Luận văn Đánh giá mức độ đóng váng và kết cứng bề mặt trên đất rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long

Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp. Cho đến nay, về lý luận cũng như trong thực tiễn sản xuất đều xác nhận rằng cấu trúc đất được coi là yếu tố xác định độ phì nhiêu của đất, là yếu tố làm tăng năng suất cây trồng. Cấu trúc đất tạo điều kiện thuận lợi cho độ thông thoáng của đất và ảnh hưởng rõ rệt đến sự chuyển vận nước ở trong đất. Cấu trúc đất là một trong những nền tảng cơ bản của sản xuất nông nghiệp, tất cả những biện pháp kỹ thuật như: làm đất, bón phân, tưới tiêu đều dựa trên cơ sở này. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của cả nước. Là nơi được xem là đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp với diện tích 3.993.132 ha, sản xuất khoảng 50% tổng sản lượng lúa của cả nước và đóng góp khoảng 85% lượng gạo của cả nước (Tôn Thất Chiểu, 1991). Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng mạnh. Do đó, ngày càng có nhiều mô hình thâm canh tăng vụ để đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu. Các loại đất bị thoái hóa về mặt lý học, hoá học, mất cấu trúc do hoạt động canh tác thì dưới tác động của mưa và việc tưới tiêu làm cho tập hợp đất bị phân rã thành nhiều phần tử nhỏ hơn làm đóng váng và kết cứng bề mặt canh tác khi đất khô. Từ đó làm tăng sự xói mòn, giảm tính thấm gây chảy tràn và rửa trôi dinh dưỡng. Khi đất bị tác động của các hạt mưa có thể hình thành lớp váng cứng trên mặt đất (một dạng của việc làm chặt đất). Lớp vỏ cứng trên mặt đất có thể chỉ dày vài milimet nhưng nó làm sẽ làm giảm khả năng thấm nước và tăng dòng chảy trên mặt gây xói mòn đất, làm giảm khả năng nẩy mầm và phát triển của cây trồng. Đối với đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá đầy đủ về mức độ đóng váng và kết cứng bề mặt trên đất rau màu. Đề tài ”Đánh giá mức độ đóng váng và kết cứng bề mặt trên đất rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm tạo cở sở cho sự đánh giá về hiện trạng cấu trúc trên đất trồng rau màu.

doc47 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2238 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá mức độ đóng váng và kết cứng bề mặt trên đất rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp. Cho đến nay, về lý luận cũng như trong thực tiễn sản xuất đều xác nhận rằng cấu trúc đất được coi là yếu tố xác định độ phì nhiêu của đất, là yếu tố làm tăng năng suất cây trồng. Cấu trúc đất tạo điều kiện thuận lợi cho độ thông thoáng của đất và ảnh hưởng rõ rệt đến sự chuyển vận nước ở trong đất. Cấu trúc đất là một trong những nền tảng cơ bản của sản xuất nông nghiệp, tất cả những biện pháp kỹ thuật như: làm đất, bón phân, tưới tiêu đều dựa trên cơ sở này. