Luận văn Đánh giá vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - Xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

Nước ta là một nước nông nghiệp, dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn. Hiện nay, có hơn 70% dân số sống ở nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp để nuôi sống bản thân và gia đình. Với tỷ lệ nông dân đó có vai trò to lớn trong công cuộc cách mạng của Đảng, cũng như trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước. Để dẫn đường và giúp nông dân thực hiện tốt vai trò của mình thì nhất thiết phải có các tổ chức lãnh đạo, các đoàn thể trong nông thôn đứng ra chỉ đạo nhân dân. Trong nông thôn, vai trò của các tổ chức, đoàn thể là hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như đối với đời sống của mỗi người dân. Các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn ra đời rất sớm chủ yếu có vai trò định hướng, giúp đỡ về mọi mặt đời sống vật chất - tinh thần cho nhân dân, đồng thời củng cố bộ máy hoạt động của chính quyền tại địa phương. Cho đến nay trong nông thôn vẫn đang tồn tại song song hai hình thức của các tổ chức, đoàn thể đó là các tổ chức chính thống và các tổ chức phi chính thống. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nếu tồn tại độc lập sẽ hoạt động không hiệu quả, nhưng nếu song song cùng tồn tại thì sẽ khắc phục được hạn chế của nhau từ đó giúp nông thôn phát triển bền vững. Cụ thể, các tổ chức chính thống thường có vai trò định hướng là chính, quan tâm đến mọi mặt của nhân dân cả về kinh tế và xã hội, chú ý về bề rộng và cố gắng đáp ứng nhu cầu của số đông. Hiện nay, một bộ phận lớn dân cư thường tham gia vào các tổ chức phi chính thống, vì ở đó họ có thể thỏa mãn được nhu cầu thiết thực của bản thân. Các tổ chức phi chính thống thường hoạt động hiệu quả hơn và chủ yếu là hoạt động về kinh tế như cho vay vốn phát triển kinh tế. Bên cạnh những tác động tích cực mà các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đã và đang mang lại cho người dân thì một số tổ chức, đoàn thể vẫn còn những hạn chế về mặt tổ chức, quản lý cho nên nhiều lúc hoạt động còn mờ nhạt, chưa thực hiện tốt vai trò sẵn có của mình. Xã Nam Anh là một xã thuần nông, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã ra đời sớm và có vai trò rất quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa địa phương như hỗ trợ nông dân vay vốn phát triển kinh tế, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phổ cập giáo dục Tất cả những hoạt động đó nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, ổn định chính trị, an ninh trật tự trong xã. Hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh thực sự đang phát huy những hiệu quả tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. Để hiểu rõ hơn vai trò của các tổ chức, đoàn thể này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”

doc117 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2408 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - Xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr­êng ®¹I häc n«ng nghiÖp hµ néi KHOA KINH TÕ Vµ PH¸T TRIÓN N¤NG TH¤N ------› ¶ š------ luËn v¨n tèt nghiÖp ®¹i häc ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC, ĐOÀN THẾ TRONG NÔNG THÔN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI TẠI Xà NAM ANH - HUYỆN NAM ĐÀN - TỈNH NGHỆ AN Tên sinh viên : NGUYỄN THỊ THU Chuyên ngành đào tạo : PTNT & KN Lớp : PTNT & KN - K50 Niên khoá : 2005 - 2009 Giảng viên hướng dẫn : ThS. NGUYỄN VĂN MÁC HÀ NỘI - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào. Tôi cam đoan rằng: Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày 23 tháng 05 năm 2009 Người cam đoan Nguyễn Thị Thu LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, vì thế: Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội; đặc biệt là các Thầy cô trong bộ môn Chính sách phát triển Nông thôn, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Mác, người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết và tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác trong ban lãnh đạo UBND xã Nam Anh, cùng các bác, các hộ gia đình trong xã Nam Anh đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi biết nhiều hơn về tình hình thực tế của xã và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài của mình. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn! Hà nội, ngày 23 tháng 05 năm 2009 Người cam đoan Nguyễn Thị Thu BÀI TÓM TẮT Nước ta là một nước nông nghiệp, dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn và làm nông nghiệp để nuôi sống bản thân và gia đình. Trong nông thôn đang tồn tại những tổ chức, đoàn thể hoạt động rất có hiệu quả trên tất cả các mặt từ kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị… để giúp đỡ mọi mặt đời sống cho nhân dân, đồng thời củng cố bộ máy hoạt động của chính quyền tại địa phương. Hiện nay, trong nông thôn đang tồn tại song song hai hình thức chính thống và phi chính thống của các tổ chức, đoàn thể. Các hình thức này tồn tại không mâu thuẫn nhau mà hỗ trợ nhau giúp nông thôn phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các tổ chức, đoàn thể nông thôn cũng đang bộc lộ những hạn chế về mặt tổ chức, quản lý dẫn đến hiệu quả một số hoạt động chưa cao, chưa thể hiện tốt vai trò sẵn có của mình. Trong những năm qua, các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh hoạt động rất hiệu quả và đã mang lại nhiều tác động tích cực về kinh tế - xã hội cho địa phương. Để hiểu rõ hơn vai trò của các tổ chức, đoàn thể đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An”. Với mục tiêu chính là đánh giá vai trò và kết quả hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể đó. Từ đó đề tài cũng góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như chọn điểm nghiên cứu, chúng tôi chọn điểm nghiên cứu là xã Nam Anh do trong những năm gần đây hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương và nâng cao đời sống cho người dân xã; phương pháp thu thập thông tin được sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài bao gồm thu thập thông tin đã công bố là những thông tin về địa bàn nghiên cứu, một số lý luận và phương pháp thu thập thông tin mới như chọn mẫu nghiên cứu, ở đây mẫu được chọn là các tổ chức, đoàn thể có vai trò nổi bật và có nhiều hoạt động thiết thực trong thời gian qua đó là Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh. Đối với mỗi Hội, tiến hành điều tra 14 hộ nông dân trong đó 7 hộ có nhận sự hỗ trợ và 7 hộ không nhận sự hỗ trợ từ Hội; tiếp theo là phỏng vấn, xin ý kiến các cán bộ lãnh đạo, những người đứng đầu các đoàn thể để thu thập thông tin về cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, vai trò của các tổ chức, đoàn thể nghiên cứu; phỏng vấn nông dân để thu thập ý kiến, nhận xét của họ về hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong thời gian qua cũng như nhu cầu, nguyện vọng của họ trong thời gian tới; thảo luận nhóm để có điều kiện chia sẻ thông tin, đóng góp ý kiến cho nhau và có những đề xuất để hoạt động của các tổ chức này ngày càng tốt hơn; Đề tài còn sử dụng phương pháp xử lý thông tin; phương pháp phân tích thông tin bao gồm phương pháp so sánh, phương pháp thống kê mô tả, phương pháp dự đoán, dự báo. Ngoài ra đề tài còn sử dụng hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá, phân tích vai trò và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đó trong thời gian qua. Sau khi tiến hành thu thập thông tin, xử lý số liệu và tiến hành phân tích, chúng tôi có những đánh giá về vai trò và kết quả hoạt động của một số tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh như sau: Đối với Hội nông dân: Toàn xã có 9 chi hội với 2.959 hội viên, chiếm 86% tổng số nông dân trong xã, trong đó có 1.497 hội viên nữ chiếm tỷ lệ 51% tổng số hội viên. Hội có vai trò chính là hướng dẫn chi hội học tập và kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, Nghị quyết, chỉ thị của Hội; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao số lượng, chất lượng hội viên; phản ánh tình hình hoạt động của Hội, tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của nông dân lên cấp trên. Trong thời gian qua, Hội có vai trò quan trọng trong hỗ trợ, giúp đỡ nông dân cải thiện đời sống, phát triển sản xuất kinh doanh, cụ thể Hội nông dân xã phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội giúp đỡ 258 hộ nông dân được vay vốn lãi suất thấp, với tổng số vốn vay là 1.559.380.000 đồng và tiến hành hướng dẫn nông dân xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn vay hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra, Hội còn hỗ trợ tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật tới các hội viên, nông dân nhằm nâng cao trình độ sản xuất. Mỗi năm mở được 7 – 8 lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân và 2 lớp tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ Hội. Hội nông dân là một tổ chức nằm trong hệ thống các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò chủ yếu là phối hợp, kết hợp, vận động nông dân thực hiện 3 phong trào do Trung ương Hội phát động đó là phong trào nông dân thi đua sản xuất, phong trào xây dựng gia đình nông thôn văn hóa và phong trào nông dân tham gia bảo dảm quốc phòng an ninh. Các phong trào này đều được Hội triển khai thực hiện mang lại kết quả tốt. Tiến hành điều tra, xin ý kiến cán bộ Hội, và một số hộ nông dân để tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động của Hội và khi tham gia Hội, sự thay đổi thu nhập của một số hộ nông dân khi nhận sự hỗ trợ của Hội. Kết quả cho thấy, Hội nông dân xã Nam Anh được đánh giá là Hội có hoạt động mạnh và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập cho nông dân trên địa bàn xã trong thời gian qua. Đối với Hội phụ nữ: Toàn xã có 9 chi hội với 1.999 hội viên, trong đó có 1.128 hội viên nòng cốt. Vai trò chính của Hội là nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực cho phụ nữ; tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới; hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc; xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh. Trong năm qua, với tinh thần đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, thử thách, bám sát chức năng, nhiệm vụ và định hướng hoạt động của Hội cấp trên, Hội phụ nữ xã đã tập trung đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động, hướng các hoạt động về chi hội và triển khai các hoạt động đạt kết quả tốt như phong trào phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc và cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong năm qua Hội cũng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và khẳng định vai trò của Hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã và góp phần nâng cao năng lực, vị thế của phụ nữ trong gia đình, cộng đồng và xã hội, tạo điều kiện cho phụ nữ giao lưu, học hỏi kinh nghiệm để tăng sự nhận thức và sự hiểu biết. Đối với Hội cựu chiến binh: Hiện nay, toàn xã có 9 chi hội với 341 hội viên, chiếm 96 % tổng số cựu chiến binh toàn xã, trong đó có 19 hội viên nữ, chiếm tỷ lệ 6% tổng số hội viên. Hội có vai trò chính là xây dựng, bảo vệ Đảng, chính quyền; phát triển kinh tế; xây dựng đời sống văn hóa; xây dựng Hội về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Hội cựu chiến binh tuy ra đời muộn nhưng là một tổ chức chính trị hoạt động mạnh và góp phần phát triển kinh tế - xã hội xã. Là một tổ chức mà các thành viên là những người đã từng tham gia quân ngũ nên hoạt động rất có nề nếp, kỷ cương, thường xuyên có những sáng kiến, ý tưởng mới, thiết thực và luôn thực hiện tốt mọi nhiệm vụ đề ra, xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh. Là một tổ chức chính trị có vai trò chính là tham mưu, tham vấn với các tổ chức, đoàn thể phát triển kinh tế - xã hội địa phương, hoạt động của Hội thời gian qua thực sự đã phát huy tốt vai trò sẵn có và cải thiện đời sống cho một bộ phận nông dân trên địa bàn xã. Qua tìm hiểu cho thấy hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của xã và có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Bên cạnh những mặt tích cực, hoạt động của Hội trong thời gian qua cũng tồn tại những hạn chế về mặt tổ chức, quản lý cần khắc phục cho nên chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao hơn nữa vai trò và kết quả hoạt động của các tổ chức đó trên địa bàn xã. Nói tóm lại, các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đã hình thành, phát triển và đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Là một xã điểm, các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh đã và đang phát huy tích cực vai trò sẵn có của mình và đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã trong thời gian qua. MỤC LỤC DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng Nội dung Trang 2.1 Tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị 5 3.1 Tình hình thời tiết khí hậu, thủy văn ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 24 3.2 Tình hình biến động nhân khẩu và lao động của xã Nam Anh qua 3 năm (2006 - 2008) 27 3.3 Tình hình biến động đất đai của xã Nam Anh qua 3 năm (2006 - 2008) 31 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Nam