Trong quá trình hiện nay của nước ta ngày càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp được xây dựng và đi vào hoạt động tạo ra một khối lượng sản phẩm công nghiệp góp phần tạo ra lợi nhuận chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ sản phẩm của nền kinh tế Quốc Dân. Bên cạnh đó, việc sản xuất công nghiệp đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường, trong đó có môi trường không khí. Nếu chung ta không có biện pháp thích đáng thì môi trường sống nói chung và môi trường không khí xung quanh các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp nói riêng sẽ đứng trước nguy cơ bi ô nhiễm trầm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nhôm gia dụng, đây là lĩnh vực sản xuất cũng rất nhạy cảm đến môi trường. Trong quá trình sản xuất, lượng khí thải và khói bụi thải ra từ các nhà náy sản xuất nhôm gia dụng nếu không qua hệ thống xử lý thì sẽ gây ô nhiễm không khí đến môi trường sống của chúng ta. Do đó một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị sản xuất của cơ sở nhôm gia dụng Tân Đức Thành là phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải, các chất thải công nghiệp trước khi đi vào hoạt động.
50 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2116 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá mức độ đầu tư chi phí cho hệ thống xử lý khí thải của cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành ở Quận Cái Răng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đánh giá mức độ đầu tư chi phí cho hệ thống xử lý khí thải của cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành ở Quận Cái Răng CHƯƠNG 1
1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong quá trình hiện nay của nước ta ngày càng có nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp được xây dựng và đi vào hoạt động tạo ra một khối lượng sản phẩm công nghiệp góp phần tạo ra lợi nhuận chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ sản phẩm của nền kinh tế Quốc Dân. Bên cạnh đó, việc sản xuất công nghiệp đã gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường, trong đó có môi trường không khí. Nếu chung ta không có biện pháp thích đáng thì môi trường sống nói chung và môi trường không khí xung quanh các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp nói riêng sẽ đứng trước nguy cơ bi ô nhiễm trầm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nhôm gia dụng, đây là lĩnh vực sản xuất cũng rất nhạy cảm đến môi trường. Trong quá trình sản xuất, lượng khí thải và khói bụi thải ra từ các nhà náy sản xuất nhôm gia dụng nếu không qua hệ thống xử lý thì sẽ gây ô nhiễm không khí đến môi trường sống của chúng ta. Do đó một trong những yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị sản xuất của cơ sở nhôm gia dụng Tân Đức Thành là phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải, các chất thải công nghiệp trước khi đi vào hoạt động.
Trong quá trình thực tập tại Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Thành Phố Cần Thơ tôi đã được tham gia vào chương trình quản lý môi trường ngành sản xuất nhôm gia dụng tại địa bàn Thành Phố Cần Thơ và học hỏi nhiều kinh nghiệm về việc xử lý khí thải . Để làm rõ vấn đề này tôi đã chọn đề tài ngiên cứu: “Đánh giá mức độ đầu tư chi phí cho hệ thống xử lý khí thải của cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành ở Quận Cái Răng “.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chung:
Đánh giá chi phí và hiệu quả hệ thống xử lý khí thải của cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu về tác động của khí thải của cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành đối với sức khỏe của con người và môi trường xung quanh.
- Phân tích hiệu quả chi phí của các hệ thống xử lý khí thải của cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý, hạ chi phí đầu tư.
3. Phạm vi nghiên cứu:
3.1. Không gian nghiên cứu:
Nghiên cứu về chi phí hệ thống và hiệu quả hệ thống xử lý khí thải của cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành
3.2. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu của đề tài là thời gian thực tập. từ 1/2/2010 đến 23/04/2010
3.3. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tác động của khí thải và đánh giá hiệu quả về chi phí hệ thống.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1. Các khái niệm cần thiết và tổng quan về hệ thống xử lý số liệu
2.1.1. Khái quát về hệ thống xử lý khí thải
Hệ thống xử lý khí thải là hệ thống khống chế các thông số của không khí ở mức độ cho phép và ngoài ra nó còn góp phần làm sạch không khí trước khi thải ra môi trường.
- Các thông số cần duy trì trong không gian xử lý là: + Nhiệt độ không khí.
+ Độ ẩm không khí.
+ Sự lưu thông tuần haòn không khí.
+ Độ sạch ) bụi, chất độc hại, khói, hơi, …)
+ Tiếng ồn.
Vai trò và ứng dụng của hệ thống xử lý khí thải
Xử lý khí là một trong những lĩnh vực khó trong lĩnh vực xử lý môi trường. và ngày nay nó là một trong những khâu quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp nhỏ và lớn.
- Ứng dụng trong công nghiệp:
Hệ thống xử lý khí thải đã hổ trở đắt lực cho nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất nhôm, các ngành tái chế phế liệu nhôm, …
Hiện nay, ngành xử lý khí thải đã trở thành một ngành có đóng góp hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.
2.1.3. Mục đích và lợi ích hệ thống xử lý khí thải
Xử lý khí thải là một ngành công nghiệp có khả năng làm sạch không khí và nó có khả năng kiểm soát các thông số ô nhiễm khí thải. Đồng thời nó làm giảm tác động xấu đến sức khỏe con người, góp phần làm tăng năng suất lao động.
Ngoài mục đích làm giảm tác động xấu đến sức khỏe con người nó còn giúp cho môi trường trong lành hơn ở những nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp,…
2.1.4 Chất lượng và tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với các chất thải vô cơ, hữu cơ.
Theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18 tháng 12 năm 2006 về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường thì dự án phải xử lý khí thải đảm bảo:
- Chất lượng không khí xung quanh đạt Qui chuẩn: QCVN 05:2009/BTNMT (Qui chuẩn chất lượng không khí xung quanh); QCVN 05:2005 (nồng độ tối đa cho phép của một số chất độc hại trong không khí xung quanh);
- Chất lượng khí thải tại đầu ra hệ thống xử lý khí thải đạt Qui chuẩn: QCVN:19:2009 /BTNMT (Qui chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ); QCVN 20:2009 (Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ).
- Chất lượng không khí khu vực sản xuất: Qui định 3733/2000/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 qui định về điều kiện môi trường làm việc của Bộ Y tế.
- Tiếng ồn xử lý đạt TCVN 5949:1998. Âm học - Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư. Mức ồn tối đa cho phép
2.2. Các chỉ tiêu thường gặp trong đánh giá ô nhiễm không khí
Để đánh giá chất lượng không khí cũng như mức ô nhiễm của bui, các khí thải và độ ồn có thể dực vào tiêu chuẩn Việt Nam. Sau đây là một số chỉ tiêu ô nhiễm thường gặp khi Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường đi đo đạc thực tế.
- Bụi: Phát sinh từ nguồn như: hoật động sản xuất, nhà máy nhiệt điện, xe dùng dầu díêl, bếp lò xử dụng thanc củi, xe chạy trrên đường không trải nhựa như: các laọi bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như: đồng, chì, sát, kẽm, niken, thiết,…
- Đioxit sunfat (SO2): Là chất khí được sinh ra từ quá trình đốt nhiên liêu như: than, dầu F.O, D.O có chức lưu huỳnh. Khí SO2 độc hại không chỉ đối với sức khỏe con người, động tực vật mà còn tác động xấu đến vật liệu xây dựng, các công tình kiến trúc. Khí SO2 kích thích mạng đến mắt, da và các màng cơ, có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản hoặc tăng tiết dịch niêm mạc đường khí quản.
- Cacbon monõit (CO): CO là chất khí không màu, không mùi, đưủ hoặc từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, từ các phương tiện giao thông, thiết bị công nghiệp. Khí Co còn gây đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu hoặc có thể gây tổn hại đến hệ thống tim mạch.
- Nitơ oxit (N2O): N2O là lạo khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra do quá trình đốt nhiên liệu, từ các phương tiện giao thông. Hàm lượng của nó đang tăng dần lên trong phạm vi toàn cầu, hàng năm từ 0.2 – 3%. N2O khi kết hợp với bụi tạo thành các bụi axit lơ lửng nếu kích thước nhỏ hơn 2-3 micromet sẽ vào phế nang bị đại thực bào phát hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết.
- Độ ồn: Tiếng ồn phát sinh do các hoạt động của máy móc, thiết bị và các phương tiện giao thông.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác cũng được đo đạc như: NH3, THC, Pd,..
2.3 Chi phí giảm ô nhiễm
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tình trạng chi phí là công nghệ sản xuất và công nghệxử lý thải đi kèm. Khái niệm công nghệ là rất quan trọng trong kinh tế môi trường vì chúng ta dựa vào những thay đổi công nghệ để tìm cách tạo ra sản phẩm dịch vụ và hàng hóa với ít tác động có hại tới môi trường hơn và cũng để xử lý chất thải tốt hơn. Trong một mô hình đơn giản, tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép đường chi phí dịch chuyển xuống thấp. Tiến bộ kỹ thuật cho phép tạo thêm sản phẩm với chi phí biên thấp hơn và tối thiểu chi phí giảm ô nhiễm.
