Đất nước ta có một nền văn hóa đa dạng phong phú, nó như một bức
tranh sống động bởi sự hòa quện nhiều màu sắc mà ở đó đền, chùa, đình làng
ở nông thôn là một gam màu chủ đạo để làm nên bức tranh đó. Ai xa xứ về
quê tới đầu làng những ngôi đền, chùa, đình làng rêu phong văng vẳng
chuông ngân đã tạo nên sự hối thúc mãnh liệt, đầy sức sống cho mỗi con
người, để ai đi xa cũng mong sớm có ngày trở lại.
Người xưa có câu "Dĩ nông vi bản" là một nước nông nghiệp chính vì
thế hệ thống đền, chùa, đình làng luôn gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần
của mỗi người dân nông thôn. Nó không chỉ có vị trí đặc biệt trong văn hóa
làng mà còn có tác động sâu sắc, toàn diện đến xã hội cổ truyền. Đền, chùa,
đình làng của người Việt không chỉ là không gian tôn giáo, nơi phục vụ các
hoạt động thờ cúng, tâm linh, thể hiện lòng hiếu mộ của con người, là nơi sinh
hoạt cộng đồng, in dấu những hương ước, lệ làng, những thiết chế lâu đời. Vì
thế, đã từ lâu chủ đề này đã được các nhà khoa học xã hội đặc biệt quan tâm
nghiên cứu, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ chủ đề này đã khá quen
thuộc, và đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công.
Tuy nhiên, tìm hiểu về một địa bàn cụ thể như huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên trước năm 1945 từ tước đến nay chưa được thực hiện bởi sự
khan hiếm các nguồn tư liệu và đi lại khó khăn.
Bởi vậy tác giả chọn đề tài: “Đền, chùa, đình làng ở huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945”, làm luận văn thạc sỹ với hy vọng nghiên
cứu một cách hệ thống về hệ thống đền, chùa, đình làng ở địa phương. Qua đó
làm rõ được những giá trị văn hoá, lịch sử tích cực để giáo dục thế hệ trẻ
Đồng Hỷ biết trân trọng văn hoá truyền thống ngay trên mảnh đất quê hương.
102 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4763 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đển, Chùa, Đình làng ở huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN KHẮC THÁI
ĐỂN, CHÙA, ĐÌNH LÀNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
NGUYỄN KHẮC THÁI
ĐỂN, CHÙA, ĐÌNH LÀNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ
TỈNH THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 62.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS - TS. Đàm Thị Uyên
THÁI NGUYÊN, NĂM 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Nguyễn Khắc Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tác giả xin trân trọng cảm ơn
Ban giám hiệu, khoa sau đại học, Ban chủ nhiệm, quý Thầy, Cô giáo khoa
lịch sử trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và quý Thầy, Cô giáo trực tiếp
giảng dạy. Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu
trường THPT lương Thế Vinh, TP Thái nguyên cùng các thầy cô giáo đã giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tác giả xin chân thành cảm ơn: Sở Văn hoá thông tin và du lịch tỉnh
Thái Nguyên, huyện Uỷ huyện Đồng Hỷ, phòng văn hoá thông tin, huyện
Đồng Hỷ, Ban Tuyên giáo huyện Đồng Hỷ, UBND các xã trong huyện, các
già làng, trưởng bản đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực
hiện luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn:
PGS.TS. Đàm Thị Uyên, cô đã luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời
gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả cảm ơn tập thể lớp cao học K17 chuyên ngành Lịch sử trường
ĐHSP Thái Nguyên đã đóng góp ý kiến trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn.
Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả để hoàn thành luận văn này.
