Đất đai là tài nguyên của mỗi quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Việc quản lý sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất là mục tiêu của mọi quốc gia.
Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai đã có những ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển KTXH. Trong quản lý, sử dụng đất đai, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất quyết định đến tốc độ phát triển KTXH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nghề. Tốc độ tăng trưởng KTXH hàng năm cao, giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm phần lớn trong nền kinh tế cho thấy diện tích đất sử dụng trong các ngành này tăng lên đáng kể đã xâm lấn vào quỹ đất nông nghiệp. Việc quản lý, sử dụng đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nhiều địa phương đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng nó cũng có tác động mạnh mẽ đến những vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Ngày 24 tháng 9 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ có Nghị định số 01/QĐ-CP về việc thành lập thị xã Từ Sơn, với 7 phường và 5 xã. Thị xã Từ Sơn được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích của huyện Từ Sơn, với 12 đơn vị hành chính bao gồm các phường: Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đồng Nguyên, Đình Bảng, Tân Hồng, Châu Khê, Đông Ngàn và các xã: Tam Sơn, Tương Giang, Hương Mạc, Phù Khê, Phù Chẩn.
123 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2359 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động xã hội và môi trường trong quản lý sử dụng đất thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
----------eêf----------
NGUYỄN VĂN DŨNG
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành : QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số : 60.62.16
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ THỊ BÌNH
HÀ NỘI - 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Dũng
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân, đã tạo điều mọi kiện thuận lợi để tôi hoàn thành bản Luận văn này.Tôi xin ghi nhận và trân trọng cảm ơn.
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Vũ Thị Bình Giảng viên Khoa Đất và Môi trường- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo Khoa Đất và Môi trường, Viện đào tạo sau Đại học- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê thị xã Từ Sơn, đã giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới người thân trong gia đình bạn bè và đồng nghiệp đã tạo những điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà nội, ngày…. tháng…. năm 2009
Tác giả luận văn
Nguyễn Văn Dũng
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN- TTCN
: Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp.
CCN
: Cụm công nghiệp.
ĐTM
: Đánh giá tác động môi trường.
KTXH
: Kinh tế- xã hội.
HTX
: Hợp tác xã.
KCN
: Khu công nghiệp.
QHSDĐ
: Quy hoạch sử dụng đất.
TCCP
: Tiêu chuẩn cho phép.
TCVN
: Tiêu chuẩn Việt Nam.
UBND
: Ủy ban nhân dân.
DANH MỤC BẢNG
2.1. Yêu cầu chính thức đối với ĐTM ở các nước (tính đến tháng 7 - 1993) 22
4.1. Tình hình dân số thị xã Từ Sơn giai đoạn 2004 - 2008 41
4.2. Hiện trạng phân bố dân cư thị xã Từ Sơn đến 31/12/2008 42
4.3. Tổng hợp kết quả giao đất, cho thuê đất của thị xã Từ Sơn. 48
4.4. Tổng hợp các dự án đấu giá quyền sử dụng đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn thị xã Từ Sơn 52
4.5. Tình hình chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. 53
4.6. Các hạng mục, công trình được nâng cấp và xây dựng mới giai đoạn 2003- 2008 của thị xã Từ Sơn. 54
4.7. Giá trị sản xuất nông nghiệp 56
4.8. Tình hình lao động việc làm tại thị xã Từ Sơn 58
4.9. Tổng hợp ý kiến của các hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp được đền bù theo quy định 60
4.10. Số liệu chất lượng không khí Cụm CN Mả Ông 71
4.11. Kết quả quan trắc nước thải tại cụm công nghiệp Mả Ông 72
4.12. Kết quả quan trắc không khí CCN sản xuất thép Châu Khê 74
4.13. Kết quả quan trắc nước thải CCN sản xuất thép Châu Khê 75
4.14. Số liệu chất lượng không khí KCN Tiên Sơn 79
4.10. Kết quả quan trắc nước thải KCN Tiên Sơn 79
DANH MỤC ẢNH
4.1. Rác thải được đổ ra cánh đồng tại phường Tân Hồng 67
4.2. Rác thải được đổ ra ao tại phường Đồng Nguyên 67
4.3. Nước thải tràn ra đường tại CCN sắt Châu Khê 68
4.4. Chất thải được đổ ra đường tại CCN Mả Ông- Đình Bảng 68
4.5. Rác thải được đổ ra đường tại trung tâm thị xã Từ Sơn 69
4.6. Phế liệu và chất thải được đổ ra đường tại CCN Mả Ông- Đình Bảng 71
4.7. Cơ sở hạ tầng xuống cấp tại CCN sắt Châu Khê 77
4.8. Chất thải rắn được đổ ra đường tại CCN sắt Châu Khê 77
1. MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề
Đất đai là tài nguyên của mỗi quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng. Việc quản lý sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất là mục tiêu của mọi quốc gia.
