Luận văn Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm cấp hạt của 5 dòng ca cao tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk

Việt Nam là một nước nông nghiệp, bên cạnh phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm thì cây công nghiệp cũng là một loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài các loại cây công nghiệp ñã ñược biết ñến như: cà phê, cao su ñược trồng phổ biến trong nông dân, thì cây ca cao ñã và ñang ñược quan tâm. Ca cao là cây công nghiệp nhiệt ñới, thích hợp với nhiều loại ñất khác nhau, không ñòi hỏi ñầu tư quá cao, ñặc biệt là nước tưới. Là loại cây ñã ñược biết ñến từ lâu ñời bởi những người thổ dân da Đỏ. Ca cao có nguyên sản từ vùng Nam Mỹ, hạ lưu sông Amazon, hiện nay ñược trồng ở nhiều nước trên thế giới như: Bờ Biển Ngà, Indonesia, Brazil, Ecuador Sản phẩm của cây ca cao là những mặt hàng nổi tiếng, có giá trị kinh tế cao. Nước uống sản xuất từ cây ca cao là một trong ba thức uống có giá trị mà ngày càng ñược con người sử dụng rộng rãi. Chính vìvậy mà cây ca cao ñược trồng nhiều nơi trên thế giới. Từ Nam Mỹ, cây ca cao phát triển sang các nước khácở Trung và Nam Mỹ và ñến cuối thế kỷ 16 lưu hành rộng rãi ở Châu Mỹ. Từ thế kỷ 16, ca cao bắt ñầu phát triển rộng rãi sang các nước trên thế giới, trước hết là các nước Nam Mỹ và vùng biển Carible, sau ñó ca cao vượt biển Thái Bình Dương và ñược trồng ở Philippin vào thế kỷ 17, tiếp tục mở rộng sang Ấn Độ và Srilanka vài chục năm sau. Cuối thế kỷ 19 ca cao mới ñược trồng ở Tây Phi, trước hết là Ghana và Nigieria, ở ñây ca cao phát triển rất mạnh trên thị trường châu Âu. Năm 1900 châu Phi chiếm 17% tổng sản lượng toàn thế giới nhưng ñến năm 1996 ñã chiếm 73% tổng sản lượng. Từ năm 1985 trở lại ñây các nước châu Á bắt ñầu phát triển cây ca cao, trước hết là Malaysia, Indonesia, Ấn Độ

pdf94 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1761 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm cấp hạt của 5 dòng ca cao tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN --------------- TRẦN THỊ THU HÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CẤP HẠT CỦA 5 DÒNG CA CAO TẠI HUYỆN KRÔNG ANA, TỈNH ĐẮKLẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN --------------- TRẦN THỊ THU HÀ ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CẤP HẠT CỦA 5 DÒNG CA CAO TẠI HUYỆN KRÔNG ANA, TỈNH ĐẮKLẮK Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 60.62.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. Lâm Thị Bích Lệ BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Người cam đoan Trần Thị Thu Hà ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Khoa Nông Lâm nghiệp, Bộ môn Khoa học Cây trồng, phòng Đào tạo sau Đại học, quý Thầy, Cô trường Đại học Tây Nguyên đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa học trong suốt thời gian qua. Phòng Nông Nghiệp huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk, Công Ty Cà phê - Ca Cao Krông Ana Huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk, cán bộ Kỹ thuật thuộc Công ty Cà phê - Ca Cao Krông Ana, gia đình bác Nguyễn Văn Cừu thôn Quỳnh Ngọc - xã Ena, huyện Krông Ana Tỉnh Đắk Lắk đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. TS. Lâm Thị Bích Lệ, Giảng viên chính bộ môn Khoa học Cây trồng thuộc Khoa Nông Lâm nghiệp trường Đại học Tây Nguyên đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Buôn Ma Thuột, ngày 30 tháng 09 năm 2010 Tác giả Trần Thị Thu Hà iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu của đề tài 3 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3 3.1 Ý nghĩa khoa học 3 3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3 4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài 3 5. Cấu trúc luận văn 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1 Giới thiệu về cây ca cao 5 1.1.1 Nguồn gốc 5 1.1.2 Sự da dạng về di truyền 5 1.1.3 Giá trị sử dụng của cây ca cao 8 1.2 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cây ca cao 9 1.2.1 Đặc điểm thực vật học 9 1.2.1.1 Rễ 9 1.2.1.2 Thân 10 1.2.1.3 Lá 10 1.2.1.4 Hoa 11 1.2.1.5 Quả 11 1.2.1.6 Hạt 12 1.2.2 Yêu cầu sinh thái của cây ca cao 12 1.2.2.1 Điều kiện khí hậu 12 1.2.2.2 Đất đai 13 1.3 Tình hình sản xuất tiêu thụ ca cao trong nước và trên thế giới 13 1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao trên thế giới 13 1.3.1.1 Tình hình sản xuất 13 iv 1.3.1.2 Tình hình tiêu thụ 15 1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ca cao ở Việt Nam 17 1.3.3 Tình hình sản xuất ca cao ở Đắk Lắk 20 1.4 Thành tựu chọn tạo giống ca cao trên thế giới và trong nước 22 1.4.1 Trên thế giới 22 1.4.2 Trong nước 25 1.4.3 Những khởi động bước đầu tại Đắk Lắk 27 1.4.4 Một số kết quả nghiên cứu về các dòng ca cao 29 CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1 Đối tượng nghiên cứu 31 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 31 2.3 Nội dung nghiên cứu 31 2.4 Phương pháp nghiên cứu 31 2.4.1 Phương pháp điều tra 31 2.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 32 2.4.3 Phương pháp lấy mẫu đất 33 2.4.4 Phương pháp xử lý số liệu 33 2.5 Các chỉ tiêu theo dõi 34 2.5.1 Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển 34 2.5.2 Chỉ tiêu về quả, hạt 34 2.5.3 Chỉ tiêu về năng suất 35 2.5.4 Chỉ tiêu về sâu bệnh hại 35 2.5.5 Các chỉ tiêu hóa tính đất 37 2.6 Các biện pháp kỹ thuật áp dụng 37 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39 3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên và thực trạng phát triển ca cao tại huyện Krông Ana 39 3.1.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên của huyện Krông Ana 39 3.1.1.1 Vị trí địa lý huyện Krông Ana 39 v 3.1.1.2 Địa hình khu vực nghiên cứu 39 3.1.1.3 Đất đai 40 3.1.1.4 Khí hậu, thuỷ văn 41 3.1.2 Vài nét đặc trưng của khu vực nghiên cứu 44 3.2.2 Thực trạng phát triển ca cao tại huyện Krông Ana 45 3.2 Đánh giá khả năng sinh trưởng của 5 dòng ca cao 47 3.3 Đánh giá năng suất và phẩm cấp hạt của 5 dòng Ca cao 49 3.4 Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của 5 dòng ca cao 54 3.4.1 Thành phần sâu hại, tỉ lệ hại và mức độ gây hại của một số loài sâu hại chủ yếu trên cây ca cao 54 3.4.2 Thành phần bệnh hại, tỉ lệ bệnh và chỉ số bệnh của một số loại bệnh hại chủ yếu trên cây Ca cao 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 1. KẾT LUẬN 64 2. KIẾN NGHỊ 64 vi CHỮ VIẾT TẮT ACRI: Ameriacan Cocoa Esearch Institute (Mỹ). CTV: Cộng tác viên. CB: Cấp bệnh. CSB: Chỉ số bệnh. CSB: Chỉ số bệnh. DB KTTV: Dự Báo Khí Tượng Thủy Văn. DT: Diện tích. Ha: Hécta. KH: Ký hiệu. KTCB: Kiến thiết cơ bản. KK TB: Không khí trung bình. KD: Kinh doanh. MĐH: Mức độ hại. NS: Năng suất. PTNT: Phát triển Nông thôn. TB: Trung bình. TLH: Tỷ lệ hại. TLB: Tỷ lệ bệnh. TP HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh. TTXVN: Thông Tấn Xã Việt Nam. UBND: Ủy ban Nhân dân. VKH KTNLNTN: Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Sản lượng hạt ca cao của thế giới (1.000 tấn) 14 Bảng 1.2: Giá thành hạt ca cao của một số nước niên vụ 2006/2007 15 Bảng 1.3: Tiêu thụ ca cao trên thế giới (1.000 tấn) 16 Bảng 1.4: Sản lượng ca cao một số tỉnh năm 2008-2009 18 Bảng 1.5: Các giống ca cao đang trồng tại Việt Nam 19 Bảng 1.6: Tình hình xuất khẩu hạt ca cao của Việt Nam 20 Bảng 1.7: Quy hoạch phát triển ca cao tại Đắk Lắk cho các vùng Dự án 21 Bảng 1.8: chất lượng ca cao Việt Nam với một số nước 2008-2009 26 Bảng 1.9: Chất lượng ca cao theo từng tỉnh (Năm 2008-2009) 27 Bảng 2.1: Mức đầu tư cho vườn ca cao giai đoạn kinh doanh 38 Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu khí tượng của khu vực nghiên cứu qua các năm 41 Bảng 3.2: Số liệu khí tượng khu vực nghiên cứu từ 11/2009 đến 7 /2010 42 Bảng 3.3: So sánh yêu cầu sinh thái của cây ca cao với điều kiện sinh thái Đắk Lắk 43 Bảng 3.4: Một số chỉ tiêu hoá tính đất khu vực nghiên cứu 45 Bảng 3.5: Diện tích, năng suất, sản lượng ca cao qua các năm của huyện Krông Ana 46 Bảng 3.6: Sinh trưởng của 5 dòng ca cao sau trồng 6 năm (2003-2009) 47 Bảng 3.7: Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 5 dòng Ca cao 48 Bảng 3.8: Mô tả đặc điểm hình thái quả của 5 dòng ca cao 49 Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu về quả ca cao 49 Bảng 3.10: Kích thước quả của 5 dòng ca cao 50 Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu về hạt của 5 dòng ca cao 51 Bảng 3.12: Kích thước và đặc điểm hạt của 5 dòng ca cao 52 Bảng 3.13: Năng suất của 05 dòng ca cao trong niên vụ 2009-2010 53 viii Bảng 3.14: Thành phần sâu hại trên cây ca cao 55 Bảng 3.15: Tỷ lệ hại, mức độ hại của một số loài sâu hại chủ yếu trên cây ca cao tại 4 thời điểm khác nhau (%) 57 Bảng 3.16: Thành phần bệnh hại trên vườn ca cao 60 Bảng 3.17: Tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của một số bệnh hạichủ yếu ở 4 thời điểm khác nhau (%) 61 ix DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Trang Biểu đồ 1.1: Sản lượng Ca Cao theo từng tỉnh năm 2008-2009 18 Biểu đồ 3.1: Diện tích, năng suất, sản lượng ca cao qua các năm 46 Biểu đồ 3.2: Sinh trưởng của 5 dòng ca cao sau 6 năm (2003-2009) 48 Biểu đồ 3.3. Năng suất của 05 dòng ca cao niên vụ 2009-2010 54 Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ hại của các loài sâu hại chủ yếu 59 Biểu đồ 3.5: Mức độ hại của các loài sâu hại chủ yếu 59 Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ bệnh của các bệnh hại chủ yếu trên ca cao 62 Biểu đồ 3.7: Chỉ số bệnh của các bệnh hại chủ yếu trên ca cao 63 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Việt Nam là một nước nông nghiệp, bên cạnh phát triển các loại cây lương thực, thực phẩm thì cây công nghiệp cũng là một loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế quốc dân. Ngoài các loại cây công nghiệp đã được biết đến như: cà phê, cao su được trồng phổ biến trong nông dân, thì cây ca cao đã và đang được quan tâm. Ca cao là cây công nghiệp nhiệt đới, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, không đòi hỏi đầu tư quá cao, đặc biệt là nước tưới. Là loại cây đã được biết đến từ lâu đời bởi những người thổ dân da Đỏ. Ca cao có nguyên sản từ vùng Nam Mỹ, hạ lưu sông Amazon, hiện nay được trồng ở nhiều nước trên thế giới như: Bờ Biển Ngà, Indonesia, Brazil, Ecuador Sản phẩm của cây ca cao là những mặt hàng nổi tiếng, có giá trị kinh tế cao. Nước uống sản xuất từ cây ca cao là một trong ba thức uống có giá trị mà ngày càng được con người sử dụng rộng rãi. Chính vì vậy mà cây ca cao được trồng nhiều nơi trên thế giới. Từ Nam Mỹ, cây ca cao phát triển sang các nước khác ở Trung và Nam Mỹ và đến cuối thế kỷ 16 lưu hành rộng rãi ở Châu Mỹ. Từ thế kỷ 16, ca cao bắt đầu phát triển rộng rãi sang các nước trên thế giới, trước hết là các nước Nam Mỹ và vùng biển Carible, sau đó ca cao vượt biển Thái Bình Dương và được trồng ở Philippin vào thế kỷ 17, tiếp tục mở rộng sang Ấn Độ và Srilanka vài chục năm sau. Cuối thế kỷ 19 ca cao mới được trồng ở Tây Phi, trước hết là Ghana và Nigieria, ở đây ca cao phát triển rất mạnh trên thị trường châu Âu. Năm 1900 châu Phi chiếm 17% tổng sản lượng toàn thế giới nhưng đến năm 1996 đã chiếm 73% tổng sản lượng. Từ năm 1985 trở lại đây các nước châu Á bắt đầu phát triển cây ca cao, trước hết là Malaysia, Indonesia, Ấn Độ Ở Việt Nam, cây ca cao đã được du nhập năm 1878, lần đầu tiên trồng ở Bến Tre và sau đó được trồng rộng rãi ở nhiều vùng. Năm 1965 bắt đầu có 2 chương trình trồng khảo nghiệm cây ca cao tại các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Tại Buôn Ma Thuột, khoảng 20ha ca cao được trồng xen với vườn cây cao su, năm 1985 vẫn còn những cây cho năng suất từ 150-200 quả/năm. Tuy nhiên, sự phát triển của cây ca cao trong giai đoạn này trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách do không có thị trường tiêu thụ cũng như người dân chưa được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên diện tích cây ca cao ngày càng thu hẹp và có thời gian người trồng ca cao đã phải chặt bỏ để thay vào những cây có giá trị hơn. Năm 1996, khi nhà máy Chocolate Quảng Ngãi đi vào hoạt động thì việc trồng ca cao trong nước bắt đầu có những bước chuyển mới. Năm 1997, Hội thảo chuyên đề về cây ca cao đã khẳng định cây ca cao là cây công nghiệp dài ngày có thể sinh trưởng và phát triển ở một số vùng hiện có quỹ đất đáng kể như Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Tháng 9 năm 1998, Chính phủ đã phê duyệt Dự án trồng cây ca cao đến năm 2010 là 100.000 ha tập trung 4 vùng trọng điểm: Tây Nguyên (28.500 ha), miền Đông Nam bộ (20.500 ha), Duyên Hải miền Trung (13.000 ha), và Đồng Bằng sông Cửu Long (918.500 ha) (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, tháng 10 năm 1998) [5]. Ngày 21/7/2003 UBND tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt Dự án phát triển cây ca cao của Tỉnh đến 2010 với diện tích 10.000 ha [4]. Tính đến năm 2005 tổng diện tích ca cao của tỉnh Đắk Lắk đã đạt được 1.024,9 ha trong tổng diện tích ca cao toàn quốc là 4.500 ha. Cây ca cao ở Đắk Lắk hiện nay đang được quan tâm và ngày càng gia tăng về diện tích, đầu tư thâm canh cao để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng. Hiện nay, nông dân trồng đại trà nhiều giống khác nhau, vừa cây thực sinh và cây ghép nên chất lượng chưa đạt như mong muốn, để đáp ứng nhu cầu chọn lựa được các giống ca cao có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và năng suất chất lượng hạt cao chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá sinh 3 trưởng, phát triển, năng suất và phẩm cấp hạt của 5 dòng ca cao tại Huyện Krông Ana, Tỉnh Đắk Lắk”. 2. Mục tiêu của đề tài Nhằm chọn ra một số dòng ca cao có khả năng sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao và phẩm cấp hạt tốt để phục vụ cho việc phát triển ca cao tại địa phương. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3.1 Ý nghĩa khoa học - Kết quả sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng hạt của một số dòng ca cao trồng tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. - Làm cơ sở để chọn được một số dòng ca cao có triển vọng, phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương và phục vụ các công trình nghiên cứu tiếp theo về cây ca cao tại tỉnh Đắk Lắk. 3.2 Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả đề tài sẽ xác định được những dòng ca cao có triển vọng và thích nghi tại địa phương để đưa vào cơ cấu cây trồng hàng năm. Góp phần tăng thu nhập và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. - Kết quả đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu về ca cao đang trồng tại địa phương, làm tài liệu tham khảo cho các trường Cao đẳng và Đại học chuyên ngành. Đồng thời phục vụ cho những nghiên cứu chiều sâu về các dòng ca cao. 4. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài - Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Đề tài thực hiện từ tháng 09/2009 đến tháng 09/2010 tại thôn Quỳnh Ngọc, xã Ena, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. - Đề tài được tiến hành trong một thời gian ngắn nên chưa thể đánh giá một cách toàn diện về các điểm nổi bật của các dòng ca cao. Hơn nữa cây ca cao là cây công nghiệp dài ngày nên muốn hệ thống hoá cần phải có thời gian dài. Do vậy đề tài chỉ nghiên cứu 05 dòng ca cao: TD1, TD3, TD5, TD6, TD10 đang được trồng phổ biến tại huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. 4 5. Cấu trúc luận văn Luận văn được trình bày trong 64 trang không kể tài liệu tham khảo và phụ lục, trong đó có 25 bảng biểu và 08 đồ thị. Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã tham khảo 26 tài liệu, trong đó có 14 tài liệu tiếng Việt, 12 tài liệu tiếng Anh và 04 tài liệu từ Internet. Toàn bộ luận văn gồm có 05 phần. Trong đó gồm: Mở đầu: 04 trang Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu : 31 trang Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: 09 trang Chương 3: Kết quả và thảo luận: 28 trang Kết luận và kiến nghị: 01 trang 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu về cây ca cao 1.1.1 Nguồn gốc Cây ca cao có tên khoa học là Theobroma cacao.L thuộc chi Theobroma, họ Sterculiaceae. Ca cao có hai loài phụ đó là Criollo và Forastero. Cây ca cao có nguồn gốc từ lưu vực sông Amazon và các vùng nhiệt đới ẩm lân cận. Đây là loài nhị bội (2n = 20). Trong số khoảng 20 loài của chi Theobroma thì ca cao là loài duy nhất được trồng rộng rãi trong sản xuất. Người da Đỏ ở Trung Mỹ đã thuần hoá và đưa ca cao vào trồng trước khi châu Mỹ được khám phá, ít ra là khoảng thế kỷ thứ VI, họ chế ra loại nước uống đặt tên là “Cacahuatl’’ gồm ca cao rang nghiền trộn với bột bắp, vani, ớt và dùng hạt ca cao làm tiền tệ. Sau khi người Tây Ban Nha chinh phục được Mexico, họ đưa các giống ca cao Criollo Trung Mỹ sang vùng Caribbean và Venezuela, sau đó đưa sang Philipines, Indonesia, Ấn độ và Madagascar. Vào thế kỷ XVIII, Brazil bắt đầu trồng ca cao tại địa phương có tên gọi Forastero Hạ Amazon hoặc Amelonado. Vào năm 1822, Amelonado được du nhập sang châu Phi, Sao Tomes, sau đó sang Ghana, Nigieria và Bờ Biển Ngà. Tại Ecuado vào thế kỷ XIX bắt đầu trồng nhiều giống địa phương có tên gọi Nacional, trở thành nước trồng ca cao hàng đầu thế giới suốt gần một thế kỷ. Các con lai giữa Criolo và Forastero với tên gọi Trinitario xuất hiện ở Trinidad vào khoảng năm 1800. Đầu thế kỷ XX, các con lai này cùng với các dạng con lai châu Mỹ khác được du nhập vào Cameroon và Papua New Guinea. Các giống Criollo trước đây do rất mẫn cảm sâu bệnh nên đã dần được thay thế ở khắp các nơi bằng các giống Forastero và Trinitario. 1.1.2 Sự da dạng về di truyền Các giống ca cao trồng trọt hiện nay thường rất giống với dạng hoang dại, 6 trừ các giống của Criollo đã được trồng ở Trung Mỹ từ hai ngàn năm. Các mô tả đầu tiên về giống trồng trọt dựa vào hình dạng quả: Angoleta (đuôi nhọn, đầu to, rãnh sâu), Amelonado (dạng giống như quả dưa nhỏ, đầu có eo thắt, mặt quả trơn láng, rãnh cạn), Calabacillo (nhỏ và gần như hình cầu), Cundeamor (đuôi dài, nhọn, đầu có eo thắt, mặt quả sần sùi). Hiện nay các tiêu chí này ít được dùng ngoại trừ từ Amelonado vẫn còn được dùng để chỉ một số giống có nguồn gốc từ lưu vực Amazon. Hiện nay người ta nhận biết hai nhóm thực vật chính đó là Criollo và Farastero. * Nhóm giống Criollo Criollo được phát hiện ở Mexico, Colombia và Venezuala, dưới dạng trồng trọt và bán hoang dại. Sinh trưởng chậm và dễ nhiễm sâu bệnh hơn Forastero và rất đa dạng về hình thái. Đặc thù nhóm giống này là quả dài, đuôi quả dài nhọn, bề mặt quả trơn láng hoặc sần sùi, trước khi chín có màu đỏ hoặc xanh, lớp vỏ giữa mềm, ít hoá gỗ. Hạt thường to và dày, tử diệp trắng hoặc hơi hồng. Các giống Criollo trồng trọt có dạng thay đổi tương tự như Amalonado (giống Porcalana ở Venezuala) đến dạng Cundeamor thấy ở Mexico, Colombia và Venezuala, tại các nơi này thỉnh thoảng cũng thấy có cả dạng Angoleta. Có một dạng hình đặc biệt (Pentagona) tìm thấy ở các đồn điền cũ tại Mexico, Guateamala và Nicaragua. Hiện nay Criolo hầu như đã được thay