Luận văn Đánh giá thực tế hoạt động tái Bảo Hiểm thiết bị Điện tử ở công ty Cổ phần Bảo Hiểm Bưu Điện

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, thoả mãn nhu cầu mọi mặt của khách hàng. Tại Việt Nam, thị trường BH trước đây chỉ có duy nhất một công ty BH Nhà nước (Bảo Việt) nhưng nay đã có đủ các loại hình công ty (liên doanh, 100% vốn nước ngoài, cổ phần) làm cho thị trường BH Việt Nam ngày càng trở lên sôi động, vấn đề khai thác càng khó khăn, cạnh tranh ngày càng mãnh liệt. Muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như vậy, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng tham gia BH đồng thời vẫn ổn định được tài chính, các công ty BH sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Marketing, đầu tư vốn nhàn rỗi, huy động thêm vốn đầu tư, … trong đó, phương pháp tái BH được coi là phương pháp đầu tiên mà một doanh nghiệp BH phải thực hiện vì bản chất phân tán rủi ro của nó có liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh BH. Vì hoạt động tái BH có quan hệ chặt chẽ, qua lại với hoạt động BH gốc nên có thể nói, sự phát triển của BH gốc càng mạnh mẽ thì càng làm cho hoạt động tái BH thêm sôi động. Ngược lại, khi hoạt động tái BH được công ty tiến hành hợp lý, nó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động BH gốc bằng cách giảm bớt phần trách nhiệm mà công ty không thể đảm đương hết, tới mức phù hợp. Hoạt động tái BH ở Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (gọi tắt là PTI) cũng không nằm ngoài quy luật trên. Với đặc thù là một công ty cổ phần, PTI có lợi thề nhiều về các nguồn dịch vụ từ phía các cổ đông cũng như sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của họ, đặc biệt là trong nghiệp vụ BH thiết bị điện tử – nghiệp vụ mà PTI đang dẫn đầu trên thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam xét cả về doanh thu phí, giám định kỹ thuật lẫn việc giải quyết bồi thường, khắc phục hậu quả cho khách hàng BH. Hàng năm, doanh thu phí BH từ nghiệp vụ này đều chiếm gần 60% tổng doanh thu phí BH gốc với giá trị hàng chục tỷ đồng (ví dụ như, năm 2002, doanh thu phí BH TBĐT của PTI là 70.361 triệu đồng, chiếm 58,5% tổng doanh thu phí BH gốc toàn công ty, trong đó đa phần có được là do việc nhận BH cho các thiết bị của VNPT – cổ đông lớn nhất và cũng là khách hàng lớn nhất của PTI với giá trị tài sản hàng nghìn tỷ đồng được BH bởi PTI. Hoạt động BH TBĐT phát triển như vậy đòi hỏi công tác tái BH nghiệp vụ này ngày càng phải hoàn thiện để tương xứng với nó. Thực tế, trong những năm vừa qua, công tác tái BH đã thể hiện được vai trò của mình, đóng góp một phần vào sự phát triển chung và ổn định tài chính cho PTI. Chính sự phát triển của nghiệp vụ BH TBĐT – nghiệp vụ mới nhất trên thị trường BH phi nhân thọ - thể hiện được đặc thù của PTI và sự thành công trong công tác tái BH TBĐT trong những năm vừa qua của PTI đã khiến em lựa chọn đề tài “Đánh giá thực tế hoạt động tái bảo hiểm thiết bị điện tử ở Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện” nhằm vận dụng kiến thức về chuyên ngành BH đã được học ở Bộ môn Bảo hiểm – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để tìm hiểu thực tế triển khai hoạt động tái BH TBĐT của PTI. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị đối với hoạt động này. Nội dung của Đề tài được chia thành 4 chương sau: Chương I: Lý luận chung về tái bảo hiểm Chương II: Một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm thiết bị điện tử Chương III: thực tế hoạt động tái BH TBĐT ở PTI Chương IV: Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ tái BH TBĐT của PTI

