Luận văn Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

Biến đổi khí hậu đã, đang và ngày càng tác động mạnh mẽ đến các hoạt động sống của con người. Trái đất đang nóng dần lên, lượng mưa phân bố không đều, nước biển ngày một dâng cao, thiên tai ngày càng xảy ra nhiều hơn nguyên nhân sâu xa là do hoạt động của con người. Trong nhiều thập kỷ gần đây, các hoạt động khai thác “tài nguyên thiên nhiên” phục vụ cho các nhu cầu phát triển của xã hội đã làm gia tăng khí thải nhà kính, gia tăng dân số, phá huỷ rừng, thay đổi cơ cấu sử dụng đất, ảnh hưởng đến quy luật của tự nhiên. Hơn hết, những khu vực ven biển chịu nhiều tác động nhất như lũ, bão, sóng thần, nước biển dâng. Nước biển dâng (NBD) đang là vấn đề thách thức với những quốc gia có đường bờ biển. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về Biến đổi Khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40C tới 5,80C [11]. Hệ quả tất yếu của tình trạng bề mặt Trái đất nóng lên là băng tan hai đầu địa cực và trên đỉnh những dãy núi cao, thể tích nước biển giãn nở do nhiệt làm mực nước biển dâng cao thêm khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Cũng theo tổ chức này, mực nước biển dâng trong tương lai còn phụ thuộc vào cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên đối với mức độ xả thải khí nhà kính

pdf68 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................... 7 1.1 Vị trí địa lý.................................................................................................... 7 1.2 Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................ 8 1.2.1 Đặc điểm địa hình ............................................................................... 8 1.2.2 Đặc điểm sinh thái .............................................................................. 8 1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất ....................................................................... 9 1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội .............................................................................. 10 1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội chung ........................................................ 10 1.3.2 Đặc điểm dân cư ............................................................................... 11 1.3.3 Cơ sở hạ tầng .................................................................................... 12 1.3.4 Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản ........................................... 13 1.3.5 Công nghiệp và du lịch ..................................................................... 15 1.4 Định hướng phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai theo hướng phát triển bền vững ............................................................... 18 1.4.1 Phát triển thuỷ sản ............................................................................ 18 1.4.2 Phát triển nền nông nghiệp sinh thái phù hợp với đặc thù của vùng đầm phá ..................................................................................................... 19 1.4.3 Phát triển du lịch thành ngành kinh tế chủ lực ................................ 20 1.4.4 Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp .................................. 21 1.4.5 Phát triển các lĩnh vực xã hội ........................................................... 22 1.5 Những nghiên cứu tương tự ở khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai 23 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 26 2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 26 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 26 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 26 2.2 Nội dung nghiên cứu .................................................................................. 27 2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 27 2.3.1 Phương pháp thống kê, hệ thống, phân tích ..................................... 27 Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 2 2.3.2 Phương pháp khảo sát thực địa ........................................................ 27 2.3.3 Phương pháp giả định ...................................................................... 28 2.3.4 Phương pháp chồng chập bản đồ và tích hợp dữ liệu kinh tế - xã hội để phân tích tổn thương do nước biển dâng .............................................. 28 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA NƯỚC BIỂN DÂNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, NƯỚC BIỂN DÂNG ........................................................................................................ 31 3.1 Lựa chọn kịch bản nước biển dâng ........................................................... 31 3.2 Cơ sở đánh giá tác động của nước biển dâng ........................................... 33 3.3 Tác động của nước biển dâng .................................................................... 35 3.3.1 Ngập lụt ............................................................................................. 36 3.3.2 Dân cư ............................................................................................... 41 3.3.3 Cơ sở hạ tầng .................................................................................... 43 3.3.4 Nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ hải sản ........................................... 49 3.3.5 Công nghiệp và du lịch ..................................................................... 52 3.6 Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ............. 54 3.6.1 Thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng ............................. 54 3.6.2 Giải pháp thích nghi biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho cơ sở hạ tầng khu vực nghiên cứu ........................................................................... 56 3.6.3 Thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản ................................................................. 56 3.6.4 Thích nghi với biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong lĩnh vực công nghiệp và du lịch ........................................................................................ 58 3.6.5 Lồng ghép biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong quản lý tổng hợp vùng ven bờ ................................................................................................ 59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 61 Kết luận ............................................................................................................ 61 Kiến nghị .......................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 63 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 64 Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất các xã ven đầm phá ................................................ 9 Bảng 2. Danh sách các xã ven hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai .......................... 12 Bảng 3. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999................................. 32 Bảng 4. Diện tích bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng theo các kịch bản khác nhau .. 36 Bảng 5. Diện tích ngập của các huyện theo các kịch bản nước biển dâng .............. 38 Bảng 6. Tác động của nước biển dâng lên hiện trạng sử dụng đất .......................... 40 Bảng 7. Dân số bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng ............................ 42 Bảng 8. Đường giao thông bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng ................................ 44 Bảng 9. Tổng km đường bộ bị ảnh hưởng phân theo huyện ................................... 45 Bảng 10. Phân bố trường học tại khu vực đầm phá Tam Giang – Cầu Hai ............. 46 Bảng 11. Số lượng trường học sẽ bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 100cm .... 46 Bảng 12. Số lượng các công trình đình/đền/chùa/nhà thờ tại khu vực nghiên cứu .. 48 Bảng 13. Đất trồng trọt bị ảnh hưởng theo các kịch bản nước biển dâng ................ 50 Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 4 DANH MỤC HÌNH Hình 1: Ranh giới địa lý khu vực nghiên cứu ........................................................... 7 Hình 2: Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu .............................................. 10 Hình 3. Cơ sở hạ tầng đường giao thông ................................................................ 13 Hình 4. Tiềm năng phát triển du lịch của khu vực đầm phá ................................... 17 Hình 5. Mô hình số độ cao khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai ...................... 34 Hình 6. Quy trình xây dựng các đánh giá tác động của nước biển dâng ................. 35 Hình 7. 04 mức độ ngập lụt do NBD ở khu vực đầm phá Tam Giang - Cầu Hai .... 37 Hình 8. Ngập lụt do nước biển dâng 17 cm ở khu vực nghiên cứu ......................... 38 Hình 9. Ngập lụt do nước biển dâng 33 cm ở khu vực nghiên cứu ......................... 39 Hình 10. Ngập lụt do nước biển dâng 75 cm ở khu vực nghiên cứu ....................... 39 Hình 11. Ngập lụt do nước biển dâng 100 cm ở khu vực nghiên cứu ..................... 40 Hình 12. Bản đồ khu vực dân cư chịu tác động theo kịch bản NBD 100cm ........... 42 Hình 13. Bản đồ hệ thống giao thông bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng 100cm ..... 43 Hình 14. Các khu vực giao thông chịu tác động lớn từ kịch bản NBD 100cm ........ 45 Hình 15. Tác động của NBD 100cm đến trường học ở khu vực nghiên cứu ........... 47 Hình 16. Tác động của NBD 100cm đến các cơ sở y tế ở khu vực nghiên cứu ....... 48 Hình 17. Bản đồ các khu vực đình, đền, chùa, nhà thờ bị ản hưởng bởi kịch bản NBD 100cm .......................................................................................................... 49 Hình 18. Tác động của NBD đến ngành công nghiệp (kịch bản 100cm) ................ 52 Hình 19. Tác động của nước biển dâng đến ngành du lịch (kịch bản 100cm) ......... 