Tác giả
Nguyễn Khắc Thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục ................................................................................................................ i
Danh mục bảng .................................................................................................. iii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI
NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945 ....................................................................... 7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ........................................................... 7
1.2. Các thành phần dân tộc ........................................................................... 9
1.2.1. Dân tộc kinh ................................................................................... 10
1.2.2. Dân tộc Tày, Nùng ......................................................................... 10
1.2.3. Dân tộc Sán Dìu ............................................................................. 11
1.2.4. Dân tộc Sán Chay ........................................................................... 11
1.2.5. Dân tộc Dao .................................................................................... 11
1.3. Khái quát về lịch sử hành chính ............................................................ 12
1.4.1. Về kinh tế ....................................................................................... 13
1.4.2. Tình hình văn hóa xã hội ................................................................ 15
TIỂU KẾT .................................................................................................... 21
Chương 2. ĐỀN, CHÙA, ĐÌNH LÀNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH
THÁI NGUYÊN TRƢỚC NĂM 1945 .......................................................... 23
2.1. Hệ thống đền, chùa, đình làng ở Đồng Hỷ ........................................... 23
2.1.1. Số lượng và sự phân bố .................................................................. 23
2.1.2. Niên đại của đền, chùa, đình làng .................................................. 30
2.1.3. Các vị Thần, Phật được thờ cúng trong đền, chùa, đình làng
huyện Đồng Hỷ ........................................................................................ 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
2.2. Cảnh quan địa lý và kiến trúc, điêu khắc của đền,chùa,đình làng ........ 39
2.2.1. Cảnh quan địa lý ............................................................................ 39
2.2.2. Kiến trúc ......................................................................................... 40
2.2.3. Điêu khắc ....................................................................................... 47
2.3. Thần sự, Phật sự .................................................................................... 49
2.4. Khảo tả một số ngôi đền, chùa, đình làng tiêu biểu ở huyện Đồng Hỷ .... 52
2.4.1. Đền Gốc Sấu (Kim Sơn Từ) ........................................................... 52
2.4.2. Chùa Hang ...................................................................................... 54
TIỂU KẾT. ................................................................................................... 65
Chương 3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ,VĂN HOÁ, XÃ HỘI CỦA ĐỀN, CHÙA,
ĐÌNH LÀNG Ở HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN ................. 67
3.1. Giá trị kiến trúc ..................................................................................... 67
3.2. Giá trị văn hóa tâm linh ......................................................................... 70
3.3. Đình, chùa là nơi lưu giữ nhiều hoài niệm lịch sử ................................ 72
3.4. Giá trị du lịch, gắn kết khối cộng đồng xã hội ...................................... 74
TIỂU KẾT. ................................................................................................... 77
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 82
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các thành phần dân tộc của huyện Đồng Hỷ năm 2006 ................. 12
Bảng 2.1. Hệ thống đền và sự phân bố ............................................................ 27
Bảng 2.2. Số lượng và sự phân bố của đình làng ở huyện Đồng Hỷ ............ 28
Bảng 2.3. Hệ thống chùa ở huyện Đồng Hỷ .................................................... 30
Bảng 2.4. Hệ thống đình làng và các vị thần được thờ cúng ở huyện Đồng Hỷ .. 37
Bảng 2.5. Hệ thống đền ở huyện Đồng Hỷ và các vị thần được thờ cúng...... 38
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đất nước ta có một nền văn hóa đa dạng phong phú, nó như một bức
tranh sống động bởi sự hòa quện nhiều màu sắc mà ở đó đền, chùa, đình làng
ở nông thôn là một gam màu chủ đạo để làm nên bức tranh đó. Ai xa xứ về
quê tới đầu làng những ngôi đền, chùa, đình làng rêu phong văng vẳng
chuông ngân đã tạo nên sự hối thúc mãnh liệt, đầy sức sống cho mỗi con
người, để ai đi xa cũng mong sớm có ngày trở lại.
Người xưa có câu "Dĩ nông vi bản" là một nước nông nghiệp chính vì
thế hệ thống đền, chùa, đình làng luôn gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần
của mỗi người dân nông thôn. Nó không chỉ có vị trí đặc biệt trong văn hóa
làng mà còn có tác động sâu sắc, toàn diện đến xã hội cổ truyền. Đền, chùa,
đình làng của người Việt không chỉ là không gian tôn giáo, nơi phục vụ các
hoạt động thờ cúng, tâm linh, thể hiện lòng hiếu mộ của con người, là nơi sinh
hoạt cộng đồng, in dấu những hương ước, lệ làng, những thiết chế lâu đời. Vì
thế, đã từ lâu chủ đề này đã được các nhà khoa học xã hội đặc biệt quan tâm
nghiên cứu, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ chủ đề này đã khá quen
thuộc, và đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công.
Tuy nhiên, tìm hiểu về một địa bàn cụ thể như huyện Đồng Hỷ, tỉnh
Thái Nguyên trước năm 1945 từ tước đến nay chưa được thực hiện bởi sự
khan hiếm các nguồn tư liệu và đi lại khó khăn.
Bởi vậy tác giả chọn đề tài: “Đền, chùa, đình làng ở huyện Đồng Hỷ
tỉnh Thái Nguyên trước năm 1945”, làm luận văn thạc sỹ với hy vọng nghiên
cứu một cách hệ thống về hệ thống đền, chùa, đình làng ở địa phương. Qua đó
làm rõ được những giá trị văn hoá, lịch sử tích cực để giáo dục thế hệ trẻ
Đồng Hỷ biết trân trọng văn hoá truyền thống ngay trên mảnh đất quê hương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Hình ảnh các ngôi đền, chùa, đình làng đã rất đỗi quen thuộc ở làng quê
Việt Nam. Là một trong những biểu tượng của làng xã Việt Nam truyền thống.
Chùa gắn liền với một cơ sở lý luận, là nơi thờ tự của đạo Phật. Một tôn
giáo gắn bó với nhân dân ta từ lâu đời, nó có sự ảnh hưởng đáng kể đến đời
sống tinh thần.
Đình làng là nơi thờ cúng thành hoàng - người có công khai phá lập làng
và đình làng đôi khi cũng là nơi thể hiện quyền uy của giai cấp trên ở địa
phương thông qua hương ước, lệ làng. Nhưng quan trọng hơn đình làng thường
xuyên là nơi tổ chức lễ hội, nơi giao lưu văn hóa của người dân thôn xã.
Đền là nơi thờ tự các bậc quân vương thánh hiền qua các thời kỳ lịch sử
với công lao to lớn làm cho quốc thịnh dân an, được nhân dân tôn kính.
Vì thế đã từ lâu: Đền, chùa, đình làng đã trở thành đối tượng nghiên
cứu dưới nhiều góc độ văn hóa dân gian, kiến trúc, điêu khắc, tôn giáo, khảo
cổ học, dân tộc học, lịch sử học, ...
+ "Lệ làng, phép nước", nhà xuất bản Quốc gia 1985, của Bùi Xuân
Đình, hệ thống khá chân thực về lệ làng và phép nước, cũng như mối quan hệ
giữa 2 phạm trù này, đâu là mặt tích cực cũng như hạn chế của lệ làng.
+ "Hương ước lệ làng", nhà xuất bản chính trị Quốc gia 1998, của luật
gia Lê Đức Tiết chủ yếu phản ánh những giá trị tích cực gắn liền với biến cố
thăng trầm về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, ...
+ "Một số vấn đề làng xã Việt Nam", nhà xuất bản Quốc gia 2009,
của Nguyễn Quang Ngọc khái quát lại một cách phong phú về làng xã Việt
Nam cổ truyền với nếp sống linh hoạt cả về vật chất lẫn tinh thần từ đó
giúp ta có cái nhìn toàn cảnh về những nét biểu trưng của văn hóa làng xã
Việt Nam xưa và nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
+ "Chùa Việt" (Trần Lâm Biên), xuất bản 1996, đã khái quát về những
chuyển biến của chùa Việt, phân tích văn hóa, hướng bố cục chung và khảo tả
về hệ thống tượng thờ trong chùa.
+ "Chùa Việt Nam" (Hà Văn Tấn) khảo tả khá đầy đủ toàn cảnh chùa
Việt Nam.
+ " Đình chùa lăng tẩm nổi tiếng ở Việt Nam" (Nguyễn Mạnh Thường"
xuất bản 1999, giới thiệu các công trình kiến trúc cổ được xếp hạng cấp quốc
gia trên phạm vi cả nước.
Bên cạnh đó các tài liệu bổ xung như các cuốn dư địa chí hoặc từ điển:
"Từ điển di tích văn hóa Việt Nam" (Ngô Đức Thọ chủ biên - xuất bản 2003)
cuốn "Địa chỉ tôn giáo - lễ hội Việt Nam" (Mai Thanh Hải xuất bản năm
2004); "Thái Nguyên đất và người" (Sở văn hóa thông tin xuất bản 2003).
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu khoa học về địa bàn
huyện Đồng Hỷ nói riêng và về Thái Nguyên nói chung như:
+ “ Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đồng Hỷ (Thái
Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX” (Mai Thị Hồng Vĩnh – Khoá luận tốt nghiệp
năm 2009).
+ “Tiềm năng du lịch Thái Nguyên nhìn từ góc độ lịch sử, văn hoá” (Tạ
Thị Kim Niên – Luận văn thạc sỹ năm 2009).
+ “Tìm hiểu hệ thống đền, chùa, đình làng ở huyện Phú Lương tỉnh
Thái Nguyên trước năm 1945” (Đinh Thị Thắm – Luận văn thạc sỹ năm
2005).
