Luận văn Di cảo Nguyễn Minh Châu

Nguyễn Minh Châu là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Quá trình sáng tác của ông gắn liền với sự trưởng thành một nhà văn chiến sĩ. Ông đã cùng đồng đội trải qua những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống M ỹ cứu nước và giai đoạn thăng trầm của thời kỳ hậu chiến. Sự nghiệp văn chương của ông là tấm gương phản chiếu quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu từ Cửa Sông (1967); Dấu chân người lính (1972); Những vùng trời khác nhau (1970); Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà (1977); Những người đi từ trong rừng ra (1982) đến Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983); Bến quê (1985); Mảnh đất tình yêu (1987); Chiếc thuyền ngoài xa (1987); Cỏ lau (1989); đã cho thấy sự đổi mới của nhà văn trong tư duy nghệ thuật, khởi đầu từ cuộc“chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc” chuyển sang “cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người ”. Là nhà văn tâm huyết, suốt đời trăn trở, băn khoăn về lẽ sống và sáng tạo, Nguyễn Minh Châu đã âm thầm “tự đổi mới trước khi làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc”. Trên “hành trình tư tưởng” của mình, nhà văn đau đáu tìm cội nguồn đích thực của một nền vă n học mang tính nhân bản và nhân loại, khám phá những vấn đề thuộc về số phận con người. Những nă m gần đây, Di cảo của một số nhà văn, nhà thơ như: Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng (2006), Dương Thị Xuân Quý - Nhật kí - Tác phẩm (2007); Di cảo Lưu Quang Vũ (2008); Di cảo thơ Chế Lan Viên (1992); Di cảo thơ Phùng Khắc Bắc (1994) đã trở thành một hiện tượng khá đặc biệt trong đời sống văn học. Với Di cảo Nguyễn Minh Châu (2009) cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Những cuốn Di cảo - một dạng của nhật kí đã cho người đọc hiểu hơn một thời kì lịch sử đã qua về cuộc đời và những sáng tác gắn với thời đại, dân tộc và với chính họ. Hơn hai mươi năm Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt cõi đời, song ông đã trở thành “người trong cõi nhớ” của người thân và độc giả. Những trang Di cảo, những ghi chép của ông được người bạn đời là bà Nguyễn Thị Doanh nâng niu, cất giữ bấy lâu nay đã được công bố. Di cảo Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta thấy không chỉ sự thật của một giai đoạn lịch sử: Cuộc chiến tranh, số phận con người, số phận dâ n tộc cùng những trăn trở, suy tư của nhà văn với ý thức công dân - nghệ sĩ của mình mà còn giúp người đọc hình dung một cách đầy đủ hơn về Nguyễn Minh Châu, một trong số hiếm hoi các cây bút đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, bằng những trang viết của mình đã làm rạn nứt những quan niệm khô cứng một thời về văn học và lao động nghệ thuật.

pdf101 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3782 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Di cảo Nguyễn Minh Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------------***------------ LỤC THỊ THUÝ HÀ DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH : VĂN HỌC VIỆT NAM Mà SỐ : 60.22.34 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ BÍCH THU Thái Nguyên - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành bày tỏ niềm biết ơn sâu sắc tới PGS - TS Nguyễn Thị Bích Thu, cô giáo đã tận tâm hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt thành giảng dạy của các thầy cô trong khoa Ngữ văn nói chung, các thầy cô trong tổ Văn học Việt nam trường Đại học sư phạm Thái Nguyên nói riêng để em có thể hoàn thành luận văn theo đúng kế hoạch đào tạo! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010 Tác giả luận văn Lục Thị Thuý Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC STT PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài.......................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề.............................................................................. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................ 7 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................. 7 5. Mục đích khoa học...................................................................... 8 6. Bố cục luận văn........................................................................... 8 NỘI DUNG CH¦¥NG I: dI C¶O nGUYÔN mINH CH¢U TRONG Sù NGHIÖP S¸NG T¸C CñA NHµ V¡N 9 1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu…….. 9 1.2. Vị trí của Di cảo trong văn nghiệp Nguyễn Minh Châu……….. 