Việt Nam có tiềm năng để phát triển ngành rau quả xuất khẩu do có các điều
kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhƣỡng phù hợp với việc trồng nhiều loại rau quả
nhiệt đới, á nhiệt đới và cả một số loại rau quả ôn đới.
Sau khi suy giảm trong những năm đầu thập niên 90 do mất thị trƣờng xuất
khẩu truyền thống ở các nƣớc Đông Âu, từ năm 1995 xuất khẩu rau quả của Việt
Nam đã phục hồi và đạt đƣợc những bƣớc tăng trƣởng khá quan trọng. Với thế
mạnh là khí hậu và đất trồng thuận lợi, khả năng đa dạng hoá sản phẩm, nguồn lao
động dồi dào, rau quả Việt Nam đã vƣơn tới 50 quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành rau quả Việt Nam và khả năng xuất khẩu
rau quả của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nhƣ khả năng dự
trữ, bảo quản, chế biến còn rất hạn chế, chất lƣợng không cao, giá xuất khẩu còn
chịu nhiều thua thiệt, diện tích trồng cây trong nƣớc còn manh mún, không có vùng
chuyên canh nhƣ nhiều nƣớc xuất khẩu khác nên khi có đơn đặt hàng ổn định, số
lƣợng lớn thì không có khả năng cung cấp, .
Để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt
Nam, cần thiết phải đánh giá đƣợc những yếu tố tác động đến khả năng phát triển
xuất khẩu của doanh nghiệp và tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao khả
năng xuất khẩu. Do đó, đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của các doanh
nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại” có tính khoa học và
thực tiễn cao.
112 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3003 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hóa thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
--------
DƢƠNG THỊ THU HUYỀN
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
--------
DƢƠNG THỊ THU HUYỀN
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Nguyễn Hữu Khải
Hà Nội - 2008
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ hỗ trợ của
các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp
Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS, TS Nguyễn Hữu Khải –
ngƣời đã chỉ bảo tận tâm, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Hội đồng Khoa học
trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, Khoa Sau Đại học trƣờng Đại học Ngoại thƣơng đã
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của các bạn bè đồng
nghiệp, gia đình đã tạo điều kiện, hỗ trợ, ủng hộ về tinh thần để tôi có thể hoàn
thành luận văn.
Do hạn chế năng lực và thời gian nghiên cứu, luận văn chắc chắn không
tránh khỏi những sai sót, tác giả rất mong đƣợc sự góp ý chỉ bảo của thầy cô, các
bạn bè và đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2008
Tác giả
Dƣơng Thị Thu Huyền
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG RAU QUẢ THẾ GIỚI
VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT
NAM ................................................................................................................. 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG RAU QUẢ THẾ GIỚI ................................... 4
1.1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU QUẢ .................................................... 4
1.1.1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM VÀ THỊ TRƢỜNG RAU QUẢ ..................... 4
1.1.1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAU QUẢ THẾ GIỚI.................................. 6
1.1.2. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU .................................................................... 7
1.1.3. TÌNH HÌNH NHậP KHẨU ................................................................... 14
1.2. SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM .. 26
1.3. CÁC CAM KẾT QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU RAU QUẢ .......................................................................................................... 29
1.3.1. KHU VỰC MẬU DỊCH TỰ DO ASEAN (AFTA) ............................. 29
1.3.2. HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ ....................... 30
1.3.3. CHƢƠNG TRÌNH THU HOẠCH SỚM ............................................. 32
1.3.4. TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) ................................. 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ
THƢƠNG MẠI .............................................................................................. 34
2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA
VIỆT NAM ...................................................................................................................... 34
2.1.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT RAU QUẢ CỦA VIỆT
NAM .................................................................................................................. 34
2.1.1.1. DIỆN TÍCH, SẢN LƢỢNG VÀ CƠ CẤU SẢN PHẨM RAU ............. 34
2.1.1.2. DIỆN TÍCH, SẢN LƢỢNG VÀ CƠ CẤU SẢN PHẨM QUẢ ............ 35
2.1.2. KHỐI LUỢNG VÀ KIM NGẠCH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA
VIỆT NAM ....................................................................................................... 37
2.1.3. CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG RAU QUẢ
CỦA VIỆT NAM ............................................................................................. 39
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU RAU
QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ....................................................... 41
2.2.1. KHẢ NĂNG TẠO NGUỒN CUNG XUẤT KHẨU ............................ 41
2.2.2. KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU ............. 48
2.2.3. VẤN ĐỀ BẢO QUẢN SAU THU HOẠCH ......................................... 52
