Luận văn Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay

1. Tính cấp thiết của đề tài Chỉ thị số 52CT/TƯ ngày 21/01/2002 của Bộ Chính trị khẳng định: kết nạp đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính qui luật trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng cường thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa phát triển của Đảng. Đảng là một cơ thể chính trị - xã hội sống, có quá trình hình thành, phát triển và đào thải riêng. Vì vậy, sự phát triển của Đảng là đòi hỏi tự nhiên, là qui luật tất yếu, nhằm để bù đắp số lượng giảm đi và tạo thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa Đảng, bảo đảm sự kế thừa, tạo thêm nhân tố mới trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên (ĐNĐV). Thanh niên là lực lượng "rường cột của nước nhà" và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội hậu bị tin cậy của Đảng, là đội quân xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa (XHCN) của thanh niên. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, thanh niên càng có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển đi lên của cả dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ rõ: sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Là cấp cơ sở trong hệ thống chính trị, phường là địa bàn mà ở đó các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được hiện thực hóa. Nằm trên địa bàn đô thị, phường là nơi diễn ra những hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt chính trị, xã hội sôi động nhất. Những tác động tích cực cũng như tiêu cực đều diễn ra ở đây. Điều đó đã tác động một cách trực tiếp đến lý tưởng, động cơ, lối sống của thanh niên thành phố. Hiện nay, ở Đà Nẵng đảng viên đang sinh hoạt tại các Đảng bộ phường rất đa dạng và không đồng đều, xét theo nhiều khía cạnh. Số đảng viên "đương chức" (trong đó có số trẻ) làm nòng cốt của các Đảng bộ đang giữ trọng trách tại các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân phường, trường học, đồn công an, trạm xá, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ ít (và chất lượng cũng còn nhiều hạn chế). Còn lại là các đảng viên đã nghỉ hưu hoặc mất sức lao động. Chính vì vậy, làm tốt công tác phát triển đảng viên (CTPTĐV) trong thanh niên ở cấp phường để góp phần trẻ hóa, tăng thêm sinh lực, trí tuệ cho các Đảng bộ phường bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của phường là một vấn đề rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học xây dựng Đảng thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Đà Nẵng, tác giả muốn góp tiếng nói trong vấn đề này. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay" làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về CTPTĐV của Đảng, về giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng cho thanh niên như: "Xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh niên sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội", luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Mỹ Trang, 2001; về công tác phát triển Đảng có các công trình "Phát triển đảng viên trong sinh viên các trường đại học công an nhân dân ở phía Bắc trong giai đoạn hiện nay", luận văn thạc sĩ của Vũ Thế Kỳ, 2001; "Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên mới trong học viên hệ đào tạo sĩ quan ở các nhà trường thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân trong thời kỳ mới", luận văn thạc sĩ của Lê Văn Lương, 2002; "Công tác phát triển đảng viên mới trong sinh viên đại học ở Đà Nẵng hiện nay", luận văn thạc sĩ của Lê Thưởng, 2001; và "Công tác phát triển Đảng trong sinh viên một số trường đại học ở Hà Nội hiện nay, thực trạng và giải pháp", luận văn thạc sĩ của Dương Trung Ý, 2001. Riêng về CTPTĐV trong thanh niên ở Đà Nẵng đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào. Cũng tương tự như vậy, vấn đề phát triển đảng viên ở phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa được nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng là việc làm cần thiết và cấp bách. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn * Mục đích Góp phần đẩy mạnh CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng trong giai đoạn mới và phục vụ công tác giảng dạy của bản thân ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. * Nhiệm vụ - Làm rõ vai trò của thanh niên nói chung, thanh niên trên địa bàn phường nói riêng trong sự nghiệp CNH, HĐH theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta. - Phân tích, đánh giá thực trạng thanh niên trên địa bàn phường và CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay. Từ đó, rút ra nguyên nhân của thực trạng, đề xuất một số giải pháp để làm tốt CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Là CTPTĐV trong thanh niên trên địa bàn phường của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay. * Phạm vi nghiên cứu CTPTĐV là vấn đề rất rộng, có thể nghiên cứu ở nhiều giai đoạn, đối tượng khác nhau. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu CTPTĐV trong thanh niên (sống và làm việc ở phường, gắn bó chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể phường - gọi tắt là thanh niên trên địa bàn phường) của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm của Đảng ta về xây dựng Đảng và xây dựng CNXH. - Luận văn sử dụng phương pháp luận mác xít, trong đó đặc biệt chú ý các phương pháp như: phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê và lý luận gắn liền với thực tiễn. 6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn * Ý nghĩa Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và chỉ đạo thực tiễn CTPTĐV của các Đảng bộ phường. * Đóng góp của luận văn - Hệ thống, khái quát thực trạng CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng từ 1997 đến nay (2003). - Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh, đổi mới CTPTĐV trong thanh niên ở Đảng bộ phường tại Đà Nẵng thời kỳ mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết.