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của cả nước. Là nơi được xem là đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp với diện tích 3.993.132 ha, sản xuất khoảng 50% tổng sản lượng lúa của cả nước và đóng góp khoảng 85% lượng gạo của cả nước (Tôn Thất Chiểu, 1991). Tuy nhiên, trong những năm gần đây nhu cầu lương thực thực phẩm ngày càng tăng mạnh. Do đó, ngày càng có nhiều mô hình thâm canh tăng vụ để đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước và xuất khẩu. Các loại đất bị thoái hóa về mặt lý học, hoá học, mất cấu trúc do hoạt động canh tác thì dưới tác động của mưa và việc tưới tiêu làm cho tập hợp đất bị phân rã thành nhiều phần tử nhỏ hơn làm đóng váng và kết cứng bề mặt canh tác khi đất khô. Từ đó làm tăng sự xói mòn, giảm tính thấm gây chảy tràn và rửa trôi dinh dưỡng. Khi đất bị tác động của các hạt mưa có thể hình thành lớp váng cứng trên mặt đất (một dạng của việc làm chặt đất). Lớp vỏ cứng trên mặt đất có thể chỉ dày vài milimet nhưng nó làm sẽ làm giảm khả năng thấm nước và tăng dòng chảy trên mặt gây xói mòn đất, làm giảm khả năng nẩy mầm và phát triển của cây trồng. Đối với đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đến nay vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá đầy đủ về mức độ đóng váng và kết cứng bề mặt trên đất rau màu. Đề tài ”Đánh giá mức độ đóng váng và kết cứng bề mặt trên đất rau màu ở Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện nhằm tạo cở sở cho sự đánh giá về hiện trạng cấu trúc trên đất trồng rau màu. CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan về tầm quan trọng của rau màu 1.1.1 Gía trị dinh dưỡng Rau màu là loại thực phẩm rất cần thiết cho mọi người trong đời sống hàng ngày. Rau cũng là loại thực phẩm không thể thay thế. Bởi lẽ, cây rau cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của cơ thể con người như: protein, lipit, vitamin, muối khoáng và nhiều chất quan trọng khác. Cây rau chứa hàm lượng vitamin và khoáng chất hơn hẳn một số cây trồng khác. Có thể nói rau là thành phần quan trọng trong mỗi bữa ăn hàng ngày của mỗi người. Chất khoáng từ rau màu chủ yếu là Canxi (Ca), photpho (P), sắt (Fe),... chúng có tác dụng điều hòa, cân bằng kiềm toan trong máu, là những chất cần thiết cho cấu tạo máu và xương. Rau thuộc về nhóm cây hàng năm: cà, ớt, cà chua, cây họ đậu...Cây hai năm như rau chân vịt, hành tây, tỏi, cải... và cây thân thảo lâu năm như măng...được trồng làm thực phẩm. Giá trị dinh dưỡng của các loại rau rất phong phú và đặc biệt quan trọng đối với đời sống của loài người (Tạ Thu Cúc, 2005). 1.1.2. Ý nghĩa kinh tế - Rau là lọai cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất của 1ha rau gấp 2-3 lần so với 1ha lúa. Hiệu quả lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào trình độ người sản xuất, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm và chủng loại rau màu. Nhìn chung, cây rau, màu có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, do đó làm tăng sản lượng trên đơn vị diện tích. - Rau là loại cây lương thực. Như khoai tây được coi là một trong những năm cây lương thực trên thế giới sau lúa, ngô, mì, mạch. Khoai tây là nguồn tinh bột chủ yếu của nhiều nước. Một vài loài cây trồng có hàm lượng cao cũng được sử dụng như lương thực: khoai, củ từ... - Rau là loại hàng hóa có giá trị xuất khẩu cao. Đây là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, thu ngoại tệ mạnh của nhiều nước trên thế giới. - Rau là nguyên liệu chế biến thực phẩm phong phú và quan trọng. a. Giá trị y học Rau