24 1.3. Giá trị của Di cảo Nguyễn Minh Châu………………………… 26 CHƢƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HIỆN THỰC Xà HỘI VÀ VĂN HỌC TRONG DI CẢO NGUYỄN MINH CHÂU 29 2.1. Một số vấn đề về hiện thực xã hội và cái nhìn đa diện về con người………………………………………………………….. 30 2.1.1. Cái nhìn sâu sắc về hiện thực chiến tranh và sau chiến tranh….. 30 2.1.2. Cái nhìn đa diện về con người…………………………………. 37 2.2. Quan niệm về nghề văn, trăn trở của người cầm bút………… 46 2.2.1. Những cảm nhận về văn học trong nước và thế giới………….. 53 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2.2. Những chuyển biến tư tưởng, nhận thức về nghề văn có ý nghĩa trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu………………………… 56 2.2.2.1. Thiên chức của người cầm bút………………………………… 58 2.2.2.2. Cách phản ánh hiện thực xã hội……………………………...... 60 CHƢƠNG III: CHÂN DUNG NGUYỄN MINH CHÂU QUA DI CẢO 62 3.1. Nguyễn Minh Châu - gương mặt đời thường………………….. 63 3.1.1. Một con người thành thực với công việc, với vợ con, bạn bè đồng nghiệp và với chính mình……………………………….. 63 3.1.1.1. Thành thực với chính mình….................................................... 63 3.1.1.2. Thành thực với vợ con…………………………………………. 67 3.1.1.3. Tình cảm với bạn bè đồng nghiệp…………………………….. 69 3.1.2. Đối mặt với bạo bệnh………………………………………….. 71 3.1.2.1. Chống chọi với bệnh tật với tất cả ý chí và niềm tin…………... 71 3.1.2.2. Những sáng tác trên giường bệnh……………………………… 72 3.2. Nguyễn Minh Châu - gương mặt nghệ sĩ lớn………………….. 74 3.2.1. Gắn bó với quê hương và vùng đất “nóng” Quảng Trị………… 74 3.2.2. Những đột phá trong sáng tác…………………………………. 80 3.2.2.1. Nguyễn Minh Châu với Phiên chợ Giát, Khách ở quê ra, Miền cháy, Dấu chân người lính, Cỏ lau…………………………….. 83 3.2.2.2. Nguyễn Minh Châu với các trang phê bình tiểu luận …………. 87 KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Minh Châu là nhà văn có vị trí quan trọng trong nền văn học hiện đại Việt Nam. Quá trình sáng tác của ông gắn liền với sự trưởng thành một nhà văn chiến sĩ. Ông đã cùng đồng đội trải qua những năm tháng ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và giai đoạn thăng trầm của thời kỳ hậu chiến. Sự nghiệp văn chương của ông là tấm gương phản chiếu quá trình vận động và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu từ Cửa Sông (1967); Dấu chân người lính (1972); Những vùng trời khác nhau (1970); Miền cháy, Lửa từ những ngôi nhà (1977); Những người đi từ trong rừng ra (1982) đến Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (1983); Bến quê (1985); Mảnh đất tình yêu (1987); Chiếc thuyền ngoài xa (1987); Cỏ lau (1989); đã cho thấy sự đổi mới của nhà văn trong tư duy nghệ thuật, khởi đầu từ cuộc“chiến đấu cho quyền sống của cả dân tộc” chuyển sang “cuộc chiến đấu cho quyền sống của từng con người”. Là nhà văn tâm huyết, suốt đời trăn trở, băn khoăn về lẽ sống và sáng tạo, Nguyễn Minh Châu đã âm thầm “tự đổi mới trước khi làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc”. Trên “hành trình tư tưởng” của mình, nhà văn đau đáu tìm cội nguồn đích thực của một nền văn học mang tính nhân bản và nhân loại, khám phá những vấn đề thuộc về số phận con người. Những năm gần đây, Di cảo của một số nhà văn, nhà thơ như: Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng (2006), Dương Thị Xuân Quý - Nhật kí - Tác phẩm (2007); Di cảo Lưu Quang Vũ (2008); Di cảo thơ Chế Lan Viên (1992); Di cảo thơ Phùng Khắc Bắc (1994)… đã trở thành một hiện tượng khá đặc biệt trong đời sống văn học. Với Di cảo Nguyễn Minh Châu (2009) cũng không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 phải là trường hợp ngoại lệ. Những cuốn Di cảo - một dạng của nhật kí đã cho người đọc hiểu hơn một thời kì lịch sử đã qua về cuộc đời và những sáng tác gắn với thời đại, dân tộc và với chính họ. Hơn hai mươi năm Nguyễn Minh Châu vĩnh biệt cõi đời, song ông đã trở thành “người trong cõi nhớ” của người thân và độc giả. Những trang Di cảo, những ghi chép của ông được người bạn đời là bà Nguyễn Thị Doanh nâng niu, cất giữ bấy lâu nay đã được công bố. Di cảo Nguyễn Minh Châu đã cho chúng ta thấy không chỉ sự thật của một giai đoạn lịch sử: Cuộc chiến tranh, số phận con người, số phận dân tộc cùng những trăn trở, suy tư của nhà văn với ý thức công dân - nghệ sĩ của mình mà còn giúp người đọc hình dung một cách đầy đủ hơn về Nguyễn Minh Châu, một trong số hiếm hoi các cây bút đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, bằng những trang