Luận văn Đánh giá mức độ tích luỹ kim loại nặng trong trầm tích sông nhuệ

Trong 30 năm gần đây, trên thế giới việc đô thị hoá, sự gia tăng dân số và sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, . đã làm cho môi trường sống của chúng ta, đặc biệt là nguồn nước ngày càng trở nên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do các con sông không có khả năng tự làm sạch khối lượng quá lớn các chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Do vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường nước (sự phú dưỡng, ô nhiễm các chất hữu cơ, kim loại nặng, ) đã và đang được đặc biệt quan tâm nghiên cứu để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời sự gia tăng ô nhiễm này. Lưu vực sông Nhuệ những năm gần đây đang chịu áp lực mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là của các khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến. Sự ra đời và hoạt động của hàng loạt các khu công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề, các xí nghiệp kinh tế quốc phòng cùng với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, canh tác trên hành lang thoát lũ. làm cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Sông Nhuệ lấy nư¬ớc từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tư¬ới cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ còn tiêu nư¬ớc cho thành phố Hà Nội và hợp lưu với sông Đáy tại thị xã Phủ Lý. Sông Nhuệ có diện tích l¬ưu vực 1070 km2. Trên diện tích đó khu vực ảnh hưởng của thành phố Hà Nội bao gồm một phần diện tích của huyện Thanh Trì và Từ Liêm và một số huyện mới sát nhập trước đây thuộc tỉnh Hà Tây. Phần diện tích của lưu vực còn lại là thuộc địa phận tỉnh Hà Nam. Nước sông Tô Lịch thường xuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng trung bình từ 11- 17 m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30 m3/s. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho nước sông Nhuệ bị ô nhiễm. Ngoài ra, dọc theo sông Nhuệ còn có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, làng nghề thủ công sản xuất và chế biến kim loại. Những kim loại này thường theo dòng chảy xuống nước và lắng đọng xuống bùn đáy sông. Thực tế đã có rất nhiều những nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu trong nước sông Nhuệ, tuy nhiên những nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích sông Nhuệ còn rất ít. Để góp phần vào việc bảo vệ môi trường và khắc phục ô nhiễm môi trường nước thuộc hệ thống sông Nhuệ, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá mức độ tích luỹ kim loại nặng trong trầm tích sông Nhuệ” làm cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường sông Nhuệ. Đề tài được thực hiện dưới sự hỗ trợ của đề tài KC.08/06-10 “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, công trình khơi thông dòng chảy, tăng khả năng chịu tải và tự làm sạch của các sông để bảo vệ môi trường sông Nhuệ, sông Đáy” thuộc chương trình khoa học công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