Vấn đề quản lý và sử dụng đất đai đã có những ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển KTXH. Trong quản lý, sử dụng đất đai, việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất quyết định đến tốc độ phát triển KTXH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành nghề. Tốc độ tăng trưởng KTXH hàng năm cao, giá trị sản lượng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chiếm phần lớn trong nền kinh tế cho thấy diện tích đất sử dụng trong các ngành này tăng lên đáng kể đã xâm lấn vào quỹ đất nông nghiệp. Việc quản lý, sử dụng đất đai, chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở nhiều địa phương đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng nó cũng có tác động mạnh mẽ đến những vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Ngày 24 tháng 9 năm 2008 Thủ tướng Chính phủ có Nghị định số 01/QĐ-CP về việc thành lập thị xã Từ Sơn, với 7 phường và 5 xã. Thị xã Từ Sơn được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích của huyện Từ Sơn, với 12 đơn vị hành chính bao gồm các phường: Đồng Kỵ, Trang Hạ, Đồng Nguyên, Đình Bảng, Tân Hồng, Châu Khê, Đông Ngàn và các xã: Tam Sơn, Tương Giang, Hương Mạc, Phù Khê, Phù Chẩn.
Thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh nằm ở vị trí địa lý rất thuận lợi: Cách không xa các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là khu tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh, đó là lợi thế cho Từ Sơn trong quá trình sản xuất và phát triển. Cùng với sự phát triển chung của tỉnh Bắc Ninh, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn của thị xã phát triển mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 21,05%.
Nhìn chung tình hình quản lý, sử dụng đất đai cơ bản thực hiện theo Luật đất đai, từng bước tuyên truyền hướng dẫn cho các đối tượng sử dụng đất hiểu rõ về Luật đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất để họ yên tâm và có kế hoạch sử dụng đất đai đúng mục đích, đúng pháp luật.
Tuy vậy việc quản lý đất đai chưa thật chặt chẽ, còn tình trạng lấn chiếm đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai nguyên tắc còn xảy ra ở một số nơi. Việc triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giải quyết khiếu nại tố cáo về tranh chấp đất đai còn chậm.
Tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa trên địa bàn thị xã Từ Sơn diễn ra rất mạnh mẽ nhất là từ năm 2003 đến nay. Diện tích đất nông nghiệp bị chuyển sang phi nông nghiệp là 972,77 ha để xây dựng các khu công nghiệp (KCN), khu đô thị mới, kiến thiết cơ sở hạ tầng. Việc chuyển đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đã góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên nó cũng gây tác động không nhỏ đến những vấn đề xã hội và môi trường như:
- Ảnh hưởng đến đời sống người dân có đất bị thu hồi.
- Ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực.
- Ảnh hưởng đến môi trường sống và tính bền vững trong quá trình phát triển.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá tác động xã hội và môi trường trong quản lý sử dụng đất thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá tác động của việc quản lý đất đai, chuyển mục đích sử dụng đất đến tình hình phát triển kinh tế xã hội (KTXH) thị xã Từ Sơn nhằm phát hiện những vấn đề ảnh hưởng bất lợi đến đời sống người dân để có giải pháp khắc phục.
- Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất hình thành các dự án xây dựng các khu công nghiệp, làng nghề đến môi trường, nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm trên địa bàn thị xã.
2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về đánh giá tác động xã hội
2.1.1 Những lý luận cơ bản về đánh giá tác động xã hội
Đánh giá tác động xã hội là việc phân tích có hệ thống các tác động có thể về mặt xã hội của một hành động đối với cuộc sống thường nhật của con người hay cộng đồng. Đánh giá tác động xã hội là một việc cần thiết khi xem xét, nhận định về các mục tiêu KTXH của các dự án, phương án quy hoạch.
Đánh giá tác động xã hội bao hàm một loạt các chu trình và quá trình để đưa khía cạnh xã hội vào các dự án phát triển. Đánh giá tác động xã hội được tiến hành để đề phòng các ảnh hưởng nghiêm trọng đối với đời sống con người trong khu vực của dự án. Đối với ảnh hưởng xấu sẽ đưa ra các biện pháp giảm thiểu và phòng tránh [2].