Chi phí giảm ô nhiểm là những chi phí làm giảm lượng chất thải vào môi trường, hoặc chi phí làm giảm bớt mật độ tích tụ trong môi trường xung quanh. Chi phí giảm ô nhiễm môi trường thường mỗi nguồn mỗi khác. Ngay cả đối với những nguồn tạo ra cùng loại chất thải, chi phí giảm ô nhiễm cũng có thể khác nhau do có những khac biệt về đặc điểm công nghệ của quá trình vận hành. Ta thể hiện ý thưởng này bằng cách dùng khái niệm chi phí ô nhiễm biên. Chi phí giảm chất thải biên thể hiện chi phí tăng thêm để giảm được một đơn vị chất thải, hay nói cách khác là chi phí tiết kiệm nếu lượng chất thải tăng lên một đơn vị. Và cũng có cách mà người gây ô nhiễm có thể giảm lượng ô nhiễm xuống băng , đó là ngừng hoạt động gây ra ô nhiễm diều này có nghĩa là đóng cửa nhà máy hoặc thay đổi sản phẩm sản xuất, và cuối cùng gây ra ảnh hưởng về kinh tế rất lớn.
2.4. Phí môi trường trong xử lý các vấn đề môi trường tự nhiên
Là khoảng thu của Nhà nước nhằm bổ sung cho ngân sách phục vụ các vấn đề bảo vệ môi trường, điều tiết cho việc đầu tư kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất. Trong các loại phí môi trường gồm: phí xử lý nước thải, khí thải, chôn lấp và phục vụ môi trường trên các bãi thải … Phí môi trường là công cụ kinh tế hiệu quả giữ vai trò quan trong trong việc kiểm soát ô nhiểm công nghiệp. Việc thu phí môi trường đối với các Doanh Nghiệp sản xuất kinh doanh có khả năng là giảm bớt tình hình xả chât thải, và tạo ra một nguồn kinh phí không nhỏ cho các địa phương dành cho công tác bảo vệ môi trường. Có nhiều cách tính phí môi trường như: thứ nhất, dựa vào lượng chất thải ô nhiễm thải ra môi tường; thứ hai, dựa vào mức tiêu thụ nguyên liệu đầu vào; thứ ba, dựa vào mức sản xuất đầu ra, thứ tư, dựa vào mức độ lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong các cách thu phí môi trường thì ở đây ta chỉ chú ý vào cách thu phí dựa vào thu phí dựa theo nồng độ các chất ô nhiễm thải ra môi trường để tính khoảng phí ô nhiễm.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
Số liêu sơ cấp: không có
- Số liệu thứ cấp:
+ Quá trình hình thành và phát triển sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thànhvà chi cục bảo vệ môi trường
+ Cơ cấu tổ chức của sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành và chi cục bảo vệ môi trường
+ Tình hình hoạt động kinh doanh củasở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành
+ Thực trạng ô nhiểm không khí tại khu vực trước và sau khi có hệ thống xử lý khí thải.
+ Hiệu quả của việc xử lý khí thải
+ Các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Các chính sách đã ban hành về sản xuất kinh doanh, sản xuất sản phẩm.
2.3. Phương pháp phân tích số liệu:
- Các số liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích bằng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối đối với hoạt sản xuất kinh doanh của cơ sở.
- Tổng hợp chi phí của các hệ thống xử lý và đánh giá hiệu quả về chi phí của cơ sở.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ CƠ SỞ SẢN XUẤT NHÔM GIA DỤNG TÂN ĐỨC THÀNH
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
3.1.1. Sự hình thành và phát triển của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường
Theo đề ngị của Giám Đốc Sở Tài Nguyên – Môi Trường, GIÁM ĐốC Sở Nội Vụ và căn cứ vào Luật tổ chức Hội Đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Nghị định số 81/2007/ NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2997 của chính phủ quy định tổ chức chuyên môn về Bảo vệ môi trường tại cơ quan Nhà Nước và doanh nhgiệp Nhà Nước; và căn cứ Thông Tư liên tịch số 12/2007/TTLT-BTNMT-BNV ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, Bộ Nội Vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 81/2007/ NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2007 của chính phủ, vào ngày 22 tháng 6 năm 2008 Chủ Tịch Ủy Ban Nhân dân thành phố cần Thơ đã quyết định thành lập Chi cục Bảo vệ Môi Trường trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi Trường.
