Trong nhiều thập kỷ qua, thế giới đã nhận thấy rằng, các khu bảo tồn
thiên nhiên (KBTTN) và vườn quốc gia (VQG) có vai trò quan trọng trong việc
bảo tồn đa dạng sinh học và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Các khu bảo tồn
(KBT) là nơi lưu trữ các vật liệu thiên nhiên cho sự phát triển của các ngành y
tế, nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp; đồng thời gìn giữ các chức năng
tự nhiên của hệ sinh thái, bảo vệ đất đai, điều hòakhí hậu, giúp con người được
sống trong bầu khí quyển trong lành. Mặc dù các KBTcó tầm quan trọng như
vậy, nhưng quản lý các khu bảo tồn đó đang gặp rất nhiều khó khăn từ phía các
cộng đồng địa phương, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam.
Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội, trong đời sống vật chất và tinh thần của con người, trong việc duy trì
các chu trình tuần hoàn tự nhiên và sự cân bằng sinh thái. Chính vì thế trong
những thập kỷ qua, cộng đồng thế giới rất quan tâm đến công tác bảo tồn đa
dạng sinh học. Ở Việt Nam công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên được Đảng
và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
Ở Việt Nam công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh khởi xướng và phát động chiến dịch trồng cây từ năm 1959.
Trong suốt quá trình phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta hết sức
quan tâm đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học bằngviệc ban hành nhiều văn
kiện mang tính chất pháp lý liên quan đến bảo tồn Đa dạng sinh học; như Luật
Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường, Kế
hoạch hành động đa dạng sinh học và tham gia các Công ước Quốc tế.
93 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1723 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka - Tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
---------------------------
Trần Xuân Phước
“ĐÁNH GIÁ NHU CẦU BẢO TỒN THEO HƯỚNG ĐỒNG
QUẢN LÝ TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN
NAM KA - TỈNH ĐẮK LẮK”
LUẬN VĂN THẠC SỸ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60. 62. 60
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Xuân Thanh
Buôn Ma Thuột, tháng 09/2011
2
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Trần Xuân Phước
3
Lời cảm ơn
Để hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành lâm học,
hệ chính quy, tại trường Đại học Tây Nguyên, tôi xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô giáo trường Đại học Tây Nguyên, Khoa Nông Lâm
nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học, Ban giám hiệu nhà trường đã tận tình
giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian khoá học.
Ban lãnh đạo Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka, UBND và gia đình
các hộ dân ở các xã vùng đệm KBT đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
quá trình điều tra hiện trường, thu thập số liệu phục vụ cho quá trình
nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin trân trọng cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Xuân Thanh,
giảng viên trường ĐHTN đã dành nhiều thời gian quý báu, tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này.
Cám ơn gia đình và những người thân, bạn bè đã giúp đỡ về mọi mặt
để tôi hoàn thành được khoá học này.
Do thời gian có hạn và trình độ chuyên môn còn hạn chế, bản thân
mới bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè đồng
nghiệp quan tâm góp ý để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
BMT, tháng 09 năm 2011.
