Luận văn Đánh giá tình trạng buồn ngủ bằng phương pháp đo điện đọng nhãn đồ EOG

Năm 2005 giới cảnh sát đã phát hiện: nguyên nhân của 3034 vụ tai nạn, trong đó có 1786 vụ gây nên thương tích, chính là sự buồn ngủ và mất tập trung của người lái, chiếm 0,5% các vụ tai nạn nghiêm trọng. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính rằng những trường hợp không thể xác định nguyên nhân chiếm 10 - 20% các vụ tai nạn. Sự mệt mỏi và buồn ngủ của người lái dễ gây tai nạn hơn gấp 2,5 lần so với bất kỳ nguyên nhân nào khác[1]. Theo điều tra của các công ty bảo hiểm Đức thì cứ 4 vụ tai nạn thảm khốc trên xa lộ, có 1 vụ là do sự buồn ngủ của tài xế gây ra. Thực tế này cũng đã được kiểm chứng bởi các nhà nghiên cứu tai nạn ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó tại Việt Nam, các tai nạn nghiêm trọng xảy ra do tình trạng buồn ngủ của tài xế cũng không phải là hiếm. Để khắc phục tình trạng buồn ngủ, nhiều biện pháp tránh tai nạn ngày càng được ứng dụng. Các biện pháp chủ yếu được sử dụng là các công cụ xử lí ảnh chẳng hạn như nhờ vào sự quan sát động tác chớp mắt. Theo đó, một camera hồng ngoại được đặt ngay trên đầu người lái sẽ liên tục ghi lại trạng thái chớp mắt và phân tích thời gian mắt nhắm lại. Nếu thời gian này lâu hơn một khoảng thời gian định sẵn, khi đó nó sẽ phát ra âm thanh để cảnh báo. Một vài phương pháp khác dựa vào khả năng đo trạng thái của các động tác lái xe thông thường như cách cầm vô lăng hay đạp thắng. để phát tín hiệu cảnh báo. Ví dụ như trường hợp người lái không di chuyển vô lăng trong thời gian quá lâu.

pdf150 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2512 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tình trạng buồn ngủ bằng phương pháp đo điện đọng nhãn đồ EOG, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 1 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN CHƯƠNG I: TỔNG QUAN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 2 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN CHƯƠNG I: TỔNG QUAN I.1. GIỚI THIỆU: Năm 2005 giới cảnh sát đã phát hiện: nguyên nhân của 3034 vụ tai nạn, trong đó có 1786 vụ gây nên thương tích, chính là sự buồn ngủ và mất tập trung của người lái, chiếm 0,5% các vụ tai nạn nghiêm trọng. Tuy nhiên, các chuyên gia ước tính rằng những trường hợp không thể xác định nguyên nhân chiếm 10 - 20% các vụ tai nạn. Sự mệt mỏi và buồn ngủ của người lái dễ gây tai nạn hơn gấp 2,5 lần so với bất kỳ nguyên nhân nào khác[1]. Theo điều tra của các công ty bảo hiểm Đức thì cứ 4 vụ tai nạn thảm khốc trên xa lộ, có 1 vụ là do sự buồn ngủ của tài xế gây ra. Thực tế này cũng đã được kiểm chứng bởi các nhà nghiên cứu tai nạn ở nhiều quốc gia khác nhau. Trong đó tại Việt Nam, các tai nạn nghiêm trọng xảy ra do tình trạng buồn ngủ của tài xế cũng không phải là hiếm. Để khắc phục tình trạng buồn ngủ, nhiều biện pháp tránh tai nạn ngày càng được ứng dụng. Các biện pháp chủ yếu được sử dụng là các công cụ xử lí ảnh chẳng hạn như nhờ vào sự quan sát động tác chớp mắt. Theo đó, một camera hồng ngoại được đặt ngay trên đầu người lái