doc93 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2520 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá mức độ tích luỹ kim loại nặng trong trầm tích sông nhuệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§¹I HäC QUèC GIA Hµ NéI TR¦êng §¹I HäC KHOA HäC Tù NHI£N Khoa m«I tr­êng Phan ThÞ Dung ®¸nh gi¸ møc ®é tÝch luü kim lo¹i nÆng trong trÇm tÝch s«ng nHuÖ Chuyªn ngµnh : Khoa häc ®Êt M· sè: 60.62.15 LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc Ng­êi h­íng dÉn khoa häc: gs. Ts. Lª v¨n khoa Hµ Néi - 2009 Lêi c¶m ¬n §Ó hoµn thµnh luËn v¨n th¹c sÜ nµy, tr­íc hÕt t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n tíi GS.TS. Lª V¨n Khoa, ng­êi ®· tËn t×nh chØ b¶o vµ h­íng dÉn t«i thùc hiÖn tèt luËn v¨n th¹c sÜ nµy. §ång thêi, t«i còng xin göi lêi c¶m ¬n ch©n thµnh tíi PGS.TSKH NguyÔn Xu©n H¶i, PGS. TS TrÇn Kh¾c HiÖp ®· gióp ®ì t«i nhiÒu tµi liÖu h÷u Ých cho luËn v¨n cña t«i. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n GS.TS. TrÇn §×nh Hîi ®· gióp ®ì, ®ãng gãp nhiÒu ý kiÕn cho ®Ò tµi cña t«i. Qua ®©y, t«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n toµn thÓ anh, em c¸n bé trung t©m nghiªn cøu thuû lùc – ViÖn khoa häc thuû lîi ViÖt Nam ®· nhiÖt t×nh gióp ®ì, cæ vò vµ ®éng viªn t«i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn ®Ò tµi. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban l·nh ®¹o c«ng ty TNHH t­ vÊn vµ dÞch vô khoa häc n«ng nghiÖp I ®· t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i tham gia hoµn thµnh kho¸ häc. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n c¬ quan trao ®æi Hµn l©m §øc (DAAD) ®· cÊp häc bæng Cao häc T¹i chç t¹o ®iÒu kiÖn cho t«i tham gia hoµn thµnh kho¸ häc. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n tíi toµn thÓ thÇy c« khoa m«i tr­êng. §Æc biÖt lµ c¸c thÇy c« trong bé m«n Thæ Nh­ìng vµ M«i tr­êng ®Êt ®· truyÒn ®¹t cho t«i nh÷ng kiÕn thøc quý b¸u trong qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu t¹i khoa. §ång thêi, t«i xin ch©n thµnh göi lêi c¶m ¬n tíi gia ®×nh, b¹n bÌ lu«n quan t©m ®éng viªn vµ ®ãng gãp ý kiÕn trong qu¸ tr×nh hoµn thµnh luËn v¨n nµy. T«i xin tr©n träng nh÷ng sù gióp ®ì quý b¸u ®ã! T¸c gi¶ Phan ThÞ Dung DANH MỤC BẢNG STT  Số bảng  Tên bảng  Trang   1  1.1  Hàm lượng kim loại nặng trong các loại nước thải  13   2  2.1  Vị trí lấy mẫu và kí hiệu mẫu  27   3  2.2  Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong nước  29   4  2.3  Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong trầm tích  30   5  3.1  Các nguồn chính tác động đến môi trường nước sông Nhuệ  35   6  3.2  Phân bố nước thải Hà Nội qua các nguồn tiếp nhận chính  38   7  3.3  Một số tính chất lý, hoá học của nước sông Nhuệ  39   8  3.4  Hàm lượng kim loại nặng trong nước sông Nhuệ  42   9  3.5  Diễn biến một số thông số môi trường nước sông Nhuệ theo mùa  45   10  3.6  Hàm lượng Pb, Cd, As, Hg trong nước sông Nhuệ theo mùa  47   11  3.7  Một số tính chất lý, hoá học cơ bản của trầm tích sông Nhuệ  50   12  3.8  Hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích sông Nhuệ  52   13  3.9  Hệ số tương quan giữa hàm lượng KLN trong trầm tích và các tính chất lý, hoá học cơ bản của trầm tích  57   DANH MỤC HÌNH STT  Số hình  Tên hình  Trang   1  2.1  Sơ đồ vị trí lấy mẫu trên sông Nhuệ    2  3.1  Hàm lượng Pb, Cd, As, Hg tổng số trong nước sông Nhuệ  43   3  3.2  Diễn biến DO, COD, BOD5, NH4+ trong nước sông Nhuệ theo mùa  46   4  3.3  Hàm lượng Pb, Cd, As, Hg trong nước sông Nhuệ theo mùa  48   5  3.4  Hàm lượng Chì tổng số trong trầm tích sông Nhuệ  53   6  3.5  Hàm lượng Cadimi tổng số trong trầm