Đánh giá tác động xã hội có thể định nghĩa là đánh giá tác động chuyên ngành liên quan đến đánh giá những thay đổi trong cấu trúc và chức năng của trật tự xã hội. Đặc biệt là những thay đổi mà việc phát triển có thể tạo ra trong quan hệ xã hội, trong cộng đồng (dân số, cấu trúc, tính ổn định và các thông số khác), trong chất lượng và lối sống, ngôn ngữ và tập quán. Như một đánh giá chuyên ngành, Đánh giá tác động xã hội giải quyết một cách tổng thể quá trình và phương pháp liên kết các giá trị xã hội vào việc xây dựng dự án [1].
2.1.2 Mục đích và nguyên tắc đánh giá tác động xã hội.
2.1.2.1 Mục đích đánh giá tác động xã hội.
- Đánh giá tác động xã hội có mục đích xác định giá trị và lợi nhuận về mặt xã hội của dự án được phân bổ như thế nào trong xã hội.
- Xác định các tác động của một hoạt động cụ thể (giao đất, thu hồi đất khi thực hiện dự án quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất) đối với một cộng đồng dân cư về những chi phí và lợi ích của dự án (về mặt xã hội) nhằm tránh được những tác động bất lợi đến các nhóm lợi ích khác nhau của cộng đồng dân cư.
2.1.2.2 Nguyên tắc đánh giá tác động xã hội
- Tham gia của nhiều nhóm xã hội: xác định và đưa tất cả các cộng đồng và các cá nhân chịu ảnh hưởng của dự án phát triển tham gia vào quá trình đánh giá.
- Phân tích các tác động đến cộng đồng và cá nhân một cách cân bằng: xác định một cách rõ ràng những cá nhân và tập thể được hưởng lợi, những cá nhân và tập thể chịu thiệt thòi và những cá nhân và tập thể dễ bị tổn thương nhất khi triển khai dự án quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ), cũng như các dự án khác.
- Đánh giá có trọng tâm: tập trung vào đánh giá những vấn đề quan trọng nhất, không chỉ tập trung vào đánh giá những tác động dễ định lượng hóa, mà còn phải phân tích kỹ cả khía cạnh định tính.
- Xác định các phương pháp, các giả thiết và cách định nghĩa về ý nghĩa của các tác động: trình bày cách đánh giá tác động xã hội, các giả thiết được sử dụng và cách xác định ý nghĩa của các tác động.
- Cung cấp kết quả đánh giá tác động xã hội cho các nhà quy hoạch: xác định các vấn đề xã hội quan trọng mà khi giải quyết chúng cần thiết phải thay đổi thiết kế và công nghệ hay thay đổi phương án của dự án quy hoạch.
- Đưa đánh giá tác động xã hội vào thực tiễn: Hướng dẫn các nhà xã hội học các phương pháp đánh giá tác động xã hội.
- Soạn thảo chương trình giám sát và giảm thiểu: quản lý các tác động dự báo chưa chắc chắn bằng cách giám sát và thực hiện các biện pháp giảm thiểu.
- Xác định nguồn gốc của số liệu: Sử dụng các tài liệu đã được xuất bản, các bản báo cáo và tài liệu gốc của các vùng bị tác động.
- Kế hoạch khắc phục các thiếu sót của số liệu: Đánh giá các hạn chế của số liệu và lập kế hoạch bổ sung.
2.1.3 Ảnh hưởng của việc quản lý sử dụng đất đai, thực hiện phương án QHSDĐ đến những vấn đề xã hội
2.1.3.1 Vấn đề bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tác động đến cộng đồng dân cư
a. Tác động đến nơi ở của người dân
Theo quy định của pháp luật về đất đai, người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào đó thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dụng đất tại thời điểm có đất bị thu hồi. Kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy hầu hết các hộ dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp đều được bồi thường bằng tiền vì các địa phương không còn quỹ đất để bồi thường [3].
Về công tác tái định cư, quy định của Luật đất đai năm 1993 không bắt buộc việc phải xây dựng khu tái định cư trước khi Nhà nước thu hồi đất nên các khu tái định cư cho các hộ dân phải di dời ra khỏi KCN thường được xây dựng rất chậm.
