Lịchsửvănhọc Việt Nam làlịchsử tâmhồn con người Việt Nam”.Lịchsử tâm
hồn ấy đượcnhững người nghiêncứu, giảngdạyvănhọc khám phá. Tương ứngvớilịch
sửcủa các vùng miền khác nhau trên đấtnước Việt Nam,vănhọc ở miền ngoài cùng
vớilịchsửcủa nó đã được chú ýtừrấtsớm.Sự hình thành và phát triểncủavănhọc,
văn hóa NamBộ ởmột góc độ nào đólại làmộtvấn đề khác.Với khoảng thời gian 300
năm, vănhọc, vănhóa NamBộ đã có những đặc trưng và dáng dấp riêng biệt, không thể
lầmlẫn.Vănhọc NamBộ làmột phầncủavănhọccảnước. Đóng gópcủavănhọc
5
NamBộ là đóng gópcủamảngvănhọc ởmột vùng miềnvới những nét đặcsắc riêng
biệt. Đếnvớivănhọc NamBộ, chúng tôi đánh giá cao những sáng táccủa các nhàvăn
nhưHồ Biểu Chánh,Sơn Nam, Bình NguyênLộc, Với tìnhcảm đặc biệt dành cho
vănhọc và con người vùng đấtmới khai phá, chúng tôi tìm đếnsự nghiệpcủa nhàvăn,
nhà biên khảoSơn Nam Nam trong đó chú ý đếnmảng truyện ngắncủa ông trong giai
đọan 1954 - 1975.
Theo chiều thời gian cái gì đọnglại cùngvới con người, cuộcsốngcủa con người
mang tính ổn địnhbềnvững, thể hiện được đặc điểmvề cáchsống, cách nghĩ, cáchcư
xửcủa con người trongtự nhiên và xãhội đều có thể quyvềvăn hóa. Khi chọn cho
mình đề tài này, chúng tôi cócơhội tìm hiểuvềvăn hóa NamBộ qua sáng táccủamột
trong những nhàvăn Nambộ điển hình:Sơn Nam. Là người viết nhiều và thể hiện trên
nhiều khíacạnhcộngvớisốlượng sáng tác và biên khảo khá đồsộ,Sơn Nam được
đánh giá là photừ điểnsốngcủavăn hóa NamBộ. Tìm hiểu đề tài này là điều kiện
thuậnlợi để chúng tôimởrộng cho mìnhvốn kiến thứcvề vùng đất và con người phía
namtổquốc.
Mảnh đất NamBộvớilịchsử hình thành 300năm, lànơi màumỡcảvề đất đai và
tình người. Ởnơi ấy,văn chươngcũng chưa được đào sâu, càyxới để thấy được những
giá trị đích thựccủa nó. Trongmột vài thập niêngần đây, ngày càng có nhiều người đi
vào tìm hiểumảngvănhọc ở vùng đất này. Đã có nhiều công trình nghiêncứu, luận án
thạcsĩ, luận án tiếnsĩ đã có những đóng góp đángkể. Đó làmột hiệntượng đángmừng
và đáng được ghi nhận.
Tuy không sinh ra ởmảnh đất này, nhưnglớn lên, đã và đanggắn bó trực tiếpvới
nơi đây vìvậy được tìm hiểuvềvăn hóa NamBộ trong truyện ngắnSơn Nam là điều
thựcsự có giá trị đốivới riêng cá nhân tôi.Với ý thức xác định nhưvậy vàvớimộtsự
yêumến kính trọngsự nghiệpvà con người nhàvăn Sơn Nam - nhà Nambộhọc, chúng
tôilấy làm thích thú khi được tìm hiểu, nghiêncứu ở góc độvăn hóavềmộtmảng nhỏ
trongsự nghiệp sáng táccủa ông. Đó là truyện ngắncủaSơn Nam trên phương diện in
đậm những nét đặc trưngvềvăn hóa NamBộ. Trongsự nghiệpcủa nhàvăn, nhà biên
khảoSơn Nam, nhiều nhà nghiêncứu đã ghi nhận những sáng tác trong khoảng thời
gian 20nămtừ 1954 - 1975.Mảng truyện ngắn là những sáng tác thể hiện được đầy đủ
nhấtvềmảnh đất và con người NamBộ, đồng thờicũng nêubật lên được giá trị ngòi
bút Sơn Namvới tưcách làmột nhà văn.