+ “Hệ thống chùa huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên”, (Đỗ Hằng Nga -
Luận văn thạc sỹ năm 2010).
Các tác phẩm trên đã khai thác dưới nhiều góc độ về ruộng đất, văn hoá
dân tộc. Tuy nhiên tìm hiểu hệ thống về “Đền, chùa, đình làng ở huyện Đồng
Hỷ tỉnh Thái Nguyên” thì vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
thống. Song kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước là những ý
kiến gợi mở để tác giả hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là hệ thống đền, chùa, đình
làng của Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên trước cách mạng tháng 8/1945.
Về khía cạnh: niên đại các di tích, các vị thần, phật thành hoàng, các vị
quan tướng vua chúa qua các thời đại các câu chuyện truyền thuyết, những
điển tích, sắc phong. . . Cũng như nghệ thuật kiến trúc điêu khắc hội họa. Từ
đó thấy được mối quan hệ giữa đền, chùa, đình làng và vai trò của nó đối với
đời sống tinh thần của cư dân Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu gồm các di sản hiện hữu, còn dấu ấn trong nhân
dân hoặc những công trình đang được tôn tạo trên địa bàn.
3.3. Mục đích
Tôi mong muốn rằng qua đề tài luận văn này sẽ phản ánh được một
cách khái quát về hệ thống đền, chùa, đình làng Ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên
trước 1945 .
Từ đó tôi và cư dân trên địa bàn sẽ có sự hiểu biết đầy đủ hơn về những
nét văn hóa truyền thống tết đẹp của làng xã Việt Nam xưa và nay. Qua đó
cũng cung cấp thêm cho giáo viên và học sinh những nhận thức sâu sắc hơn
về văn hóa làng để phục vụ thiết thực cho công tác dạy và học từ đó nhân dân
có được sự nhận thức đúng đắn khách quan, tết đẹp về tín ngưỡng và tôn giáo
trên quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước.
3.4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của
huyện Đồng Hỷ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
- Tìm hiểu đền, chùa, đình làng huyện Đồng Hỷ.
- Tình hiểu về mối quan hệ, sự tương đồng và khác biệt giữa đền, chùa,
đình làng và vai trò của nó đối với đời sống cư dân.
4. NGUỒN TƢ LIỆU
- Bao gồm một số sử sách và địa chí được viết dưới các triều đại
phong kiến : "Đại nam nhất thống chí"; "Đồng khánh địa chí"; ... các sách
chuyên khảo về chùa, đình, đền ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên
nói riêng.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Kết hợp các phương pháp: lôgic - lịch sử, giám định miêu tả, thống kê,
tổng hợp, hệ thống hóa, phân loại, đối sách, điều tra xã hội học, dân tộc học,...
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
Qua đề tài luận văn này tôi mong muốn được đóng góp những cố gắng
hiểu biết còn hạn chế của mình vào việc khơi dậy và phát huy những giá trị
văn hóa tốt đẹp của địa phương. Từ đó khơi dậy lòng tự hào đối với quê
hương đất nước và góp thêm phần cơ sở để xây dựng Đồng Hỷ ngày càng
giàu đẹp mà vẫn giữ vững và phát huy được những giá trị văn hóa của quê
hương truyền thống cách mạng.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần nội dung được chia
thành 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
Chương 2: Đền, chùa, đình làng huyện Đồng Hỷ trước năm 1945
Chuơng 3: Giá trị lịch sử,văn hoá, xã hội của đền, chùa,đình làng ở
huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Ngoài ra, trong luận văn còn có phần: Tài liệu tham khảo, Phụ lục và
Mục lục.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐỒNG HỶ TỈNH THÁI NGUYÊN
TRƢỚC NĂM 1945
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Theo sách Đại Nam nhất thống chí cho biết: “ Huyện Đồng Hỷ ở cách
phủ 14 dặm về phía đông bắc, đông tây cách 41 dặm, nam bắc cách nhau 97
dặm, Phía đông đến địa giới huyện Tư Nông 6 dặm, phía tây đến địa giới
huyện Phú Lương phủ Tùng Hóa 35 dặm, Phía nam đến địa giới huyện Phổ
Yên 45 dặm, Phía bắc đến địa giới huyện Vũ Nhai 52 dặm” [15, tr 157].