2.2.4. VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ................................... 53
2.2.5. VẤN ĐỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU ......................... 54
2.2.6. CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU RAU QUẢ VIỆT NAM ................ 59
2.3. THỰC TRANG CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU
RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM ........................................................................................ 64
2.3.1. CHÍNH SÁCH QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT ........................... 64
2.3.2. CHÍNH SÁCH ĐẤT ĐAI ...................................................................... 64
2.3.3. CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ................................................................. 67
2.3.4. CHÍNH SÁCH SẢN XUẤT XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ .................. 68
CHƢƠNG 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT
KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI ............................................... 72
3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU
QUẢ CỦA VIỆT NAM .................................................................................................. 72
3.1.1. CƠ HỘI ................................................................................................... 72
3.1.2. THÁCH THỨC ...................................................................................... 72
3.2. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA
VIỆT NAM ...................................................................................................................... 73
3.2.1. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU RAU QUẢ ................... 73
3.2.2. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU RAU QUẢ ...................... 75
3.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN TỰ DO HOÁ THƢƠNG MẠI .......... 76
3.3.1. CÁC GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP ................................ 76
3.3.1.1. CHỦ ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỊ TRƢỜNG VÀ HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƢỢC THỊ TRƢỜNG .............................................................................. 76
3.3.1.2. CHIẾN LƢỢC SẢN PHẨM VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH ........................................................................................................... 79
3.3.1.3. XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CHIẾN LƢỢC ĐẦU TƢ CÔNG
NGHỆ HIỆN ĐẠI ........................................................................................... 81
3.3.2. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA NHÀ NƢỚC, CÁC BỘ, NGÀNH ................. 82
3.3.2.1. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
........................................................................................................................ 82
3.3.2.3. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG ....................................... 85
3.3.2.4. CHÍNH SÁCH TỔ CHỨC TIÊU THỤ ............................................. 86
3.3.2.5. KHUYẾN KHÍCH HÌNH THỨC LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT
RAU QUẢ ....................................................................................................... 89
3.3.2.6. CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI VÀ KHUYẾN KHÍCH XUẤT KHẨU
........................................................................................................................ 91
3.3.2.7. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU VÀ XÚC
TIẾN THƢƠNG MẠI ..................................................................................... 92
3.3.2.8. CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÁC HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG ...... 96
3.3.2.9. HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC ................................. 97
KẾT LUẬN .................................................................................................... 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
BẢNG 1.1 - CÁC NƢỚC XUẤT KHẨU RAU TƢƠI LỚN NHẤT THẾ GIỚI ....... 8
BẢNG 1.2 - CÁC NƢỚC XUẤT KHẨU QUẢ TƢƠI LỚN NHẤT THẾ GIỚI .... 10
BẢNG 1.3 - CÁC NƢỚC XUẤT KHẨU RAU QUẢ CHẾ BIẾN LỚN NHẤT THẾ
GIỚI .......................................................................................................................... 13
BẢNG 1.4 - KHỐI LƢỢNG RAU QUẢ TIÊU THỤ CỦA THẾ GIỚI ................... 14
BẢNG 2.1 - DIỆN TÍCH, SẢN LƢỢNG RAU CỦA CÁC VÙNG ........................ 34
BẢNG 2.2 - KHỐI LƢỢNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM ........... 37
BẢNG 2.3 - KIM NGẠCH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM ............. 38
BẢNG 2.4 - THỊ TRƢỜNG NHẬP KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN
CHỦ LỰC CỦA VIỆT NAM ........................................................................................... 39
BẢNG 2.5 - CÁC NƢỚC NHẬP KHẨU RAU QUẢ CHÍNH CỦA VIỆT NAM .. 40
BẢNG 2.6 - CƠ CẤU THỊ TRƢỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM
................................................................................................................................... 41
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có tiềm năng để phát triển ngành rau quả xuất khẩu do có các điều
kiện thuận lợi về khí hậu, thổ nhƣỡng phù hợp với việc trồng nhiều loại rau quả
nhiệt đới, á nhiệt đới và cả một số loại rau quả ôn đới.