6
Ngòi bútSơn Nam, cuộc đời nhàvănSơn Nam làsựkếtnối những am hiểu sâurộng
từnhững chuyến đidu khảo trong thực tế, những nghiên cứu dướidạng “điềndã” rồi trở
thành triết lývềvăn hóa con người, vùng đất NamBộ. Có thể nói những trang viếtcủa
Sơn Nam chứamột dunglượng ngồnngộnvề cuộcsống,vềcảnhvật về con người Nam
Bộ.Từ những trang viết ấy, người đọccảm nhận đượctấm chân tìnhcủamột nhàvăn,
củamột người con NamBộ như ông đã tâmsự trongmộtlần trò truyệnvới phóng viên
báo điệntử Vietnamnet: “Lịchsử NamBộ làlịchsửcủa công cuộc khẩn hoang trường
kỳ vàtựlực. Ý thức khẩn hoangmở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Đời ôngnộirồi đời cha
tôi lo khẩn hoangmở đất, nên những trang viếtcủa tôi dành cho việc khẩn hoangmở
đất và làsở trườngcủa tôi”. Nhiều sáng táccủaSơn Nam đã đểlại những giá trịvềmặt
lịch sử, điạlý, văn hóa,xã hộicủa vùng đất Nam Bộ. Vì vậy nhàvănSơn Nam đượcgọi
là nhàvăn hóa, nhà NamBộhọc, hay dân dãhơn là “ông già NamBộ”vớitấtcả lòng
kính trọng và yêu quýcủa nhiều độc giả, nhà nghiêncứu hay các đồng nghiệp.Từsự
nghiệpcủaSơn Nam, người đọc nhận ravẻ đẹpcủa con người NamBộ trong cuộc
sống, thấy đượctấm lòngcủamột con người,một nhàvăn luôn yêumến và có ý thức
giữgìn những giátrịtốt đẹp ấy.
150 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5345 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dấu ấn văn hóa nam bộ trong truyện ngắn Sơn Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
NGUYỄN THỊ ĐIỆP
DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ
TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ : 60 22 34
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Phó Giáo sư - Tiến sĩ TRẦN HỮU TÁ
CẦN THƠ 2009
Lời cảm ơn
Sau ba năm học, đến thời điểm hiện tại tôi đã hoàn thành chương
trình Cao học ngành Văn học Việt Nam dưới mái trường Đại học Cần Thơ
nhờ sự giúp đỡ, động viên chân thành của rất nhiều thầy cô, gia đình và
bạn bè; sự tạo điều kiện thuận lợi của trường THPT Nguyễn Hùng Sơn,
Rạch Giá, Kiên Giang - nơi tôi đang công tác. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn
chân thành đến tất cả.
Đồng thời tôi xin đặc biệt gửi lời tri ân đến cố nhà văn Sơn Nam,
người đã tạo ra những tác phẩm và mang đến cho tôi một tình yêu, một sự
say mê đối với mảnh đất, con người và văn học Nam Bộ.
Luận văn “Dấu ấn văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn của Sơn
Nam” là ý tưởng mà tiến sĩ Huỳnh Công Tín đã bồi đắp cho tôi ngay từ
những ngày học đầu tiên. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Huỳnh
Công Tín.
Cuối cùng, thật may mắn cho cá nhân tôi đã được sự giúp đỡ nhiệt
tình, nghiêm túc, nghiêm khắc và rất khoa học của Phó Giáo sư, Tiến Sĩ
Trần Hữu Tá. Nhờ đó, tôi đã học được cách thức làm việc cẩn trọng, khoa
học và có trách nhiệm. Tôi xin gửi đến thầy Trần Hữu Tá lời cám ơn chân
thành và lời chúc sức khỏe.