Học viên
Trần Xuân Phước
4
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ............................................................................................. ii
Lời cảm ơn................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................... vii
Danh mục các bảng ................................................................................... viii
Danh mục các hình ..................................................................................... ix
Mở đầu ......................................................................................................... 1
Chương 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................. 4
1.1. Khái niệm đồng quản lý ........................................................................ 4
1.2. Cơ sở lý luận .......................................................................................... 5
1.2.1. Tính pháp lý về quản lý rừng đặc dụng ............................................ 5
1.2.2. Đồng quản lý nhằm kết hợp giữa bảo tồn thiên nhiên với phát triển
kinh tế - xã hội bền vững ............................................................................ 7
1.3. Cơ sở thực tiển ...................................................................................... 7
1.3.1.Đồng quản lý rừng đặc dụng vận dụng khoa học tiên tiến kết hợp kiến
thức bản địa ................................................................................................... 7
1.3.2. Đồng quản lý rừng đặc dụng giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích Quốc gia
và lợi ích các bên liên quan ........................................................................... 7
1.3.3. Đồng quản lý rừng đặc dụng với chiến lược xóa đói giảm nghèo ......... 8
1.4. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ..................................................... 8
1.5. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ................................................... 10
1.6. Hướng nghiên cứu của luận văn ......................................................... 12
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU BẢO
TỒN THIÊN NHIÊN NAM KA ................................................................ 14
1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ............................................................. 14
1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................... 14
1.2. Đặc điểm địa hình ............................................................................... 14
1.3. Đất đai thổ nhưỡng ............................................................................ 14
5
1.4. Khí hậu thuỷ văn ................................................................................ 15
1.5. Thảm thực vật rừng ........................................................................... 16
1.6. Tài nguyên thực vật rừng .................................................................. 18
1.7. Khu hệ động vật ................................................................................. 18
2. Đặc điểm kinh tế xã hội ......................................................................... 19
2.1. Đặc điểm kinh tế xã hội các xã vùng đệm .......................................... 19
2.1.1. Dân số - lao động và dân tộc .............................................................. 19
2.1.2. Tình hình kinh tế và đời sống ............................................................. 20
2.1.3. Thực trạng xã hội ............................................................................... 21
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội xã Nam Ka ................................................... 21
2.2.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 21
2.2.2. Các nguồn tài nguyên ......................................................................... 22
2.2.3. Hiện trạng xây dựng tổng hợp ............................................................ 23
2.2.4. Đánh giá chung tình hình hiện trạng ................................................. 25
Chương 3 : MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ HƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 27
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 27
3.1.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................. 27
3.1.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 27
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 27
3.2.1. Đối tượng ........................................................................................... 27
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 27
3.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 28
3.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý tài nguyên rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên
Nam ka – tỉnh Đắk Lắk ................................................................................ 28
3.3.2. Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp đồng quản lý góp phần quản lý
bền vững tài nguyên rừng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam ka .................... 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 28
3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp ................................................. 29
6
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp .................................................. 29
3.4.3. Xử lý số liệu ....................................................................................... 31
Chương 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 34
4.1. Tiềm năng đồng quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka ............ 34
4.1.1. Thực trạng công tác quản lý bảo vệ rừng KBT ...................................34
4.1.2. Sự phụ thuộc của người dân vào rừng ................................................40
4.1.3. Các giá trị bảo tồn của Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka................45
4.1.4. Thực trạng đội ngũ liên quan đến công tác QLBVR KBTN Nam ka.....47
4.2. Phân tích các bên liên quan ..................................................................47
4.2.1. Vai trò của các bên liên quan ...............................................................48
4.2.2. Mâu thuẫn và khả năng hợp tác giữa các bên liên quan .......................................53
4.2.3. Phong tục tập quán, kiến thức và thể chế bản địa của cộng đồng dân cư
tại xã Nam Ka liên quan đến công tác quản lý rừng .....................................56
4.3. Nhận xét chung ......................................................................................57
4.3.1. Về quy mô diện tích và diễn thế của rừng ............................................58
4.3.2. Về thú hoang dã ...................................................................................58
4.3.3. Về đời sống nhân dân và cơ sở hạ tầng quanh vùng............................58
4.4. Đề xuất một số nguyên tắc và giải pháp thực hiện đồng quản lý rừng
Khu BTTN Nam Ka .....................................................................................60
4.4.1. Đề xuất một số nguyên tắc ...................................................................60
4.4.2. Đề xuất một số giải pháp đồng quản lý rừng KBTTN Nam Ka............65
Chương 5 : KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ .............................. 82
5.1. Kết luận ............................................................................................... 82
5.2. Tồn tại .................................................................................................. 84
5.3. Kiến nghị ............................................................................................. 84
Danh mục các chữ viết tắt
7
Từ viết tắt Nguyên nghĩa
BTTN Bảo tồn thiên nhiên
BQL Ban quản lý
BVR Bảo vệ rừng
GIS Hệ thống thông tin địa lý – Geography Information System
HGĐ Hộ gia đình
IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới
LSNG Lâm sản ngoài gỗ
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia
PCCC Phòng cháy chữa cháy
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
RRA Đánh giá nhanh nông thôn - Rapid Rural Appraisal
SWOP Mặt mạnh (Strengths), Mặt yếu (Weaknesses), Cơ hội
(Opportunities), Thách thức (Threats).