tích sông Nhuệ  54   7  3.6  Hàm lượng Asen tổng số trong trầm tích sông Nhuệ  55   8  3.7  Hàm lượng Thuỷ ngân tổng số trong trầm tích sông Nhuệ  55   9  3.8  Giá trị pH trong trầm tích sông Nhuệ  58   10  3.9  Mối tương quan giữa giá trị Eh và hàm lượng KLN trong trầm tích sông Nhuệ  59   11  3.10  Mối tương quan giữa hàm lượng cấp hạt sét vật lý và các kim loại Pb, Cd, As, Hg trong trầm tích sông Nhuệ  60   12  3.11  Hàm lượng chất hữu cơ trong trầm tích sông Nhuệ  61   13  3.12  Hàm lượng CEC, Ca2+, Mg2+ trong trầm tích sông Nhuệ  61   14  3.13  Mối tương quan giữa hàm lượng KLN trong nước và hàm lượng các KLN trong trầm tích sông Nhuệ  63   DANH MỤC ẢNH STT  Tên ảnh   1  Thu mẫu tại cống Liên Mạc   2  Cống Liên Mạc   3  Khu vực gần cầu Hà Đông   4  Khu vực gần cầu Tó Hữu   5  Cầu Nhật Tựu   6  Thu mẫu tại cầu Hà Đông   7  Thu mẫu tại cầu Nhật Tựu   DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT As  Asen   BVTV  Bảo vệ thực vật   Cd  Cadimi   CHC  Chất hữu cơ   DD  Dung dịch   EU  Liên minh châu Âu   FAO  Tổ chức nông lương thế giới   GDP  Tổng sản phẩm quốc nội   Hg  Thuỷ ngân   KLN  Kim loại nặng   KHCN & MT  Khoa học công nghệ và môi trường   KT - XH  Kinh tế - Xã hội   LVS  Lưu vực sông   NN & PTNT  Nông nghiệp và phát triển nông thôn   Pb  Chì   QCVN  Quy chuẩn Việt Nam   T  Tháng   TB  Trung bình   TCCP  Tiêu chuẩn cho phép   TPCG  Thành phần cơ giới   UB  Uỷ ban   WHO  Tổ chức y tế thế giới   LỜI MỞ ĐẦU Trong 30 năm gần đây, trên thế giới việc đô thị hoá, sự gia tăng dân số và sự phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, ... đã làm cho môi trường sống của chúng ta, đặc biệt là nguồn nước ngày càng trở nên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguyên nhân là do các con sông không có khả năng tự làm sạch khối lượng quá lớn các chất thải sinh hoạt và công nghiệp. Do vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường nước (sự phú dưỡng, ô nhiễm các chất hữu cơ, kim loại nặng,…) đã và đang được đặc biệt quan tâm nghiên cứu để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời sự gia tăng ô nhiễm này. Lưu vực sông Nhuệ những năm gần đây đang chịu áp lực mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là của các khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến... Sự ra đời và hoạt động của hàng loạt các khu công nghiệp thuộc các tỉnh, thành phố, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề, các xí nghiệp kinh tế quốc phòng cùng với các hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, canh tác trên hành lang thoát lũ... làm cho môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Sông Nhuệ lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để tưới cho hệ thống thủy nông Đan Hoài. Sông Nhuệ còn tiêu nước cho thành phố Hà Nội và hợp lưu với sông Đáy tại thị xã Phủ Lý. Sông Nhuệ có diện tích lưu vực 1070 km2. Trên diện tích đó khu vực ảnh hưởng của thành phố Hà Nội bao gồm một phần diện tích của huyện Thanh Trì và Từ Liêm và một số huyện mới sát nhập trước đây thuộc tỉnh Hà Tây. Phần diện tích của lưu vực còn lại là thuộc địa phận tỉnh Hà Nam. Nước sông Tô Lịch thường xuyên xả vào sông Nhuệ với lưu lượng trung bình từ 11- 17 m3/s, lưu lượng cực đại đạt 30 m3/s. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho nước sông Nhuệ bị ô nhiễm. Ngoài ra, dọc theo sông Nhuệ còn có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, làng nghề thủ công sản xuất và chế biến kim loại. Những kim loại này thường theo dòng chảy xuống nước và lắng đọng xuống bùn đáy sông. Thực tế đã có rất nhiều những nghiên cứu đánh giá các chỉ tiêu trong nước sông Nhuệ, tuy nhiên những nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích sông Nhuệ còn rất ít. Để góp phần vào việc bảo vệ môi trường và khắc phục ô nhiễm môi trường nước thuộc hệ thống sông Nhuệ, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá mức độ tích luỹ kim loại nặng trong trầm tích sông Nhuệ” làm cơ sở khoa học cho việc đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường sông Nhuệ. Đề tài được thực hiện dưới sự hỗ trợ của đề tài KC.08/06-10 “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp, công trình khơi thông dòng chảy, tăng khả năng chịu tải và tự làm sạch của các sông để bảo vệ môi trường sông Nhuệ, sông Đáy” thuộc chương trình khoa học công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. * Ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học của đề tài Trong môi trường nước, chỉ có một phần nhỏ các kim loại nặng tồn tại trong các pha hoà tan (dạng ion). Nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng trong các lưu vực sông trên thế giới đã cho thấy hàm lượng của pha không hoà tan (tức là hàm lượng của các chất ô nhiễm này ở trong trầm tích và ở dạng keo) thường rất cao so với pha hoà tan. Hầu hết các kim loại nặng như As, Cd, Hg, Pb đều tồn tại ở dạng bền vững và có xu thế tích tụ trong trầm tích (các trầm tích đáy và dạng keo) hoặc trong các thuỷ sinh vật [24]. Do đó, nếu chỉ dựa trên kết quả phân tích nước sẽ không phản ánh được đầy đủ mức độ ô nhiễm kim loại nặng của một nguồn nước. Vì thế, việc phân tích các mẫu trầm tích bề mặt giúp phản ánh sự ô nhiễm của môi trường nước tại lưu vực sông trong thời gian hiện tại. Kết quả nghiên cứu của đề tài này là những dẫn liệu tham khảo về chất lượng môi trường nước sông Nhuệ và mối liên hệ về hàm lượng kim loại nặng giữa môi trường nước và trầm tích, đồng thời đánh giá được chính xác mức độ ô nhiễm kim loại nặng trong nước sông Nhuệ. * Mục đích nghiên cứu - Đánh giá hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực. - Đánh giá được mức độ tích luỹ kim loại nặng trong môi trường nước, trầm tích sông Nhuệ. Làm rõ mối quan hệ về hàm lượng của một số kim loại nặng giữa môi trường nước và trầm tích. - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tích luỹ kim loại nặng trong trầm tích sông. - Đưa ra các giải pháp cụ thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước lưu vực sông Nhuệ. Vì thời gian có hạn nên đề tài chỉ tiến hành nghiên cứu các kim loại nặng trong môi trường nước và trầm tích tại thời điểm cuối mùa khô năm 2009 là thời điểm nước sông được đánh giá là ô nhiễm điển hình. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tổng quan về ô nhiễm nước 1.1.1. Tình hình ô nhiễm nước trên thế giới Hiện nay, ô nhiễm nguồn nước trên thế giới đang là vấn đề rất nghiêm trọng, nó ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của con người và sinh vật. Các dạng ô nhiễm nước thường gặp là: ô nhiễm do dinh dưỡng, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm do các kim loại nặng và hoá chất nguy hại. - Ô nhiễm do dinh dưỡng (Nitơ, photpho, silic và cacbon): các chất nitrat, photphat và silic đã và đang là mối quan tâm lớn của con người. Hàm lượng cao của các chất này đã gây nên hiện tượng phú dưỡng (eutrophication) trong các nguồn nước ở các sông chảy chậm, ở hồ và ở biển. Sự dư thừa chất dinh dưỡng dẫn đến làm xuất hiện một số loài tảo, rồi sự phân huỷ các loài tảo đó lại dẫn đến hấp thụ một lượng lớn oxy hoà tan trong nước. Thiếu oxy quá trình phân huỷ kỵ khí sinh ra các chất độc như H2S,CH4, NH3, PH3...) và mùi thối. Lòng hồ, lòng sông dần mất đi những vi sinh vật quen thuộc mà xuất hiện các loài vi sinh vật mới. Cần nhấn mạnh rằng, những loài tảo nổi trên bề mặt tạo nên một lớp màng ngăn cản ánh sáng chiếu sâu xuống tầng nước đáy, làm ảnh hưởng đến các quá trình sinh thái tầng đáy và đồng thời trong lớp tảo nổi này xuất hiện một số loài tảo độc giết hại các loài cá hồi trong vùng biển Bắc Âu. Những năm gần đây trên thế giới, ở nhiều vùng nước biển đã chuyển thành đủ thứ màu tạo nên những đợt thuỷ triều xanh, đỏ, vàng, nâu [21]. Hiện nay, tình hình ô nhiễm dinh dưỡng trong nguồn nước mặt trên thế giới là khá phổ biến, khoảng 10% số con sông trên thế giới có nồng độ nitrat cao, vượt nhiều lần so với tiêu chuẩn nước uống của WHO (10mg/l). Và có khoảng 10% số con sông có nồng độ photpho từ 0,2 đến 2 mg/l; khoảng 30 –40 % số hồ chứa nước bị phú dưỡng hoá [27]. Các nước Châu Âu đã rất chú ý tới các vấn đề phú dưỡng xảy ra trong các thuỷ vực lục địa và ven biển. Rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề phú dưỡng đã được tiến hành ở các dòng sông lớn trên thế giới như sông Seine (Pháp), sông Đanuyp (Nga),... và sau khi thực hiện các biện pháp ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm thì chất lượng nước ở các con sông này đã tăng lên rõ rệt. Cũng cần chú ý rằng các chất gây ô nhiễm có một số mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với các chất gây ô nhiễm khác (ô nhiễm do các chất hữu cơ, vi sinh vật...), trong các điều kiện cụ thể về sinh địa hoá của môi trường sinh thái. Vậy nitrat và photphat từ đâu đến? Nguồn nitrat và photphat xâm nhập vào các thuỷ vực có thể từ nước thải sinh hoạt (phân người và các loại bột giặt có chứa photphat), nước thải từ các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp. - Ô nhiễm hữu cơ: là tác nhân gây ô nhiễm phổ biến nhất trong các sông hồ. Tác nhân ô nhiễm này có hàm lượng lớn trong nước thải sinh hoạt và nước thải một số ngành công nghiệp. Từ số liệu hàng năm của các trạm quan trắc cho thấy, trên thế giới có khoảng 10% số con sông bị ô nhiễm chất hữu cơ rõ rệt (BOD > 6,5 mg/l, COD > 44mg/l), 5% số con sông có nồng độ DO thấp; 50% số dòng sông trên thế giới bị ô nhiễm nhẹ do các hợp chất hữu cơ (BOD khoảng 3 mg/l, COD khoảng 18 mg/l). Trong các thập kỷ gần đây thì mức độ ô nhiễm các chất hữu cơ đã giảm hẳn do sự quan tâm, kiểm soát chặt chẽ và đúng mức của con người [17]. - Ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh: Ô nhiễm do vi sinh vật trong các nguồn nước mặt thường thấy trong các lưu vực tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt, đặc biệt là nước thải của bệnh viện. Các loài vi khuẩn, ký sinh trùng, sinh vật gây bệnh cho người và động vật lan truyền trong môi trường nước mặt, gây ra các loại dịch bệnh cho các khu vực dân cư tập trung. Hiện tượng này thường gặp ở các nước đang phát triển và chậm phát triển trên thế giới. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới năm 1992, nước ô nhiễm gây ra bệnh tiêu chảy làm chết 3 triệu người và 900 triệu người bị mắc bệnh mỗi năm. Để hạn chế tác động tiêu cực do ô nhiễm nguồn nước gây ra, cần nghiên cứu các biện pháp xử lý nước thải, cải thiện tình trạng vệ sinh môi trường sống của dân cư, tổ chức tốt các hoạt động y tế và các dịch vụ công cộng [10]. - Ô nhiễm do hoá chất nguy hại và kim loại nặng: Ô nhiễm do các kim loại nặng và hoá chất nguy hại thường gặp trong các khu vực công nghiệp, khu khai thác mỏ, nơi chôn cất các chất thải công nghiệp và những khu vực gần bệnh viện. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật. Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm kim loại nặng là quá trình đổ vào môi trường nước nước thải công nghiệp và nước thải độc hại không xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người. Nước mặt bị ô nhiễm sẽ lan truyền các chất ô nhiễm vào nước ngầm, vào đất và các thành phần môi trường liên quan khác. Tai nạn ở vịnh Minamata ở Nhật Bản là một ví dụ điển hình, đã gây tử vong cho hàng trăm người và gây ra nhiễm độc nặng hàng ngàn người khác. Nguyên nhân ở đây là người dân ăn cá và các động vật biển khác đã bị nhiễm thuỷ ngân do nhà máy ở đó thải ra. Thuỷ ngân ít bị phân huỷ sinh học, bị tích đọng trong cơ thể sinh vật thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. Rong biển có thể tích tụ lượng thuỷ ngân hơn 100 lần trong nước, cá có thể chứa đến 120 ppm Hg [14]. 1.1.2. Tình hình ô nhiễm nước sông trên thế giới Trên thế giới nhiều quốc gia đang phải đối mặt với hiện tượng ô nhiễm nguồn nước sông. Tại Trung Quốc khoảng 62,6 tỷ tấn nước thải đổ ra các dòng sông mỗi năm, sông Yangzte (Dương tử) nhận 22 tỷ tấn, sông Hoàng Hà nhận 3,9 tỷ tấn, trong đó 62% là nước thải công nghiệp, 36% hầu như chưa qua xử lý. LVS Yangzte chiếm 20% diện tích lãnh thổ Trung Quốc với dân số xấp xỉ 425 triệu người, đóng góp một phần tư GDP của Trung Quốc, tức là khoảng 410 tỷ USD. Hiện nay sông Yangzte cũng phải đối mặt với hàng loạt các thách thức môi trường: bão lũ, xói lở đất, ô nhiễm nước và suy giảm đa dạng sinh học, đặc biệt là hệ sinh thái thuỷ sinh [44]. Tại HongKong chất lượng nước của sông Pearl River bị ô nhiễm nặng nề. Chính quyền đã xây dựng một dự án để giám sát chất lượng môi trường nước. Mục tiêu của dự án “Pearl River Estuary Pollution Project (PREPP)” là nghiên cứu dòng chảy liên quan của các chất độc hại như chất cặn và dinh dưỡng đổ vào nguồn nước HongKong từ sông Pearl River. Kết quả của dự án nhằm cung cấp thông tin cho các nhà khoa học trên thế giới, các nhà làm luật về môi trường của HongKong, Trung Quốc và người dân nhằm mục tiêu là giảm thiểu các tác động ô nhiễm của sông Pearl River lên chất lượng nước của HongKong và hệ sinh thái nói chung [36]. Tại Indonesia hệ thống sông Brantas là một trong những hệ thống sông lớn nhất của đất nước, nằm ở phần phía đông đảo Java. Sự gia tăng dân số và phát triển công nghiệp trong 3 thập kỉ qua đã làm cho chất lượng nước LVS Brantas bị suy thoái và ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của cộng đồng dân cư và sự phát triển của nền kinh tế. Để kiểm soát chất