Luận văn Đánh giá tác dụng của chế phẩm RTK lên một số chỉ số chức năng sinh sản trên nam giới trưởng thành có suy giảm chức năng sinh dục

Trong công tác về chiến lược dân số trên toàn thế giới hiện nay, người ta rất coi trọng sự cân đối nhịp nhàng giữa việc kế hoạch hoá gia đình để giảm thiểu sự gia tăng dân số quá nhanh, với việc chăm sóc sức khoẻ sinh sản Nam giới. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới gần đây cho biết tỷ lệ vô sinh vào khoảng 8% trong số các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh sản [50]. Trong hội thảo về chẩn đoán và điều trị vô sinh Nam giới tại Narobi-Kenya năm 1979, Bensey và cộng sự đã thông báo, trong các cặp vợ chồng vô sinh, tỉ lệ vô sinh nam chiếm khoảng 49,4% [49], [50]. Ở Việt Nam Nguyễn Thị Xiêm cho biết tỉ lệ vô sinh là 8% [50], [64]. Nguyễn Thị Ngọc Phượng công bố tỉ lệ vô sinh từ 7%-10% [50]. Trần Thị Trung Chiến, Trần Văn Hanh, Lê Văn Vệ và cộng sự cho kết quả vô sinh do trực tiếp từ nam giới là 40,8%, kết hợp với nữ là 10,3% và những trường hợp chưa rõ nguyên nhân 11,5%, thì nguyên nhân vô sinh trực tiếp do người chồng là 66,67% [50]. Bên cạnh về vấn đề vô sinh, Viện Sức khoẻ Quốc gia Mỹ đã tổng kết tính đến năm 2000 toàn thế giới có khoảng 300 triệu nam giới mắc bệnh rối loạn cương dương [50]. Tại Việt Nam năm 1997 Phạm Văn Trịnh đã tiến hành điều tra dịch tễ trên 764 nam cho biết tỉ lệ Rối loạn cương dương là 10,8% (18-30 tuổi), 44% (41-50 tuổi), 57% (>60 tuổi) [7], [49], [50]. Các bệnh lý về suy giảm chức năng sinh dục trên người nam trưởng thành, là một bệnh mang tính xã hội sâu sắc, tuy không phải là bệnh cấp cứu, nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều đến hạnh phúc gia đình, nhiều bi kịch đã sảy ra, nhiều cặp vợ chồng đã sống ly hôn hoặc ly thân [1], [50]. Các nỗ lực của Y học hiện đại đã và đang đem lại nhiều thành công, trong chẩn đoán và điều trị các bệnh về giới tính nam. Tại Việt Nam việc chẩn đoán và điều trị các bệnh thuộc Nam khoa đang ngày được quan tâm và chú trọng, nhưng chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật còn khá cao. Trong khi đó YHCT đã quan tâm đến vấn đề này, theo quan niệm của y học cổ truyền thì bệnh lý rối loạn chức năng sinh dục chủ yếu liên quan tới tạng thận và khi điều trị thì dùng các vị thuốc bổ thận tráng dương, bổ khí huyết, mạch gân cốt, cường tráng cơ thể. Từ xa xưa các nhà y học đã biết sử dụng các loài cây con, trong đó có côn trùng để làm thuốc tăng cường sức khoẻ và trị bệnh. Tuệ Tĩnh [56] trong "Nam dược thần hiệu" chỉ ra 32 loài công trùng có thể làm thuốc chữa bệnh. Hải Thượng Lãn Ông [46] trong "Y tông tâm lĩnh" dùng các loài côn trùng như Ngêu, kiến, Ong điều trị các bệnh suy nhược cơ thể, suy sinh dục, thấp khớp, sản phụ ít sữa Và qua "Nghiên cứu tác dụng lên một số chức năng sinh sản của chế phẩm RTK trên động vật thực nghiệm" [66]. Qua kết quả phân tích thành phần sinh hoá của kiến và trứng kiến Polyrhachis Dives Smith (chế phẩm RTK) đã được biết có rất nhiều yếu tố vi lượng, hormon, quan trọng làm cho số lượng và chất lượng tinh trùng của động vật thực nghiệm được nâng lên một cách rõ rệt. Chế phẩm RTK không có liều độc cấp và bán trường diễn đối với động vật thực nghiệm. Được bào chế từ kiến gai đen Polyrhachis Clive Smith non, Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá tác dụng của chế phẩm RTK lên một số chỉ số chức năng sinh sản trên người nam trưởng thành có suy giảm chức năng sinh dục” với mục đích: - Đánh giá tác dụng của chế phẩm RTK lên một số chỉ số chức năng sinh sản trên người nam trưởng thành có suy giảm chức năng sinh dục. - Theo dõi sự biến đổi một số chỉ số sinh lý, sinh hoá của cơ thể trong quá trình điều trị bằng chế phẩm RTK. Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng đóng góp thêm vào các công trình nghiên cứu về tác dụng có lợi của côn trùng trong điều trị.

doc64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2559 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác dụng của chế phẩm RTK lên một số chỉ số chức năng sinh sản trên nam giới trưởng thành có suy giảm chức năng sinh dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNội dung chính LV.doc
  • docBia HVQY 09-06.doc
  • docBIA NGOAI.doc
  • docLOI CAM ON.doc
  • docPhu lluc 3.doc
  • docPhuluc1.doc
  • docPhuluc2.doc
  • docTLTK.doc
Luận văn liên quan