Sau khi suy giảm trong những năm đầu thập niên 90 do mất thị trƣờng xuất
khẩu truyền thống ở các nƣớc Đông Âu, từ năm 1995 xuất khẩu rau quả của Việt
Nam đã phục hồi và đạt đƣợc những bƣớc tăng trƣởng khá quan trọng. Với thế
mạnh là khí hậu và đất trồng thuận lợi, khả năng đa dạng hoá sản phẩm, nguồn lao
động dồi dào, rau quả Việt Nam đã vƣơn tới 50 quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển của ngành rau quả Việt Nam và khả năng xuất khẩu
rau quả của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập nhƣ khả năng dự
trữ, bảo quản, chế biến còn rất hạn chế, chất lƣợng không cao, giá xuất khẩu còn
chịu nhiều thua thiệt, diện tích trồng cây trong nƣớc còn manh mún, không có vùng
chuyên canh nhƣ nhiều nƣớc xuất khẩu khác nên khi có đơn đặt hàng ổn định, số
lƣợng lớn thì không có khả năng cung cấp, ….
Để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu rau quả của doanh nghiệp Việt
Nam, cần thiết phải đánh giá đƣợc những yếu tố tác động đến khả năng phát triển
xuất khẩu của doanh nghiệp và tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao khả
năng xuất khẩu. Do đó, đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của các doanh
nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại” có tính khoa học và
thực tiễn cao.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời qua, đã có một số đề tài nghiên cứu về xuất khẩu hàng nông sản
của Việt Nam nhƣ đề tài “Các giải pháp nâng cao năng lực xuất khẩu của hàng
nông sản Việt Nam vào thị trƣờng EU” của Hoàng Thị Thanh Tâm - học viên cao
học khoá 8 (Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng), đề tài “Chiến lƣợc xuất khẩu hàng
nông sản Việt Nam đến năm 2010” của Nguyễn Thanh Nga - học viên cao học khoá
9 (Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng), đề tài “Thực trạng và các giải pháp đẩy mạnh
2
xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trƣờng Châu Phi” của Nguyễn Thị
Vân Anh - học viên cao học khoá 10 (Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng), đề tài “Thị
trƣờng xuất khẩu và những giải pháp cơ bản đẩy mạnh xuất khẩu một số mặt hàng
rau quả của Việt Nam đến năm 2010” của Trần Thị Tú Anh - học viên cao học khoá
7 (Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng). Các đề tài này chủ yếu đề cập đến các giải pháp
để xuất khẩu hàng nông sản nói chung vào thị trƣờng EU, Châu Phi; nêu chung về
chiến lƣợc hàng nông sản của Việt Nam đến năm 2010 mà chƣa nghiên cứu cụ thể
về vấn đề xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện Việt
Nam đã là thành viên chính thức của Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO). Vì vậy,
đề tài “Đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam trong
điều kiện tự do hoá thƣơng mại” có thể nói là đề tài đầu tiên đi sâu vào nghiên
cứu thực trạng xuất khẩu của riêng mặt hàng rau quả của các doanh nghiệp Việt
Nam, những điểm thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu rau quả trong bối cảnh
Việt Nam đã gia nhập vào Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO.
3. Mục đích nghiên cứu
Phân tích đặc điểm, xu hƣớng phát triển thị trƣờng rau quả thế giới trong thời
gian tới, triển vọng phát triển sản xuất, xuất khẩu rau quả của các doanh
nghiệp Việt Nam; Những cơ hội và thách thức đối với việc xuất khẩu rau quả
của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại, năng
lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam.
Các giải pháp đẩy mạnh khả năng xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích thực trạng xuất khẩu rau quả của Việt Nam, thực trạng của các
doanh nghiệp xuất khẩu rau quả Việt Nam.
Phân tích đặc điểm, xu hƣớng phát triển thị trƣờng rau quả thế giới trong,
triển vọng phát triển xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Dự báo những mặt hàng Việt Nam có cơ hội xuất khẩu và khả năng thâm
nhập của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trƣờng thế giới.