Cần Thơ, tháng 10 năm 2009
Nguyễn Thị Điệp
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài -------------------------------------------------------------1
2. Mục đích nghiên cứu ---------------------------------------------------------------3
3. Lịch sử vấn đề ……………………………………………………...…...…3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………………7
5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………..8
6. Đóng góp của luận văn …………………………………………………….9
7. Cấu trúc của luận văn ………………………………………………...……9
Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA NAM BỘ
1.1 Một số vấn đề về văn hóa ……………………………………………………11
1.1.1 Khái niệm văn hóa……………………………………………….……11
1.1.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học………………………………...13
1.2 Đặc điểm về văn hóa Nam Bộ ……………………………………..……….16
1.2.1 Nền tảng địa - văn hóa Nam Bộ ……………………………………...16
1.2.2 Một số nét đặc trưng về văn hóa Nam Bộ ……………………………17
1.3 Nhà văn Sơn Nam với vùng đất Nam Bộ ……………………………………23
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp ……………………………………………...…23
1.3.2 Ảnh hưởng và tác động của hoàn cảnh sống ở Nam Bộ đến Sơn Nam
………………………………………………………………………………..27
Chương 2:
DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ QUA CẢNH VÀ NGƯỜI
TRONG TRUYỆN NGẮN SƠN NAM
2.1 Cảnh Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam …………………………………31
2.1.1 Cảnh thiên nhiên trong truyện ngắn Sơn Nam ……………………..….32
2.1.1.1 Thiên nhiên đậm chất hoang sơ, dữ dội .….…….…………………....32
2.1.1.2 Thiên nhiên gần gũi, hiền hòa, gắn bó với cuộc sống của con người
………………………………………………………………………………..37
2.1.2 Cảnh xã hội trong truyện ngắn Sơn Nam …………………………...…41
2.2 Con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam ………………………...…49
2.2.1 Hoàn cảnh sống của con người Nam Bộ …………………………...…49
2.2.2 Đặc điểm về con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam ….…..…51
2.2.2.1 Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên ……………….…51
2.2.2.2 Mối quan hệ giữa con người với xã hội ………………………….…61 4
a. Trong mối quan hệ giữa con người với cộng đồng ……………...…62
b. Trong mối quan hệ giữa con người với con người ……...……….....66
Chương 3:
DẤU ẤN VĂN HÓA NAM BỘ QUA NGHỆ THUẬT
CỦA TRUYỆN NGẮN SƠN NAM
3.1 Nghệ thuật xây dựng kết cấu……………………….…………….……...……73
3.1.1 Nghệ thuật xây dựng cốt truyện …………………………….…………74
3.1.2 Nghệ thuật xây dựng kết cấu …………………...……………..………84
3.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật ……………………………………………….90
3.2.1 Thế giới nhân vật phong phú và đa dạng …………………...…………90
3.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố ngôn ngữ……………..……96
3.2.3 Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua yếu tố ngoại hình …………..……101
3.2.4 Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật ………………………...……104
3.3 Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ …………………………...…………………111
3.3.1 Phương ngữ Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam ……………...…...111
3.3.2 Vài nét về cách sử dụng thành ngữ …………………………………..119
3.3.4 Hiện tượng giọng kể chuyện mang đậm sắc thái dân gian Nam Bộ …122
KẾT LUẬN …………………………………………………………………….…127
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………...…131
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
“Lịch sử văn học Việt Nam là lịch sử tâm hồn con người Việt Nam”. Lịch sử tâm hồn ấy được những người nghiên cứu, giảng dạy văn học khám phá. Tương ứng với lịch sử của các vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam, văn học ở miền ngoài cùng với lịch sử của nó đã được chú ý từ rất sớm. Sự hình thành và phát triển của văn học, văn hóa Nam Bộ ở một góc độ nào đó lại là một vấn đề khác. Với khoảng thời gian 300 năm, văn học, văn hóa Nam Bộ đã có những đặc trưng và dáng dấp riêng biệt, không thể lầm lẫn. Văn học Nam Bộ là một phần của văn học cả nước. Đóng góp của văn học Nam Bộ là đóng góp của mảng văn học ở một vùng miền với những nét đặc sắc riêng biệt. Đến với văn học Nam Bộ, chúng tôi đánh giá cao những sáng tác của các nhà văn như Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc,… Với tình cảm đặc biệt dành cho văn học và con người vùng đất mới khai phá, chúng tôi tìm đến sự nghiệp của nhà văn, nhà biên khảo Sơn Nam Nam trong đó chú ý đến mảng truyện ngắn của ông trong giai đọan 1954 - 1975.