chẳng những có giá trị dinh dưỡng mà chúng còn được sử dụng như những cây dược liệu quý như: tỏi, hành hoa, gừng... Trong nhiều năm qua, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và phát hiện ra những khả năng kỳ diệu của một số loại rau trong phòng ngừa và trị một số bệnh nan y. Trước hết là tỏi sau đó là các loại hành tây... b. Giá trị xã hội Khi ngành sản xuất rau màu được phát triển nhanh chóng và vững chắc sẽ góp phần làm tăng thu nhập cho người lao động, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đồng thời đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước. Khi sản xuất rau màu được coi là một nghề, những khu chuyên canh rau màu được mở rộng sẽ có điều kiện để sắp xếp lao động một cách hợp lý, giải quyết việc làm cho nông dân trong những lúc nông nhàn. Phát triển ngành sản xuất rau màu còn có điều kiện để hỗ trợ đối với ngành khác trong nông nghiệp như cung cấp thức ăn và chất xanh cho chăn nuôi... ( Tạ Thu Cúc, 2005). 1.2. Kỷ thuật canh tác rau màu Muốn trồng rau đạt năng suất cao, sản phẩm có giá trị hàng hóa cao, người trồng rau nhất thiết phải nắm vững những biện pháp kỹ thuật cơ bản của nghề trồng rau. Nó bao gồm một hệ thống các biện pháp kỹ thuật như làm đất, gieo hạt, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch. 1.2.1. Thời kỳ vườn ươm Đặc điểm nổi bậc của nghề trồng rau là hầu hết hạt giống đều phải được ươm trước khi đưa ra ruộng sản xuất đại trà. Mặt khác, hầu hết các loại hạt giống rau, màu đều rất nhỏ, nên phải qua gieo ươm. Khi gieo trên diện tích nhỏ sẽ thuận tiện cho quá trình chăm sóc (Phạm Hồng Cúc và ctv, 2001). Ngoài kỹ thuật gieo ươm truyền thống (gieo ngoài đất trồng), hiện nay còn có nhiều cách gieo ươm đạt hiệu quả cao như gieo trong bầu, gieo hạt vào khay, gieo hạt trong nhà lưới... làm như vậy sẽ hạn chế được tác động của khí hậu thời tiết khắc nghiệt như nhiệt độ cao, mưa bão, ngập lụt.... Mặt khác, ở thời kỳ 1-3 lá thật, hệ rễ yếu, khả năng hút nước và chất dinh dưỡng kém, diện tích lá nhỏ nên quang hợp kém. Ở thời kỳ vườn ươm, chúng ta cần chăm sóc hết sức cẩn thận, tỉ mỉ hồi phục cây trồng đạt tiêu chuẩn cao (Tạ Thu Cúc, 2005). 1.2.2. Thời vụ gieo trồng Rau màu là loại cây trồng rất mẫn cảm với sự thay đổi của điều kiện khí hậu thời tiết như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, yêu cầu thời vụ rất nghiêm ngặt. Thời vụ không thích hợp làm giảm năng suất và chất lượng (Tạ Thu Cúc, 2005). Hơn nữa rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn, nên có yêu cầu thời tiết khắc khe. Đảm bảo thời vụ là đảm bảo điều kiện tự nhiên tương tự như những điều kiện của chính quê hương của loài rau màu đó để cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi nhất (Nguyễn Văn Thắng và ctv, 1999). Nói chung, các loại rau mùa Đông có yêu cầu cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng tương đối ngắn (8-12 giờ) các loại rau mùa hè lại yêu cầu ánh sáng có cường độ mạnh và thời gian chiếu sáng dài (12-14 giờ/ ngày) (Nguyễn Văn Thắng và ctv, 1999). Do đó, việc bố trí mùa vụ cũng như sắp xếp các cây trồng xen, gối cần tạo được chế độ ánh sáng thích hợp để cây rau sinh trưởng (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996). Theo Trần Thị Ba và ctv, 1999 ở Đồng bằng sông Cửu Long có bốn vụ gieo trồng chính: - Đông Xuân gieo trồng từ tháng 10- tháng 11 dương lịch thu hoạch vào tháng 12- tháng 1 dương lịch. - Xuân Hè gieo trồng từ tháng 12- tháng 1 dương lịch thu hoạch vào tháng 4-tháng 5 dương lịch. - Hè Thu gieo trồng từ tháng 4- tháng 5 dương lịch thu hoạch vào tháng 7 dương lịch. - Thu Đông gieo trồng từ tháng 8- tháng 9 dương lịch thu hoạch vào tháng 12-tháng 1 dương lịch. 1.2.3. Làm đất Bộ rễ các loài rau nói chung là ăn nông ở tầng mặt trong phạm vi 25-30 cm, do vậy tính chịu hạn, chịu úng rất kém và lại dễ bị nhiễm sâu bệnh (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996). Mặc dù đất nào cũng có thể trồng được rau, nhưng tốt nhất là chọn những chân đất cát pha thịt nhẹ hoặc thịt trung bình có tầng canh tác 20-30cm (Trịnh Thị Thu Hương, 2003). Theo Trần Thị Ba và ctv (1999), đất trồng rau màu phải có lý – hóa tính tốt: Đất tơi xốp, nhiều mùn, pH thích hợp (5,5-7), đất thịt nhẹ, thịt pha cát. Nếu là đất cát rời rạc, giữ nước kém cần bón thêm sét, bùn ao, phơi ải kết hợp với phân hữu cơ. Nếu là đất sét nặng khó thoát nước khó cày bừa cần bón thêm phân hữu cơ. Tuy nhiên, tuỳ theo loại đất mà cách làm đất khác nhau; cày sâu, bừa kỹ giúp rễ phát triển, nhưng không nên làm đất quá nhuyễn vì đất dễ bị lèn mặt sau này (Nguyễn Bảo Vệ và ctv, 2005). Theo Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996 thì có hai cách làm đất: a. Làm đất vườn ươm: Vườn ươm là nơi cây con sinh trưởng đầu tiên, nó có vai trò quan trọng quyết định chất lượng giống do đó ảnh hưởng đến năng suất phẩm chất sau này. Đất vườn ươm nên chọn loại đất nhẹ, tầng canh tác có thể không sâu nhưng chế độ tưới tiêu tốt. b. Ruộng sản xuất: Bộ rễ rau nói chung là ăn nông ở tầng đất mặt trong phạm vi 25-30cm, do vậy tính chịu hạn, chịu úng rất kém và lại hay bị nhiễm sâu bệnh, cho nên đất trồng rau nhất thiết phải làm cẩn thận. Đất trồng rau cũng không đòi hỏi phải quá nhuyễn vì nếu các kết tập đất quá nhỏ sẽ lấp hết các khoảng trống chứa khí cần thiết trong lòng luống rau. Nói chung lớp đất trên mặt luống chỉ nên làm với kích thước 1-3 hoặc 5cm. 1.2.4.Nhu cầu nước cho rau màu Rau là loại cây rất cần nước, đồng thời lại rất sợ úng. Hàm lượng nước trong cây rau rất lớn, chiếm từ 75-95%, vì vậy có thể nói nước là nguyên nhân hạn chế lớn nhất đến năng suất, chất lượng cây rau hơn bất kì yếu tố nào khác. Nếu thiếu nước cây rau sinh trưởng kém, thấp, còi cọc, dẫn đến năng suất và chất lượng giảm. Nếu thừa nước cây sinh trưởng mềm yếu, nồng độ đường và các chất hòa tan giảm. Mặt khác, nước dư thừa trong các bộ phận làm cho cây rau - màu trở nên non, mềm dễ bị hư hỏng (Dương Hồng Dật, 2003). Nước là thành phần cơ bản cấu tạo nên chất nguyên sinh, các quá trình trao đổi chất trong cây như: quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ, quá trình quang hợp, sự vận chuyển vật chất trong cây (Bùi Hiếu và ctv, 2000); là dung môi hòa tan các chất, duy trì độ căng tế bào, làm cho cây ở trạng thái cân bằng, nước còn có tác dụng quan trọng trong quá trình điều chỉnh sự đóng mở của khí khổng, sự giãn nở và lớn lên của lá (Tạ Thu Cúc, 2005). Có thể dùng công thức sau để xác định lượng nước tưới cho rau màu. m = 100*H*A(B-R) Trong đó: m: lượng nước cần tưới (m3/ha). H: độ sâu (m). A: tỷ trọng đất (tấn/m3). B: độ ẩm đồng ruộng (% đất khô tuyệt đối). R: độ ẩm đất (% đất khô tuyệt đối khi tưới). 