Theo kết quả điều tra, đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2006: KCN Tam Phước tại tỉnh Đồng Nai có quyết định thu hồi đất năm 2003 đã xây dựng xong và có tỷ lệ lấp đầy 100% nhưng cho đến thời điểm năm 2005 vẫn chưa xây dựng xong hạ tầng khu tái định cư; tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có 06 KCN (05 khu xây dựng tập trung tại huyện Tân Thành), trong đó có những khu đã được Thủ tướng chính phủ quyết định thu hồi đất từ năm 1998 nhưng đến năm 2005 mới chỉ có một khu tái định cư đang xây dựng dở dang. Tại nhiều dự án người dân có đất bị thu hồi chấp thuận phương án bồi thường, sẵn sàng giao lại mặt bằng cho nhà nước nhưng khi hỏi về chỗ sau khi di dời thì các cơ quan có thẩm quyền của địa phương không chỉ ra được khu tái định cư. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến ở các tỉnh thành phố đã tiến hành điều tra. Để khắc phục tình trạng trên, một số tỉnh như Long An, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Đà Nẵng ... đã đưa ra giải pháp làm nhà tạm (thường là lợp bằng tôn hoặc bằng tấm lợp xi măng) cho các hộ dân đến ở tạm khi chưa có khu tái định cư hoặc hỗ trợ một khoản tiền từ 500.000 đồng/hộ đến 700.000 đồng/hộ trong khoảng thời gian 06 tháng để người dân tự đi thuê chỗ ở tạm. Giải pháp này không được người dân đồng tình và không đảm bảo quyền lợi của nhân dân, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án [3].
Đối với những nơi đã xây dựng được khu tái định cư thì giá đất ở, giá nhà ở tại khu tái định cư thường cao hơn nhiều so với giá bồi thường về đất ở, nhà ở tại nơi ở cũ (do khu tái định cư được xây dựng mới với hệ thống hạ tầng đồng bộ). Người có đất bị thu hồi muốn đến ở tại khu tái định cư phải bỏ thêm một khoản tiền không nhỏ (từ vài chục triệu đồng đến vài cả trăm triệu đồng) mà không phải hộ gia đình nào cũng có điều kiện. Vì vậy, nhiều hộ dân sau khi nhận đất tái định cư đã chuyển nhượng cho người khác để lấy tiền chênh lệch và tự tìm chỗ ở tại khu vực khác có giá thấp hơn [3].
Theo báo Thanh Niên số ra ngày 12-9-2005 có bài viết về “Nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng đường vành đai 1 đoạn Kim Liên- Ô Chợ Dừa ở Hà Nội”: Nhận nhà mới, người dân không còn phải sống trong tâm trạng “đi cũng dở, ở không xong” như gần 10 năm qua. Nhưng thời điểm Công ty nhà ở số 3 giao nhà, không ít người dân lại lo lắng. Hai khu chung cư cao tầng 13 tầng này vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện, đường nội bộ chưa trải nhựa xong. Hạ tầng xã hội như trường học, nhà trẻ, vườn hoa chưa có gì. Thực chất khu chung cư đang xây dựng theo quy trình ngược: xây nhà trước, xây hạ tầng sau [22].
Tuy nhiên, việc triển khai các khu tái định cư còn lúng túng và chậm về thủ tục duyệt dự án, thẩm định thiết kế kỹ thuật dự toán, đấu thầu còn mất nhiều thời gian. Có nơi đất đã được thu hồi một vài năm sau mới triển khai khu tái định cư như Ban quản lý dự án Thăng Long cho đường vành đai III và cầu Thanh Trì, Ban quản lý CDA trọng điểm (56 ha Trung Yên), Ban quản lý dự án giao thông công chính (khu dân cư Đồng Tầu) [14]. Việc tiến hành bàn giao quản lý, quỹ nhà tái định cư chưa được đổi mới, chưa tập trung theo dõi tập hợp quản lý, còn phát sinh nhiều khó khăn trong việc tổ chức quản lý khu nhà tái định cư sau khi đưa các hộ dân vào.
Theo báo Nhân Dân ra ngày 11-5-2005 đăng bài: “Đời sống và việc làm của nông dân những vùng bị thu hồi đất” của Trần Khâm và Trung Chính, có đoạn mô tả đời sống “một có, bốn không” của người dân sống ở khu tái định cư Đồng Rướn, thôn Đông Lỗ, xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (phục vụ xây dựng khu kinh tế Dung Quất) như: một có là có được ngôi nhà tường xây, lợp ngói, còn bốn không là: không trạm y tế, không chợ, không trường học và không nước sạch [9].