3
Đƣa ra một số giải pháp đẩy mạnh khả năng xuất khẩu sản phẩm rau quả của
doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là thị trƣờng rau quả thế giới, thị trƣờng rau
quả Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu tình hình xuất khẩu rau quả của
các doanh nghiệp Việt Nam từ năm 2000 đến nay.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, khái quát
hoá, phƣơng pháp chuyên khảo có thừa kế và chọn lọc các tài liệu, sách báo, tạp chí.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chƣơng, bao gồm:
Chƣơng 1: Tổng quan về thị trƣờng rau quả thế giới và sự cần thiết đẩy
mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Chƣơng 2: Thực trạng xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam
trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của các
doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện tự do hoá thƣơng mại.
4
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG RAU QUẢ THẾ GIỚI VÀ SỰ CẦN THIẾT
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA VIỆT NAM
1.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƢỜNG RAU QUẢ THẾ GIỚI
1.1.1. Tình hình sản xuất rau quả
1.1.1.1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường rau quả
a/Đặc điểm sản phẩm rau quả
Sản phẩm rau quả các loại (ở dạng tƣơi hoặc đã chế biến) ngày càng giữ một vai
trò quan trọng trong cơ cấu tiêu dùng của dân cƣ. Nhu cầu về rau quả có xu hƣớng tăng
lên và thị trƣờng rau quả thế giới đang mở ra nhiều cơ hội mới cho các nhà kinh doanh
xuất khẩu. Tuy nhiên, sản phẩm rau quả có những đặc điểm đặc thù, đặt ra những đòi
hỏi riêng trong thực tiễn kinh doanh xuất nhập khẩu, cụ thể nhƣ sau:
Một là, rau quả là một trong những mặt hàng dễ hỏng, có thời gian sử dụng
ngắn, giá trị kinh tế tƣơng đối thấp. Cho nên muốn thu đƣợc hiệu quả kinh doanh
cao, phải huy động đƣợc một số lƣợng hàng tƣơng đối lớn và hoàn tất hợp đồng
trong thời gian ngắn. Tính mùa vụ của sản phẩm phải đƣợc tôn trọng và tập trung
khai thác triệt để.
Hai là, việc vận chuyển sản phẩm rau quả đòi hỏi phải có những phƣơng tiện
vận tải chuyên dụng, hệ thống làm lạnh, hệ thống kho bảo quản chuyên dụng và
đồng bộ. Có nhƣ vậy mới tránh đƣợc những tổn thất thƣờng xuyên phát sinh làm
giảm mất giá trị của sản phẩm nhƣ bị dập, thối...
Ba là, để duy trì chất lƣợng của sản phẩm cần phải có một quy trình xử lý sản
phẩm cũng nhƣ công nghệ bảo quản sau thu hoạch phù hợp với yêu cầu riêng của
mỗi loại sản phẩm rau quả.
Bốn là, sản phẩm rau quả các loại đòi hỏi phải có một số lƣợng lớn bao bì
đồng bộ và phù hợp với tính chất của từng loại rau quả sau khi thu hoạch. Rau quả
các loại rất khác nhau về khả năng duy trì độ tƣơi mới sau thu hoạch cũng nhƣ chịu
5
tác động của môi trƣờng bên ngoài. Cấu tạo của từng loại bao bì có ý nghĩa quan
trọng trong việc bảo quản chất lƣợng sản phẩm.
Năm là, sản phẩm rau quả chịu ảnh hƣởng rất lớn của điều kiện thiên nhiên,
vì vậy việc sản xuất rau quả cung ứng cho xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào thời
tiết. Để kinh doanh mặt hàng này đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải gắn bó chặt
chẽ với nhà sản xuất trong việc đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho xuất khẩu.
Nhƣ vậy, quá trình xuất khẩu rau quả phải đƣợc hình thành trên cơ sở một
dây chuyền đồng bộ, khép kín từ kỹ thuật gieo trồng và trình độ thâm canh cao, tạo
nguồn hàng xuất khẩu tập trung, đến quy trình xử lý hợp lý sau thu hoạch, hệ thống
bảo quản và vận tải thích hợp.
b/ Đặc điểm thị trường sản phẩm rau quả thế giới
Thứ nhất, cung trên thị trƣờng rau quả có hệ số co giãn rất thấp đối với giá cả
trong ngắn hạn, khi giá thị trƣờng tăng hay giảm thì lƣợng cung cũng ít thay đổi do
đặc điểm của quá trình sản xuất rau quả: Rau quả là đối tƣợng có yêu cầu phù hợp
cao về đất đai, thổ nhƣỡng, khí hậu,...Rau quả tƣơi là những sản phẩm có thời hạn
sử dụng ngắn, chất lƣợng dễ thay đổi dƣới tác động của môi trƣờng bên ngoài. Chi
phí để bảo quản rau quả thƣờng rất lớn.