Theo chiều thời gian cái gì đọng lại cùng với con người, cuộc sống của con người mang tính ổn định bền vững, thể hiện được đặc điểm về cách sống, cách nghĩ, cách cư xử của con người trong tự nhiên và xã hội đều có thể quy về văn hóa. Khi chọn cho mình đề tài này, chúng tôi có cơ hội tìm hiểu về văn hóa Nam Bộ qua sáng tác của một trong những nhà văn Nam bộ điển hình: Sơn Nam. Là người viết nhiều và thể hiện trên nhiều khía cạnh cộng với số lượng sáng tác và biên khảo khá đồ sộ, Sơn Nam được đánh giá là pho từ điển sống của văn hóa Nam Bộ. Tìm hiểu đề tài này là điều kiện thuận lợi để chúng tôi mở rộng cho mình vốn kiến thức về vùng đất và con người phía nam tổ quốc.
Mảnh đất Nam Bộ với lịch sử hình thành 300 năm, là nơi màu mỡ cả về đất đai và tình người. Ở nơi ấy, văn chương cũng chưa được đào sâu, cày xới để thấy được những giá trị đích thực của nó. Trong một vài thập niên gần đây, ngày càng có nhiều người đi vào tìm hiểu mảng văn học ở vùng đất này. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã có những đóng góp đáng kể. Đó là một hiện tượng đáng mừng và đáng được ghi nhận.
Tuy không sinh ra ở mảnh đất này, nhưng lớn lên, đã và đang gắn bó trực tiếp với nơi đây vì vậy được tìm hiểu về văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam là điều thực sự có giá trị đối với riêng cá nhân tôi. Với ý thức xác định như vậy và với một sự yêu mến kính trọng sự nghiệp và con người nhà văn Sơn Nam - nhà Nam bộ học, chúng tôi lấy làm thích thú khi được tìm hiểu, nghiên cứu ở góc độ văn hóa về một mảng nhỏ trong sự nghiệp sáng tác của ông. Đó là truyện ngắn của Sơn Nam trên phương diện in đậm những nét đặc trưng về văn hóa Nam Bộ. Trong sự nghiệp của nhà văn, nhà biên khảo Sơn Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã ghi nhận những sáng tác trong khoảng thời gian 20 năm từ 1954 - 1975. Mảng truyện ngắn là những sáng tác thể hiện được đầy đủ nhất về mảnh đất và con người Nam Bộ, đồng thời cũng nêu bật lên được giá trị ngòi bút Sơn Nam với tư cách là một nhà văn.
Ngòi bút Sơn Nam, cuộc đời nhà văn Sơn Nam là sự kết nối những am hiểu sâu rộng từ những chuyến đi du khảo trong thực tế, những nghiên cứu dưới dạng “điền dã” rồi trở thành triết lý về văn hóa con người, vùng đất Nam Bộ. Có thể nói những trang viết của Sơn Nam chứa một dung lượng ngồn ngộn về cuộc sống, về cảnh vật về con người Nam Bộ. Từ những trang viết ấy, người đọc cảm nhận được tấm chân tình của một nhà văn, của một người con Nam Bộ như ông đã tâm sự trong một lần trò truyện với phóng viên báo điện tử Vietnamnet: “Lịch sử Nam Bộ là lịch sử của công cuộc khẩn hoang trường kỳ và tự lực. Ý thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Đời ông nội rồi đời cha tôi lo khẩn hoang mở đất, nên những trang viết của tôi dành cho việc khẩn hoang mở đất và là sở trường của tôi”. Nhiều sáng tác của Sơn Nam đã để lại những giá trị về mặt lịch sử, điạ lý, văn hóa, xã hội của vùng đất Nam Bộ. Vì vậy nhà văn Sơn Nam được gọi là nhà văn hóa, nhà Nam Bộ học, hay dân dã hơn là “ông già Nam Bộ” với tất cả lòng kính trọng và yêu quý của nhiều độc giả, nhà nghiên cứu hay các đồng nghiệp. Từ sự nghiệp của Sơn Nam, người đọc nhận ra vẻ đẹp của con người Nam Bộ trong cuộc sống, thấy được tấm lòng của một con người, một nhà văn luôn yêu mến và có ý thức giữ gìn những giá trị tốt đẹp ấy.
Tìm về với mảnh đất Nam Bộ, những sáng tác của nhà văn, nhà biên khảo Sơn Nam giúp ta có một cái nhìn toàn cảnh ở cả bề rộng lẫn bề sâu. Chúng ta có thể tìm hiểu vấn đề qua lăng kính của một nhà văn, qua cách nhìn nhận ghi chép của một nhà biên khảo. Vào những năm giữa thế kỷ XX, “ông già đi bộ” đã đi qua rất nhiều vùng đất khác nhau, gặp gỡ nhiều con người, chứng kiến nhiều cảnh sinh hoạt khác nhau. Tất cả những điều đó cộng với tư chất của một người cầm bút sáng tác, Sơn Nam đã đưa đất và người Nam Bộ vào văn học một cách tự nhiên như chính cuộc sống vốn có và vốn đã diễn ra. Còn chúng ta là thế hệ đi sau sẽ tìm thấy trong chính những sáng tác của ông nhiều khía cạnh về văn hóa - xã hội miền Nam một cách đáng tin cậy.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu chính của luận văn được xác định như sau:
Thứ nhất, tìm hiểu những đặc trưng cơ bản về văn hóa Nam Bộ. Bên cạnh đó là những nội dung liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Sơn Nam. Đặc biệt, lý giải về sự ảnh hưởng và tác động của văn hóa Nam Bộ đến tư tưởng nghệ thuật của nhà văn này.
Thứ hai, khảo sát dấu ấn văn hóa Nam Bộ ở phương diện nội dung trên hai khía cạnh cảnh sắc và con người Nam Bộ trong truyện ngắn Sơn Nam.
Thứ ba, đánh giá dấu ấn văn hóa Nam Bộ qua nghệ thuật của truyện ngắn Sơn Nam trên một số phương diện đặc sắc như: nghệ thuật kết cấu truyện ngắn, nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.
Như vậy, mục đích chính luận văn không phải khảo sát tất cả các khía cạnh của văn hóa Nam Bộ được biểu hiện qua truyện ngắn của Sơn Nam mà chỉ đi vào những bình diện người viết nhận thấy đó là những nét đặc trưng cơ bản về văn hóa Nam Bộ.
3. Lịch sử vấn đề
Tác giả Sơn Nam và sự nghiệp của ông được đánh giá là một hiện tượng của văn học
Nam Bộ. Vì vậy, trong một vài mươi năm trở lại đây đã có khá nhiều nhà nghiên cứu,
phê bình và độc giả yêu mến quan tâm đến những sáng tác của ông. Tuy vậy, có thể nói
đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu, đánh giá đầy đủ và có
hệ thống toàn bộ sự nghiệp của nhà văn Nam Bộ này. Phần nhiều đó là các bài phỏng
vấn, lời giới thiệu, đề tựa cho các tập sách của Sơn Nam trên các báo, tạp chí hoặc
những bài viết ngắn đề cập đến một vài phương diện đặc sắc. Ngoài ra, có thể kể đến
một số luận văn, luận án nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Sơn Nam.