doc109 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 14642 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chỉ thị số 52CT/TƯ ngày 21/01/2002 của Bộ Chính trị khẳng định: kết nạp đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, có tính qui luật trong công tác xây dựng Đảng nhằm tăng cường thêm sức chiến đấu và bảo đảm sự kế thừa phát triển của Đảng. Đảng là một cơ thể chính trị - xã hội sống, có quá trình hình thành, phát triển và đào thải riêng. Vì vậy, sự phát triển của Đảng là đòi hỏi tự nhiên, là qui luật tất yếu, nhằm để bù đắp số lượng giảm đi và tạo thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa Đảng, bảo đảm sự kế thừa, tạo thêm nhân tố mới trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên (ĐNĐV). Thanh niên là lực lượng "rường cột của nước nhà" và Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là đội hậu bị tin cậy của Đảng, là đội quân xung kích cách mạng, là trường học xã hội chủ nghĩa (XHCN) của thanh niên. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước, thanh niên càng có vị trí, vai trò quan trọng đối với sự phát triển đi lên của cả dân tộc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã chỉ rõ: sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường XHCN hay không, phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên. Là cấp cơ sở trong hệ thống chính trị, phường là địa bàn mà ở đó các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước được hiện thực hóa. Nằm trên địa bàn đô thị, phường là nơi diễn ra những hoạt động sản xuất kinh doanh, sinh hoạt chính trị, xã hội sôi động nhất. Những tác động tích cực cũng như tiêu cực đều diễn ra ở đây. Điều đó đã tác động một cách trực tiếp đến lý tưởng, động cơ, lối sống của thanh niên thành phố. Hiện nay, ở Đà Nẵng đảng viên đang sinh hoạt tại các Đảng bộ phường rất đa dạng và không đồng đều, xét theo nhiều khía cạnh. Số đảng viên "đương chức" (trong đó có số trẻ) làm nòng cốt của các Đảng bộ đang giữ trọng trách tại các cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân phường, trường học, đồn công an, trạm xá, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ lệ ít (và chất lượng cũng còn nhiều hạn chế). Còn lại là các đảng viên đã nghỉ hưu hoặc mất sức lao động. Chính vì vậy, làm tốt công tác phát triển đảng viên (CTPTĐV) trong thanh niên ở cấp phường để góp phần trẻ hóa, tăng thêm sinh lực, trí tuệ cho các Đảng bộ phường bảo đảm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của phường là một vấn đề rất quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Là cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học xây dựng Đảng thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - Phân viện Đà Nẵng, tác giả muốn góp tiếng nói trong vấn đề này. Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài: "Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn hiện nay" làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hiện nay, trên phạm vi cả nước đã có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về CTPTĐV của Đảng, về giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức cách mạng cho thanh niên như: "Xây dựng đội ngũ đảng viên là thanh niên sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố Hà Nội", luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Mỹ Trang, 2001; về công tác phát triển Đảng có các công trình "Phát triển đảng viên trong sinh viên các trường đại học công an nhân dân ở phía Bắc trong giai đoạn hiện nay", luận văn thạc sĩ của Vũ Thế Kỳ, 2001; "Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên mới trong học viên hệ đào tạo sĩ quan ở các nhà trường thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân trong thời kỳ mới", luận văn thạc sĩ của Lê Văn Lương, 2002; "Công tác phát triển đảng viên mới trong sinh viên đại học ở Đà Nẵng hiện nay", luận văn thạc sĩ của Lê Thưởng, 2001; và "Công tác phát triển Đảng trong sinh viên một số trường đại học ở Hà Nội hiện nay, thực trạng và giải pháp", luận văn thạc sĩ của Dương Trung Ý, 2001. Riêng về CTPTĐV trong thanh niên ở Đà Nẵng đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào. Cũng tương tự như vậy, vấn đề phát triển đảng viên ở phường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa được nghiên cứu. Vì vậy, việc nghiên cứu để góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển đảng viên trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng là việc làm cần thiết và cấp bách. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn * Mục đích Góp phần đẩy mạnh CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng trong giai đoạn mới và phục vụ công tác giảng dạy của bản thân ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên. * Nhiệm vụ - Làm rõ vai trò của thanh niên nói chung, thanh niên trên địa bàn phường nói riêng trong sự nghiệp CNH, HĐH theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta. - Phân tích, đánh giá thực trạng thanh niên trên địa bàn phường và CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay. Từ đó, rút ra nguyên nhân của thực trạng, đề xuất một số giải pháp để làm tốt CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở thành phố Đà Nẵng giai đoạn mới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Là CTPTĐV trong thanh niên trên địa bàn phường của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay. * Phạm vi nghiên cứu CTPTĐV là vấn đề rất rộng, có thể nghiên cứu ở nhiều giai đoạn, đối tượng khác nhau. Trong khuôn khổ của luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu CTPTĐV trong thanh niên (sống và làm việc ở phường, gắn bó chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể phường - gọi tắt là thanh niên trên địa bàn phường) của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng từ năm 1997 đến nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm của Đảng ta về xây dựng Đảng và xây dựng CNXH. - Luận văn sử dụng phương pháp luận mác xít, trong đó đặc biệt chú ý các phương pháp như: phương pháp lôgíc và lịch sử, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê và lý luận gắn liền với thực tiễn. 6. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn * Ý nghĩa Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và chỉ đạo thực tiễn CTPTĐV của các Đảng bộ phường. * Đóng góp của luận văn - Hệ thống, khái quát thực trạng CTPTĐV trong thanh niên của các Đảng bộ phường ở Đà Nẵng từ 1997 đến nay (2003). - Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh, đổi mới CTPTĐV trong thanh niên ở Đảng bộ phường tại Đà Nẵng thời kỳ mới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1 CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG THANH NIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG VIÊN TRONG THANH NIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ PHƯỜNG Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG - QUAN NIỆM, VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA 1.1.1. Quan niệm của Đảng bộ phường ở Đà Nẵng về công tác phát triển đảng viên trong thanh niên Lịch sử tồn tại và phát triển của Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) chứng minh rằng, Đảng luôn luôn chú trọng phát triển đảng trong thanh niên. Đây là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, không chỉ đối với tuổi trẻ Việt Nam mà còn liên quan đến sinh mệnh và sức sống của Đảng. Trong bối cảnh mới đầy biến động và phức tạp trên thế giới, những thời cơ và thách thức của đất nước ta hiện nay, ĐCSVN vẫn giữ vững được trọng trách lãnh đạo toàn xã hội vươn lên. Bản thân Đảng đã tự đổi mới, tự chỉnh đốn để ngang tầm với nhiệm vụ quan trọng của thời cuộc đặt ra. Vì vậy, CTPTĐV trong thanh niên nhằm: Tăng thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa đội ngũ, bảo đảm sự kế thừa và phát triển của Đảng. Làm tốt công tác tạo nguồn để lựa chọn, bồi dưỡng, kết nạp những người ưu tú có đủ tiêu chuẩn, trong Đoàn thanh niên, trong công nhân, nông dân, trí thức, chiến sĩ các lực lượng vũ trang...chú ý những cơ sở trọng yếu, những nơi còn ít và chưa có đảng viên. Coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, bảo đảm chặt chẽ về nguyên tắc, đồng thời không định kiến, hẹp hòi... phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng của công tác xây dựng Đảng. Đặt CTPTĐV trong thanh niên thành chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức chỉ đạo chặt chẽ, mang lại kết quả thiết thực [6, tr. 39]. Trong quá trình đấu tranh, trưởng thành, lãnh đạo nhân dân trước đây và đổi mới hiện nay, các cấp ủy Đảng ở Thành phố Đà Nẵng nói chung, ở các Đảng bộ phường nói riêng đều nhận thức và quan niệm rằng: Thứ nhất, trong sự tồn tại và phát triển của mình, Đảng phải thường xuyên bổ sung vào ĐNĐV những lực lượng mới, ưu tú trong phong trào quần chúng. Đó là qui luật trong quá trình trưởng thành và là một nội dung quan trọng trong công tác đảng viên của Đảng. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, CTPTĐV càng trở nên có ý nghĩa đối với việc nâng cao chất lượng ĐNĐV của Đảng. Có thể nói, trong các phạm vi vận động thanh niên hiện nay thì địa bàn dân cư là phạm vi khó nhất, đang gặp nhiều lúng túng nhất. Thực tiễn ở Đà Nẵng đặt ra: Thanh niên trên địa bàn dân cư, họ là những ai? Có thể phân ra bốn loại thanh niên trên địa bàn dân cư. Một loại đã được tập hợp trong tổ chức Đoàn, Hội ngoài phường, tạm gọi là loại thứ nhất; loại đã được tập hợp trong tổ chức Đoàn, hội ở phường, tạm gọi là loại thứ hai; loại đã được tập hợp trong tổ chức thanh niên không phải là Đoàn, Hội, tạm gọi là loại thứ ba và loại chưa được tập hợp trong tổ chức thanh niên nào, tạm gọi là loại thứ tư. (Xin nói rằng, việc phân loại ở đây chỉ là thao tác trừu xuất trong nghiên cứu và quản lý, hoàn toàn không mang ý nghĩa phân biệt, đối xử - một điều tối kỵ trong quá trình đoàn kết, tập hợp, giáo dục thanh niên). Nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ở loại thứ hai, thứ ba, thứ tư và tạm gọi là thanh niên trên địa bàn dân cư. Thứ hai, trước thực trạng ĐNĐV hiện nay, bên cạnh số đông có phẩm chất và đạo đức tốt, có một bộ phận không nhỏ đảng viên thoái hóa, biến chất về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức và năng lực yếu, không tỏ rõ vai trò của mình đối với tổ chức Đảng và với quần chúng. Cho nên, việc nâng cao chất lượng đảng viên theo phương châm: chặt chẽ hơn nữa "đầu vào", xử lý chính xác "đầu ra", nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có và CTPTĐV phải kết hợp gắn chặt với việc chỉnh đốn, sàng lọc ĐNĐV. Thứ ba, về nguyên tắc, Đảng chỉ kết nạp những người ưu tú, có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thực hiện các nhiệm vụ của Đảng. Trong khi kết nạp đảng viên mới phải đặc biệt chú trọng thực hiện phương châm coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng đơn thuần. Bảo đảm chất lượng là yêu cầu xuyên suốt quá trình phát triển đảng viên mới. Đây là một chuỗi các công đoạn đòi hỏi tổ chức Đảng mà trực tiếp là các cơ sở đảng và các chi bộ phải quan tâm chỉ đạo công phu, chu đáo ngay từ khi tạo nguồn như tuyên truyền, giáo dục, lựa chọn đến các khâu kết nạp và giúp đỡ đảng viên dự bị trở thành đảng viên chính thức. Quá trình đó phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo đúng Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương. Trong CTPTĐV phải luôn coi trọng chất lượng, lấy tiêu chuẩn đảng viên làm cơ sở, phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể, không hạ thấp yêu cầu về chất lượng, chạy theo số lượng, nhưng cũng không có thái độ hẹp hòi, định kiến, bảo thủ, cầu toàn, không tích cực tạo điều kiện phát triển đảng viên mới. Lênin cho rằng: "Chúng ta cần có những đảng viên mới không phải là để quảng cáo mà là để làm việc thật sự. Những người đó, chúng ta kêu gọi họ vào hàng ngũ của chúng ta, đảng ta mở rộng cửa để đón những người lao động" [11, tr. 256]. Sức mạnh của Đảng phụ thuộc vào chất lượng đảng viên. Người được xét kết nạp vào Đảng phải có đủ tiêu chuẩn đảng viên, số lượng chỉ có ý nghĩa khi bảo đảm chất lượng. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay khi cơ cấu, thành phần và độ tuổi của ĐNĐV còn mất cân đối thì Đảng cần có một số lượng đảng viên phù hợp để hoàn thiện tổ chức, thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng. Với ý nghĩa đó, số lượng đảng viên có quan hệ chặt chẽ với chất lượng đảng viên. Giải quyết mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng chung trong toàn Đảng đã là khó khăn, phức tạp, lâu dài thì đối với các đảng bộ phường (nói chung) ở Đà Nẵng nói riêng lại càng nan giải. Bởi vì, do lịch sử để lại nhiều đảng viên giai đoạn cách mạng trước tiên phong, gương mẫu, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nay chuyển sang giai đoạn cách mạng mới nhiều đảng viên do điều kiện hoàn cảnh mới, đòi hỏi năng lực mới, không phát huy được vai trò của mình. Thậm chí có một bộ phận tụt hậu. Bộ phận này cũng đã được các cấp ủy Đảng giải quyết dần dần bằng nhiều cách hợp lý, hợp tình. Nhưng dù có giải quyết thế nào thì theo qui luật 10 đến 15 năm nữa số này sẽ hết. Trong khi đó hướng kết nạp đảng viên mới hiện nay là chú trọng vào đối tượng nam, nữ thanh niên ưu tú để "trẻ hóa" ĐNĐV thì ở phường lại gặp rất nhiều khó khăn cả về số lượng lẫn chất lượng. Do vậy, một vấn đề đặt ra đối với các cấp đảng bộ phường ở Đà Nẵng là trên cơ sở nắm vững những yêu cầu về tiêu chuẩn đảng viên, coi trọng chất lượng nhưng cần vận dụng linh hoạt trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Không đòi hỏi thực hiện một cách máy móc, cứng nhắc các tiêu chuẩn ở những địa bàn dân cư chưa có đảng viên hoặc ít đảng viên mà rất cần có sự lãnh đạo trực tiếp của người đảng viên. Nếu làm tốt việc phát triển đảng viên trẻ thì chất lượng ĐNĐV sẽ được tăng cường, sau khoảng 10, 15 năm nữa các đảng bộ phường sẽ có một ĐNĐV trong sạch vững mạnh, đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và các thời kỳ tiếp theo trên địa bàn phường. Thứ tư, xét duyệt đúng tiêu chuẩn, đúng nguyên tắc, đúng trình tự, đúng thủ tục. Đồng thời không định kiến, hẹp hòi, không "thành phần chủ nghĩa". 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của công tác phát triển đảng viên trong thanh niên 1.1.2.1. Vai trò của thanh niên Thanh niên có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng và tương lai của dân tộc. Theo C.Mác, giai cấp công nhân chỉ được hình thành với tư cách là một giai cấp khi ý thức được địa vị và tương lai của mình. Những công nhân tiên tiến nhất hoàn toàn hiểu rõ rằng, tương lai của giai cấp công nhân và do đó tương lai của nhân loại hoàn toàn phụ thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên [17, tr. 263]. Cuối thế kỷ XIX trong bối cảnh xã hội tư bản, Mác cho rằng, cần phải giải thoát cho thanh niên, thiếu niên khỏi sự tác động có tính chất phá hoại của hệ thống hiện đại. Chính Mác đã gọi thanh niên là cội nguồn của sự sống của dân tộc và giai cấp công nhân, là bộ xương của mỗi cơ thể dân tộc. Khi đánh giá vai trò của thanh niên trong đấu tranh cách mạng, các quan điểm mácxít đã chỉ ra, chỉ có cách mạng vô sản và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới thực sự làm cho thế hệ thanh niên phát huy được vai trò to lớn của mình một cách tích cực, chủ động và sáng tạo. Do vậy, giáo dục thanh niên được coi là nhiệm vụ hàng đầu để có con người mới XHCN. Ph. Ăngghen nêu rõ: Thanh niên không thể đứng ngoài chính trị, chính hiện thực cuộc sống đã, đang và sẽ cuốn hút tuổi trẻ vào đời sống chính trị. Chính Ăngghen là người đầu tiên đưa ra các quan niệm như: "Đội quân xung kích quyết định của đạo quân vô sản", "đội hậu bị của đảng" để gắn với thanh niên. Vào năm 1853, khi "đảng của Mác" đã khẳng định được vị trí của mình trên vũ đài chính trị, trong cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại đạo luật đặc biệt của Bítxmác, Ăngghen đã viết: Chính thế hệ trẻ là nguồn bổ sung dồi dào nhất cho đảng. Luận thuyết của Mác - Ăngghen luôn khẳng định lực lượng quần chúng nhân dân đông đảo cần được tập hợp, tổ chức và giáo dục, sao cho những biến đổi tư tưởng của họ bắt kịp với thời đại, đi đúng quỹ đạo của dòng thác cách mạng đang cuộn chảy. Phát triển sáng tạo những luận điểm của Mác và Ăngghen trong điều kiện lịch sử mới, V.I.Lênin đã coi thanh niên là "nguồn sinh lực chiến đấu của cách mạng". Người chỉ rõ: "Há chẳng phải trong đảng cách mạng của chúng tôi, thanh niên chiếm ưu thế tuyệt đối là một điều tự nhiên sao? Chúng