53 Hình 20. Biện pháp công trình để bảo vệ vùng bờ ................................................. 55 Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 5 MỞ ĐẦU Biến đổi khí hậu đã, đang và ngày càng tác động mạnh mẽ đến các hoạt động sống của con người. Trái đất đang nóng dần lên, lượng mưa phân bố không đều, nước biển ngày một dâng cao, thiên tai ngày càng xảy ra nhiều hơn nguyên nhân sâu xa là do hoạt động của con người. Trong nhiều thập kỷ gần đây, các hoạt động khai thác “tài nguyên thiên nhiên” phục vụ cho các nhu cầu phát triển của xã hội đã làm gia tăng khí thải nhà kính, gia tăng dân số, phá huỷ rừng, thay đổi cơ cấu sử dụng đất, ảnh hưởng đến quy luật của tự nhiên. Hơn hết, những khu vực ven biển chịu nhiều tác động nhất như lũ, bão, sóng thần, nước biển dâng. Nước biển dâng (NBD) đang là vấn đề thách thức với những quốc gia có đường bờ biển. Theo dự báo của Ủy ban Liên Quốc gia về Biến đổi Khí hậu (IPCC), đến năm 2100 nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng thêm từ 1,40C tới 5,80C [11]. Hệ quả tất yếu của tình trạng bề mặt Trái đất nóng lên là băng tan hai đầu địa cực và trên đỉnh những dãy núi cao, thể tích nước biển giãn nở do nhiệt làm mực nước biển dâng cao thêm khoảng 90 cm (theo kịch bản cao), sẽ nhấn chìm một số đảo nhỏ và nhiều vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp. Cũng theo tổ chức này, mực nước biển dâng trong tương lai còn phụ thuộc vào cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên đối với mức độ xả thải khí nhà kính. Việt Nam là một trong 5 nước trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hiện tượng nước biển dâng do biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo một nhóm nghiên cứu của WB, nếu nước biển dâng lên 1m sẽ có 5,3% diện tích đất, 10,8% dân cư, 10,2% GDP, 10,9% diện tích đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp, và 28,9% diện tích đất trũng bị tác động [7]. Những khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất là vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - vốn là hai khu vực đất thấp, gần biển, lại có mật độ cư dân rất cao. Còn khu vực miền Trung của Việt Nam, Thừa Thiên Huế là tỉnh phải chịu tác động lớn nhất từ nước biển dâng. Nước biển dâng là một trong những hệ quả của biến đổi khí hậu và sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các vùng ven biển. Theo Ban quản lý Dự án sông Hương, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai sẽ chịu một số tác động lớn khi nước biển dâng như: Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 6 thay đổi diện tích đất, hệ sinh thái, điều kiện kinh tế xã hội. Việc đánh giá các tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá sẽ góp phần giúp các nhà quản lý và hoạch định chính sách xây dựng định hướng, chiến lược phát triển bền vững cho địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung. Trong phạm vi của luận văn này, tác giả bước đầu nghiên cứu tác động của nước biển dâng đến khu vực đầm phá Tam giang - Cầu Hai để đưa ra cái nhìn khái quát về tác động của nước biển dâng đến các vấn đề nông nghiệp, thuỷ sản và du lịch do đây là vùng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển dân sinh, kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là vùng đầm phá có diện tích lớn nhất khu vực Đông Nam Á, thuộc vào cỡ lớn của thế giới và có tính đa dạng sinh học cao ở cả ba cấp độ sinh thái, loài và nguồn gien. Đối với phát triển kinh tế xã hội, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một không gian lớn chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên sinh học, đất đai, mặt nước và là môi trường sống của hơn 2/3 dân số của tỉnh Thừa Thiên Huế. Do đó, nó có tầm quan trọng khu vực và quốc tế, giữ vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội không chỉ của tỉnh Thừa Thiên Huế và của cả khu vực miền Trung và cả nước, nhất là đối với các ngành du lịch, nông nghiệp và thủy sản. Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 Vị trí địa lý Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, có toạ độ địa lý từ 16°14′ đến 16°42′ vĩ bắc và 107°22′ đến 107°57′ kinh đông. Đây là hệ đầm phá lớn nhất ở Đông Nam Á, trải dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam dọc theo bờ biển, có chiều dài 68km, tổng diện tích mặt nước khoảng 216 km2 và thuộc địa phận 05 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc [8,16]. Hình 1: Ranh giới địa lý khu vực nghiên cứu Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai hợp thành từ: phá Tam Giang, đầm Thủy Tú và đầm Cầu Hai. Hệ đầm phá có 2 cửa chính thông với biển là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền. Hệ đầm phá cũng liên kết với 4 con sông chính gồm sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương và sông Truồi. - Phá Tam Giang: kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cầu Thuận An, thông với biển Đông qua cửa Thuận An, chiều dài 25 km, chiều rộng từ 0,5 - 4 km (trung