doc74 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 2368 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá thực tế hoạt động tái Bảo Hiểm thiết bị Điện tử ở công ty Cổ phần Bảo Hiểm Bưu Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều loại hình doanh nghiệp ra đời ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, thoả mãn nhu cầu mọi mặt của khách hàng. Tại Việt Nam, thị trường BH trước đây chỉ có duy nhất một công ty BH Nhà nước (Bảo Việt) nhưng nay đã có đủ các loại hình công ty (liên doanh, 100% vốn nước ngoài, cổ phần) làm cho thị trường BH Việt Nam ngày càng trở lên sôi động, vấn đề khai thác càng khó khăn, cạnh tranh ngày càng mãnh liệt. Muốn tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như vậy, cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng tham gia BH đồng thời vẫn ổn định được tài chính, các công ty BH sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: Marketing, đầu tư vốn nhàn rỗi, huy động thêm vốn đầu tư, … trong đó, phương pháp tái BH được coi là phương pháp đầu tiên mà một doanh nghiệp BH phải thực hiện vì bản chất phân tán rủi ro của nó có liên quan trực tiếp tới hoạt động kinh doanh BH. Vì hoạt động tái BH có quan hệ chặt chẽ, qua lại với hoạt động BH gốc nên có thể nói, sự phát triển của BH gốc càng mạnh mẽ thì càng làm cho hoạt động tái BH thêm sôi động. Ngược lại, khi hoạt động tái BH được công ty tiến hành hợp lý, nó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho hoạt động BH gốc bằng cách giảm bớt phần trách nhiệm mà công ty không thể đảm đương hết, tới mức phù hợp. Hoạt động tái BH ở Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (gọi tắt là PTI) cũng không nằm ngoài quy luật trên. Với đặc thù là một công ty cổ phần, PTI có lợi thề nhiều về các nguồn dịch vụ từ phía các cổ đông cũng như sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của họ, đặc biệt là trong nghiệp vụ BH thiết bị điện tử – nghiệp vụ mà PTI đang dẫn đầu trên thị trường BH phi nhân thọ Việt Nam xét cả về doanh thu phí, giám định kỹ thuật lẫn việc giải quyết bồi thường, khắc phục hậu quả cho khách hàng BH. Hàng năm, doanh thu phí BH từ nghiệp vụ này đều chiếm gần 60% tổng doanh thu phí BH gốc với giá trị hàng chục tỷ đồng (ví dụ như, năm 2002, doanh thu phí BH TBĐT của PTI là 70.361 triệu đồng, chiếm 58,5% tổng doanh thu phí BH gốc toàn công ty, trong đó đa phần có được là do việc nhận BH cho các thiết bị của VNPT – cổ đông lớn nhất và cũng là khách hàng lớn nhất của PTI với giá trị tài sản hàng nghìn tỷ đồng được BH bởi PTI. Hoạt động BH TBĐT phát triển như vậy đòi hỏi công tác tái BH nghiệp vụ này ngày càng phải hoàn thiện để tương xứng với nó. Thực tế, trong những năm vừa qua, công tác tái BH đã thể hiện được vai trò của mình, đóng góp một phần vào sự phát triển chung và ổn định tài chính cho PTI. Chính sự phát triển của nghiệp vụ BH TBĐT – nghiệp vụ mới nhất trên thị trường BH phi nhân thọ - thể hiện được đặc thù của PTI và sự thành công trong công tác tái BH TBĐT trong những năm vừa qua của PTI đã khiến em lựa chọn đề tài “Đánh giá thực tế hoạt động tái bảo hiểm thiết bị điện tử ở Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện” nhằm vận dụng kiến thức về chuyên ngành BH đã được học ở Bộ môn Bảo hiểm – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân để tìm hiểu thực tế triển khai hoạt động tái BH TBĐT của PTI. Trên cơ sở đó, đưa ra một số kiến nghị đối với hoạt động này. Nội dung của Đề tài được chia thành 4 chương sau: Chương I: Lý luận chung về tái bảo hiểm Chương II: Một số vấn đề cơ bản về bảo hiểm thiết bị điện tử Chương III: thực tế hoạt động tái BH TBĐT ở PTI Chương IV: Một số kiến nghị nhằm phát triển nghiệp vụ tái BH TBĐT của PTI Với khả năng hạn chế của một sinh viên, mặc dù đã hết sức cố gắng song bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thày giáo, cô giáo, của các cán bộ trong ngành để bài viết của em thêm hoàn thiện. Luận văn này được hoàn thành với sự chỉ bảo tận tình của cô giáo Nguyễn Ngọc Hương cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ phòng tái bảo hiểm – công ty PTI, nơi em thực tập. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với các thày cô giáo, ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công ty PTI. CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÁI BẢO HIỂM I. TÁI BẢO HIỂM – SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN 1. Đặt vấn đề Người được BH tham gia BH bởi họ muốn chuyển giao rủi ro cho người khác, tức là chuyển giao hàng loạt những điều không chắc chắn cho công ty BH (người BH). Những điều không chắc chắn ở đây là: liệu có tổn thất hay không và nếu có thì tổn thất đó lớn tới mức nào? Sau khi đã chấp nhận rủi ro mà người được BH chuyển sang, công ty BH thực sự ở vào vị trí của người được BH và phải đối mặt với những khó khăn mà người được BH có thể sẽ gặp phải, cả những điều không chắc chắn nêu trên. Không hoàn toàn giống với người được BH, công ty BH có được sự bảo vệ vì nó nhận một số lượng lớn các rủi ro tương tự và không phải rủi ro nào cũng dẫn tới tổn thất hay khiếu nại. Mặc dù vậy, công ty BH cũng không thể hoàn toàn tin tưởng vào sự bảo vệ này bởi vì chính họ cũng không thể lường trước các tổn thất có thể xảy ra nhiều hơn dự kiến. Họ chỉ thu phí từ người tham gia BH ở mức đã được hai bên thoả thuận trước và mức này không được thay đổi cho dù tổn thất thực tế xảy ra lớn tới mức nào. Rõ ràng rằng, chính các công ty BH cũng cần đến sự BH cho chính mình bằng cách “bảo hiểm” cho rủi ro mà mình đã BH thông qua một cơ chế được gọi là Tái bảo hiểm. Có nhiều định nghĩa về tái bảo hiểm song đơn giản nhất là “bảo hiểm cho những rủi ro đã được bảo hiểm”. Nói cụ thể hơn thì tái BH là một hoạt động mà qua đó người BH chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được BH cho người BH khác, trên cơ sở nhượng lại cho người BH đó một phần phí BH qua hợp đồng tái BH. 2. Sự cần thiết khách quan của tái bảo hiểm Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống con người ngày càng được nâng cao kéo theo đó là nhu cầu về BH ngày càng lớn. Mặc dù có được lợi thế đem lại do việc chấp nhận nhiều rủi ro cùng loại cũng như có nhiều kinh nghiệm đối với những vấn đề liên quan tới rủi ro song các công ty BH vẫn gặp phải những khó khăn và đe doạ bởi một thực tế là các công ty BH cũng giống như các công ty trách nhiệm hữu hạn, được thành lập với một lượng vốn nhất định, khi xảy ra tổn thất quá lớn thuộc phạm vi BH, công ty BH sẽ không có khả năng chi trả. Kết quả là đã có nhiều công ty BH bị phá sản. Muốn tồn tại và duy trì dịch vụ, các công ty BH đã lựa chọn phương thức hoạt động mới là hợp tác với các công ty BH khác dưới hình thức phân tán rủi ro gọi là tái bảo hiểm. Những tác dụng cơ bản của tái BH là: - Phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho công ty BH gốc, đặc biệt là trong những trương hợp xảy ra các sự cố thảm họa hay tích luỹ rủi ro; - Tăng cường khả năng nhận BH của công ty BH gốc đối với những rủi ro vượt quá khả năng tài chính của nó; - Góp phần ổn định thu chi của ngân sách Nhà nước và tăng thu ngoại tệ cho Nhà nước; - Giúp các công ty BH nhỏ, mới thành lập ổn định và phát triển nhờ tư vấn về nghiệp vụ từ các công ty tái BH; - Giúp các công ty BH sửa chữa tính bất thường, đột biến của rủi ro – khả năng sai lệch giữa thực tế và dự đoán mà mà người BH có được nhờ số liệu thống kê từ quá khứ; - Góp phần thúc đẩy, phát triển quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước bởi tái BH là hoạt động mang tính chất quốc tế; - Gián tiếp bảo vệ quyền lợi cho người tham gia BH bằng sự ổn định tài chính của công ty BH gốc; - Đảm bảo đời sống cho cán bộ nhân viên làm việc trong các công ty BH gốc, góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động xã hội (tạo chỗ làm tại các công ty BH, tái BH, công ty môi giới tái BH,…); - Tạo điều kiện cho công ty BH khi muốn rút lui khỏi thị trường nào đó (khi nhận thấy không còn đủ khả năng để thực hiện một nghiệp vụ BH nào đó hoặc khi muốn tập trung vào các nghiệp vụ khác mà công ty có thế mạnh…, công ty BH này có thể nhượng tái BH các đơn BH thuộc loại nghiệp vụ này cho các công ty khác). II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TÁI BẢO HIỂM – THỊ TRƯƠNG TÁI BẢO HIỂM 1. Lịch sử phát triển của tái bảo hiểm Thực tế cho thấy, ngành BH nói chung và tái BH nói riêng đều ra đời và phát triển trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định. Lịch sử phát triển của tái BH có thể tóm tắt thành các giai đoạn sau: 1.1. Giai đoạn đầu phát triển của tái bảo hiểm Do nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nên nghiệp vụ BH và tái BH đầu tiên là các nghiệp vụ liên quan đến hàng hải. Italia là nước đầu tiên chứng kiến sự ra đời và phát triển của tái BH. Bản giao ước cổ nhất được biết đến có tính chất pháp lý như một hợp đồng tái BH được ký kết vào năm 1370 tại thành phố Genes. Đó là hợp đồng tái BH hàng hải, liên quan tới chuyến hành trình bằng đường biển từ Cadiz (Tây Ban Nha) đến Sluys (Hà Lan). Sau này, với sự phát triển rộng rãi của những quan hệ thương mại giữa các thành phố của Italia cũng như các nước Bắc Âu, đặc biệt là nước Anh, dịch vụ tái BH cũng phát triển theo. Tuy nhiên, sau khi có sự xuất hiện của những vụ lạm dụng có tính chất con buôn gây ra nhiều phản ứng chống lại bản chất của tái BH đã dẫn đến việc ra đời của đạo luật cấm các hoạt động tái BH hàng hải ở nước Anh. Trong một thời gian dài (1746-1864), đạo luật này vô hình chung đã tạo điều kiện cho tổ chức LLOYD’S phát huy ảnh hưởng của mình bằng đồng BH. Sau năm1864, nó trở thành thị trường tái BH quan trọng nhất trên thế giới. Thời gian này cũng đã chứng kiến sự xuất hiện của các nghiệp vụ tái BH khác như tái BH cháy,… Hình thức tái BH duy nhất được áp dụng trong thời kỳ này là tái BH tuỳ ý lựa chọn cho từng rủi ro riêng biệt. 1.2. Giai đoạn từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX Trong giai đoạn này, nhờ ứng dụng những thành tựu của các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nền kinh tế của các nước TBCN đã có những bước tiến nhảy vọt, quan hệ giao lưu hàng hoá giữa các nước được mở rộng và ngày càng phát triển mạnh. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành các công ty tái BH chuyên nghiệp. Năm 1843, công ty tái BH nội bộ đầu tiên ra đời là Weceler Re (Đức). Tuy nhiên, nó chỉ là công ty con của một công ty BH địa phương, chủ yếu nhận các phần dôi của công ty mẹ. Năm 1852, công ty tái BH độc lập đầu tiên được thành lập mang tên Cologe Re. Sau đó là sự ra đời của một số công ty tái BH chuyên nghiệp có tên tuổi đến nay vẫn hoạt động là: - Swiss Re - công ty tái BH đầu tiên của Thuỵ Sỹ, thành lập năm 1863; - London Gurantee Reinsurance Co.Ltd (Luân Đôn) – 1869; - Munich Re (Đức), thành lập năm 1880. Ở Anh, công ty tái BH đầu tiên là The Reinsurance Company Ltd, thành lập năm 1867 và vào thời gian đó, trên thế giới mới chỉ tồn tại 10 công ty tái BH. Tuy nhiên, công ty này đã đóng cửa vì phá sản vào năm 1871. Một số công ty tái BH khác đã được thành lập nhưng không tồn tại được lâu. Năm 1907, công ty tái BH Vương quốc Anh thành lập, mang tên Mercantile & General Reinsurance. Một năm sau, năm 1908, công ty tái BH Bristish & European ra đời. Ở Mỹ, công ty tái BH đầu tiên được thành lập năm 1912 với tên The First Reinsurance Company of Hartford khi mà các công ty tái BH nước ngoài đã hoạt động tại Mỹ một số năm trước đó. Vào những năm 1920, người ta cũng chứng kiến sự ra đời của các tập đoàn tái BH địa phương như Uruguay, Chile, Banco del Estado,… Ban đầu, những công ty này không tìm kiếm dịch vụ ngoài những dịch vụ của địa phương bị bắy buộc nhượng cho họ. Nói chung, trong giai đoạn này đã có nhiều hình thức và phương pháp tái BH được xây dựng. Tuy nhiên, Chiến tranh thế giới thứ II đã làm tổn hại đến sự phát triển của ngành BH nói chung và tái BH nói riêng. Bị tổn thất nhiều nhất là các công ty BH Đức, các công ty ở những nước không có chiến tranh đe doạ đã vươn lên nắm lấy thị trường tái BH quốc tế. 1.3. Giai đoạn từ sau Chiến tranh thế giới thứ II Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc năm 1945 với thắng lợi của Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bọn Phát xít tới tận gốc rễ. Sự kiện lịch sử này đã mở ra một giai đoạn phát triển mới của loài người cũng như của nền kinh tế và ngành BH-tái BH. Thị trường tái BH thế giới được chia thành 2 mảng lớn: - Mảng thứ nhất ở các nước XHCN. Do cơ chế kế hoạch hoá điều tiết toàn bộ nền kinh tế nên toàn bộ lĩnh vực BH và tái BH chỉ phục vụ cho hai nghiệp vụ mang tính chất đối ngoại là BH hàng hoá nhập khẩu và BH thân tàu thuỷ. - Mảng thứ hai ở các nước TBCN. Tại các nước này, rất nhiều công ty tái BH mới được thành lập và ngày càng có nhiều công ty BH tiến hành đồng thời dịch vụ tái BH cho nên cuộc cạnh tranh giữa họ ngày càng gay gắt và dưới nhiều hình thức khác nhau. Vào những năm 1970-1980 các tập đoàn tái BH vùng ra đời. Quan trọng nhất cho tới nay là Tập đoàn tái BH Châu Phi, Tập đoàn tái BH Châu Á, tập đoàn tái BH Asean. Các tập đoàn này vận hành dựa trên cơ sở nhượng bắt buộc hay tự nguyện với nhau giữa các thành viên. Năm 2001, với thảm họa khủng bố giáng xuống nước Mỹ ngày 11/9, các công ty BH, tái BH phải gánh chịu những khoản tổn thất nặng nề chưa từng có với tổng tổn thất được BH lên tới 40,2 tỷ USD. Theo kết quả được công bố từ tổ chức chuyên xếp hạng mức tín nhiệm S & P thì ngay cả các công ty tái BH hàng đầu thế giới cũng bị tụt hạng sau sự kiện này (Hannover Reinsurance từ AA+ xuống AA, Swiss Reinsurance từ AAA xuống AA+,… Năm 2002 chứng kiến sự rút lui của công ty tái BH lớn thứ 6 thế giới là Gerling Global Reinsurance sau nhiều tháng tìm kiếm nhà đầu tư. 2. Thị trường tái bảo hiểm Việc nghiên cứu thị trường BH và tái BH là một việclàm có tầm quan trọng lớn đối với hoạt động kinh doanh của các công ty BH và tái BH. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu này là tìm hiểu các quy luật của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng tới nó và chiều hướng phát triển của nó để từ đó đề ra các biện pháp và chính sách phù hợp nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường và thực hiện có hiệu quả các chức năng của BH và tái BH. Không giống như các thị trường hàng hoá nói chung, thị trường tái BH không thể hiện mối quan hệ của quá trình lưu thông hàng hoá mà là quá trình phân phối lại vì trên thị trường tái BH không có quá trình chuyển thể từ tiền tệ thanh hàng hoá và ngược lại. Quá trình phân phối này được diễn ra giữa các thành viên tham gia thị trường tái BH. Về cơ bản thì các thành viên bao gồm: các công ty BH gốc, các công ty tái BH, các công ty môi giới. 2.1. Các công ty BH gốc (hay còn gọi là các công ty nhượng) Các công ty này xuất hiện trên thị trường tái BH dưới danh nghĩa là các nhà chào tái BH. Họ chính những người “mua”dịch vụ tái BH thông qua hợp đồng tái BH với các công ty nhận tái BH. Các công ty BH gốc có thể làcông ty độc lập hay phụ thuộc (công ty BH chuyên ngành), hoặc các nghiệp đoàn của LLOYD’S. 2.2. Các công ty tái BH Trên thị trường, họ là những người “bán” dịch vụ tái BH và ký hợp đồng với các ctbh gốc nhằm BH lại các rủi ro đã được BH. Các công ty này có thể chia thành hai nhóm là: - Các công ty tái BH chuyên nghiệp: đây là những công ty chỉ tiến hành các nghiệp vụ tái BH; - Các công ty tái BH không chuyên: đây là các công ty BH gốc nhưng tiến hành cả nghiệp vụ tái BH. Trong thực tế, các công ty tái BH không chuyên bao gồm: các công ty BH độc lập, các công ty BH chuyên ngành (phục vụ cho công ty mẹ), các quỹ chung (do các tổ chức có rủi ro giống nhau lập ra, ví dụ như: người vận hành các dàn khoan lọc dầu hoặc những người chịu các rủi ro thiên nhiên cá biệt mà ở đó mức độ rủi ro rất cao, ví dụ như động đất,…), và các nghiệp đoàn của LLOYD’S. 2.3. Các công ty môi giới tái BH Môi giới trong tái BH là những công ty hoạt động độc lập nhằm thiết lập những mối quan hệ hợp đồng giữa công ty tái BH và các công ty BH. Họ là những người có chuyên môn về tái BH và các thị trường tái BH trên thế giới. Nhiệm vụ chính của họ là: vận động tuyên truyền và khai thác dịch vụ tái BH; phân chia rủi ro; ký hợp đồng và theo dõi hợp đồng tái BH,… Thị trường tái BH là một tổng thể gồm nhiều mối quan hệ BH và tài chính. Các mối quan hệ này phụ thuộc vào bản chất của phương thức sản xuất xã hội và quyết định cơ cấu bên trong của thị trường. Các mối quan hệ chính trên thị trường tái BH gồm có: - Quan hệ giữa các công ty BH và các công ty tái BH thông qua hợp đồng tái BH - Quan hệ giữa các công ty tái BH với nhau trên cơ sở cạnh tranh và hợp tác nhằm mục đích kiếm nhiều lợi nhuận nhất - Quan hệ giữa môi giới và các thành viên chính trong thị trường. Các mối quan hệ này cũng như thị trường tái BH đều chịu ảnh hưởng từ các yếu tố của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội bởi vì ngành BH là một bộ phận của nền tài chính và là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân. Có thể kể ra các yếu tố tác động sau: - Tác động của sự phát triển lực lượng sản xuất theo hướng: + Nhiều công cụ lao động và đối tượng lao động mới xuất hiện dẫn đến khả năng xảy ra tổn thất chưa được biết đến ngày càng nhiều (ví dụ như việc sử dụng máy tính