Thứ hai, cầu về rau quả có những đặc điểm chung nhƣ cầu của mọi hàng hoá
là chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố nhƣ: dân số, thu nhập ngƣời tiêu dùng, giá
cả, phong tục tập quán, thị hiếu,.. ngoài ra nó còn có một số đặc điểm cơ bản khác.
Thứ ba, thị trƣờng rau quả thế giới còn chịu ảnh hƣởng lớn bởi thói quen tiêu
dùng, việc tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào khẩu vị của ngƣời tiêu dùng, đặc điểm này
rất quan trọng trong việc nghiên cứu, xác định nhu cầu khác nhau ở mỗi khu vực.
Thứ tƣ, chất lƣợng và vệ sinh dịch tễ có tác động rất lớn tới nhu cầu tiêu thụ
bởi mặt hàng rau quả có tác động trực tiếp tới sức khoẻ và chế độ dinh dƣỡng của
ngƣời tiêu dùng.
Thứ năm, có khả năng thay thế cao, khi giá một mặt hàng rau quả nào tăng
lên thì ngƣời tiêu dùng có thể chuyển sang mua mặt hàng rau quả khác.
6
1.1.1.2. Tình hình sản xuất rau quả thế giới
a/ Các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất và xuất khẩu rau quả
Thứ nhất, việc sản xuất phụ thuộc chặt chẽ vào khí hậu, thổ nhƣỡng.
Sản phẩm rau quả rất đa dạng. Một số loại có thể thích ứng với các vùng khí
hậu cũng nhƣ thổ nhƣỡng khác nhau, còn phần lớn có yêu cầu rất khắt khe về khí
hậu và đất đai. Mặc dù có nhiều nƣớc có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc
gieo trồng nhiều loại rau quả nhƣng nhìn chung, không một nƣớc nào có thể đáp
ứng tất cả những yêu cầu đa dạng của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm rau quả.
Thứ hai, hoạt động buôn bán phụ thuộc nhiều vào sự gần gũi về mặt địa lý.
Do những đặc điểm của sản phẩm rau quả, đặc biệt là rau quả tƣơi, khoảng
cách địa lý đƣợc coi là một trong những yếu tố quyết định đối tác thƣơng mại. Mặc
dù chi phí vận chuyển đã giảm xuống rõ rệt trong vòng 20 năm qua nhƣng đối với
các nƣớc xuất khẩu thì đó vẫn là rào cản. Thƣơng mại nội khu vực chiếm tỷ trọng
rất lớn trong thƣơng mại rau quả do thuế quan và chi phí vận chuyển thấp hơn, nhất
là đối với các sản phẩm tƣơi đòi hỏi thời gian vận chuyển ngắn.
Thứ ba, tiến bộ khoa học công nghệ.
Công nghệ là điều kiện quan trọng để mở rộng thƣơng mại rau quả trên phạm
vi toàn cầu và giữ cho mức giá tƣơng đối ổn định, đồng thời hỗ trợ cho quá trình
vận chuyển trở nên rút gọn hơn bằng cách rút ngắn thời gian giao hàng, bảo quản
chất lƣợng sản phẩm trong suốt quá trình vận chuyển, cắt giảm chi phí vận chuyển.
Nhờ có công nghệ mà việc vận chuyển sản phẩm tƣơi tới các nƣớc nhập khẩu cách
xa hàng nghìn km không còn khó khăn nữa và lƣợng hao hụt trong quá trình vận
chuyển là không đáng kể, ví dụ, công nghệ CA (Controlled Atmostphere - Điều hoà
không khí) giúp kéo dài vòng đời sản phẩm, giữ nguyên chất lƣợng sản phẩm; hệ
thống định vị toàn cầu cho phép chủ tàu theo dõi hàng vận chuyển, giúp giảm thiể