sẽ liên tục ghi lại trạng thái chớp mắt và phân tích thời gian mắt nhắm lại. Nếu thời gian này lâu hơn một khoảng thời gian định sẵn, khi đó nó sẽ phát ra âm thanh để cảnh báo. Một vài phương pháp khác dựa vào khả năng đo trạng thái của các động tác lái xe thông thường như cách cầm vô lăng hay đạp thắng... để phát tín hiệu cảnh báo. Ví dụ như trường hợp người lái không di chuyển vô lăng trong thời gian quá lâu... Tuy nhiên công cụ xử lí ảnh vẫn có những nhược điểm nhất định như xử lí không được đối với trường hợp những người ngủ nhưng vẫn mở mắt. Trong khi phương pháp EOG đánh giá tình trạng hoạt động của mắt thông qua các thông số điện sinh học được thu nhận qua các điện cực bề mặt có khả năng giải quyết được trường hợp trên. Do đó nhóm quyết định đánh giá tình trạng buồn ngủ bằng phương pháp đo “điện động nhãn đồ_EOG”. Vấn đề được đặt ra xoay quanh ba câu hỏi sau: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 3 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN  Làm sao để thu nhận được tín hiệu EOG, cũng như là các thông tin có ích từ EOG?  Dùng EOG đánh giá tình trạng buồn ngủ có được hay không?  Nếu được thì làm sao để cảnh báo tình trạng buồn ngủ? I.2. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: Để trả lời câu hỏi thứ nhất, nhóm đã tìm được thiết bị MP_30 của hãng BIOPAC cùng chương trình BSL đi kèm cho phép thu nhận cũng như là phân tích các dữ liệu thu được. Chương trình BSL còn cho phép liên kết với các công cụ xử lí khác chẳng hạn như MATLAB để có thể rút ra các thông số có ích từ tín hiệu EOG. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về EOG và cũng đã có nhiều bài báo công bố kết quả dùng EOG đánh giá tình trạng hoạt động của mắt và một số bệnh về thần kinh. Do đó, có thể dùng EOG đánh giá tình trạng buồn ngủ thông qua hoạt động của mắt. Nhóm đã nghiên cứu và bước đầu đã lập được một số thông số liên quan giữa tình trạng buồn ngủ và hoạt động của mắt. Trạng thái buồn ngủ thực ra rất phức tạp và tạo nên nhiều hiệu ứng khác nhau. Dựa vào các phép tính xác suất để so sánh các dữ liệu với nhau rồi lưu trữ, một thư mục thông tin cá nhân về người lái sẽ được khởi tạo. Từ đó kịp thời đưa ra những cảnh báo về trạng thái buồn ngủ. Nói cách khác, tài xế đã được cảnh báo kịp thời ngay khi chuyển đổi trạng thái tỉnh táo sang buồn ngủ trong khi lái xe. Đây cũng là phương pháp luận của nhóm để có thể hoàn thành đề tài này. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 4 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN CHƯƠNG II: GIẢI PHẪU HỌC VÀ SINH LÝ MẮT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 5 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN CHƯƠNG II: GIẢI PHẪU HỌC VÀ SINH LÝ MẮT Ở con người, mắt hình thành rất sớm, vào khoảng tuần lễ thứ 3 của thai kỳ. Khi đó, phôi chỉ dài 3 mm. Mắt bắt nguồn từ não dưới dạng 2 túi thị nguyên thủy, lồi dần ra phía trước để cuối cùng tạo nên… võng mạc. Đây là phần nhạy cảm nhất của mắt đối với ánh sáng. Về sau, vào khoảng tháng thứ 2 của thai kỳ, lớp da của thai mới tạo nên những thành phần khác của mắt (như