bình Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 8 2,5km), chiều sâu phá vào mùa cạn phổ biến từ 1 – 1,5 m và gần cửa Thuận An lên đến 4 - 6m, diện tích mặt nước khoảng 52 km2. - Đầm Thủy Tú: gồm các đầm An Truyền, Thanh Lam (Sam), Hà Trung và Thuỷ Tú tạo thành, kéo dài từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33 km, chiều rộng đầm biến đổi từ 0,5 – 5,5 km (trung bình 1.8km), chiều sâu đầm phổ biến từ 1,5 - 2 m, diện tích mặt nước khoảng 60 km2. - Đầm Cầu Hai: Có dạng lòng chảo, tương đối đẳng thước. Chiều dài từ Cồn Trai đến cửa Sông Rui là 9 km và từ cửa sông Truồi đến núi Vinh Phong gần 13 km. Chiều sâu trung bình của đầm là 1,4 m. Diện tích mặt nước khoảng 104 km2. Đầm Cầu Hai liên thông với biển Đông thông qua cửa Tư Hiền. 1.2 Đặc điểm tự nhiên 1.2.1 Đặc điểm địa hình Đặc điểm địa hình khu vực nghiên cứu bắt gặp như: (i) Địa hình ven bờ đầm phá ít phân dị, độ cao thường không quá 10m; (ii) Ở các vùng cửa sông châu thổ hiện đại ven đầm phá có mặt địa hình đầm lầy với độ cao phổ biến dưới 1m tương ứng với kiểu đất ngập nước đầm lầy cỏ mà đôi chỗ được sử dụng để trồng lúa một vụ; (iii) Địa hình lòng đầm phá: Phá Tam Giang và Đầm Thuỷ Tú tạo địa hình một lạch chiều ngầm, có độ sâu trung bình 2m. Đầm Cầu Hai tạo hình bán nguyệt với cung tròn hướng về phía Phú Lộc, độ sâu trung bình đầm Cầu Hai khoảng từ 1- 1,5m; (iv) Địa hình vùng cửa đầm phá thường xuyên biến động, đặc biệt vào thời kỳ thời tiết cực đoan; (v) Đê chắn cát: cũng khá phân dị, chiều rộng trung bình của các đoạn dao động 2m - 50m - 300m - 4,5km, chiều cao trung bình của các đoạn dao động 1,5m - 2,5m - 10m - cao nhất lên đến 32m [8,16]. 1.2.2 Đặc điểm sinh thái Với chiều dài khoảng 68km, diện tích 216 km2, Tam Giang - Cầu Hai là hệ thống đầm phá ven biển lớn nhất khu vực Đông Nam Á, có nhiều hệ sinh thái quan trọng như cỏ biển, rừng ngập mặn và bãi triều. Tại đây, đã xác định được 921 loài động và thực vật thuộc 444 chi, 237 họ. Trong đó gồm 171 loài thực vật phù du, 37 loài động vật phù du, 54 loài thực vật đáy, 43 loài tảo, 15 loài cỏ biển, 31 loài chim Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 9 nước (trong đó có 30 loài chim di chú nằm trong danh mục các loài chim cần được bảo vệ nghiêm ngặt của châu Âu, Sách đỏ của Việt Nam hoặc Thế giới) [8]. Với diện tích bằng 17,2% tổng diện tích đất tự nhiên của Thừa Thiên Huế và những đặc điểm tự nhiên như vậy, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là điều kiện lý tưởng để phát triển nhiều hoạt động kinh tế - xã hội (KT - XH) quan trọng của tỉnh như đánh bắt, nuôi trồng thủy sản (NTTS), nông nghiệp, du lịch - dịch vụ, giảng dạy và nghiên cứu khoa học 1.2.3 Hiện trạng sử dụng đất Tổng diện tích đất tự nhiên của 33 xã (5 huyện) xung quanh đầm phá là 70.693,53 ha. Trong đó, diện tích đất mặt nước chiếm đến gần 1/3 diện tích đất tự nhiên (22.143,5ha – 31,32%), tiếp đến là đất nông nghiệp và đất rừng trồng. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu được trình bày tại bảng 1 [8,9]. Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất các xã ven đầm phá TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1. Đất rừng trồng đặc dụng 8.483,84 12,00 2. Đất rừng trồng sản xuất 7.012,45 9,92 3. Đất rừng trồng phòng hộ 3.241,80 4,59 4. Đất ở 4.816,17 6,81 5. Đất cho hoạt động khoáng sản 2.573,82 3,64 6. Đất trồng cây công nghiệp, ăn quả, lâu năm 995,68 1,41 7. Đất nông nghiệp 11.811,80 16,71 8. Đất bằng chưa sử dụng 4.569,67 6,46 9. Đất mặt nước 22.143,50 31,32 10. Đất giao thông 1.877,50 2,66 11. Đất đường bờ biển 3.167,30 4,48 Tổng 70.693,53 100,00 Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 10 Hình 2: Hiện trạng sử dụng đất khu vực nghiên cứu 1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội 1.3.1 Tình hình kinh tế xã hội chung Nhũng năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế có những bước phát triển đáng kể. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt 8,4% trong giai đoạn 1991- 2005, vài năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế rất cao đạt 13- 14%. Quá trình đô thị hoá nhanh tạo nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững nền kinh tế của tỉnh. Cấu trúc nền kinh tế của Thừa Thiên Huế thay đổi tích cực, với sự đóng góp GDP của ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng. Đóng góp GDP của ngành công nghiệp tăng từ 19,7% (năm 1990) đến 30,9% (năm 2000) và 36,5% (năm 2008), Đánh giá tác động của nước biển dâng đến kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai Học viên: Đoàn Mạnh Hùng Lớp K16 Quản lý Môi trường Trang 11 GDP ngành dịch vụ tăng từ 36,1% đến 45,3% trong khi đóng góp của ngành nông lâm ngư nghiệp giảm từ 44,2% (năm 1990) xuống 24,1% (năm 2000) và 18,2% (năm 2008) [9,13,16]. Ngoài sự thay đổi về cấu trúc nền kinh tế, sự phân bố theo địa lý các hoạt động kinh tế ngày càng đồng đều. Với sự đầu tư tại những vùng núi và ven biển giúp phân bố lại nguồn nhân lực trong tỉnh. Các ngành ki
Luận văn liên quan