lượng nước LVS Brantas chính phủ Indonesia đã thực hiện nhiều biện pháp như đưa ra kế hoạch tổng thể về Quan trắc chất lượng nước và kiểm soát ô nhiễm “Master Plans of Water Quality Monitoring and Pollution Control”. Từ năm 1988 thực hiện giám sát chất lượng nước sông hàng tháng thông qua thu mẫu cố định tại 51 điểm. Năm 1999 lắp đặt 23 trạm quan trắc tự động, các thông số giám sát tự động bao gồm: Nhiệt độ nước, pH, độ dẫn, độ đục, oxy hoà tan (DO) và các chất dinh dưỡng (Ammonia và Phốt phát), các thông số còn lại được phân tích ở phòng thí nghiệm [30]. Những số liệu quan trắc được tập hợp và báo cáo tới chính quyền Đông Java. Những kết quả đó được sử dụng làm căn cứ cho việc đưa ra các hướng dẫn áp dụng thực thi pháp luật trong việc cảnh báo và đóng cửa những nguồn thải. 1.1.3. Tình hình ô nhiễm nước sông ở Việt Nam Nhìn chung, chất lượng nước ở thượng lưu các con sông còn khá tốt, nhưng vùng hạ lưu phần lớn đã bị ô nhiễm, có nơi ở mức nghiêm trọng. Nguyên nhân là do nước thải sinh hoạt, nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và nông nghiệp (phần lớn là các hoá chất, thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật) và giao thông, thuỷ lợi đã và đang thải trực tiếp ra các dòng sông. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như BOD5, COD, NH4+, tổng N, tổng P và vi sinh vật cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm nguồn nước do chất thải công nghiệp chủ yếu xảy ra ở khu công nghiệp và khu đô thị. - Sông Đồng Nai: Vùng hạ lưu (tính từ sau hồ Trị An đến điểm hợp lưu với sông Sài Gòn), ô nhiễm hữu cơ chưa cao (DO = 4 - 6 mg/l, BOD = 4 - 8 mg/l) nhưng hầu như không đạt TCVN đối với nguồn loại A. Ô nhiễm vi sinh và dầu mỡ rõ rệt, ô nhiễm kim loại nặng, phenol, PCB… chưa vượt tiêu chuẩn, nhiễm mặn không xảy ra từ Long Bình đến thượng lưu. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2006, hạ lưu của nhiều sông trong LVS Đồng Nai đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Ô nhiễm nặng nhất là sông Thị Vải, có đoạn sông “chết” dài trên 10 km. Vùng thượng lưu nước có chất lượng tốt, trừ khu vực thành phố Đà Lạt đã bị ô nhiễm nặng do hàm lượng cao của các chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh. Khả năng tự làm sạch của sông Đồng Nai khá tốt [43]. - Sông Sài Gòn: Mức độ ô nhiễm là nghiêm trọng cả về hữu cơ (DO = 1,5 - 5,5 mg/l; BOD = 10 - 30 mg/l), dầu mỡ, vi sinh, không có điểm nào đạt TCVN đối với nguồn loại A. Ô nhiễm cao nhất là ở vùng sông chảy qua trung tâm TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra, sông Sài Gòn còn bị axit hoá nặng do nước phèn ở đoạn Hốc Môn - Củ Chi (pH = 4,0 - 5,5) [43]. - Sông Cầu: Chất lượng nước các sông thuộc lưu vực sông Cầu ngày càng xấu đi, nhiều đoạn sông đã bị ô nhiễm tới mức báo động. Ô nhiễm cao nhất là đoạn sông Cầu chảy qua địa phận thành phố Thái Nguyên, đặc biệt là tại các điểm thải của Nhà máy Giấy Hoàng Văn Thụ, Khu Gang thép Thái Nguyên... , chất lượng nước không đạt cả tiêu chuẩn A và B. Tiếp đến là đoạn sông Cà Lồ, hạ lưu sông Công, chất lượng nước không đạt tiêu chuẩn A và một số yếu tố không đạt tiêu chuẩn B. Yếu tố gây ô nhiễm cao nhất là các chất hữu cơ, NO2 - và dầu. Ô nhiễm nhất là đoạn từ nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ tới cầu Gia Bảy, ôx
Luận văn liên quan