thủy tinh thể….). II.1. CẤU TẠO MẮT[2][3]: Mắt (organon visus) gồm có nhãn cầu, thần kinh mắt và những bộ phận phụ thuộc như mí mắt, lông mi, các cơ mắt, các cân mạc, tuyến lệ và các màng tiếp hợp (Hình 2.1). Hình 2.1: Cấu tạo mắt Nhãn cầu tương tự như máy thu của hệ thống quang học, chuyển năng lượng ánh sáng thành xung thần kinh. Những xung thần kinh theo đường dẫn truyền thị giác tới vỏ não chẩm và ở đây chuyển thành hình ảnh thị giác. Nhãn cầu muốn hoạt động tốt cần phải có những bộ phận phụ thuộc. Bộ phận che chở đó là xương hốc mắt bảo vệ phía sau và mí mắt cử động bảo vệ phía trước. Bộ phận cơ ngoại nhãn giúp nhãn cầu hoạt động mọi hướng. Bộ lệ để gìn giữ giác mạc luôn được trong suốt (Hình 2.2). Nhãn cầu được bao trong một lớp mô liên kết cứng nhưng đàn hồi gọi là củng mạc (sclera). Phần trước của củng mạc là giác mạc (cornea) trong suốt và cong nhiều, đóng vai trò là thành phần đầu tiên trong hệ thống tập trung ánh sáng của LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 6 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN mắt. Lớp phía trong củng mạc là mạch mạc (choroid). Ðó là một lớp mô màu sẫm có nhiều mạch máu chạy qua. Chúng vừa có vai trò cung cấp máu cho phần còn lại của mắt, vừa là một lớp màng để hấp thu ánh sáng. Ngay trước vùng tiếp nối giữa phần chính của củng mạc và giác mạc, mạch mạc trở nên mỏng hơn và có nhiều cơ trơn bên trong. Phần này được gọi là thể mi (ciliary body). Phía trước thể mi, mạch mạc tách khỏi cầu mắt và mở rộng vào xoang mắt, hình thành mống mắt (iris). Mống mắt có nhiều sợi cơ trơn sắp thếp theo hình vòng và hình tia. Khi các sợi cơ vòng co lại, đồng tử (pupil) ở trung tâm mống mắt củng co và ngược lại. Như vậy, mống mắt có vai trò trong việc điều hòa lượng ánh sáng đi vào mắt. Hình 2.2: Sơ đồ lát cắt ngang mắt người LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 7 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN Hố mắt giữa nằm trong khu vực gần chính giữa võng mạc, và nằm thẳng dọc theo trục chính của mỗi mắt. Cũng gọi là “điểm vàng”, hố mắt nhỏ (dưới 1 mm2), nhưng rất chuyên biệt. Những vùng này chứa các tế bào hình nón chi chít, mật độ cao (trên 200.000 tế bào hình nón/mm2 đối với mắt người trưởng thành, xem Hình 2.3). Hố mắt giữa là khu vực nhìn sắc nét nhất, và tạo ra độ phân giải không gian, độ tương phản và màu sắc rõ nhất. Mỗi mắt có chừng bảy triệu tế bào hình nón, chúng rất mỏng (đường kính 3 mm) và thon dài. Mật độ tế bào hình nón giảm ở bên ngoài hố mắt do tỉ lệ tế bào hình que so với tế bào hình nón tăng dần lên (Hình 2.3). Tại vùng rìa của võng mạc, tổng số cả hai loại cơ quan thụ cảm thị giác này đều giảm về cơ bản, gây ra sự mất mát sâu sắc độ nhạy thị giác tại rìa ngoài của võng mạc. Điều này có thể bù lại bởi thực tế thì người ta nhìn liên tục các vật trong tầm nhìn (do cử động mắt nhanh tự nhiên), nên ảnh nhận được có độ nét đồng đều. Trong thực tế, khi ảnh bị ngăn cản không cho chuyển động tương đối so với võng mạc (thông qua một quang cụ nào đó), thì mắt không còn cảm nhận được cảnh sau một vài giây. Hình 2.3 : Sự