Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, toàn cầu hóa đang ngày càng phổ biến và trở thành một xu hướng phát triển tất yếu trong lịch sử nhân loại. Khi xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh cả về quy mô lẫn tốc độ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dấu hiệu phê chuẩn của thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước, là động lực để có thể tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, ngoại giao. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đồng thời trở thành công cụ sắc bén cho phát triển và hội nhập toàn cầu, mở rộng thị trường, cắt giảm chi phí tăng thêm sức mạnh cạnh tranh của các quốc gia. Thật vậy, sức mạnh của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động lên nền kinh tế Việt Nam đang thể hiện rõ tầm quan trọng của nó. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở ra nhiều ngành nghề và sản phẩm mới, góp phần nâng cao năng lực quản lý và tăng năng suất lao động, phát triển công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao mức sống của người lao động.

pdf162 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ____________________ Lê Thị Nga ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU Chuyên ngành : Địa Lý học Mã số : 60 31 95 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Kim Hồng Thành phố Hồ Chí Minh – 2008 LỜI CẢM ƠN Để luận văn được hoàn thành, tác giả xin được bày tỏ lòng kính trọng và chân thành cảm ơn sâu sắc đến các Thầy Cô Giáo Khoa Địa Lý trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học từ 2005 – nay, để tôi có đủ kiến thức lý thuyết phục vụ cho quá trình làm luận văn. Đặc biệt là Thầy Giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Kim Hồng, người đã hướng dẫn chu đáo cho tác giả từ khâu đọc tài liệu, xác định đề tài, viết đề cương nghiên cứu và sữa chữa những thiếu sót trong luận văn của tác giả. Bên cạnh đó, Thầy đã tạo điều kiện thuận lợi và có nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thành luận văn đúng thời hạn và rút ra nhiều nhận định trong nghiên cứu khoa học. Xin cảm ơn các Thầy Cô và các Anh, Chị Phòng Khoa học công nghệ và sau Đại học, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Ngô Quyền đã tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian để tôi có thể yên tâm hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn UBND tỉnh, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, Sở Công nghiệp, Ban Quản Lý Khu công nghiệp, Cục thống kê, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cung cấp cho tôi các nguồn số liệu quý giá để phục vụ cho luận văn. Tác giả biết ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ để tác giả hoàn thành khóa học và luận văn của mình. Do thời gian, nguồn số liệu, tài liệu và khả năng của tác giả có giới hạn nên luận văn khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì thế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ phía Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp để tác giả có thể rút ra được nhiều bài học quý giá và khắc phục trong lần nghiên cứu tiếp theo nếu tác giả có đủ điều kiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Lê Thị Nga DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : Các nước Đông Nam Á. APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương. BR-VT : Bà Rịa – Vũng Tàu. CN : Công nghiệp. CN-TTCN : Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp EU : The European Union - Liên minh Châu Âu FDI : Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài. FTA : Hiệp định thương mại tự do. GATS : Hiệp định thương mại dịch vụ của WTO. GDP : Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm trong nước GNP : Gross National Product – Tổng sản phẩm quốc nội. GO : Tổng giá trị sản xuất IMF : International Moneytary Fund - Quỹ tiền tệ thế giới. KCN : Khu công nghiệp. KT – XH : Kinh tế - xã hội. NAFTA : Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ. OECD : Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế TNCs : Các công ty đa quốc gia. UBND : Ủy ban Nhân dân UNCTAD : Uỷ Ban Thương Mại và phát triển Liên Hợp Quốc WTO : Tổ chức thương mại thế giới WB : World Bank - Ngân hàng thế giới. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, toàn cầu hóa đang ngày càng phổ biến và trở thành một xu hướng phát triển tất yếu trong lịch sử nhân loại. Khi xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh cả về quy mô lẫn tốc độ dẫn tới sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới, vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là dấu hiệu phê chuẩn của thị trường toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước, là động lực để có thể tạo ra những thay đổi sâu rộng trong phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, kinh tế, ngoại giao. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đồng thời trở thành công cụ sắc bén cho phát triển và hội nhập toàn cầu, mở rộng thị trường, cắt giảm chi phí tăng thêm sức mạnh cạnh tranh của các quốc gia. Thật vậy, sức mạnh của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động lên nền kinh tế Việt Nam đang thể hiện rõ tầm quan trọng của nó. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giúp các tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở ra nhiều ngành nghề và sản phẩm mới, góp phần nâng cao năng lực quản lý và tăng năng suất lao động, phát triển công nghệ, mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo việc làm, nâng cao mức sống của người lao động. Và quả ngọt đầu tư trực tiếp nước ngoài mà Việt Nam thu hoạch được trong thời gian qua phần lớn dựa vào quá trình 20 năm cải cách và một phần dựa vào ngoại cảnh. Thành tựu đáng kể đó không thể không kể đến nỗ lực của các tỉnh trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Một trong những tỉnh có đóng góp to lớn vào việc thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phải kể đến ở miền Đông Nam Bộ là Bà Rịa - Vũng Tàu. Bà Rịa – Vũng Tàu là địa bàn quan trọng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai – Bình Dương – Thành Phố Hồ Chí Minh; nên việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không những góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh nhà mà còn thể hiện sự đóng góp của mình trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế toàn miền Đông Nam Bộ và cả nước. Tính đến cuối năm 2007, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo địa phương thì Bà Rịa – Vũng Tàu đứng ở vị trí thứ năm sau Thành Phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương về thu hút vốn đầu tư với 206 dự án và tổng vốn đầu tư là 9,1 tỷ USD. Đặc biệt, trong tương lai không xa, Vũng Tàu có thể sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương, vai trò của nó sẽ ngang hàng với Hà Nội, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh; khi đó yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội sẽ cao hơn và nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài càng thể hiện rõ nét sức mạnh của nó. Vì vậy thiết nghĩ, việc nghiên cứu, đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và xác định rõ vai trò cũng như tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là hết sức cần thiết. Đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong phát triển kinh tế. Do yêu cầu cấp thiết, tính khoa học và tính thực tế của vấn đề đầu tư trực tiếp nước ngoài nên tôi mạnh dạn chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” làm luận văn tốt nghiệp. Đây là một đề tài thuộc lĩnh vực kinh tế rất khó, nguồn tài liệu và số liệu thống kê rất hiếm nên việc hoàn thành công việc nghiên cứu của tôi gặp rất nhiều khó khăn; và do vậy luận văn của tôi không thể tránh được một số thiếu sót. Tôi thực sự mong muốn Quý Thầy Cô và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến để tôi có thể hoàn thiện hơn đề tài của mình trong lần nghiên cứu tiếp theo nếu tôi có đủ điều kiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá được: Đầu tư trực tiếp nước ngoài có tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đối với sự phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. - Tìm ra các giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế của Bà Rịa – Vũng Tàu. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Bà Rịa – Vũng Tàu. - Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến kinh tế Bà Rịa – Vũng Tàu. - Tìm ra các giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển kinh tế của tỉnh. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Phân tích, đánh giá các yếu tố: + Số dự án được cấp phép. + Số dự án phân theo ngành kinh tế và lĩnh vực đầu tư. + Quy mô dự án, số vốn bình quân một dự án. + Đối tác đầu tư chủ yếu. + Môi trường đầu tư. - Về thời gian: Từ 1995 – 2007; đặc biệt từ 2000 – 2007 . - Về không gian: Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 5. Phương pháp nghiên cứu Do thiếu các dữ liệu cần thiết và số liệu không đủ, không thể sử dụng phương pháp phân tích định lượng nên nghiên cứu này tôi chỉ sử dụng phương pháp phân tích định tính sử dụng số liệu thống kê, tổng kết tình hình FDI vào Bà Rịa – Vũng Tàu dựa vào số liệu thống kê. Các kết luận về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tỷ trọng của FDI so với tổng đầu tư xã hội và đóng góp của khu vực FDI vào tổng thu nhập quốc dân GDP trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoặc vào tốc độ tăng giá trị sản xuất của ngành. - Thu thập và phân tích tài liệu, số liệu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phạm vi cả nước và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thông qua các cơ quan Trung Ương, cấp tỉnh, Sở công nghiệp và các nguồn liên quan. Các tài liệu thống kê luôn được bổ sung, cập nhật và được tôi chọn lọc, tổng hợp và phân tích trong mối tương quan, ảnh hưởng lẫn nhau, làm cơ sở cho mục đích nghiên cứu. - Phân tích số liệu thống kê kết hợp so sánh. - Phương pháp khai thác phần mềm của hệ thống thông tin: các chương trình phần mềm hỗ trợ xử lý thông tin như Word, Excel, MapInfo.... được sử dụng để xử lý, phân tích kết quả nghiên cứu được thể hiện qua các bảng thống kê, bản đồ, biểu đồ. 6. Lịch sử nghiên cứu đề tài Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một đề tài khó, trong nước đã có nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu. Một số trong đó là: Đề tài “Đánh giá vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh” (do Thạc Sỹ Nguyễn Văn Quang chủ nhiệm, Viện kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, 2004). - Đề tài: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Thành Phố Hồ Chí Minh – tình trạng và giải pháp” (do TSKH Trần Trọng Khuê, TS. Trương Thị Minh Sâm, PGS.TS Đặng Văn Phan và các cộng sự thực hiện). - Đề tài: “Tìm hiểu đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thành Phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1991 – 2003” (do Cao Văn Biên Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện). Nhìn chung các nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài đều tập trung vào địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có một số bài báo phóng sự nhưng chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp thông tin, gợi mở các vấn đề mang tính khái quát. Riêng việc nghiên cứu đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tác giả chưa thấy công trình nghiên cứu nào. Mặt khác, Bà Rịa – Vũng Tàu là một tỉnh có nhiều đặc trưng trong phát triển kinh tế, đóng góp vào ngân sách nhà nước một nguồn thu đáng kể hằng năm. Bên cạnh đó, Bà Rịa – Vũng Tàu là tỉnh mà tác giả đã công tác tại đây từ 2002 – nay, tác giả nhận thấy được sự thay da đổi thịt của vùng đất này. Để lý giải cho sự thay đổi đó, tác giả nhận thấy sự phát triển kinh tế của tỉnh cần và có sự đóng góp của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vì vậy nghiên cứu về “đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” một mặt để thõa mãn nhu cầu nghiên cứu của bản thân và có thể đưa ra một số giải pháp giúp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, đặc biệt là thời kỳ hậu WTO. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn phải giải quyết trình tự các chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và phát triển kinh tế. Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương 3: Các giải pháp tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1. Lịch sử hình thành đầu tư trực tiếp nước ngoài Dựa vào tiêu chí mức độ phát triển đầu tư quốc tế, chính sách đầu tư quốc tế, tình hình chính trị trên thế giới và sự phân tích của UNCTAD, lịch sử đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới được chia thành các giai đoạn phát triển sau: [39] Thứ nhất, giai đoạn từ 1870 – 1913. Giai đoạn này được xem là “kỷ nguyên vàng” của quan hệ thương mại và đầu tư quốc tế. Xuất khẩu tăng ở các nước phát triển. Di cư lao động quốc tế được tự do và tăng nhanh. Thời kỳ này đánh dấu sự chuyển dịch từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp thông qua cách mạng công nghiệp: Anh (thế kỷ 18), Pháp (thế kỷ 19), Đức ( thế kỷ 19)tạo điều kiện phát triển khoa học công nghệ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài thời kỳ này đạt 14 tỷ USD (chiếm 1/3 tổng vốn đầu tư trên toàn thế giới). Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là để khai thác thuộc địa. Thứ hai, giai đoạn từ 1914 – 1945. Đây là thời kỳ xảy ra hai cuộc đại chiến: Thế giới thứ nhất và hai. Thời kỳ này các mối liên kết kinh tế giữa các quốc gia bị xóa bỏ, hoạt động thương mại và tài chính bị hạn chế. Tuy nhiên, lĩnh vực đầu tư nước ngoài lại ít chịu ảnh hưởng. Từ 1914 – 1938 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng gấp đôi thời kỳ trước, đạt 26 tỷ USD. Thứ ba, giai đoạn 1945 – 1990: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài được khôi phục. Khoa học, công nghệ thời kỳ hậu chiến tranh đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là lĩnh vực vận tải, truyền thông. Thời kỳ này nền kinh tế thế giới có những chuyển biến sâu sắc: Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) ra đời năm 1967 để bảo vệ quyền sáng chế, phát minh công nghệ tiên tiến. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại được ký kết năm 1947. Nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn hội nhập, hoạt động thương mại quốc tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng thương mại tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng sản xuất sản phẩm. Về di cư lao động quốc tế bị hạn chế và thắt chặt thông qua Luật Nhập cư của các nước trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài có sự thay đổi: xuất hiện đầu tư giữa các nước Tư Bản phát triển hoặc giữa các nước đang phát triển với nhau. Vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong thập niên giữa 1980 và 1985. Riêng giai đoạn 1960 – 1990 tăng từ 68 tỷ USD đến 2100 tỷ USD, với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 11%. Thời kỳ này ở các nước phát triển, các công ty đa quốc gia (TNCS) ra đời với số lượng lớn, khoảng 37000 TNCS gồm 20600 chi nhánh. Xu hướng đầu tư vào công nghiệp đã có sự sụt giảm (từ 1970), thay vào đó là đầu tư vào các ngành dịch vụ. Sự chuyển hướng đầu tư đó thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài; tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của lĩnh vực dịch vụ là lớn nhất, chiếm 50% tỷ trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của một nước đi đầu tư. Từ giữa 1980, chính sách tự do hóa đầu tư được hình thành và phát triển. Đây là điểm nổi bật của giai đoạn này. Thứ tư, giai đoạn từ 1991 – nay: Giai đoạn này, nền kinh tế thế giới bắt đầu đi vào quá trình hội nhập sâu rộng. Nhiều tổ chức kinh tế khu vực và thế giới được thành lập như: NAFTA (1992); WTO (1995); EU (1996)đã có tác động lớn đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tự do hóa đầu tư với nhiều biện pháp của các nước, các khu vực và thế giới đã đi vào chiều sâu, có tác dụng hỗ trợ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển. Chẳng hạn như Hiệp định thương mại dịch vụ (GATS) của WTO; Nghị định Thư về khuyến khích và bảo hộ đầu tư của MERCOSUR; Nghị định Thư về khu vực đầu tư ASEAN Giai đoạn này, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài bắt đầu tăng nhanh từ khi có các Hiệp định đầu tư song phương được ký kết ( 1991 – 1995 – 2000 ). Cấu trúc vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có xu hướng vận động: từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước đang và kém phát triển, từ các nước công nghiệp phát triển sang các nước công nghiệp phát triển và đầu tư từ các nước đang phát triển sang các nước đang phát triển và các nước công nghiệp phát triển. Ở Việt Nam: Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ được xem là hình thành và phát triển kể từ khi có Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1986 cùng với Đại Hội 6 của Đảng. Đây là một đạo luật quan trọng trong chính sách đối ngoại “đổi mới” của Đảng và Nhà nước, đóng góp vào sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng trong những năm gần đây. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (cả cấp mới và tăng thêm) đã tăng từ 4,1 tỷ USD (2004) ( tăng 37,8% so với năm 2003) lên 5,8 tỷ USD năm 2005 và 10,2 tỷ USD năm 2006 và khoảng 20,3 tỷ USD năm 2007, dự kiến tăng lên khoảng gần 25 tỷ USD năm 2008, nhưng thực tế đến cuối tháng 6 năm 2008 đã tăng lên trên 31 tỷ USD. Nhìn chung vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam tăng cả về quy mô dự án và số vốn góp. Dựa vào mức độ phát triển của dòng vốn, phân kỳ đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam có thể chia thành hai giai đoạn lớn: [29], [36], [37]. Sau 1975 – trước 1988. Từ 1988 – nay. Giai đoạn 1975 – trước 1988: Việt Nam chủ yếu quan hệ với các nước XHCN, do vậy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ mới bắt đầu thực hiện giữa các nước XHCN và đã xuất hiện ở Việt Nam một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Nhưng các dự án này hoạt động dưới hình thức doanh nghiệp liên doanh giữa các nước XHCN và Việt Nam. Giai đoạn từ 1988 – nay: Từ 1988 – 1996: Vốn FDI vào Việt Nam liên tục tăng với tốc độ nhanh cả về số dự án, số vốn đăng ký mới tăng và đạt mức 8,9 tỷ USD vào năm 1996. Kết quả đạt được đó là do quan điểm của Việt Nam về việc mở cửa thu hút đầu tư đã có nhiều thay đổi so với quan điểm trước đây. Từ 1997 đến 1999: Cuộc khủng hoảng tài chính của Châu Á đã làm ảnh hưởng đến làn sóng đầu tư vào Việt Nam; đồng thời cũng do môi trường đầu tư của Việt Nam kém hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực (quan liêu hành chính, bất ổn về chính trị và xã hội, việc xử lý vi phạm hợp đồng). Vốn FDI đăng ký mới giảm trung bình 24%/năm; vốn giải ngân giảm 14%/năm. Từ 2000 – 2003: Vốn giải ngân của nước ta có xu hướng tăng, nhưng với tốc độ chậm; vốn đăng ký mới thì biến động thất thường. Năm 2002 được xem là năm có vốn đăng ký thấp nhất, quy mô vốn/dự án cũng thấp nhất. Từ 2004 – 2005: tổng vốn đăng ký tăng trên 30% so với năm 2003; tổng vốn thực hiện tăng 7,6%. Tốc độ tăng nhanh vốn FDI giai đoạn này là do môi trường đầu tư của nước ta đã được cải thiện đáng kể, thể hiện thông qua việc sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài. Đồng thời, Việt Nam đã chú trọng hơn việc xúc tiến đầu tư nước ngoài. Từ 2005 – 2007: Riêng năm 2005, vốn cấp mới đạt 6,84 tỷ USD. Đặc biệt trong 2 năm 2006 – 2007 dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta đã gia tăng một cách đáng kể với sự xuất hiện của nhiều dự án có quy mô lớn, đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp nặng (sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đồ điện tử, thép) và dịch vụ (cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, tư vấn) Năm 2006, cả nước đã thu hút được 10,6 tỷ USD. Năm 2007 tổng vốn đầu tư thu hút được là 20,3 tỷ USD, gần gấp đôi so với năm 2006. Để đạt được kết quả to lớn đó, trước hết phải kể đến sự nỗ lực của toàn dân tộc Việt Nam trong việc chung sức xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã thay đổi, thể hiện qua việc nước ta trở thành thành viên thứ 150 qua việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới vào tháng 11/2006. 1.1.2. Khái niệm, bản chất, đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.2.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - Theo Quỹ Tiền Tệ Thế Giới ( International Moneytary Fund – IMF ): “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác (nước nhận đầu tư – hosting country ); không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động (nước đi đầu tư – source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp”. - Tổ chức Hợp tác
Luận văn liên quan