điện tử, Robot, năng lượng nguyên tử,…). + Tác động của những rủi ro gây tổn thất ngày càng lớn lên theo sự phát triển của lực lượng sản xuất (ví dụ như: mức độ tổn thất, xác suất xảy ra tổn thất, hậu quả của tổn thất,…). - Tác động của sự phát triển quan hệ sản xuất. Tác động của sự phát triển của quan hệ sản xuất đối với thị trường tái BH thể hiện rõ nét thông qua các quy luật kinh tế mà quy luật có ảnh hưởng lớn nhất là quy luật cạnh tranh. Nó được thể hiện dưới hình thức sau: + Cạnh tranh trong nội bộ các tập đoàn và công ty tái BH; + Cạnh tranh giữa các công ty tái BH với nhau; + Cạnh tranh giữa các công ty tái BH và công ty BH; Ngoài ra, các yếu tố như khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp,… đều có ảnh hưởng đến thị trường tái BH. - Sự chi phối và quản lý của Nhà nước. Yếu tố này được xác định thông qua vai trò ngày càng tăng của nhà nước trong lĩnh vực chính trị và kinh tế. ảnh hưởng của Nhà nước đối với thị trường tái BH thông qua hai con đường: + Trực tiếp: Nhà nước thành lập các uỷ ban giám sát và quản lý hoạt động của các công ty BH. + Gián tiếp: thông qua chính sách thuế đối với các công ty BH, công ty tái BH, chính sách kinh tế đối ngoại,… - Tác động của sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại Cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và của nền kinh tế, các mối quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được mở rộng. Nó được thể hiện thông qua việc quốc tế hoá các nền kinh tế quốc dân và có ý nghĩa đối với một số nước. Sự phát triển này ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường tái BH thông qua: + Nhu cầu BH tăng; + Rủi ro gây tổn thất trong giao lưu hàng hoá tăng; + Sự gia tăng hậu quả của tổn thất; Nói tóm lại, các yếu tố trên tạo nên một vỏ bọc khép kín bên ngoài thị trường tái BH và chi phối các hoạt động của thị trường theo nhiều hướng khác nhau. III. CÁC HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP TÁI BẢO HIỂM 1. Các hình thức tái bảo hiểm Theo lịch sử phát triển, tái BH có các hình thức cơ bản sau: - Tái BH tạm thời (tái BH tuỳ ý lựa chọn); - Tái BH bắt buộc; - Tái BH kết hợp tuỳ ý lựa chọn – bắt buộc; 1.1. Tái bảo hiểm tuỳ ý lựa chọn (Facultative) Đây là hình thức tái BH cơ bản và cổ điển nhất. Theo hình thức này, công ty nhượng toàn quyền lựa chọn rủi ro cần phải tái đi và công ty nhận (nhà tái BH) có quyền nhận hay từ chối rủi ro đó. Quy trình để thực hiện tái BH tuỳ ý lựa chọn gồm có các bước: - Công ty nhượng thông báo cho nhà tái BH một dịch vụ nào đó mà họ cần tái đi dưới hình thức một để nghị, trong đó ghi rõ các đặc điểm chính của rủi ro được tái BH chẳng hạn như: + Tên và địa chỉ của người được BH; + Tính chất của rủi ro được BH; + Ngày bắt đầu và ngày chấm dứt; + Số tiền BH, phí BH, phần giữ lại của công ty nhượng; + Thủ tục phí tái BH,… + … - Sau khi nhận được đề nghị, nhà tái BH có quyền lựa chọn nhận toàn bộ hay một phần tỷ lệ nào đó hay một số tiền cố định trên cơ sở rủi ro được đề nghị. Nhà tái BH xác nhận phần tham gia của mình vào một phiếu đề nghị và gửi lại cho công ty nhượng. đồng thời, nhà tái BH có thể yêu cầu cung cấp thêm thông tin cần thiết. Chỉ khi được thông báo chấp nhận, dịch vụ tái BH tuỳ ý lựa chọn mới có hiệu lực và cũng tự động chấm dứt vào ngày đến hạn nếu không có bổ sung thêm. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức này là: - Ưu điểm: + Giúp các công ty nhượng đặc biệt là các công ty mới thành lậ
Luận văn liên quan