Luận văn Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

1/ Tính bức xúc của đề tài Từ năm 1991, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong khu vực đang diễn ra cạnh tranh quyết liệt và nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn, doanh nghiệp nhà nước đã vượt qua nhiều thử thách, đứng vững và không ngừng phát triển. Doanh nghiệp nhà nước đã đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, bảo đảm việc làm cho trên 1 triệu lao động. Doanh nghiệp nhà nước đã đảm trách những ngành kinh tế xương sống, mũi nhọn, có vốn đầu tư cao như: Xi măng, dầu khí, hàng không, thông tin, điện lực., góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội và có vai trò quyết định vào thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, khu vực doanh nghiệp nhà nước còn những tồn tại, yếu kém như: hoạt động kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh thấp, trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý của cán bộ bất cập, trình độ tay nghề của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước còn thấp. Quá trình triển khai thực hiện đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, việc sắp xếp lại và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã trở thành xu hướng tất yếu trong tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Những năm qua đã có nhiều hội thảo, đề tài khoa học và nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập đến vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước trên nhiều khía cạnh khác nhau. Song vấn đề CPH DNNN diễn ra một cách chậm chạp bởi nhiều lý do khác nhau. Cùng với chủ trương mở rộng và tăng cường tiến độ CPH một bộ phận DNNN ở nước ta, vấn đề thúc đẩy tiến trình CPH DNNN đang trở thành tính thời sự. Nhằm góp phần tháo gỡ sự bức xúc đó, đề tài: “ Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. Thực trạng và giải pháp” được lựa chọn làm luận văn tốt nghiệp Đại học chính trị. 2/ Đối tượng, giới hạn của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu về CPH và thúc đẩy CPH DNNN ở nước ta. Là vấn đề được nghiên cứu nhiều nên luận văn không đi sâu phân tích nội dung lý luận, “kỹ thuật công nghệ” của CPH DNNN. Khía cạnh đề cập chủ yếu là làm gì để đẩy mạnh tiến trình CPH DNNN ở nước ta. Nội dung cơ bản của CPH được nghiên cứu thông qua phần kinh nghiệm CPH DNNN ở một số quốc gia. Điều đó cho phép vừa rõ được nội dung CPH vừa học hỏi kinh nghiệm từ các nước, vừa tránh trùng lặp nội dung trong trình bày đề tài. 3/ Mục đích, nhiệm vụ đề tài: - Góp phần thúc đẩy quá trình CPH DNNN ở nước ta hiện nay. - Nhiệm vụ chủ yếu gồm: o Hệ thống hoá vấn đề cơ bản về CPH DNNN. o Phân tích thực trạng CPH DNNN ở nước ta. o Đề xuất một số giải pháp góp phần đẩy nhanh tiến trình CPH DNN ở Việt Nam. 4/ Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và đối chiếu. 5/ Kết câú đề tài: Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung gồm 3 phần: -Phần thứ nhất: Một số vấn đề chung về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. -Phần thứ hai: Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. -Phần thứ ba: Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam.

doc37 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan