Trong những năm gần ñây, hiện tượng suy thoái môi trường ñã
thường xuyên xảy ra với tần suất lớn hơn, gây ảnh hưởng lớn không những
tới sức khỏe của con người cũng như các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh mà
còn tác ñộng rất lớn tới toàn bộ ñời sống kinh tế -xã hội của loài người nói
chung. Biểu hiện rõ nhất của sự suy thoái này là biến ñổi khí hậu, hiệu ứng
nhà kính, lũ lụt, hạn hán, triều cường, thường xuyên xảy ra, ñe dọa
nghiêm trọng tính mạng của con người. Đứng trước những khó khăn ñó,
hàng loạt các biện pháp mạnh mẽ ñã ñược nhiều tổ chức, nhiều quốc gia áp
dụng nhằm bảo vệ môi trường sống, tuy nhiên hiệu quả ñạt ñược là không
ñáng kể so với các khoản chi phí rất tốn kém ñã bỏ ra. Nghị ñịnh thư Kyoto
ñược ký kết với sự tham gia của hơn 160 quốc gia trên thế giới và gần ñây
nhất là Chương trình giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng (REDD)
của Liên hiệp quốc với mục ñích làm giảm hiệu ứng phát thải là một trong
những minh chứng thể hiện sự quan tâm của các quốc gia tới vấn ñề cải
thiện môi trường, trong ñó bảo vệ và phát triển rừng là một biện pháp rất có
hiệu quả và cần có tiếng nói chung của các quốc giatrên thế giới.
Việt Nam trong hơn 20 năm qua cũng ñã rất quan tâmtới việc phát
triển rừng nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hộivà bảo vệ môi trường.
Thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới vấn ñề phát triển rừng ở nước ta là
hàng loạt các văn bản pháp luật có liên quan tới phát triển rừng như: Luật
bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Quyết ñịnh 186/2006/QĐ-TTg, ngày
14/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quả lý
rừng, và hàng loạt các chương trình dự án trồng rừng quốc gia như
chương trình 327 và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng(Dự án 661). Thông
qua Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai ñoạn 1998-2010, diện tích rừng
nước ta ñã không ngừng tăng lên từ 9,2 triệu ha năm1990 với ñộ che phủ
27,2% lên 13,12 triệu ha năm 2009, ñộ che phủ 38,7%(Bộ NN & PTNT,
2009).
111 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2146 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động của công tác quản lý rừng đến môi trường tại công ty lâm nghiệp Krông Bông - Tỉnh Đắk Lắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
--------------------------------------------
NGUYỄN ĐỨC VIỆT
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỪNG
ĐẾN MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY LÂM NGHIỆP
KRÔNG BÔNG - TỈNH ĐẮK LẮC
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. Võ Đại Hải
BUÔN MA THUỘT - 2010
i
LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Tây Nguyên theo
chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 2, giai đoạn 2007 - 2010.
Trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm, giúp đỡ của Khoa Đào tạo sau đại học cũng như của các thầy, cô
giáo Trường Đại học Tây Nguyên, Sở NN&PTNT, Chi cục Lâm nghiệp tỉnh
Đăk Lăk, nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Võ Đại
Hải - người hướng dẫn khoa học, đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ,
truyền đạt những kiến thức quí báu và dành những tình cảm tốt đẹp cho tác giả
trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tác giả xin cảm ơn Chi cục Lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk, phòng kỹ thuật
Chi cục lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện cho tác giả học tập và hoàn thành luận
văn.
Tác giả xin ghi nhận sự giúp đỡ to lớn của Công ty Lâm nghiệp Krông
Bông đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả triển khai thu thập số liệu ngoại
nghiệp phục vụ cho đề tài luận văn.
Cuối cùng tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và
người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học
tập và hoàn thành luận văn.
Buôn ma thuột, 2010
Tác giả
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................. 3
1.1. Một số khái niện cơ bản trong luận văn ......................................................... 3
1.2 Trên thế giới ................................................................................................... 5
1.2.1. Đánh giá tác động môi trường của công tác quản lý rừng............................ 5
1.2.2. Nghiên cứu về quản lý rừng ........................................................................ 7
1.1.3.Chính sách và giải pháp thu hút người dân tham gia quản lý rừng ............... 8
1.3. Ở Việt Nam ................................................................................................... 10
1.3.1. Đánh giá tác động môi trường của công tác quản lý rừng............................ 10
1.3.2. Nghiên cứu về quản lý rừng ........................................................................ 12
1.2.3. Chính sách và giải pháp thu hút người dân tham gia quản lý rừng .............. 14
Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 19
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 19
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 19
2.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 19
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 20
2. 4.1. Quan điểm và cách tiếp cận của đề tài........................................................ 20
2.4.2. Phương pháp giải quyết vấn đề ................................................................... 21
2.4.3. Phương pháp giái quyết cụ thể .................................................................... 22
Chương 3 KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 28
3.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 28
3.1.1. Vị trí địa lý và ranh giới .............................................................................. 28
3.1.2. Địa hình ...................................................................................................... 28
3.1.3. Khí hậu ....................................................................................................... 28
3.1.4. Thủy văn ..................................................................................................... 29
3.1.5. Thổ nhưỡng ................................................................................................ 29
3.1.6. Tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp ............................................................ 29
3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 31
3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ........................................................................ 31
3.2.2. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 33
3.3. Nhận xét và đánh giá chung ........................................................................... 34
Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 36
4.1. Đánh giá tình hình hoạt động SXKD của Công ty Lâm nghiệp Krông Bông .. 36
4.1.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức của Công ty .................................. 36
4.1.2. Hoạt động sản xuất kinh doanh ................................................................... 40
4.2. Phân tích ảnh hưởng của các hoạt động SXKD tới môi trường tại Công ty
lâm nghiệp KRông Bông ..................................................................................... 46
4.2.1. Các hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng tới môi trường .............. 46
4.2.2. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động khai thác rừng tới môi trường .............. 47
4.2.3. Phân tích ảnh hưởng của hoạt động trồng rừng tới môi trường ................... 50
4.2.4 Phân tích ảnh hưởng của hoạt động chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng rừng
tới môi trường ...................................................................................................... 52
4.2.5 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các hoạt động SXKD tới môi trường ........ 54
4.3. Đánh giá tác động tổng hợp của công tác quản lý tài nguyên rừng tới môi
trường tại Công ty lâm nghiệp KRông Bông......................................................... 56
4.3.1. Ảnh hưởng của độ che phủ rừng tới chức năng nuôi dưỡng nguồn nước ..... 56
4.3.2. Ảnh hưởng của dộ che phủ rừng và sự thay đổi diện tích các trạng thái
rừng của Công ty tới xói mòn đất ......................................................................... 59
4.3.3. Đánh giá khả năng hấp thụ CO2 của rừng qua các giai đoạn ....................... 65
4.4. Đánh giá mức độ phù hợp với các tieu chuẩn môi trường theo Bộ tiêu chuẩn
QLRBV ở Công ty lâm nghiệp Krông Bông ......................................................... 67
4.4.1 Tiêu chuẩn quốc gia về QLRBV và những tiêu chí về môi trường ........... 67
4.4.2 Đánh giá mức độ phù hợp các tiêu chí môi trường ở Công ty Lâm
nghiệp Krông Bông. ............................................................................................ 75
4.5 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức về tác động môi
trường ở Công ty lâm nghiệp Krông Bông ........................................................ 82
4.6. Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững về mặt môi
trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông. ........................................................... 84
4.6.1. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường theo tiêu chuẩn số 6 của FSC ........ 84
4.6.2. Các giải pháp cụ thể đối với Công ty theo từng giai đoạn ............................... 87
Chương 5 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ............................................ 89
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 89
5.2. Tồn tại ........................................................................................................... 92
5.3. Kiến nghị ....................................................................................................... 92
Tài liệu tham khảo ................................................................................................
PHẦN PHỤ LỤC .................................................................................................
Phụ lục 1: Tài nguyên rừng và đất đai ..................................................................
Phụ lục 2: Danh sách lãnh đạo, cán bộ đã phỏng vấn trao đổi
Phụ lục 3: Mẫu câu hỏi phỏng vấn công nhân Công ty
Phụ lục 4: Các thông tin, số liệu cần thu thập tại Công ty Lâm nghiệp Krông Bông
Phụ lục 5: Biến động diện tích các trạng thái rừng tự nhiên do Công ty quản lý giai
đoạn 2000 – 2009
Phụ lục 6: : Biến động diện tích các loài cây rừng trồng của Công ty quản lý giai
đoạn 2000 - 2009
Phụ lục 7: Khả năng hấp thụ CO2 của một số dạng rừng trồng của Công ty Giai
đoạn 2000 - 2009
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVR Bảo vệ rừng
CTLN Công ty Lâm nghiệp
CCR Chứng chỉ rừng
Cm centimet
C&I Criteria & Indicators - Tiêu chí và chỉ số
ĐDSH Đa dạng sinh học
ESIA Đánh giá tác động môi trường và xã hội
GTZ Deutsche Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit - Tổ
chức hợp tác kỹ thuật Đức
Ha Hectare - Hec ta
ISO International Organization for Standardization - Tổ chức quốc
tế về tiêu chuẩn hóa
ITTO International Tropical Timber Organization - Tổ chức gỗ
nhiệt đới quốc tế
NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NWG National Working Group (on QLRBV) - Tổ công tác quốc gia
quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng
M Mét
P&C&I VN Vietnam Principles & Criteria & Indicators - Bộ tiêu chuẩn
FSC Việt Nam
PCCCR Phòng cháy, chữa cháy rừng
PRA Participatory Rural Appraisal - Đánh giá nông thôn có sự tham
gia
QLBVR Quản lý bảo vệ rừng
QLR Quản lý rừng
QLRBV Quản lý rừng bền vững
SXKD Sản xuất kinh doanh
FAO United Nations Food and Agriculture Organization - Tổ chức
Lương - Nông của Liên Hợp Quốc
FSC The Forest Stewardship Council - Hội đồng quản trị rừng
quốc tế
TFT Tropical Forest Trust - Quỹ rừng nhiệt đới
UBND Uỷ ban nhân dân
USD Đô la Mỹ
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT TÊN BẢNG Trang
Bảng 3.1: Số liệu tổng hợp diện tích hiện trạng rừng, đất lâm ghiệp
30
Bảng 3.2: Dân tộc, dân số huyện Krông Bông
31
Bảng 3.3: Dân số, lao động ở 4 Buôn trên địa bàn Công ty quản lý
32
Bảng 4.1: Tổng hợp số liệu tài nguyên rừng, đất đai 38
Bảng 4.2: Tổng số cán bộ của Công ty chia theo phòng ban, tổ đội
39
Bảng 4.3: Diện tích của Công ty bị chặt phá làm nương rẫy
41
Bảng 4.4: Kết quả hoạt động kinh doanh khai thác lâm sản, chế
biên trong những năm gần đây .. 44
Bảng 4.5: Các hoạt động kinh doanh của Công ty có ảnh hưởng
đến môi trường
46
Bảng 4.6: Mức độ ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất kinh
doanh tối môi trường .
55
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của độ che phủ rừng tới dòng chảy khu vực
Tây nguyên 57
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của độ che phủ rừng tới dòng chảy tại Công
ty lâm nghiệp Krông Bông 58
Bảng 4.9: Lượng đất xói mòn giảm qua các giai đoạn tại Công ty
lâm nghiệp Krông Bông .. 59
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của biến động diện tích các loại rừng tới xói
mòn khu vực Tây nguyên ..
61
Bảng 4.11:
Phân tích ảnh hưởng của biến động diện tích các loại
rừng tới xói mòn đất khu vực Tây nguyên ..
61
Bảng 4.12:
Xác định trọng số cho các trạng thái rừng giai đoạn
2000-2005
62
Bảng 4.13:
Xác định trọng số cho các trạng thái rừng giai đoạn
2005-2009
62
Bảng 4.14:
Ảnh hưởng của biến động diện tích các trạng thái rừng
tới xói mòn có sử dụng trọng số giai đoạn 2000 - 2005
63
Bảng 4.15: Ảnh hưởng của biến động diện tích các trạng thái rừng
tới xói mòn có sử dụng trọng số giai đoạn 2005 - 2009.
63
Bảng 4.16: Biến động khả năng hấp thụ CO2 của một số trạng thái
rừng do Công ty quản lý giai đoạn 2000 - 2005.
65
Bảng 4.17: Biến động khả năng hấp thụ Carbon của một số trạng
thái rừng do Công ty quản lý giai đoạn 2005 - 2009
66
Bảng 4.18: Tiêu chuẩn 6 - tiêu chí - chỉ số về môi trường . 70
Bảng 4.19:
Kết quả đánh giá mức độ phù hợp các chỉ số môi trường
ở Công ty Lâm nghiệp Krông Bông theo tiêu chuẩn 6
của FSC Việt Nam
76
Bảng 4.20: Phân tích SWOT về tác động môi trường ở CTLN
Krông Bông
82
Bảng 4.21: Các biện pháp khắc phục các chỉ số còn tồn tại trong
tiêu chuẩn 6 của FSC Việt Nam về “Tác động môi
trường”
84
DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
TT TÊN HÌNH, SƠ ĐỒ Trang
Hình 2.1: Làm việc, phỏng vấn lãnh đạo, CB kỹ thuật Công
ty
23
Hình 3.1: Hình ảnh rừng tự nhiên của Công ty lâm nghiệp KRông
Bông.
31
Sơ đồ 4.1 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận 38
Hình 4.1 Hình ảnh rừng bị chặt phá làm nương rẫy 41
Hình 4.2 Thu thập số liẹu tại xưởng chế biến gỗ 43
Hình 4.3 Thu thập số liệu tại vườn ươm.. 45
Hình 4.4: Diện tích rừng trồng của Công ty 51
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố
trong bất kỳ một công trình nào khác.
Người cam đoan
Nguyễn Đức Việt
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, hiện tượng suy thoái môi trường đã
thường xuyên xảy ra với tần suất lớn hơn, gây ảnh hưởng lớn không những
tới sức khỏe của con người cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh mà
còn tác động rất lớn tới toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của loài người nói
chung. Biểu hiện rõ nhất của sự suy thoái này là biến đổi khí hậu, hiệu ứng
nhà kính, lũ lụt, hạn hán, triều cường, thường xuyên xảy ra, đe dọa
nghiêm trọng tính mạng của con người. Đứng trước những khó khăn đó,
hàng loạt các biện pháp mạnh mẽ đã được nhiều tổ chức, nhiều quốc gia áp
dụng nhằm bảo vệ môi trường sống, tuy nhiên hiệu quả đạt được là không
đáng kể so với các khoản chi phí rất tốn kém đã bỏ ra. Nghị định thư Kyoto
được ký kết với sự tham gia của hơn 160 quốc gia trên thế giới và gần đây
nhất là Chương trình giảm phát thải do phá rừng và suy thoái rừng (REDD)
của Liên hiệp quốc với mục đích làm giảm hiệu ứng phát thải là một trong
những minh chứng thể hiện sự quan tâm của các quốc gia tới vấn đề cải
thiện môi trường, trong đó bảo vệ và phát triển rừng là một biện pháp rất có
hiệu quả và cần có tiếng nói chung của các quốc gia trên thế giới.
Việt Nam trong hơn 20 năm qua cũng đã rất quan tâm tới việc phát
triển rừng nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới vấn đề phát triển rừng ở nước ta là
hàng loạt các văn bản pháp luật có liên quan tới phát triển rừng như: Luật
bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Quyết định 186/2006/QĐ-TTg, ngày
14/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quả lý
rừng, và hàng loạt các chương trình dự án trồng rừng quốc gia như
chương trình 327 và dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661). Thông
qua Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998-2010, diện tích rừng
nước ta đã không ngừng tăng lên từ 9,2 triệu ha năm 1990 với độ che phủ
27,2% lên 13,12 triệu ha năm 2009, độ che phủ 38,7% (Bộ NN & PTNT,
2009).
2
Xu hướng phát triển lâm nghiệp hiện nay là phát triển theo hướng
bền vững không chỉ về mặt kinh tế, xã hội mà còn bền vững cả về mặt môi
trường. Điều này đã được quy định rõ tại tiêu chuẩn 6 trong quy chế quản
lý rừng bền vững của FSC Việt Nam, thể hiện tầm quan trọng của vấn đề
môi trường trong công tác quản lý rừng. Thực tiễn hiện nay ở Việt Nam
cho thấy các vấn đề về kinh tế - xã hội trong phát triển tài nguyên rừng đã
được quan tâm đánh giá khá nhiều, với các quy mô khác nhau. Tuy nhiên,
vấn đề đánh giá tác động công tác quản lý rừng đến môi trường là một vấn
đề chưa được chú ý nhiều. Đây là một công việc tương đối khó do hiện nay
các nghiên cứu ở nước ta được tiến hành chưa nhiều, chưa có đầy đủ các
thông tin, dữ liệu để phân tích đánh giá.
Công ty lâm nghiệp Krông Bông, tiền thân là Xí nghiệp Lâm Nông
Công nghiệp huyện Krông Bông, đứng chân trên địa bàn huyện Krông
Bông, trước đây hoạt động chủ yếu tập trung vào việc khai thác, chế biến
lâm sản. Trong những năm gần đây Công ty đã có nhiều đổi mới trong hoạt
động sản xuất kinh doanh, đã chuyển từ kinh doanh gỗ sang gỗ sang quản
lý kinh doanh tổng hợp tài nguyên rừng; Đã tận dụng triệt để tài nguyên
rừng và đất rừng nhằm mở rộng ngành nghề, trong đó phát triển trồng rừng
sản xuất là chủ đạo. Kết quả bước đầu đã tạo ra sự thay đổi cơ bản trong
một số lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của người dân địa phương, góp
phần bảo vệ môi trường chung trong khu vực. Tuy nhiên, cho đến nay vấn
đề đánh giá tác động của công tác quản lý rừng tới môi trường tại Công ty
chưa được tiến hành.
Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Đánh giá tác động của công tác quản
lý rừng tới môi trường tại Công ty lâm nghiệp Krông Bông - tỉnh Đắk Lắk”
được đặt ra là hết sức cần thiết nhằm góp phần thực hiện thành công mục
tiêu các chương trình trồng rừng Quốc gia (661), phát triển kinh tế - xã hội
của Công ty và địa phương đồng thời hướng tới quản lý rừng bền vững và
chứng chỉ rừng trong tương lai.
3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản dùng trong luận văn
Theo thuật ngữ lâm nghiệp năm 1996 do Vụ Khoa học Công nghệ
xuất bản thì Môi trường được hiểu là "Toàn bộ tổng thể vật chất, năng
lượng và các hiện tượng ảnh hưởng đến sự tồn tại của cơ thể sống" [52].
Cũng có thể hiểu môi trường là một tổ hợp các yếu tố bên ngoài của
một hệ thống nào đó. Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu
hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp,
trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ
thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó.
Một định nghĩa rõ ràng và được sử dụng rộng rãi hơn: môi trường là
tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ảnh
hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người
như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế.
Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều
kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao
quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng
[55]. Trong khi đó một yếu tố hết sức quan trọng tác động tới môi trường
và ảnh hưởng lớn tới quá trình ổn định của môi trường đó là công tác quản
lý rừng.
Khái niệm về Quản lý rừng bền vững (QLRBV) đã được hiểu và
định nghĩa từ lâu, điển hình trong những năm gần đây thì định nghĩa về
quản lý rừng bền vững càng được định nghĩa rõ hơn.
Theo Tiến trình Helsinki: QLRBV là quản lý rừng và đất rừng một
cách hợp lý để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh,
sức sống của rừng, đồng thời duy trì tiềm năng thực hiện các chức năng
kinh tế, xã hội và sinh thái của chúng trong hiện tại cũng như trong tương
lai, ở cấp địa phương, cấp quốc gia và toàn cầu, không gây ra những tác
hại đối với các hệ sinh thái khác [47].
4
Còn đối với tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) thì “QLRBV là quá
trình quản lý những diện tích rừng cố định, nhằm đạt được những mục tiêu
là đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng như
mong muốn mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng
suất tương lai của rừng, không gây ra những tác động tiêu cực của những
môi trường vật lý và xã hội” [47].
Mục tiêu chung để thực hiện được mục tiêu QLRBV trước hết phải
đạt được sự ổn định về diện tích, bền vững về tính đa dạng sinh học, về
năng suất kinh tế và đảm bảo hiệu quả về môi trường sinh thái của rừng.
Tuy nhiên,