Anh qua 3 năm (2006 - 2008) 34 4.1 Tình hình hội viên Hội nông dân xã Nam Anh năm 2008 40 4.2 Tình hình vay vốn của các hộ nông dân xã Nam Anh năm 2008 42 4.3 Một số lớp tập huấn đã được Hội Nông dân chuyển giao năm 2008 44 4.4 Thu nhập của các hộ điều tra có vay và không vay vốn của Hội nông dân xã Nam Anh 52 4.5 Tình hình hội viên các chi hội của Hội liên hiệp phụ nữ xã Nam Anh qua 2 năm 2007 - 2008 56 4.6 Tình hình vay vốn Hội phụ nữ của các hộ nông dân xã Nam Anh năm 2008 63 4.7 Thu nhập của một số hộ vay và không vay Hội phụ nữ 68 4.8 Tình hình hội viên ở các chi hội qua 2 năm 2007 - 2008 71 4.9 Kết quả phong trào sản xuất kinh doanh giỏi các cấp của các hội viên Hội cựu chiến binh xã Nam Anh năm 2008 75 4.10 Tình hình vay vốn Hội cựu chiến binh của các hội viên trên địa bàn xã Nam Anh năm 2008 76 4.11 Tình hình thu nhập của một số hộ có vay và không vay vốn của Hội CCB xã Nam Anh 82 4.12 Thu nhập của hộ trước và sau khi vay vốn của các tổ chức 85 DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 Cấu trúc của nông thôn 11 Sơ đồ 4.2 Mối quan hệ của các tổ chức, đoàn thể đối với cộng đồng 84 DANH SÁCH CÁC HỘP Hộp 4.1 Tâm sự của 1 nông dân xóm 4 45 Hộp 4.2 Có vốn tôi cũng không biết làm gì… 50 Hộp 4.3 Ý kiến của một phụ nữ khi hỏi về quyền quyết định trong gia đình 69 Hộp 4.4 Tôi cảm kích vô cùng… 83 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân BVTV : Bảo vệ thực vật CC : Cơ cấu ĐU : Đảng ủy GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GTSX : Giá trị sản xuất HCCB : Hội Cựu Chiến binh HĐBT : Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính Phủ) HĐND : Hội đồng nhân dân Hội LHPN : Hội Liên hiệp Phụ nữ HNTW : Hội nghị Trung ương HTX : Hợp tác xã HV : Hội viên KHKT : Khoa học kỹ thuật MTTQ : Mặt trận Tổ quốc Ngân hàng CSXH : Ngân hàng Chính sách xã hội Ng.đ : Nghìn đồng NGO : Tổ chức phi Chính phủ NN : Nông nghiệp NQ : Nghị quyết SL : Số lượng – Sắc lệnh STT : Số thứ tự SXKDG : Sản xuất kinh doanh giỏi TN : Thu nhập TTCN – XDCB : Tiểu thủ công nghiệp – xây dựng cơ bản Tr.đ : Triệu đồng UBND : Ủy ban nhân dân VAC : Vườn – ao – chuồng VSMT : Vệ sinh môi trường WDA : Dự án vốn vay phát triển phụ nữ WTO : Tổ chức thương mại thế giới PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nước ta là một nước nông nghiệp, dân số chủ yếu tập trung ở nông thôn. Hiện nay, có hơn 70% dân số sống ở nông thôn và chủ yếu làm nông nghiệp để nuôi sống bản thân và gia đình. Với tỷ lệ nông dân đó có vai trò to lớn trong công cuộc cách mạng của Đảng, cũng như trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước. Để dẫn đường và giúp nông dân thực hiện tốt vai trò của mình thì nhất thiết phải có các tổ chức lãnh đạo, các đoàn thể trong nông thôn đứng ra chỉ đạo nhân dân. Trong nông thôn, vai trò của các tổ chức, đoàn thể là hết sức quan trọng và có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như đối với đời sống của mỗi người dân. Các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn ra đời rất sớm chủ yếu có vai trò định hướng, giúp đỡ về mọi mặt đời sống vật chất - tinh thần cho nhân dân, đồng thời củng cố bộ máy hoạt động của chính quyền tại địa phương. Cho đến nay trong nông thôn vẫn đang tồn tại song song hai hình thức của các tổ chức, đoàn thể đó là các tổ chức chính thống và các tổ chức phi chính thống. Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nếu tồn tại độc lập sẽ hoạt động không hiệu quả, nhưng nếu song song cùng tồn tại thì sẽ khắc phục được hạn chế của nhau từ đó giúp nông thôn phát triển bền vững. Cụ thể, các tổ chức chính thống thường có vai trò định hướng là chính, quan tâm đến mọi mặt của nhân dân cả về kinh tế và xã hội, chú ý về bề rộng và cố gắng đáp ứng nhu cầu của số đông. Hiện nay, một bộ phận lớn dân cư thường tham gia vào các tổ chức phi chính thống, vì ở đó họ có thể thỏa mãn được nhu cầu thiết thực của bản thân. Các tổ chức phi chính thống thường hoạt động hiệu quả hơn và chủ yếu là hoạt động về kinh tế như cho vay vốn phát triển kinh tế. Bên cạnh những tác động tích cực mà các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đã và đang mang lại cho người dân thì một số tổ chức, đoàn thể vẫn còn những hạn chế về mặt tổ chức, quản lý cho nên nhiều lúc hoạt động còn mờ nhạt, chưa thực hiện tốt vai trò sẵn có của mình. Xã Nam Anh là một xã thuần nông, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã ra đời sớm và có vai trò rất quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa địa phương như hỗ trợ nông dân vay vốn phát triển kinh tế, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, phổ cập giáo dục… Tất cả những hoạt động đó nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân, ổn định chính trị, an ninh trật tự trong xã. Hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn xã Nam Anh thực sự đang phát huy những hiệu quả tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. Để hiểu rõ hơn vai trò của các tổ chức, đoàn thể này chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá vai trò của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá vai trò và kết quả hoạt động của các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể đó. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đánh giá vai trò và kết quả hoạt động của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xã. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của các tổ chức, đoàn thể này tại xã. 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đó là vai trò, hoạt động chính của một số tổ chức, đoàn thể trong nông thôn cũng như tác động của nó đến những người dân. Chủ thể nghiên cứu là các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn và người dân. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi về nội dung Đánh giá vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nông thôn đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong đó đề tài tập trung nghiên cứu một số tổ chức, đoàn hội có hoạt động mạnh trong thời gian qua trên địa bàn xã như Hội nông dân, Hội phụ nữ và Hội cựu chiến binh. 1.4.2 Phạm vi về không gian Đề tài được tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 1.4.3 Phạm vi về thời gian Thời gian nghiên cứu đề tài: Các số liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài trong giai đoạn từ năm 2006 - 2008. Thời gian thực hiện đề tài: Từ ngày 08/01 đến ngày 23/05/2009 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm và cấu trúc của nông thôn Khái niệm về nông thôn Các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đều phân các vùng lãnh thổ của mình thành hai khu vực là thành thị và nông thôn. Các nhà xã hội học đã đưa ra một số tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị như thành phần xã hội của dân số, các di sản văn hóa, sự phồn thịnh, sự phân hóa xã hội của dân cư, mức độ phức tạp của cấu trúc và đời sống xã hội, cường độ và sự đa dạng của mối liên hệ xã hội… Sự khác nhau căn bản giữa nông thôn và thành thị được phản ánh rõ nét trong những nguyên lý của xã hội học nông thôn - đô thị. Trong đó những tiêu chí quan trọng giúp phân biệt khu vực nông thôn và đô thị bao gồm sự khác nhau về nghề nghiệp, về môi trường, quy mô cộng đồng, mật độ dân số, tính hỗn tạp và thuần nhất của dân số, hướng di cư, sự khác biệt xã hội và phân tầng xã hội, hệ thống tương tác trong từng vùng (Bảng 2.1). Sự phân biệt nông thôn và thành thị có thể dựa vào các tiêu chí quy định cho từng vùng. Đối với khu vực thành thị, nhiều nước đã thống nhất coi số lượng dân cư làm tiêu chí để quy định đô thị. Theo Từ điển Bách khoa của Liên Xô (cũ) năm 1986 thì đô thị là khu vực dân cư mà phần lớn dân cư ở đó làm ngoài nông nghiệp. Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2002 đã định nghĩa đô thị là nơi dân cư đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công nghiệp, thành phố hoặc thị trấn. Cho đến nay, trên thế giới đều thống nhất coi đô thị là một điểm dân cư tập trung với số lượng lớn, mật độ cao và tỷ lệ người làm công nghiệp, dịch vụ nhiều hơn hẳn người làm nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng còn tùy vào tiêu chí cụ thể có sự khác nhau giữa các nước, xuất phát từ đặc điểm riêng của mỗi nước. Bảng 2.1 Tiêu chí phân biệt khu vực nông thôn và khu vực thành thị Tiêu chí Khu vực nông thôn Khu vực thành thị Nghề nghiệp Những người sản xuất nông nghiệp, một số ít phi nông nghiệp Những người sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Môi trường Môi trường tự nhiên ưu trội, quan hệ trực tiếp với tự nhiên Môi trường nhân tạo ưu trội, ít dựa vào tự nhiên. Kích cỡ cộng đồng Cộng đồng làng bản nhỏ, văn minh nông nghiệp. Kích cỡ cộng đồng lớn hơn, văn minh công nghiệp. Mật độ dân số Mật độ dân số thấp, tính nông thôn tương phản với mật độ dân s
Luận văn liên quan