thế ở khắp các nơi bằng Trinitario hoặc Forastero, là những nhóm giống sinh trưởng khoẻ hơn, nhưng chất lượng hạt thấp hơn. Tại một vài nước, như Mexico, các giống nhóm Criolo chỉ còn sót lại một số cụm cây biệt lập, biến thiên quả và kích thước quả. Các giống truyền thống này thuộc diện nguồn gen có nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm cả một số dạng lai tạp với Forastero. * Nhóm giống Forastero Là một nhóm có tính đa dạng rất cao. Người ta phát hiện cả dạng hoang dại lẫn trồng trọt ở vùng Thượng Amazon (Peru, Ecuado, Colombia), khắp vùng 7 lưu vực Amazon (Brazil), ở Guianas và dọc theo vùng Orinoco ở Venezuela. Cây Forastero sinh trưởng khoẻ, quả rất đa dạng hình thái, nói chung ngắn và tròn hơn quả dạng Cundeamor của nhóm Criollo. Hạt dẹt, màu tím sẫm, chất lượng trung bình. Người ta chia nhóm này thành các nguồn địa lý khác nhau. Forastero vùng Hạ Amazon và thung lũng Orinoco. Forastero vùng Hạ Amazon và thung lũng Orinoco được trồng rộng rãi khắp lưu vực Amazon; dạng điển hình nhất là Amelonado. Những cây ca cao ban đầu được nhập sang châu Phi là thuộc dạng này. Trong số các dạng trồng trọt khác, có sự biến thiên về dạng quả - quả nhỏ, tròn, mặt quả trơn láng (dạng quả Calabacillo của giống Prá ở Brazil) hoặc hơi dài và dạng hạt nói chung là hạt dẹt và tử diệp có màu tím sẫm, nhưng đôi khi màu trắng (giống Ctongo và Amelonado). Forastero thượng Amazon được mô tả lần đầu tại Pru và Ecuadon (Pound, 1938), có rất nhiều dạng hình. Ở vùng Trung Amazon mặt quả thường sần sùi, đôi khi có eo thắt, một số kiếu gen tương tự như dạng Cundeamor nhưng hạt luôn luôn tím. Ở vùng Thượng Amazon, cây hoang dại quả có đuôi nhọn, mặt quả sần sùi, quả khá nhỏ, hạt màu tím sẫm hoặc nhạt, ngay cả có màu trắng. Cũng có cây tương tự như Forastero hạ Amazon, nhất là dạng Calabacillo. Điều tra ở Ecuado khẳng định được tính đa dạng của cây ca cao hoang dại ở vùng này, đã phát hiện được những hạt có dạng to, trắng và vỏ hoá gỗ rất cứng. Đây là một quần thể biệt lập (Pound, 1945) mà nguồn gốc còn chưa được biết rõ. Theo Enriquez (1992) thì nguồn gốc là ở Thượng Amazon hoặc phía Đông Ecuado nhưng rãnh quả sâu, hạt to, dày hơn, màu hạt tím sẫm hoặc nhạt. Forastero của Guiana Các cuộc điều tra đầu tiên đối với Forastero hoang dại ở Surinam phát hiện những quần thể rất đồng đều về dạng quả và khác rõ rệt với dạng trồng trọt ở trong vùng. Các cuộc điều tra này kết thúc tại Guiana thuộc Pháp, phát hiện thấy một số quần thể, nhất là quần thể vùng Haut Camopi, có tính đa dạng cao về kiểu hình. Các quần thể này khác với Forastero vùng Hạ Amazon về các đặc 8 điểm của quả, từ dạng hạt Amelonado đến Agoneta, mặt quả sần sùi nhiều hoặc ít và cỡ quả từ trung bình đến lớn (Benton ,C. and Jane Belfield (1993) [16]. Gần đây đã phát hiện được một số dạng kháng bệnh tua mực. * Nhóm Trinitario Nhóm này hoàn toàn nằm trong các dạng trồng trọt, có các đặc điểm trung gian giữa Criollo và Forastedo. Nhóm giống này ra đời ở Trinidad, do lai tự nhiên giữa Criollo không rõ nguồn gốc, bao gồm các đồn điền xuất hiện ở trên đảo, với Forastero, có lẽ có nguồn gốc từ bang Bolivar của Venez
Luận văn liên quan