1.2.5. Nhu cầu phân bón Rau là loại cây trồng có thời gian sinh trưởng tương đối ngắn nhưng lại cho một khối lượng sản phẩm (năng suất, sản lượng) rất cao, từ 20-60 tấn/ha. Do vậy cây rau màu đòi hỏi phải được bón nhiều phân và đất trồng rau phải là đất tương đối tốt (Mai Thi Phương Anh, 1999). Nguyên tắc chung khi bón phân cho rau là cần bón phối hợp phân hữu cơ và vô cơ, bón đúng liều lượng, cân đối và đúng thời kì. Bón phân hóa học vào đất sẽ làm thay đổi tính chất lý- hóa học của đất, đặc biệt làm thay đổi hóa tính của đất (Tạ Thu Cúc, 2005). Tất cả các loại rau màu đều cần dinh dưỡng rất lớn, do vậy nó cần phải cung cấp đầy đủ dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, sự cung cấp này phụ thuộc vào lượng dinh dưỡng có trong đất và nguồn phân bón bổ sung (Nguyễn Văn Hòa, 2006). Ngoài ra, đối với loại đất nhẹ, tơi xốp thì có thể tăng cường bón đạm vô cơ, giảm khối lượng phân hữu cơ. Đối với đất nặng, chặt thì cần tăng cường bón phân hữu cơ giàu đạm là chủ yếu, đồng thời kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân bón. Khi xác định liều lượng phân bón cần phải quan tâm đến hiệu quả kinh tế, chú ý đến lượng NO3- trong sản phẩm khi bón các dạng đạm từng chủng loại, hàm lượng N,P,K trong sản phẩm và trong đất, chất dinh dưỡng bị giữ lại trong đất hoặc bị rửa trôi (Tạ Thu Cúc, 2005). Bên cạnh đó, phân chuồng là loại phân bón tương đối đầy đủ các thành phần dinh dưỡng mà cây rau màu yêu cầu. Phân chuồng có tỷ lệ mùn cao, có tác dụng cải tạo đất, giữ nhiệt và khí cho tầng đất mặt, loại dinh dưỡng trong phân chuồng có tác dụng từ từ nên việc bón phân vô cơ bổ sung là biện pháp cần thiết, và phải hài hòa với lượng phân chuồng đã bón thì mới cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đảm bảo không có lượng nitrate dư thừa trong cây quá nhiều ngoài ngưỡng cho phép (Mai Thi Phương Anh, 1996). Có hai cách bón phân cho rau màu: Bón lót: thường dùng với phân chuồng và phân vô cơ chậm tan như lân, kali và vôi (cung cấp cho cả quá trình sinh trưởng của cây) và một phần lượng phân đạm cung cấp cho rau màu ở giai đọan cây con (khoảng 1/4-1/3 lượng phân đạm cần thiết. Bón thúc: là cách bón bổ sung vào những giai đoạn cây cần dinh dưỡng nhất để sinh trưởng, phát triển và tạo sản phẩm. Bón thúc thường dùng các lọai phân dễ hòa tan, dễ tiêu như phân chuồng ngâm ủ, phân bắc nước giải ngâm mục, phân đạm và kali. Biện pháp bón phân ngoài rễ là biện pháp đang được sử dụng. Đó là phương pháp bón phân lên lá - sử dụng các loại phân đã được tổng hợp, với ưu điểm là tiết kiệm phân và hiệu quả cao. Tuy nhiên chỉ áp dụng tốt trong trường hợp đã được bón đầy đủ phân chuồng và các phân đa lượng khác (Mai Thi Phương Anh, 1996). Bảng 1:Lượng các nguyên tố dinh dưỡng chính và lượng cần bón cho một tấn sản phẩm (kg/ha) Loại rau  Thời gian sinh trưởng (ngày)  