3.1.2. Tổ chức bộ máy chi cục
Chi Cục Trưởng
Chi Cục Phó
Chi Cục Phó
Phòng Thẩm định và đánh gía tác động môi trường
Phòng kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất tahỉ nguy hại
Phòng Hành Chính- Tổng Hợp
HÌNH 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH CỦA CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Nguồn: Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường Thành Phố Cần Thơ)
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ chung của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường
3.1.3.1 Chức năng
Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường có chức năng tham mưu cho Giám Đốc Sở ban hành theo thẩm quyền hay trình cấp có thẩm quyềnban hành, phê duyệt các văn bản pháp luật, chương trình quản lý, giám sát, kế hoạch, dự án, đề án bảo vệ Môi Trường trên địa bàn thành phố; tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án bảo vệ Môi Trường do các cơ quan Nhà Nước Trung Ương, Ủy Ban Nhân Dân thành phố, Giám Đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường phê duyệt hoặc ban hành.
Chi Cục Bảo Vệ Môi Trường có tư các pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý và tổ chức, biên chế và công tác của Sở Tài Nguyên và Môi trường; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của Cục Môi Trường.
3.1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Chủ trì hoặc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám Đốc sở; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án liên quan đến chức năng, nhiệm vụ đã được cấp có thẩm quyền và phê duyệt.
Tham mưu cho Giám Đốc sở hướng dẫn các tổ chức, các nhân thực hiện các quy định về các tiêu chuẩn, quy định về các kỹ thuật môi trường các quốc gia trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Tham mưu cho Giám Đốc Sở trình Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố việc tổ chức thẩm định, báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và việc thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật; giúp Giám Đốc Sở kiểm tra việc thực hiện các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường sau khi được phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư.
Điều tra, thống kê các nguồn thải, loại chất thải và lượng chất thải trên địa bàn thành phố; trình Giám Đốc Sở hồ sơ đăng ký hành nghề, cấp mã số quản lý chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật; kiểm tra việc thực hiện các nội dung đã đăng ký hành nghề quản lý chất thải; làm đầu mối phối hợp với các cơ quan chuyên môn có liên quan và các đơn vị thuộc Sở giám sát các tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên địa bàn.
Giúp Giám Đốc Sở phát hiện và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các cơ sở gây ô nhiểm môi trường; Trình Giám Đốc Sở việc xác nhận các cơ sở gây ra ô nhiểm môi trường nghiêm trọng đã hoàn thành việc xử lý triệt để ô nhiễm môi trường theo đề nghị của các cơ sở đó.
Đánh giá và dự báo nguy cơ sự cố môi trường trên địa bàn thành phố; điều tra, phát hiện và xác định ô nhiễm môi trường, báo cáo và đề xuất với Giám Đốc Sở các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và phục hồi môi trường.
Làm đầu mối phối hợp tham gia với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên ngành, liên tỉnh và công tác bảo tồn, khai thác bền vũng tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học theo phân công của Giám Đóc Sở.
Phối hợp trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường giúp Giám đốc Sở xây dựng chương trình quan trắc môi trường, tổ chức thực hiện quan trắc môi trường theo nội dung chương trình đã được phê duyệt hoặc theo đặt hàng của tổ chức, cá nhân; xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường và xây dựng quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường trên địa bàn thành phố; theo dõi, kiểm tra kỹ thuật đối với hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường địa phương.
Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chủ trì tham gia các dự án trong nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường theo phân công của Giám Đốc Sở.
Tham mưu cho Giám Đốc Sở hướng dẫn nghiệp vụ quản lý môi trường đối với phòng Tài Nguyên Môi Trường quận, huyện và cán bộ địa chính-xây dựng xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường theo phân công của Giám Đốc Sở.
Theo dõi kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bỏa vệ môi trường trên địa bàn thành phố; phối hợp với thanh tra Sở trong việc thực hiện thanh tra, phát hiện các vi phạm pháp luật về luật bảo vệ môi trường trên địa bàn và đề nghị Giám Đốc Sở xử lý theo thẩm quyền; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về môi trường theo phân công của Giám Đốc Sở.
Quản lý tài chính, tài sản, tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức thuộc Chi Cục theo phân công của Ủy Ban nhân dân thành phố, Giám Đốc Sở và quy định của pháp luật.
Xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách bằng nguồn vốn sự nghiệp về bỏa vệ môi trường hằng năm và dài hạn trên địa bàng thành phố.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc Sở Tài Nguyên và Môi Trường giao.
3.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT NHÔM GIA DỤNG TÂN ĐỨC THÀNH
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành.
Tiền thân là Xưởng Nhôm Tân Đức Thành được thành lập năm 1975 cho đến hiện nay, nhôm gia dụng TÂN ĐỨC THÀNH chính thức thành lập ngày 22 tháng 12 năm 2008 và đã xây dựng được thương hiệu vững chắc trong lòng người tiêu dùng, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long về sản phẩm Nhôm gia dụng tiêu chuẩn, chất lượng, mẫu mã đẹp và giá cả phải chăng.