phân bố tế bào hình que và hình nón trên võng mạc LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 8 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN II.1.1. NHÃN CẦU: Nhãn cầu có thể tích 6,5 ml (khoảng 1/6 thể tích hốc mắt), nặng 7,5 mg, chu vi 75 mm, đường kính trước sau 24 mm. Nó được cấu tạo bởi 3 lớp vỏ bọc chứa đựng các môi trường trong suốt bên trong đó là thủy dịch, thủy tinh thể và pha lê thể lần lượt từ trước ra sau. Hai lớp ngoài của vỏ bọc tương tự như màng não của hệ thống thần kinh trung ương, còn lớp trong cùng tương tự như mô não. Màng xơ bọc ngoài (màng cứng) có nhiệm vụ che chở , gồm có giác mạc (1/6 chu vi trước) và củng mạc (5/6 còn lại). Nơi củng mạc và giác mạc gặp nhau gọi là rìa giác củng mạc. Màng mạch máu giữa (màng nuôi và màng nhện) gồm có hắc mạc, thể mi, và mống mắt gọi chung là màng bồ đào. Nó cung cấp dinh dưỡng phần lớn cho những lớp khác. Lớp trong cùng là võng mạc. Đây là lớp cảm thụ quang chuyên hóa cao tinh tế có nguồn gốc từ ngoại bì thần kinh và nghèo khả năng tái sinh (Hình 2.2). II.1.1.1. CÁC LỚP MÀNG BỌC:  CÁC LỚP MÀNG BỌC: GIÁC MẠC: Giác mạc là phần trước nhất của lớp bọc ngoài, trong suốt so với củng mạc màu trắng đục. Đó là mặt khúc xạ chính của mắt, chiếm 2/3 công suất khúc xạ của toàn bộ nhãn cầu, khoảng 43 D ở mặt trước giác mạc. Cấu tạo: giác mạc có 5 lớp cơ bản đó là biểu mô, màng Bowmann, chủ mô, màng Descemet và nội mô ( Hình 2.4). Hình 2.4 : Cấu tạo của giác mạc LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 9 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN Dinh dưỡng: dinh dưỡng giác mạc thông qua bơm thủy dịch cung cấp glucose, muối khoáng, vitamine C và lấy đi những chất biến dưỡng. Máy bơm nội mô chịu trách nhiệm cho sự trong suốt của giác mạc thông qua sự khử nước (94 %), 6% còn lại thông qua sự bốc hơi ngang qua biểu mô. Hệ thống mạch máu rìa cũng góp phần nhỏ vào sự dinh dưỡng giác mạc. Thần kinh: giác mạc rất nhạy cảm gồm các thần kinh mi ngắn và mi dài sau từ mặt trong củng mạc ra ngoài rìa rồi vào giác mạc bằng 70  80 nhánh. Đi khoảng 2-3 mm những nhánh này mất bao myeline và chia thành hai nhóm: (1) Nhóm trước đi dưới màng Bowmann, xuyên qua tạo thành mạng dưới biểu mô; (2) Nhóm sâu đi trong lớp sâu của chủ mô nhưng không đến vùng trung tâm. CŨNG MẠC : Lớp sợi có vai trò chính bảo vệ nhãn cầu. Nó có màu trắng đục do cấu tạo của các sợi đan chéo nhau và có kích thước khác nhau, có độ ngậm nước cao hơn so với giác mạc (68% là nước). Cấu tạo: củng mạc có 3 lớp không rõ ràng (lớp thượng củng mạc, lớp nhủ mô và lớp trong cùng gồm bó sợi nhỏ hơn, chứa tế bào sắc tố và sợi đàn hồi). Củng mạc được nuôi dưỡng bởi mạch máu thượng củng mạc phía ngoài và hắc mạc ở bên trong, nhưng nhu mô củng mạc được xem như vô mạch. Cách cực sau 3 mm phía trong và 1mm phía dưới là lá sàng nơi gắn của thần kinh thị vào nhãn cầu. RÌA CŨNG GIÁC MẠC : Rìa là vùng chuyển tiếp rộng 1 mm ở ngoại vi giác mạc. Đó là vùng nối kết giữa biểu mô lát tầng có gai của giác mạc và biểu mô hình trụ của kết mạc nhãn cầu. Kết mạc rìa cũng có nhiệm vụ cho sự tái sinh của lớp biểu mô giác mạc bị mất đi. Ngoài ra nó còn chứa nhiều tế bào của hệ thống miễn nhiễm: bạch cầu đa nhân, lympho bào, đại thực bào, sắc tố bào và tương bào. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 10 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN  MÀNG BỒ ĐÀO: MỐNG MẮT: Mống mắt là màn chắn sáng điều chỉnh lượng ánh sáng vào phần sau nhãn cầu. Mống mắt có dạng chóp nón cụt dẹt, đáy là chân mống, đỉnh là bờ đồng tử được nâng đỡ bởi thủy tinh thể. Màu sắc của mống tùy thuộc số lượng sắc tố trong nhủ mô trước. Cơ mống mắt: mống mắt có 2 lớp cơ trơn. Lớp phía trước là cơ vòng chạy vòng quanh đồng tử, được điều khiển bởi hệ giao cảm. Cơ tia được điều khiển bởi hệ giao cảm, đó là mảng cơ khu trú phía sau nhu mô mống mắt , trải rộng xung quanh lớp cơ vòng cho tới thể mi. Cấu tạo: từ trước ra sau gồm có: (1) Nội mô liên tục với nội mô lưới bè; (2) Màng ngăn trước do sự đậm đặc của nhủ mô; (3) Nhu mô gồm mô liên kết lỏng lẻo chứa những cấu trúc như cơ vòng, thần kinh, và mạch máu, tế bào sắc tố; (4) Màng ngăn sau là màng phát triển ra trước của màng Bruch; (5) Biểu mô sau gồm 2 lớp tế bào đều chứa sắc tố, có nguồn gốc từ phần trước nhất của chén thị. THỂ MI: Bên cạnh cấu tạo mạch máu dồi dào (cung động mạch mống mắt lớn và nhánh nối động mạch mi trước và mi dài sau), thể mi có ba chức năng: điều tiết, sản xuất thủy dịch và đường thoát bồ đào củng mạc. Cấu tạo: thể mi có thể chia làm 2 lớp phôi thai: lớp biểu mô thần kinh và trung bì. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 11 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN HẮC MẠC: Hắc mạc là lớp mô mỏng chứa sắc tố và mạch máu cung cấp dinh dưỡng cho lớp ngoài võng mạc. Chiều dày thay đổi từ 0,1 mm phía trước đến 0,22 mm ở phía sau. Cấu tạo: từ ngoài vào trong, hắc mạc được chia thành những lớp sau đây (1) Thượng hắc mạc gồm những phiến sợi đàn hồi và sợi keo có chứa tế bào sợi, tế bào cơ trơn và tế bào sắc tố; (2) Lớp mạch gồm lớp mạch máu lớn, chủ yếu là tĩnh mạch (còn gọi là lớp Haller) và lớp mạch máu nhỏ hơn ở trong (lớp Sattler); (3) Lớp mao mạch hắc mạc gồm những mao mạch lớn nuôi dưỡng lớp ngoài võng mạc suốt chiều rộng hắc mạc. (4) Màng Bruch hay màng đáy, thực ra gồm 2 lớp: lớp ngoài có nguồn gốc trung bì thuộc hắc mạc, cấu tạo bằng sợi đàn hồi và lớp trong có nguồn gốc ngoại bì do biểu mô sắc tố tiết ra, cấu tạo bởi một mạng đặc những sợi cực mịn.  VÕNG MẠC: Võng mạc là mô mỏng trong suốt trải từ miệng thắt tới gai thị và bám chắc nhất tại 2 nơi này. Võng mạc bao gồm: (1) LỎM HOÀNG ĐIỂM (fovea) là một lỏm nhỏ cực tâm, khoảng 0,35 mm đường kính, trong vùng này cảm thụ quang toàn là tế bào nón và đặc biệt ở đây có bao nhiêu tế bào cảm thụ có bấy nhiêu sợi thần kinh, điều này lí giải tại sao vùng này có khả năng phân tích cao cho thị lực cao nhất, gọi là thị lực trung tâm; (2) HOÀNG ĐIỂM (macula) là một hỏm nhẹ bao quanh lỏm hoàng điểm, có đường kính khoảng 1,5 mm tương đuơng một đường kính gai thị; (3) CỰC SAU vùng rộng 6 mm đường kính từ bờ thái dương gai thị tới 2,7 mm phía thái dương của tâm hoàng điểm. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 12 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN Cấu tạo: võng mạc có thể chia thành 10 lớp rõ rệt, đánh số từ 1-10 kể từ ngoài vào trong: Hình 2.5 : Tổ chức của võng mạc Lớp biểu mô sắc tố (pigment epithelium): gồm một lớp tế bào độc nhất trải từ bờ gai tới miệng thắt. Tế bào có dạng lục giác, mật độ sắc tố khác nhau tùy vị trí trong võng mạc, nhân khu trú ở phần đáy tế bào, có nhiều chồi tế bào chất tựa như những tua, phát triển vào bên trong lớp ngoài của tế bào nón và tế bào que. Tại miệng thắt, biểu mô sắc tố võng mạc liên tục với lớp biểu mô sắc tố của vùng phẳng thể mi; Lớp tế bào nón và que (rods & cones): tế bào que hình trụ thon, phần ngoài chứa quang sắc tố rhodopsine. Tế bào nón thấp hơn, có dạng hình chóp nón với một vài thay đổi trong kích thước và hình dạng tại những nơi khác nhau trong võng mạc; Màng ngăn ngoài (outer limiting membrane): đó là cấu trúc tinh tế chứa những lỗ nhỏ cho trụ giác tế bào nón và que xuyên qua; LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 13 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN Lớp nhân ngoài: gồm 2 nhóm nhân, lớp ngoài là nhân tế bào nón, lớp trong là nhân tế bào que. Lớp này dày nhất tại mép vùng hoàng điểm; Lớp rối ngoài: đó là nơi nối tiếp trụ giác tế bào nón và que với thụ trạng của tế bào lưỡng cực. Lớp này có một sự chọn sẵn cho sự tích tụ của xuất huyết và xuất tiết; Lớp nhân trong: chứa nhân tế bào lưỡng cực, nhân tế bào ngang, tế bào amacrine, và nhân bầu dục của tế bào Muller; Lớp rối trong: đó là nơi tiếp vận giữa các tế bào lưỡng cực, tế bào amacrine và tế bào hạch. Lớp tế bào hạch (ganglion cells): gồm tế bào hạch và tế bào nâng đỡ thần kinh. Lớp sợi thần kinh (nerve fiber layer): gồm trụ giác của các tế bào hạch, mỏng ở ngoại vi, dày nhất ở bờ gai thị; Màng ngăn trong (inner limiting membrane): màng mỏng thành lập ở mặt trong võng mạc. Các tế bào cấu tạo võng mạc ngoài: (1) Tế bào tham gia dẫn truyền (tế bào cảm thụ nón que, tế bào lưỡng cực, tế bào hạch) ,còn có (2) Tế bào liên kết dẫn truyền (tế bào amcrine và tế bào ngang) và (3) Tế bào nâng đỡ Muller. Tế bào Muller đi xuyên qua lớp tế bào hạch trở nên gắn chặt vào màng này. Pha lê thể gắn vào màng này bằng những mối gắn sợi mịn. Võng mạc chấm dứt tại vùng miệng thắt. Ở đây 9 lớp trong của võng mạc (trừ lớp biểu mô sắc tố) biến thành một lớp duy nhất là lớp biểu mô không sắc tố. Tại gai thị võng mạc được giới hạn bởi mô ngăn cách trung gian của Kuhnt. Dinh dưỡng: Võng mạc tiêu thụ oxygen cao nhất trên một đơn vị cân nặng so với bất kì mô nào trong cơ thể, nên có 2 hệ thống tuần hoàn phục vụ yêu cầu này: 1/3 ngoài được cung cấp bởi tuần hoàn hắc mạc, còn 2/3 trong nhận nuôi dưỡng từ tuần hoàn võng mạc. Động mạch trung tâm võng mạc vào gai thị chia thành 2 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 14 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN nhánh, động mạch gai trên và gai dưới. Mỗi nhánh lại cho ra nhánh thái dương và nhánh mũi, lại tiếp tục phân đôi cho tới vùng miệng thắt, tạo thành