Lượng cây lấy đi  Lượng cần bón     N  P  K  N  P  K   Cải bắp Xà lách cuốn Rau bina Cà rốt Cà chua Dưa chuột  120 60 60 120 150 100 100  3,5 2,2 3,6 3,2 2,6 1,7 3,0  1,3 0,8 1,8 1,3 0,4 1,4 1,2  4,3 5,0 5,2 5,0 3,6 2,6 4,0  5 2,5 4 3,2 4,5 3,5 7  5 2,5 4 3 4,5 2,5 5  6 6 7 5 5 4 5   1.2.6.Phòng trừ sâu bệnh So với các loại cây trồng chuyên canh khác, rau màu là loại cây trồng có nhiều sâu bệnh hơn cả. Do nó là cây ngắn ngày, lại ít có những trợ thủ tự nhiên để làm thiên địch đối với các loại sâu bệnh hại. Mặt khác, chúng đực gieo trồng suốt bốn mùa trong năm do đó sâu bệnh dễ tồn tại, tiềm năng, ẩn náo tạo điều kiện cho sâu bệnh thích nghi (Nguyễn Văn Thắng, 1999). Theo Phạm Hồng Cúc và ctv (2001), cho rằng nếu áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hữu hiệu thì năng suất rau màu có tăng thêm 30%. Theo Trần Thị Ba và ctv (1999), có nhiều biện pháp phòng trừ sâu bệnh như: khử hạt giống, cải thiện môi trường, luân canh, xen canh, sử dụng giống kháng, sử dụng thiên địch, tạo hình và dùng thuốc hóa học. 1.2.7. Thu hoạch Rau là loại cây trồng ngắn ngày lại có hàm lượng nước cao, sử dụng chủ yếu là sản phẩm tươi. Do vậy thu hoạch rau màu phải đúng lứa, đúng kỳ mới đảm bảo chất lượng. Không nên thu hoạch quá non hay quá già, nếu thu non giảm năng suất sản phẩm từ 20-30% đối với các loại rau ăn quả chín nếu thu quá già hàm lượng chất dinh dưỡng hay chất lượng sản phẩm giảm (Mai Thị Phương Anh và ctv, 1996). 1.3. Các tính chất vật lý đất trên đất trồng rau màu 1.3.1 Thành phần cơ giới Theo Trần Kông Tấu (2005), thành phần cơ giới (còn gọi là thành phần cấp hạt) của đất là hàm lượng phần trăm ( %) của những phân tử cơ học có kích thước khác nhau khi đoàn lạp đất ở trong trạng thái bị phá hủy. Thành phần cơ giới khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về tỷ trọng, dung trọng đất, tính kết dính, khả năng hấp phụ trao đổi ion và khả năng dự trữ dinh dưỡng trong đất (Mai Văn Quyền và ctv, 2005). Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu cấp hạt sét làm cho khả năng giữ nước của đất tốt, hấp phụ được nhiều chất dinh dưỡng, có khả năng chống rửa trôi. Ngược lại, đối với những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, nghèo cấp hạt sét, chủ yếu là cấp hạt thô, khả năng giữ nước, hấp thu những chất dinh dưỡng kém, độ thấm cao, các chất dinh dưỡng dễ bị rửa trôi...có thể nói thành phần cơ giới là một trong những yếu tố quyết định độ phì nhiêu của đất (Trần Kông Tấu, 2005). Về tính chất vật lý nước và cơ lý đất cho thấy khi kích thước hạt giảm đã làm giảm tốc độ thấm nước, tăng tính mao dẫn, tăng tính trương co, tăng lượng hút ẩm lớn nhất và tăng sức dính cực đại. Thành phần và tính chất hóa lý của các cấp hạt khác nhau thì khác nhau đã dẫn đến sự thay đổi quan trọng về tính chất trong đất khi có các tỉ lệ cấp hạt khác nhau (Nguyễn Thế Đặng và ctv, 1999). Theo Lê Văn Khoa (2004), thì sự suy thoái về cấu trúc thường xảy ra ở các vùng có vũ lượng cao, thường hay ngập lũ, bơm tưới nhiều trong canh tác, đất dễ bị gley giả và hệ thống thoát nước kém. Đối với đất có tỷ lệ sét cao, hàm lượng chất hữu cơ thấp và thời gian canh tác càng lâu thì tình trạng nén dẽ của đất dễ dàng xảy ra (Võ Thị Gương, 2004). 