Ngay từ năm 1986, đã có những nhà nghiên cứu chú ý đến truyện ngắn của Sơn
Nam. Khi Nhà xuất bản Trẻ cho ra đời tập sách Hương rừng Cà Mau tập 1, Viễn
Phương, người đầu tiên viết lời tựa cho quyển sách này, nhận định đây là một cây bút
viết truyện ngắn tiêu biểu của văn xuôi Nam Bộ thế kỷ XX và tin tưởng vào sức sống và
giá trị của tập truyện ngắn này. Hơn 20 năm qua, niềm tin của nhà văn Viễn Phương vẫn
còn nguyên giá trị. Cùng năm này, trên tạp chí Văn nghệ Quân đội, tác giả Hồ Sĩ Hiệp
với bài viết “Vài nét về văn xuôi kháng chiến Nam Bộ” cũng quan tâm và đánh giá cao
những tác phẩm đầu tay của Sơn Nam như Bên rừng cù lao Dung, Tây đầu đỏ, Cây đàn
miền Bắc.
Các tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Đình Chú, Nguyên An trong công trình
Tác gia văn học Việt Nam (NXB Giáo dục, 1992, tập 3) đã dành một vị trí cho nhà văn
Sơn Nam với nhận định Hương rừng Cà Mau là tác phẩm tiêu biểu nhất, đặc sắc nhất
của Sơn Nam và ông xứng đáng là một nhà văn, nhà khảo cứu về mảnh đất cực Nam tổ
quốc của chúng ta. 8
Năm 1994, xuất hiện tập tiểu luận Phê bình, bình luận văn học, NXB Văn nghệ
Tp.HCM do tác giả Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn và giới thiệu. Công trình nhỏ này xoay
quanh các tác phẩm tiêu biểu của ba tác giả Nam Bộ: Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng và
Sơn Nam. Trong đó, phần về Sơn Nam có hai bài một của Viễn Phương như đã giới
thiệu ở trên, một của tác giả Ngân Hà với nhan đề “Gợi ý phân tích giảng văn Bắt sấu
rừng U Minh Hạ”. Năm 1995, khi Bộ giáo dục chủ trương tiến hành phân ban ở cấp phổ
thông trung học, Bắt sấu rừng U Minh Hạ đã được chính thức đưa vào giảng dạy trong
sách giáo khoa 12 ban Khoa học Xã hội, ở ban Tự nhiên được giới thiệu dưới dạng bài
đọc thêm trong sách lớp 11. Qua những tư liệu này, chúng ta thấy được vào đầu những
năm 90, truyện ngắn của Sơn Nam đã được các nhà nghiên cứu, người làm sách giới
thiệu đến bạn đọc như một món ăn tinh thần đặc sản của vùng sông nước Nam Bộ.
Vào thời điểm cuối những năm 1990, cụ thể từ 1997 - 1999 xuất hiện rất nhiều bài
viết, bài nghiên cứu về đất và người Nam Bộ nhân dịp kỷ niệm 300 năm Sài Gòn –
Thành phố Hồ Chí Minh. Với tư cách là nhà Nam Bộ học, những sáng tác, biên khảo
của Sơn Nam đã được nhiều người chú ý đến. Trong tập sách Bình văn của nhóm tác
giả Trần Hòa Bình, Lê Duy, Văn Giá do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 1997, Văn
Giá đã nhận định Sơn Nam là nhà văn có vốn kiến thức sâu rộng về lịch sử, con người,
về đặc điểm tự nhiên và xã hội của vùng Đất Mũi. Văn Giá còn trân trọng gọi ông là
chủ nhân của rừng tràm trong một bài giới thiệu cùng tên. Sau đó, hàng loạt những
danh xưng khác nhau được gắn cho nhà văn Sơn Nam trên các bài báo, tạp chí như Sơn
Nam - người đánh đàn độc huyền kể chuyện Nam Bộ, Ông từ giữ đền của đất Gia Định
xưa, Nhà văn Sơn Nam - hãy học tập những trang đời,… Đến lúc này, trên văn đàn Sơn
Nam đã trở thành một hiện tượng văn học thực sự.
Năm 1998, Nhà xuất bản Trẻ một lần nữa chú ý đến giá trị những sáng tác của Sơn
Nam khi cho tái bản nhiều tác phẩm ông. Trong đó, Hương rừng Cà Mau được in dưới
dạng nhiều tập, được Hoàng Phủ Ngọc Phan giới thiệu và đánh giá như một quyển “cảo
thơm” có giá trị ngang với “Vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân và là bức tranh đất
nước trong khoảng thời gian đầu XX.
Khi văn học đô thị miền Nam được chú ý tập hợp và biên soạn, nhiều công trình có
giá trị đã ra đời. Trong đó: năm 1998, có công trình Địa chí văn hóa Thành phố Hồ
Chí Minh, Nhà xuất bản Tp.HCM do giáo sư Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng chủ biên.
Phần văn học - báo chí - giáo dục (tập 2), chương viết về “Văn học yêu nước công khai
ở Sài Gòn trong 30 năm cách mạng và kháng chiến” do nhóm tác giả Tầm Vu, Nguyên 9
Thanh, Viễn Phương, Hồ Sĩ Hiệp, Trần Hữu Tá biên soạn, đã nhắc đến Sơn Nam với
vai trò là một nhà văn tiêu biểu của Nam Bộ và ghi nhận vai trò của ông trong những
đóng góp vào mảng văn học yêu nước tiến bộ cách mạng giai đọan 1954 - 1975. “Đất
nước, lịch sử và con người Nam Bộ đã được Sơn Nam say sưa phản ánh” trong tập
truyện ngắn này. Đồng thời, tác giả bài viết còn khẳng định “Hương rừng Cà Mau đáng
quý vì đem lại cho người đọc bình thường những xúc cảm thẩm mỹ bổ ích, những gợi ý
tích cực về đất nước và tình người” [17, 457].
Năm 2000, khi cho ra đời công trình Nhìn lại một chặng đường văn học, NXB
Tp.HCM, nhà nghiên cứu văn học Trần Hữu Tá đã có những đóng góp đáng kể trong
việc nhìn lại và đánh giá một chặng đường văn học, giới thiệu những tác phẩm tác giả
tiêu biểu của văn học Nam Bộ. Trong đó tác giả khẳng định vị trí của Sơn Nam trên văn
đàn công khai Sài Gòn và còn trân trọng đánh giá nhà văn như “một người cầm bút có
dáng vẻ và hương sắc riêng” [72, 72]
Trong một vài năm trở lại đây, một số trường đại học ở khu vực phía Nam cũng đã
chú ý đến Sơn Nam và sáng tác của ông. Trong đó có: “Thiên nhiên và con người Nam
Bộ trong truyện ngắn của Sơn Nam”- luận văn cử nhân Khoa học Xã hội và Nhân văn
Thành phố Hồ Chí Minh năm 1996, tác giả Đoàn Trần Ái Thy khảo sát những đặc điểm
về thiên nhiên và con người trong truyện ngắn Sơn Nam và dừng lại ở góc độ phân tích,
nhận định và tổng hợp vấn đề trên nội dung văn bản. “Từ ngữ trong tập truyện ngắn
Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam”- luận văn cử nhân Ngữ văn Đại học Cần Thơ
năm 2005, tác giả Đinh Ngọc Quyên khảo sát các phương diện khác nhau về mặt từ ngữ
trong tập truyện ngắn này và liệt kê, phân tích một vài nét đặc sắc.
