Luận văn Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc Vùng Đông Nam Bộ - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước. Trong thời gian qua, Bình Dương đã vươn lên thành một tỉnh có tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất nước, đặc biệt là phát triển công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Bình Dương thuộc về các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang hoạt động trên địa bàn. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ mở ra những cơ hội mới song cũng đặt ra nhiều thách thức lớn về khả năng cạnh tranh cho các DNNVV. Nhất là vào thời gian gần đây, trước ảnh hưởng lan rộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều DNNVV đã không trụ vững, thậm chí có kết cục tồi tệ hơn là đóng cửa hoạt động đã để lại nhiều tổn thất lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV. Ngoài những trợ giúp về tài chính, mặt bằng sản xuất, việc đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trường, tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công, Chính phủ còn nhấn mạnh các dịch vụ hỗ trợ DNNVV như tư vấn về quản lý và tài chính nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) cho các DNNVV. Triển khai thực hiện Nghị định trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 3348/KH-UBND ngày 09/11/2011 phát triển DNNVV tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015, cũng đã nhấn mạnh các giải pháp phát triển DNNVV, nhất là các giải pháp nâng cao NLCT cho doanh nghiệp.

pdf108 trang | Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ XINH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TỈNH BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60.31.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN TẤN KHUYÊN TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục hình, bảng biểu Danh mục phụ lục CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .............................................................................. 1 1.1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu................................. 2 1.5. Kết cấu của luận văn ................................................................................ 3 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 4 2.1. Giới thiệu .................................................................................................... 4 2.2. Khái niệm về cạnh tranh ............................................................................. 4 2.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ............................................................... 5 2.3.1. Lý thuyết cạnh tranh cổ điển.................................................................. 5 2.3.2. Lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển............................................................ 6 2.3.3. Lý thuyết năng lực cạnh tranh hiện đại.................................................. 7 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng NLCT của doanh nghiệp ...................................... .10 2.4.1. Mức độ đáp ứng thị trường ................................................................. 11 2.4.2. Mức độ điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp .................................................................................................................... 12 2.4.3. Xây dựng hệ thống thang đo thành tích và tưởng thưởng tường minh ....................................................................................................................... 14 2.4.4. Xây dựng văn hóa học tập liên tục ...................................................... 15 2.4.5. Ứng dụng công nghệ............................................................................ 16 2.4.6. Xây dựng thương hiệu ......................................................................... 17 2.4.7. Huy động vốn....................................................................................... 19 2.5. Các quan điểm về xác định DNNVV ........................................................ 21 2.5.1. Quan điểm về xác định DNNVV trên thế giới .................................... 21 2.5.2. Quan điểm về xác định DNNVV ở Việt Nam..................................... 22 2.6. Tính tất yếu của cạnh tranh và việc nâng cao NLCT của các DNNVV trong giai đoạn hiện nay .................................................................................................. 26 2.7. Tổng quan một số công trình nghiên cứu trước đây.................................. 28 2.7.1. Các nghiên cứu trong nước.................................................................. 28 2.7.2. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................. 29 2.8. Mô hình nghiên cứu................................................................................... 30 2.9. Tóm tắt....................................................................................................... 33 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................. 34 3.1. Giới thiệu ................................................................................................... 34 3.2. Quy trình nghiên cứu ................................................................................ 34 3.2.1. Xây dựng thang đo............................................................................... 35 3.2.2. Đánh giá các thang đo ......................................................................... 36 3.2.3. Phân tích kết quả khảo sát NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương...... 37 3.3. Thang đo .................................................................................................... 38 3.3.1. Thang đo mức độ đáp ứng thị trường .................................................. 38 3.3.2. Thang đo mức độ điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo lợi thế cạnh tranh .. 39 3.3.3. Thang đo xây dựng hệ thống đo lường thành tích và tưởng thưởng tường minh........................................................................................................................ 39 3.3.4. Thang đo xây dựng văn hóa học tập liên tục ....................................... 40 3.3.5. Thang đo ứng dụng công nghệ ............................................................ 41 3.3.6. Thang đo xây dựng thương hiệu.......................................................... 41 3.3.7. Thang đo huy động vốn ....................................................................... 42 3.3.8. Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại......... 43 3.4. Một số thông tin về mẫu ........................................................................... 