Khi mới thành lập Tân Đức Thành chỉ sản xuất một số mặt hàng như: muỗng, dá, sạn,…, dần dần theo nhu cầu của thị trường cơ sở đã mở rộng sản xuất. Cho đến nay đã sản xuất thêm nhiều mặt hàng khác như: thau, nồi, chảo, ấm,…
Hiện nay, Doanh nghiệp đang trong giai đoạn phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành khá suôn sẽ. Tuy nhiên, Doanh nghiệp nhận thức rõ một điều rằng: trong thời kỳ kinh tế mở cửa như hiện nay thì mức độ cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt, phát triển được đã là khó nhưng muốn giữ vững thương hiệu của mình lại càng khó hơn. Vì thế, Doanh nghiệp đã từng bước gầy dựng cho mình kế hoạch kinh doanh trong tương lai.
Trải qua hơn 30 năm hình thành và phát triển, song hành cùng nhiều giai đoạn lịch sử và phát triển về kinh tế của đất nước Việt Nam, Xưởng nhôm Tân Đức Thành vẫn luôn vững vàng cùng phương châm kinh doanh của mình: đặt lợi ích của người tiêu dùng và của quốc gia lên hàng đầu. Từ những ngày đầu mới thành lập, trong tình hình chung còn nhiều khó khăn của cả nước, hàng hóa khan hiếm, Tân Đức Thành đã mạnh dạn xây dựng và đầu tư cho ngành nghề nhôm, tạo ra thêm của cải, hàng hóa cho xã hội. Ngay từ thời điểm đó, Tân Đức Thành đã chú trọng đến chất lượng và mẫu mã sản phẩm, tạo ra những sản phẩm có độ bền cao, mẫu mã đa dạng phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng và đặc biệt là giá cả phù hợp với thu nhập còn khiêm tốn của xã hội. Mặt khác, Xưởng nhôm đã giải quyết được công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập cho nhiều công nhân, góp phần ổn định đời sống của nhiều gia đình.
Bước vào thời kỳ mới, đất nước trên đường phát triển và hội nhập, Xưởng nhôm Tân Đức Thành đã nhận thức được sự cần thiết phải nâng cao tầm vóc của doanh nghiệp bằng việc áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến hơn, tìm tòi sáng tạo nhiều mẫu mã hơn, đặc biệt chú trọng tìm hiểu cách thức bảo vệ môi trường sản xuất, hạn chế khói bụi và tiếng ồn đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong việc tuân thủ nguyên tắc an toàn lao động và bảo vệ môi trường.
Sau nhiều năm nỗ lực, với sự dẫn dắt của Ban giám đốc, sự đồng lòng chung tay xây dựng của tập thể cán bộ công nhân viên trong Xưởng, Tân Đức Thành đã đạt được những thành tựu rất khả quan. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng gay gắt, áp lực hội nhập ngày một cao, chắc chắn không thể tránh khỏi những khó khắn chồng chất, tuy nhiên, với sự vững tin của Ban giám đốc cùng sự ủng hộ của tập thể cán bộ công nhân viên trong Xưởng, sản phẩm của Tân Đức Thành vẫn duy trì và ngày càng khẳng định vị thế vững chắc của mình trên thị trường. Hình ảnh sản phẩm Tân Đức Thành ngày nay gắn liền với sự tin tưởng của người tiêu dùng về sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng, là biểu tượng cho nếp sống văn minh của vùng đồng bằng sông nước Cửu Long.
3.2.2. Giới thiệu về cơ sở sản xuất nhôm gia dụng Tân Đức Thành
- Tên giao dịch: CƠ SỞ SX NHÔM GIA DỤNG TÂN ĐỨC THÀNH
- Địa chỉ: 63 ql 1A, KV2, P. Ba Láng. Quận Cái Răng, TPCT
- Điện thoại: (071).3913113.
- Fax: (071). 3913113.
- Chủ cơ sở: Từ Quốc Cường
- Loại hình pháp lý: Doanh nghiệp Tư Nhân.
3.2.3. Hình thức sở hữu vốn
- Vốn tự có của doanh nghiệp.
- Nguồn vốn khởi sự ban đầu: 200.000.000 đồng.
3.2.4. Chức năng và nhiệm vụ
a. Chức năng:
Sản xuất các loại sản phẩm nhôm gia dụng. Bao gồm 2 loại sản phẩm chính:
- Loại sản phẩm đánh bóng.
- Loại sản phẩm xi - mạ.
b. Nhiệm vụ:
- Tuân thủ các