Năm 2003, Lê Thị Thùy Trang trong luận văn cao học đã tìm hiểu “Đặc điểm truyện
ngắn Sơn Nam giai đoạn 1954 – 1975”. Công trình này đã có những đóng góp đáng kể
trong việc khảo sát những cảm hứng chính và những đặc điểm truyện ngắn Sơn Nam giai
đoạn 1954 - 1975. Năm 2004, có luận văn cao học “Văn hóa và con người Nam Bộ
trong truyện của Sơn Nam” của Đinh Thị Thanh Thủy, ĐHSP Tp.HCM. Tác giả luận
văn đã có công trong việc sưu tầm những truyện ngắn của Sơn Nam được đăng rải rác
trên các tạp chí và những truyện đã được tập hợp lại thành sách. Đinh Thị Thanh Thủy
khai thác hai mảng văn hóa và con người Nam Bộ trên nền truyện của nhà văn Sơn Nam
bao gồm truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài và cả tiểu thuyết. Luận văn trên ở một góc
độ nào đó đã giúp cho chúng ta thấy được cái nhìn toàn cảnh về sáng tác văn học của Sơn
Nam. Cùng năm 2004, còn có luận văn cao học Đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam của 10
Trần Phỏng Diều, Đại học KHXH và NV TP.HCM. Công trình này đã góp phần làm sáng
tỏ đặc trưng truyện ngắn Sơn Nam trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Qua
đây, chúng tôi nhận thấy trong các sáng tác của nhà văn Sơn Nam, truyện ngắn được xem
là thế mạnh vì thế khi tìm hiểu đương nhiên người ta không thể bỏ qua thể loại tiêu biểu
này.
Năm 2007, trong công trình Truyện ngắn Việt Nam lịch sử - thi pháp – thể loại,
NXB Giáo dục, Đà Nẵng, nhà nghiên cứu văn học Phan Cự Đệ đã khảo sát những đặc
trưng và thi pháp truyện ngắn Việt Nam hiện đại trong đó có truyện ngắn của Sơn Nam.
Tác giả nhận định Sơn Nam “là nhà văn, nhà biên khảo tâm huyết về vùng đất và con
người Nam Bộ” [14, 697]. Đồng thời ông còn đánh giá Sơn Nam là một trong số ít
những nhà văn mà khi nhắc đến tên gọi của họ, người đọc sẽ nghĩ ngay đến những vùng
đất, những con người của một miền Tổ quốc.
Gần đây nhất năm 2008, luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hồng, Đại học
Vinh tìm hiểu vấn đề Nghệ thuật kể chuyện của Sơn Nam trong Hương rừng Cà
Mau. Trong công trình này, người viết chỉ tập trung khai thác những nội dung liên quan
đến nghệ thuật kể chuyện cụ thể là chủ thể kể chuyện, cấu trúc trần thuật và giọng điệu
trần thuật. Với cách khai thác như vậy, luận văn này đã góp phần nêu bật lên những đặc
điểm riêng biệt của nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Sơn Nam thông qua tập truyện
tiêu biểu này.
Cũng trong năm 2008, nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng cho ra đời công trình Văn
học Việt Nam nơi miền đất mới do NXB Văn học ấn hành. Đây là một công trình có
giá trị tổng hợp trên nhiều mặt và là sự giới thiệu khá đầy đủ về diện mạo văn học ở khu
vực phía Nam. Trong đó, Sơn Nam được giới thiệu với danh xưng khá quen thuộc – nhà
văn của miệt vườn Nam Bộ. Tác giả Nguyễn Q. Thắng đánh giá “Hương rừng Cà Mau
thuộc loại truyện xưa tích cũ …và có thể xem đây là tác phẩm đáng chú ý và sáng giá
nhất của Sơn Nam về sông nước, kinh rạch Miền Tây đất mẹ”. Đồng thời tác giả còn
nhấn mạnh “đây chính là cuốn sách thành công nhất của nhà văn sông nước miệt
vườn”[76, 1216].
Trước những tài liệu vừa điểm ở trên, chúng tôi nhận thấy việc đi vào tìm hiểu sự
nghiệp của Sơn Nam ở mảng sáng tác một việc làm cần thiết. Thêm vào đó, bản thân
vốn là người yêu thích văn học Nam Bộ và có một tình cảm đặc biệt dành cho nhà văn
Sơn Nam cùng những sáng tác của ông. Chúng tôi tin tưởng rằng qua đây sẽ thu nhận
được những giá trị của cuộc sống văn hóa và con người Nam Bộ từ những góc độ nhìn 11
nhận khác nhau. Cuộc đời của nhà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 54129 kilobooks.com.doc
- 54129 kilobooks.com.pdf