những quai mạch. Vùng sát biên võng mạc xem như vô mạch, động mạch có khuynh hướng uốn vòng để trở thành tĩnh mạch. Những mạch máu này nằm ở những lớp trong võng mạc, còn những mạch máu chính nằm nông trong lớp sợi thần kinh ngay sau màng ngăn trong. Mao mạch tạo thành 2 lớp mạng: mạng nông nằm trong phần nông của lớp sợi thần kinh. Mạng sâu nằm giữa lớp nhân trong và đám rối ngoài. Khoảng 20 - 30 % số người có một động mạch mi võng mạc, xuất hiện từ bờ thái dương của gai thị, tiến về phía hoàng điểm, tưới máu toàn bộ hoặc một phần vùng này. Như vậy khu vực được tưới máu bởi động mạch này độc lập với khu vực được tưới máu bởi động mạch trung tâm võng mạc. Hàng rào máu – võng mạc: đó là hàng rào chọn lọc đóng vai trò cơ bản trong sự trao đổi giữa mô võng mạc và các mạch máu võng mạc. Người ta phân biệt hàng rào máu – võng mạc trong và ngoài. II.1.1.2. CÁC MÔI TRƯỜNG TRONG SUỐT:  THỦY DỊCH : Thủy dịch chứa trong khoảng không gian giới hạn bởi mặt sau giác mạc và mặt trước thể mi và thủy tinh thể. Khoảng này được mống mắt ngăn ra làm hai 2 phòng: hậu phòng phía sau mống có thể tích 0,06 ml, tiền phòng phía trước mống có thể tích 0, 25 ml. Thủy dịch do thể mi tiết ra, vào hậu phòng, ra tiền phòng bằng lỗ đồng tử, rồi thoát ra ngoài theo góc tiền phòng.  THỦY TINH THỂ: Thủy tinh thể là thấu kính 2 mặt lồi, mặt sau có bán kính độ cong là 6 mm, mặt trước 10 mm, bờ tròn ở xích đạo. Nó có khoảng 1/3 - 1/4 công suất khúc xạ của giác mạc. Thủy tinh thể được nuôi dưỡng chủ yếu nhờ thủy dịch. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP.HCM SVTH: NGUYỄN MINH TRUNG - 15 - GVHD: TH.S LÊ CAO ĐĂNG NGUYỄN ANH TUẤN Thủy tinh thể được bao quanh bởi một lớp bao đàn hồi chắc có độ dày thay đổi. Bao này được nâng đỡ bởi dây chằng Zinn và qua nó cơ thể mi truyền tải lực co thắt đến bao làm thay đổi kích thước thủy tinh thể. Cấu tạo: thủy tinh thể trưởng thành được bọc bởi một lớp bao, đó là một màng đáy thực sự được tiết ra bởi tế bào biểu mô. Bao dày ở phía trước nhiều hơn ở phía sau, dày ở chỗ bám dây chằng Zinn hơn ở cực. Cơ chế của sự điều tiết: ngày nay người ta chấp nhận lí thuyết của Helmoltz. Sự điều tiết dẫn đến sự gia tăng độ cong thủy tinh thể do độ đàn hồi của bao tạo cho nó một hình dạng cong hơn bất cứ khi nào sức căng của dây chằng Zinn được nới lỏng. Sự nới lỏng này theo sau sự co thắt của các cơ thể mi.  PHA LÊ THỂ: Đó là chất keo trong suốt chiếm 2/3 sau của thể tích nhãn cầu. Pha lê thể dính vào bao sau thủy tinh thể theo một vòng tròn đường kính 8 – 9 mm, chỗ dính này được gọi là dây chằng Wiegger. Cấu tạo: pha lê thể có thể chia làm 3 phần như màng bọc, lớp vỏ, và phần lỏi. Những tế bào của pha lê thể nằm trong phần vỏ keo có 2 chức năng là thực bào và tổng hợp acide hyaluronique. Một số lượng tế bào nhỏ hơn chiếm 10% số tế bào pha lê thể là tế bào sợi và tế bào nâng đỡ. II.1.2. BỘ PHẬN PHỤ THUÔC CỦA NHÃN CẦU:  BỘ PHẬN CHE CHỞ: gồm có xương hốc mắt ở phía sau và mí mắt ở phía trước XƯƠNG HỐC MẮT: Xương hốc mắt có dạng một hình tháp vuông góc, đáy mở ra phía trước, đỉnh ứng với lỗ thị v
Luận văn liên quan