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TNR Tài nguyên rừng
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
UBND Ủy ban nhân dân
VQG Vườn quốc gia
FAO Tổ chức nông nghiệp và lương thực thế giới
Danh mục các bảng
8
Trang
Bảng 2.1. Diện tích các kiểu rừng ................................................................ 16
Bảng 2.2. Dân số và thành phần dân tộc của các xã KBT Nam Ka .............. 19
Bảng 2.3. Thống kê dân số xã Nam Ka ........................................................ 23
Bảng 2.4. Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất toàn xã .................................... 24
Bảng 3.1. Khái quát mục tiêu, nội dung, phương pháp theo khung Logic ..... 32
Bảng 4.1. Tổng hợp các vụ vi phạm lâm luật (2001-2010) ........................... 34
Bảng 4.2. So sánh thảm thực vật rừng trước và hiện nay ............................ 35
Bảng 4.3. Nguy cơ và thách thức trong công tác quản lý rừng ..................... 39
Bảng 4.4. Mức độ đốt nương làm rẫy của các hộ gia đình .......................... 41
Bảng 4.5. Mức độ khai thác gỗ của các hộ gia đình .................................... 41
Bảng 4.6. Mức độ khai thác LSNG của các hộ gia đình ............................. 43
Bảng 4.7. Mức độ chăn thả gia súc của các hộ gia đình trên đất rừng ........ 44
Bảng 4.8. Nguồn thu tiền mặt của các hộ gia đình (triệu/hộ/năm)................ 44
Bảng 4.9. Phân tích mối quan tâm và vai trò của các bên ............................ 51
Bảng 4.10. Ma trận phân tích mâu thuẫn và hợp tác đồng quản lý............... 54
Bảng 4.11. Phân tích SWOT (Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức) ......... 59
Bảng 4.12. Giám sát, đánh giá các hoạt động đồng quản lý rừng ................ 79
Danh mục các hình
9
Trang
Hình 1.1. Hội thảo VCF tại khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka....................... 12
Hình 2.1. Bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng khu bảo tồn Nam Ka ............ 17
Hình 3.1. Các bước chính tiến hành nghiên cứu ............................................. 29
Hình 4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy KBTTN Nam Ka ............................................ 36
Hình 4.2. Sơ đồ VENN phân tích các bên liên quan đồng quản lý rừng........ 48
Hình 4.3. Các đối tác chính tham gia đồng quản lý ........................................ 56
Hình 4.4. Tiến trình thực hiện đồng quản lý Khu BTTN Nam Ka ................ 65
Hình 4.5. Cơ cấu tổ chức đồng quản lý rừng ................................................ 67
10
MỞ ĐẦU
Trong nhiều thập kỷ qua, thế giới đã nhận thấy rằng, các khu bảo tồn
thiên nhiên (KBTTN) và vườn quốc gia (VQG) có vai trò quan trọng trong việc
bảo tồn đa dạng sinh học và mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Các khu bảo tồn
(KBT) là nơi lưu trữ các vật liệu thiên nhiên cho sự phát triển của các ngành y
tế, nông nghiệp, lâm nghiệp và công nghiệp; đồng thời gìn giữ các chức năng
tự nhiên của hệ sinh thái, bảo vệ đất đai, điều hòa khí hậu, giúp con người được
sống trong bầu khí quyển trong lành. Mặc dù các KBT có tầm quan trọng như
vậy, nhưng quản lý các khu bảo tồn đó đang gặp rất nhiều khó khăn từ phía các
cộng đồng địa phương, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, trong đó có
Việt Nam.