b. Tác động đến đời sống, việc làm của người dân có đất bị thu hồi
Đây là việc làm vô cùng quan trọng đối với người dân có đất bị thu hồi, trong thực tế quá trình đô thị hoá, kinh tế ở các đô thị mới tăng trưởng nhanh chóng nhờ sự tập trung lực lượng sản xuất tạo ra năng suất lao động cao, cách tổ chức lao động hiện đại. Do đó quá trình tăng trưởng kinh tế đô thị cũng tạo cơ hội để tăng việc làm ở các đô thị. Từ góc độ lao động và việc làm từ các hoạt động nông nghiệp sang các hoạt động công nghiệp và thương mại dịch vụ. Những người nông dân trước đây gắn bó với ruộng vườn, sau khi trở thành dân cư đô thị, họ bị mất phần lớn ruộng đất canh tác. Với số tiền được Nhà nước đền bù hoặc tiền bán đất cho dân cư mới, họ dùng để tạo nghề mới, tìm việc làm mới... và nhiều vấn đề khác cũng thay đổi. Sự phát triển của các đô thị một mặt tạo ra một lượng lớn việc làm cho lao động tại đô thị, đồng thời thu hút và làm giảm đáng kể lực lượng lao động nông nhàn ở các vùng nông thôn, kém phát triển, góp phần làm tăng năng suất lao động tại các vùng này. Tuy nhiên nhìn từ góc độ khác thì gia tăng quy mô thành phố bằng giải pháp mở rộng không gian, hình thành các quận, phường mới sẽ làm một phần lớn lực lượng lao động nông nghiệp ở vùng đô thị hoá mất việc và dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng.
Nguyên nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của nông dân bị thu hồi đất một phần là do sự phát triển của các ngành công nghiệp và thương mại- dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu giải quyết việc làm cho người dân. Mặt khác, do chính bản thân người lao động, vốn xuất phát từ nông dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn nghề nghiệp, chưa thích ứng được với công việc mới, không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động. Hiện nay, tại nhiều đô thị đã xây dựng các trung tâm giáo dục thường xuyên trung tâm dạy nghề... nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu đào tạo và giải quyết việc làm cho người lao động.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của người dân bị thu hồi đất. Theo kết quả điều tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại một số tỉnh, thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm thì trung bình cứ mỗi hộ dân bị thu hồi đất có 1,5 lao động bị mất việc làm. Một số địa phương như Hà Nội, chỉ tính trong giai đoạn 3 năm từ năm 2001 đến năm 2004 đã có gần 80.000 lao động bị mất việc làm. Tính đến hết năm 2005, Hà Nội có khoảng 200.000 người thất nghiệp do mất đất sản xuất [3].
Trước khi bị thu hồi đất, phần lớn người dân đều có cuộc sống ổn định vì họ có đất sản xuất, có tư liệu sản xuất mà đất sản xuất, tư liệu sản xuất đã được để thừa kế từ thế hệ này sang các thế hệ khác. Sau khi bị thu hồi đất, đặc biệt là những hộ nông dân bị thu hồi hết đất sản xuất, điều kiện sống và sản xuất của họ bị thay đổi hoàn toàn. Mặc dù nông dân được giải quyết bồi thường bằng tiền, song họ vẫn chưa định hướng ngay được những ngành nghề hợp lý để có thể ổn định được cuộc sống. Tình trạng này tập trung ở lứa tuổi từ 30 tới 50, là lứa tuổi còn sức lao động nhưng khó đào tạo tiếp để có việc làm phù hợp tại các KCN.
Sau khi nhận tiền bồi thường, đa số các hộ dân sử dụng tiền để sửa chữa nhà cửa, mua sắm dụng cụ sinh hoạt, một số chuyển sang kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, một số gửi tiết kiệm, một số trường hợp sử dụng tiền để rượu chè, cờ bạc gây ra các tệ nạn xã hội. Đặc biệt với các gia đình nông dân bị thu hồi hết đất nông nghiệp mà không tạo được công ăn việc làm mới thì chỉ sau vài năm sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
Trong quá trình xây dựng, phát triển các KCN, một số địa phương đã có quy định cụ thể về chính sách tuyển dụng lao động để giải quyết công ăn việc làm cho người có đất bị thu hồi. Ví dụ, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Hưng Yên quy định cứ sử dụng 360 m2 đất nông nghiệp thì phải tuyển dụng một lao động, trường hợp không tuyển lao động thì hộ gia đình có đất bị thu hồi được nhận thêm 12.000 đồng/1m2 để chuyển đổi nghề nghiệp, UBND thành Hà Nội quy định nhà đầu tư cứ sử dụng 1ha đất nông nghiệp để chuyển sang xây dựng KCN thì phải có trách nhiệm tuyển dụng từ 10 đến 15 lao động nông nghiệp tại địa phương. Phần lớn nông dân có trình độ văn hóa, chuyên môn, kỹ thuật thấp (đặc biệt đối với lao động thuần nông ở độ tuổi trên 30) nên tỷ lệ lao động bị thu hồi đất được tuyển dụng vào các cơ sở sản xuất kinh doanh không lớn. Ví dụ, tỷ lệ