Hiện nay Đồng Hỷ là một tỉnh miền núi của tỉnh Thái Nguyên cách
trung tâm thành phố khoảng 3km về phía Tây Bắc. Toàn huyện có 17 xã và 3
thị trấn. Địa phận của huyện dài từ 12o32’ đến 21o 51’ vĩ Bắc, 105o46’ đến
106
o04’ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai Và tỉnh Bắc Cạn, phía Nam
giáp huyện Phú Bình và Thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Bắc
Giang, Phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên.
Địa hình của huyện có đặc điểm là thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây
Nam. Độ cao trung bình là 80m so với mặt nước biển, nơi cao nhất là Lũng
Phương (xã Vân Lãng) và Mỏ Ba (xã Tân Long) trên 600m; nơi thấp nhất là
Đồng Bẩm, Huống Thượng 200m. Vùng Bắc và Đông Bắc có địa hình núi
cao, chia cắt phức tạp, có nhiều khu suối có độ cao trung bình là 120m. Vùng
giữa là địa hình vùng núi thấp đồi núi bát úp xen kẽ những cánh đồng ruộng,
tương đối phẳng. Điều này cho thấy tuy có khó khăn về giao thông nhưng lại
có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc.
Đất Đồng Hỷ có nhiều loại khác nhau, trong đó núi chiếm 49% hình
thành do sự phong phú trên đá mac ma, đá biến chất đá trầm tích. Đất đồi
chiếm 36%, chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết, phiến sét và một phần
phù xa cổ kiến tạo. Ruộng đất bãi chiếm hơn 10% được phân phối dọc theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
sông, suối chịu tác động của chế độ thủy văn. Loại đất có giá trị sử dụng trong
sản xuất nông nghiệp chủ yếu là đất feralit mầu nâu vàng phát triển trên đá
phù sa cổ, tập trung chủ yếu ở các xã Tân Long, Hóa Trung… tạo điều kiện
cho phát triển cây công nghiệp dài ngày (chè) và cây công nghiệp hàng ngày
(mía, lạc), cây ăn quả (vải, nhãn, táo); đồng thời có khả năng cải tạo làm đồng
cỏ phát triển chăn nuôi. Bên cạnh đó, lại đất phù sa được bồi đắp bởi các sông
như: Sông Cầu, Sông Công... lại phân bố trên một dải đất rộng tập trung nhiều
ở một số xã: Đồng Bẩm, Cao Ngạn, Cam Giá … rất thích hợp trong việc
trồng các loại cây rau mầu, cây lương thực.
Đồng Hỷ nằm ở phía Bắc chí tuyến trong vành đai nhiệt đới Bắc bán
cầu nên khí hậu ở đây mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Theo sách Đại Nam
nhất thống chí cho biết: “Đồng Hỷ là huyện có khí lam chướng hơi nhẹ”, [Tr
163]. Khí hậu được chia làm hai mùa khá rõ rệt: mùa nóng từ tháng 4 đến
tháng 10, mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình
hàng năm là 22oC, nhiều năm cao nhất đạt 27oC, thấp nhất đạt 20oC, mùa hè
tiết trời nóng bức, mùa đông lạnh, ảnh hưởng không tốt đến độ sinh trưởng của
cây trồng. Lượng mưa trung bình hàng năm là: 2200mm. Mùa mưa nước sông
dâng cao thường gây lũ lụt ảnh hưởng đến mùa màng và đời sống nhân dân.
Sông suối ở đ©y nhìn chung đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc
và Đông Bắc chảy vào Sông Cầu. Sông Cầu là con sông lớn nhất chảy theo
hướng Bắc Nam, dài 47km, nằm ở biên giới phía Tây huyện Đồng Hỷ. Sông
là nguồn cung cấp nước chính của huyện, không chỉ cung cấp cho sản xuất
nông nghiệp mà còn cho phép khai thác vận tải đường thủy với các tỉnh Bắc
Cạn, Bắc Gang, Bắc Ninh, Hải Dương v.v… Bên cạnh đó, huyện còn có các
con suối: Khe Mo, Ngàn Me, Thác Rạc có giá trị không nhỏ trong việc phục
vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
Giao thông đường bộ của huyện tương đối phát triển, với tổng chiều dài
729,8 km, trong đó tuyến đường 1B từ Thái Nguyên đi Lạng Sơn là tuyến
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
đường quan trong nhất. Điều đó đã tạo điều kiện cho việc tăng cường sự giao
lưu giữa các khu vực trong huyên và giữa huyện với các bên ngoài.
Huyện Đồng Hỷ nằm trong vành đai sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam,
thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương nên tài nguyên khoáng sản