Đa dạng sinh học có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế
- xã hội, trong đời sống vật chất và tinh thần của con người, trong việc duy trì
các chu trình tuần hoàn tự nhiên và sự cân bằng sinh thái. Chính vì thế trong
những thập kỷ qua, cộng đồng thế giới rất quan tâm đến công tác bảo tồn đa
dạng sinh học. Ở Việt Nam công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên được Đảng
và Nhà nước ta hết sức quan tâm.
Ở Việt Nam công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đã được Chủ tịch
Hồ Chí Minh khởi xướng và phát động chiến dịch trồng cây từ năm 1959.
Trong suốt quá trình phát triển của đất nước, Đảng và Nhà nước ta hết sức
quan tâm đến công tác bảo tồn đa dạng sinh học bằng việc ban hành nhiều văn
kiện mang tính chất pháp lý liên quan đến bảo tồn Đa dạng sinh học; như Luật
Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Bảo vệ môi trường, Kế
hoạch hành động đa dạng sinh học và tham gia các Công ước Quốc tế.
Với đặc điểm diện tích tự nhiên trải dài trên gần 15 vĩ độ (8020’ - 22022’
vĩ độ Bắc) và hơn 7 kinh độ (102010’ -109020’ kinh độ Đông), địa hình đa dạng,
biến đổi từ độ cao 3.143 m cho đến âm dưới mực nước biển, khí hậu nhiệt đới
gió mùa; là nơi hội tụ của các luồng thực vật di cư ... Việt Nam là một trong
những nước được đánh giá có tính đa dạng cao về các hệ sinh thái rừng, đa
11
dạng loài ... Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên
nhân chính là mất rừng đang đe doạ nghiêm trọng đa dạng sinh học. Năm 1943
diện tích rừng nước ta là 14,3 triệu ha tương đương độ che phủ 43%, đến năm
1990 diện tích rừng chỉ còn 9,18 triệu ha, tương đương độ che phủ 27,2%[7].
Từ năm 1990 đến nay với nhiều chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước diện tích rừng Việt Nam không ngừng tăng lên, tính
đến tháng 12 năm 2008 diện tích rừng cả nước 13,118 triệu ha tương đương độ
che phủ 38,7% [4]. Trong đó, rừng tự nhiên 10,348 triệu ha, rừng trồng 2,77
triệu ha (phân theo chức năng: rừng đặc dụng 2,062 triệu ha, chiếm 15,71%;
rừng phòng hộ 4,739 triệu ha, chiếm 36,13%; rừng sản xuất 6,299 triệu ha
chiếm 47,26%), nhưng chất lượng rừng chưa được cải thiện nhiều, một số loài
thực vật, động vật có nguy cơ bị diệt chủng.
Hệ thống rừng đặc dụng được coi là chiến lược bảo tồn thiên nhiên lâu
dài của Việt Nam và là cơ hội tồn tại của các loài động - thực vật đang bị đe
dọa. Hiện Việt Nam có 144 khu rừng đặc dụng, trong đó có 30 vườn Quốc gia,
69 Khu bảo tồn thiên nhiên và bảo tồn loài và 45 khu bảo tồn cảnh quản với
tổng diện tích 2,062 triệu ha [4].