43 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu ....................................................................... 43 3.4.2. Kích thước mẫu.................................................................................... 43 3.4.3. Kết cấu mẫu ......................................................................................... 44 3.5. Tóm tắt....................................................................................................... 45 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 47 4.1. Giới thiệu ................................................................................................... 47 4.2. Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha ................................................... 47 4.2.1. Thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các DNNVV tỉnh Bình Dương ..................................................................................... 47 4.2.2. Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại........ .50 4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ........................................................... 51 4.3.1. Thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các DNNVV tỉnh Bình Dương ..................................................................................... 51 4.3.2. Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại......... 53 4.4. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu ................................................................ 53 4.5. Kiểm định mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh ............................................... 57 4.6. Tóm tắt ...................................................................................................... 60 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .................................................................................. 62 5.1. Tổng hợp những kết quả nghiên cứu chính của đề tài............................... 62 5.2. Những gợi ý và đề xuất với doanh nghiệp ................................................ 63 5.2.1. Tiến hành hiệu chỉnh cơ cấu và xây dựng văn hóa doanh nghiệp....... 63 5.2.2. Tăng cường khả năng huy động vốn ................................................... 65 5.2.3. Xây dựng hệ thống thang đo thành tích và tưởng thưởng tường minh ........................................................................................................................ 66 5.2.4. Tăng cường khả năng ứng dụng công nghệ và xây dựng thương hiệu cho các DNNVV ........................................................................................................... 67 5.3. Những gợi ý và đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương............... 68 5.4. Những hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo............ 70 5.4.1. Những hạn chế của đề tài..................................................................... 70 5.4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.................................................... 70 5.5. Tóm tắt....................................................................................................... 71 Tài liệu tham khảo Phụ lục LỜI CAM ĐOAN Để thực hiện luận văn “Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Dương”, tôi đã tự nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và trao đổi với giáo viên hướng dẫn, bạn bè, đồng nghiệp, Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực. Bình Dương, tháng 12 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Xinh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy, Cô Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại trường, đặc biệt xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Tấn Khuyên – Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tận tình về phương pháp khoa học và nội dung đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến các bạn bè, đồng nghiệp đã tư vấn và hỗ trợ tôi trong quá trình xử lý số liệu và lựa chọn khung phân tích. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù đã hết sức cố gắng, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô, bạn bè và đồng nghiệp, tham khảo nhiều tài liệu để hoàn thành luận văn, tôi cũng không khỏi né tránh những sai sót. Tôi rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu từ Quý Thầy, Cô và các bạn. Bình Dương, tháng 12 năm 2011 Tác giả Nguyễn Thị Xinh DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DNNVV : Doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) NLCT : Năng lực cạnh tranh TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh EFA : Extraction Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) ANOVA : Analysis of Variance (Phân tích phương sai) SIG : Significance (ý nghĩa, sự quan trọng) DANH MỤC HÌNH, BẢNG BIỂU HÌNH Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Quy định phân loại DNNVV theo Nghị định 90/NĐ-CP Bảng 2.2. Phân loại DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP Bảng 3.1. Thang đó đáp ứng thị trường Bảng 3.2. Thang đo điều chỉnh cơ cấu tổ chức theo lợi thế cạnh tranh Bảng 3.3. Thang đo xây dựng hệ thống đo lường thành tích và tưởng thưởng tường minh Bảng 3.4. Thang đo xây dựng văn hóa học tập liên tục Bảng 3.5. Thang đo ứng dụng công nghệ Bảng 3.6. Thang đo xây dựng thương hiệu Bảng 3.7. Thang đo huy động vốn Bảng 3.8. Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại Bảng 3.9. Phân loại mẫu theo địa bàn Bảng 3.10. Phân loại mẫu theo ngành nghề Bảng 4.1. Hệ số Cronchbach’s Alpha các thành phần của thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương Bảng 4.2. Hệ số Cronchbach’s Alpha các thành phần của thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại Bảng 4.3. Kiểm tra KMO của thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương Bảng 4.4. Kết quả phân tích EFA thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương. Bảng 4.5. Kiểm tra KMO của thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại Bảng 4.6. Kết quả EFA của thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại Bảng 4.7. Thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương. Bảng 4.8. Hệ số Cronchbach’s Alpha các thành phần của thang đo mức độ hiện tại các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương sau khi hiệu chỉnh Bảng 4.9. Thang đo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về NLCT hiện tại Bảng 4.10. Bảng phân tích ANOVA trong hồi quy tuyến tính Bảng 4.11. Bảng kết quả hồi quy từng phần Bảng 4.12. Kết quả kiểm định mô hình giả thiết DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Dàn ý và kết quả xin ý kiến chuyên gia Phụ lục 2: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức Phụ lục 3: Danh sách các doanh nghiệp tham gia khảo sát Phụ lục 4: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha Phụ lục 5: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phụ lục 6: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha sau khi hiệu chỉnh Phụ lục 7: Phân tích hồi quy 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Lý do chọn đề tài Bình Dương là một tỉnh thuộc Vùng Đông Nam Bộ - Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của cả nước. Trong thời gian qua, Bình Dương đã vươn lên thành một tỉnh có tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao nhất nước, đặc biệt là phát triển công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Bình Dương thuộc về các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang hoạt động trên địa bàn. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang và sẽ mở ra những cơ hội mới song cũng đặt ra nhiều thách thức lớn về khả năng cạnh tranh cho các DNNVV. Nhất là vào thời gian gần đây, trước ảnh hưởng lan rộng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều DNNVV đã không trụ vững, thậm chí có kết cục tồi tệ hơn là đóng cửa hoạt động đã để lại nhiều tổn thất lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát triển, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV. Ngoài những trợ giúp về tài chính, mặt bằng sản xuất, việc đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật, xúc tiến mở rộng thị trường, tham gia kế hoạch mua sắm, cung ứng dịch vụ công, Chính phủ còn nhấn mạnh các dịch vụ hỗ trợ DNNVV như tư vấn về quản lý và tài chính nhằm giúp nâng cao năng lực cạnh tranh (NLCT) cho các DNNVV. Triển khai thực hiện Nghị định trên, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 3348/KH-UBND ngày 09/11/2011 phát triển DNNVV tỉnh Bình Dương giai đoạn 2011 – 2015, cũng đã nhấn mạnh các giải pháp phát triển DNNVV, nhất là các giải pháp nâng cao NLCT cho doanh nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho thấy việc thực hiện đề tài “Đánh giá năng lực cạnh tranh của 2 doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Bình Dương” là việc cần thiết hơn bao giờ hết. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Đánh giá và phân tích NLCT của các DNNVV tỉnh Bình Dương, từ đó gợi ý các giải pháp, chính sách để nâng cao NLCT của các doanh nghiệp này. Mục tiêu cụ thể: Đề tài hướng đến 03 mục tiêu cụ thể sau: Mục tiêu 1: Khảo sát, đánh giá hiện trạng NLCT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong giai đoạn hiện nay. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, thống kê mô tả kết hợp điều tra khảo sát để đánh giá hiện trạng NLCT của các DNNVV. Mục tiêu 2: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đề tài sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để định vị các nhân tố, đồng thời chạy hồi quy để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến NLCT của các DNNVV. Mục tiêu 3: Gợi ý các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao NLCT của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương hiện nay như thế nào? Những giải pháp cần thực hiện để nâng cao NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương là gì? 1.4. Phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đánh giá NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương, chủ yếu là các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, huyện Tân Uyên, huyện Bến Cát,. Trên cơ sở đó, đề ra những giải pháp để nâng cao NLCT cho các DNNVV tỉnh Bình Dương. 3 Các nghiên cứu trong luận văn bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua phương pháp thống kê mô tả, phân tích tổng hợp và quy nạp là chủ yếu. Thông tin thu thập được từ nghiên cứu định tính là cơ sở xác định các yếu tố cấu thành NLCT của doanh nghiệp. Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp doanh nghiệp thông qua phiếu khảo sát. Thông tin thu thập được từ nghiên cứu định lượng bước đầu tiên sẽ được đưa vào phân tích độ tin cậy của các thang đo và phân tích nhân tố khám phá (EFA) để điều chỉnh thang đo. Thang đo sau khi được đảm bảo độ tin cậy sẽ được đưa vào nghiên cứu chính thức để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương và xác định mức độ hài lòng của doanh nghiệp vào NLCT hiện tại của doanh nghiệp mình. Trong quá trình phân tích dữ liệu, tác giả sử dụng công cụ hỗ trợ là phần mềm SPSS 16.0. 1.5. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm năm chương. - Chương 1: Tổng quan - Chương 2: Cơ sở lý thuyết - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kết luận 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Giới thiệu Để có cái nhìn tổng quan về những mô hình nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết về NLCT của DNNVV, trong Chương 2 tác giả khái quát những quan điểm khác nhau về cạnh tranh, NLCT, tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV, từ đó đưa ra khung lý thuyết mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của DNNVV tỉnh Bình Dương. 2.2. Khái niệm về cạnh tranh Cạnh tranh kinh tế xuất hiện và tồn tại khách quan trong quá trình hình thành, phát triển của sản xuất hàng hóa và trở thành một đặc trưng nổi bật của cơ chế thị trường. Do vậy, các lý thuyết nghiên cứu về cạnh tranh chỉ xuất hiện trong giai đoạn hình thành và phát triển kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, tiêu biểu như lý thuyết của trường phái kinh tế học cổ điển, lý luận của trường phái kinh tế chính trị học Mác xít, lý thuyết của trường phái tân cổ điển, của các trường phái kinh tế học hiện đại,Do cách tiếp cận khác nhau, nên cũng đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về vấn đề này tùy theo góc độ tiếp cận. Theo Từ điển thuật ngữ chính sách thương mại (1997), sức cạnh tranh là: “Năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 của tác giả Bùi Thị Thanh Hà (2000) đã định nghĩa: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung – cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất”. Quan niệm này đã 5 xác định rõ các chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh tế và mục đích của họ là nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Trong Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác – Lênin (2002) nêu rõ: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất – kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất – kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”. Tuy nhiên, cạnh tranh không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc đua tranh, triệt hạ nhau. Theo Michael Porter (1980): cạnh tranh là giành lấy thị phần, là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành và theo đó giá cả có thể giảm đi. Hiện nay cạnh tranh và hợp tác đan xen nhau, song xu thế chính là hợp tác. Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm, theo tác giả “Cạnh tranh là sự ganh đ