cuộc sống “hậu tái định
cư” của người dân tái định cư từ đó phát hiện ra những khó khăn và những tổn thất
mà những người dân tái định cư đang gặp phải cùng nguyên nhân của những khó
khăn và những tổn thất này. Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất một số giải
pháp cho vấn đề tái định cư thuộc dự án rạch Ụ Cây nói riêng và tình hình tái định
cư thuộc các dự án của toàn quận 8 nói chung.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài được thực hiện với ba mục đích cụ thể như sau:
-Thứ nhất tìm ra những sự biến đổi về đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia
đình sau tái định cư, đang sinh sống tại chung cư Tân Mỹ-Quận 7.
-Thứ hai xác định các yếu tố kinh tế-xã hội, tác động đến quyết định ở lâu dài
hay ở tạm thời trên các căn hộ chung cư của các hộ gia đình tái định cư.
-Thứ ba là gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người
dân sau tái định cư.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
-Đời sống kinh tế xã hội của các hộ gia đình đã có những biến đổi như thế nào
sau khi tái định cư tại chung cư Tân Mỹ, quận 7?
-Nguyên nhân nào dẫn đến những biến đổi về đời sống kinh tế xã hội của
người dân tái định cư hiện đang sống tại chung cư Tân Mỹ, quận 7?
-Những nhân tố kinh tế xã h