Để khắc phục tình trạng trên, các ngành, các cấp, các Ban quản lý khu
BTTN Việt Nam đã và đang thay đổi cách tiếp cận trong quản lý TNR, trao đổi
kinh nghiệm, hài hoà với những thông lệ, tiêu chí quản lý BTTN quốc tế. Vấn
đề quản lý rừng bền vững đang được rất nhiều người quan tâm và quản lý rừng
có sự tham gia của cộng đồng đang là một hướng đi có hiệu quả.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka là rừng đặc dụng quan trọng của tỉnh
ĐắkLắk, được thành lập theo quyết định số 182/QĐ/KL ngày 13 tháng 5 năm
1991 của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT), nằm trên 06 xã
của 02 huyện là: xã Nam Ka, xã Ea R’Bin, xã Đăk Nuê, xã Buôn Triết, xã
Buôn Tría huyện Lăk; xã Bình Hoà huyện Krông Ana. Có tổng diện tích tự
nhiên 21.912,3 ha, gồm nhiều dãy núi nối tiếp nhau với mức độ chia cắt mạnh,
chính vì vậy đã tạo ra những cảnh quan vô cùng phong phú của các hệ sinh thái
12
rừng nhiệt đới, từ núi cao đồi gò đến những trảng bằng của các thung lũng và
ao hồ, đầm lầy nên chứa đựng rất nhiều những nguồn gen quý hiếm của các
loài động thực vật ở Tây nguyên nói riêng và Việt Nam nói chung, đồng thời là
nơi góp phần điều tiết dòng nước đầu nguồn của 2 con sông Ea Krông Nô và
Ea Krông Na.
Mặc dù đã được thành lập khá lâu nhưng ít có người biết đến. Trong
những năm qua Khu bảo tồn thiên nhiên Nam Ka đã thu được nhiều kết quả
trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.
Tuy nhiên, Khu bảo tồn vẫn chịu nhiều sức ép trong việc quản lý bảo vệ rừng
như tệ nạn khai thác thực vật, săn bắt động vật rừng, xâm lấn diện tích rừng,...
đã làm suy thoái, mất dần giá trị đa dạng sinh học vô cùng quý báu.
Như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay đối với công tác quản lý bảo vệ rừng
đặc dụng nói chung và quản lý rừng đặc dụng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Nam
Ka nói riêng, đó là cần phải khai thác được sức mạnh tổng hợp của các bên liên
quan trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Để thực hiện được vấn đề này cần
phải đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý rừng hiện nay, tìm ra được tồn
tại, khó khăn, thách thức; phân tích, đánh giá được tiềm năng, khả năng đồng
quản lý rừng của các bên liên quan để từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp, sát
đúng với điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, luật pháp Nhà nước hiện hành.
Để góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên, xuất phát từ lý luận và
thực tiển, với sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Xuân Thanh, chúng tôi
thực hiện đề tài “Đánh giá nhu cầu bảo tồn theo hướng đồng quản lý tại
khu bảo tồn thiên nhiên Nam ka - tỉnh Đắk lắk”.
13
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm đồng quản lý
Khái niệm đồng quản lý hay hợp tác quản lý tài nguyên thiên nhiên (Co
– management of Protected Areas) được nhiều tác giả định nghĩa. Sau đây là
một số khái niệm thường được dùng trong các nghiên cứu về đồng quản lý.
Rao và Geisler [33], định nghĩa đồng quản lý là sự chia sẽ việc ra quyết
định giữa những người sử dụng tài nguyên địa phương với các nhà quản lý tài
nguyên về chính sách sử dụng các vùng bảo vệ. Các đối tác cần hướng tới mối
quan tâm chung là bảo tồn thiên nhiên để trở thành “đồng minh tự nguyện”
Borrini – Feyerabend [29], đưa ra khái niệm về đồng quản lý các khu
bảo tồn ( Protected Areas) là tìm kiếm sự hợp tác, trong đó các bên liên quan
cùng nhau thỏa thuận chia sẽ chức năng quản lý, quyền và nghĩa vụ trên một
vùng lãnh thổ hoặc một khu vực tài nguyên dưới tình trạng bảo vệ.
Wild và Mutebi [36], lại cho rằng đồng quản lý là một quá trình hợp tác
giữa các cộng đồng địa phương với các tổ chức nhà nước trong việc quản lý và
sử dụng tài nguyên thiên nhiên hoặc các tài sản khác, các bên liên quan; nhà
nước hay tư nhân cùng nhau thông q