tôi là đảng của những người đổi mới, mà thanh niên luôn đi theo đổi mới. Chúng tôi là đảng đấu tranh chống chế độ cũ thối nát mà thanh niên luôn đi đầu" [12, tr. 210]. Có thể nói, đây là luận điểm thể hiện rõ nhất, trực tiếp nhất vai trò của thanh niên trong đấu tranh cách mạng. Với quan điểm này Lênin khẳng định, thanh niên là một bộ phận quan trọng, hùng hậu của cách mạng, là đội hậu bị của Đảng cộng sản, là đội quân xung kích trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của các thế hệ đi trước và các thế hệ thanh niên sẽ nối tiếp nhau xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Lênin khẳng định: Chúng ta biết rằng, hiện giờ có hàng chục, hàng trăm ngàn quân hậu bị là thanh niên công nông..., hoàn cảnh của chúng ta càng khó khăn, thì họ càng xích gần lại với chúng ta đông đảo hơn, với tinh thần hy sinh quên mình cao hơn. Những quân hậu bị đó làm cho chúng ta hoàn toàn tin chắc rằng...chúng ta đã có được nguồn lực lượng hậu bị mà chúng ta có thể khai thác lâu dài, với qui mô to lớn [15, tr. 338]. Lênin tin tưởng việc tham gia vào bộ máy lãnh đạo của Đảng và quản lý nhà nước trong chế độ mới sẽ có lực lượng thanh niên. Họ sẽ hoạt động với cách thức mới hơn và hiệu quả cao hơn. Người viết: "Nếu chúng tôi làm việc không quá gấp, thì trong vài năm nữa chúng tôi sẽ có một số thanh niên đông đảo có khả năng làm thay đổi bộ máy của chúng tôi" [16. tr. 360-363]. Đó chính là sự thể hiện cao nhất vai trò, vị trí, sự đóng góp của thanh niên trong quản lý xã hội và xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Người khẳng định rõ lập trường của những người cộng sản chân chính là cần phải giáo dục cộng sản cho thế hệ trẻ và kết hợp việc giáo dục ấy với cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân. Kế thừa những di sản quí báu của C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển một cách sáng tạo những luận điểm mác xít về vị trí, vai trò của thanh niên trong xã hội; về nhiệm vụ giáo dục thanh niên, về Đoàn thanh niên cộng sản trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Nếu như trước đó C.Mác. Ph. Ăngghen, V.I.Lênin luôn gắn thanh niên với giai cấp công nhân, với đảng tiên phong của nó, thì đến Hồ Chí Minh đã có sự phát triển vượt bậc, cụ thể. Thanh niên không những gắn với giai cấp công nhân mà còn gắn với dân tộc, với Đảng cộng sản. Do đó, muốn "hồi sinh" dân tộc, trước hết phải "hồi sinh" thanh niên. Trong tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp, phần phụ lục "gửi thanh niên Việt Nam" Người tha thiết kêu gọi "Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám thanh niên sớm già của Người không sớm hồi sinh" [18, tr. 133]. Bác nhận thấy "thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc", "người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già; đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". "Thanh niên là lực lượng cơ bản trong bộ đội, công an và dân quân tự vệ". Trong mọi công việc thanh niên là người có khả năng thực hiện khẩu hiệu "đâu cần thanh niên có, việc khó thanh niên làm" [7, tr. 96]. Người tổng kết: "Thanh niên là một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng, thanh niên mới được tự do. Vì vậy thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc" [7, tr. 96]. Việc thành lập tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (với hạt nhân là cộng sản Đoàn) để chuẩn bị cho việc thành lập ĐCSVN và sáng lập từ báo cách mạng mang tên Thanh niên chứng tỏ Hồ Chí Minh có một tầm nhìn chiến lược, khi Người biết rằng chỉ có thanh niên mới có thể "nắm vai trò là những người châm ngòi lửa đầu tiên cho cách mạng nước ta". Người thấy rõ sự thịnh suy, mạnh yếu của một dân tộc phần lớn tùy thuộc vào thanh niên. Coi thanh niên là đầu tàu của lực lượng cách mạng, thức tỉnh thanh niên để thức tỉnh một dân tộc là điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh. Trong các tác phẩm, các buổi nói chuyện, Hồ Chí Minh đã đề cập nhiều đến việc giáo dục đạo đức, đến những mục tiêu, phương hướng, hình thức, biện pháp thiết thực để giáo dục thanh niên nhằm biến n
Luận văn liên quan