1.3.2.Phân loại đất theo thành phần cơ giới Việc phân loại đất theo thành phần cơ giới có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là việc ứng dụng trong sản xuất. Nông dân khi canh tác trên đất đai đã biết phân ra: cát, cát pha thịt, đất sét.... Vì mỗi loại như vậy lại thích hợp cho mỗi loại cây trồng nhất định. Trên thế giới có rất nhiều bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới nhưng có các dạng phân loại: theo Mỹ, Liên Xô (cũ), và quốc tế. (Nguyễn Thế Đặng và ctv, 1999). Bảng 2. Phân loại đất theo thành phần cơ giới của Liên Xô (cũ ) ( theo N.A.Kasinsky) Tên gọi  % Sét vật lý  % Cát vật lý    Đất potzon  Đất đỏ vàng thảo nguyên  Đất mặn  Đất potzon  Đất đỏ vàng thảo nguyên  Đất mặn   Đất cát rời Đất cát dính Đất cát pha  0-5 5-10 10-20  0-5 5-10 10-20  0-5 5-10 10-25  100-95 95-90 90-80  100-95 95-90 90-80  100-95 95-90 90-85   Đất thịt nhẹ Đất thịt trung bình Đất thịt nặng  20-30 30-40 40-50  20-30 30-45 45-60  15-20 20-30 30-40  80-70 70-60 60-50  80-70 70-55 55-40  85-80 80-70 70-60   Đất sét nhẹ Đất sét trung bình Đất sét nặng  50-65 65-80 >80  60-75 75-85 >85  40-50 50-65 >65  50-35 35-20 <20  40-25 25-15 <15  60-50 50-35 <35    Hình 1. Tam giác sa cấu theo USDA/ Soil Taxonomy ( Mỹ) Bảng 3. Bảng phân loại đất theo thành phần cơ giới của quốc tế (Nguyễn Thế Hùng và ctv, 1999) Loại đất   % Trọng lượng     Cát 2-0.02mm  Bụi 0.02-0.002mm  Sét 0.002-0.0002mm   Cát  1.Đất cát  85-100  0-5  0-15   Thịt  Đất cát pha Đất thị pha cát Đất thịt nhẹ  55-85 40-54 0-55  0-45 30-45 45-100  0-15 0-15 0-15   Thịt nặng  5.Đất thịt trung bình 6.Đất thịt nặng 7.Đất sét nặng  55-85 30-55 0-40  0-30 20-45 45-75  15-25 15-25 15-25   Sét  8.Đất sét pha cát 9.Đất sét pha thịt 10.Đất sét trung bình 11.Đất sét 12.Đất sét nặng  55-75 0-30 10-55 0-55 0-35  0-20 45-75 0-45 0-55 0-35  25-45 25-45 25-45 45-65 65-100   1.3.3.Tính chất các loại đất có thành phần cơ giới khác nhau Thành phần cơ giới đất ảnh hưởng lớn đến tính chất đất và cây trồng. Khi tỷ lệ các cấp hạt có kích thước khác nhau, ở mỗi loại đất, mỗi tầng đất khác nhau, sẽ tác động trực tiếp đến tính chất đất là khác nhau và từ đó ảnh hưởng đến cây trồng. Đất cát: Do có cấp hạt cát chiếm đa số nên đất cát có tính chất đặc trưng sau: - Thành phần cơ giới thô (nhẹ), khe hở giữa các hạt lớn nên thoát nước dễ, thấm nước nhanh nhưng giữ nước kém (dễ bị khô hạn). - Thoáng khí, vi sinh vật háo khí hoạt động mạnh làm cho quá trình khoáng hóa chất hữu cơ và mùn xảy ra mãnh liệt. Vì vậy đất cát thường nghèo mùn. - Đất cát nóng nhanh, lạnh nhanh gây bất lợi cho cây trồng và vi sinh vật. - Đất cát khi khô rời rạc nên dễ cày bừa, ít tốn công, rễ cây phát triển dễ nhưng cỏ mọc cũng nhanh. Khi đất cát gặp mưa to hay do nước tưới sẽ bị bí chặt. - Đất cát chứa ít keo, dung tích hấp thu thấp, làm cho khả năng giữ nước kém. Khi bón phân quá nhiều sẽ làm cây bị lốp đổ và mất dinh dưỡng do rửa trôi. Do đặc điểm như vậy nên khi sử dụng đất cần hết sức lưu ý, như nên bón phân chia làm nhiều lần, vùi sâu. Đất cát nên ưu tiên trồng cây lấy củ như: khoai lang,
Luận văn liên quan