viết của mình đã làm rạn nứt những quan niệm khô cứng một thời về văn học và lao động nghệ thuật. Lâu nay sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu gồm những tác phẩm được xuất bản, công bố đã thu hút sự quan tâm của giới sáng tác và nghiên cứu phê bình. Nhưng Di cảo của nhà văn - những ghi chép còn lại trong di sản văn chương của ông đến hôm nay mới chính thức ra mắt công chúng. Với gần 500 trang, cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu đã phơi tỏ, bổ sung thêm những điều còn chìm ẩn trong cảm nghĩ, nhận thức, với những trăn trở, khát khao sống và sáng tạo của nhà văn. Như vậy, tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu không chỉ để hiểu hơn chân dung đích thực và hoàn chỉnh về nhà văn mà còn là cơ hội để nhìn nhận thấu đáo hơn về sự nghiệp văn học cùng những đổi mới có ý nghĩa quan trọng trong tư duy sáng tạo của ông trong cả một quá trình sống và viết. Đó là những gợi dẫn cho chúng tôi lựa chọn đề tài Di cảo Nguyễn Minh Châu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Ý kiến đánh giá sự nghiệp sáng tác Nguyễn Minh Châu Sáng tác của Nguyễn Minh Châu có một mảng gắn với thời kì đổi mới.Với những sáng tác này, nhà văn được tôn vinh là người “Mở đường tinh anh” cho cuộc đổi mới văn học, vì thế sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã được các nhà nghiên cứu phê bình văn học chú ý ngay từ khi những tác phẩm đầu tiên ra đời và càng về sau thì cách đánh giá càng thoả đáng và toàn diện hơn. Mỗi người tiếp cận tác phẩm ở một góc độ và có những cách đánh giá, nhận xét, nhìn nhận sự thành công ở từng mức độ khác nhau nhưng tất cả đều có chung sự tin tưởng: Nguyễn Minh Châu là tài năng văn xuôi nhiều triển vọng. Đến nay đã có rất nhiều công trình, bài viết về Nguyễn Minh Châu và sự nghiệp của ông, trong đó phải kể đến các cuốn sách tuyển chọn bài viết của nhiều tác giả như: Nguyễn Minh Châu - Con Người và Tác Phẩm (Nhiều tác giả; do Tôn Phương Lan và Lại Nguyên Ân biên soạn - Nxb Hội nhà văn 1991), Nguyễn Minh Châu - Tài năng và sáng tạo nghệ thuật (Mai Hương biên soạn - NxbVhoá - TT 2001). Gần đây nhất là cuốn Nguyễn Minh Châu về tác giả - tác phẩm (NxbGD- 2002) do Nguyễn Trọng Hoàn tuyển chọn. 2.1.1. Thời kì trƣớc 1975 Trước cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nguyễn Minh Châu đã có hơn 10 truyện ngắn và bút kí in trên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Nhưng phải đến tiểu thuyết Cửa sông (1967) thì con đường văn học của Nguyễn Minh Châu mới thực sự định hình. Tiếp đó tập truyện ngắn Những vùng trời khác nhau (1970) và nhất là tiểu thuyết Dấu chân người lính (1972) đã đưa Nguyễn Minh Châu vào trong số những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn học chống Mỹ. Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu trước 1975 như Cửa sông; Dấu chân người lính, ngay từ khi xuất hiện đã được độc giả đón nhận nồng nhiệt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Nhận định về sự thành công của tác phẩm Cửa sông, giáo sư Phong Lê viết: “Tác giả tỏ ra có khả năng khái quát hoá cuộc sống, biết lựa chọn những tình huống, những tính cách điển hình” [33]. Với Dấu chân người lính, nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan nhận xét: “Tác phẩm đã đi thẳng vào cuộc chiến đấu ác liệt và ngoan cường nơi tiền tuyến… xây dựng nhân vật đẹp đẽ , giàu chất lãng mạn” [35]. Các nhà nghiên cứu phê bình: Lại Nguyên Ân, Thiếu Mai, Nguyễn Kiên, Nguyễn Đăng Mạnh, Vương Trí Nhàn… cũng đều có nhiều những bài viết công phu về giai đoạn sáng tác này của Nguyễn Minh Châu và hầu hết các tác giả nói trên đều thống nhất khẳng định ông là một tài năng văn xuôi nhiều hứa hẹn. 2.1.2. Thời kì sau 1975 Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng Nguyễn Minh Châu nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống mới của dân tộc. Là nhà văn nhạy cảm với những biến đổi của đời sống xã hội sau chiến tranh, ông lần lượt cho ra đời những tiểu thuyết: Miền cháy (1977), Lửa từ những ngôi nhà (1977), Những người đi từ trong rừng ra (1982), Mảnh đất tình yêu (1987) cùng các tập truyện ngắn Bến quê, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau mang những sắc điệu mới trong bút pháp cũng như giọng điệu của nhà văn. Những tác phẩm này được các nhà nghiên cứu phê bình văn học: Nguyễn Văn Long, Nhị Ca, …đánh giá khá cao. Các nhà nghiên cứu thấy ở Nguyễn Minh Châu “Sự không chịu dừng lại” mà đã có dấu hiệu tìm tòi đổi mới. Điều này chứng tỏ Nguyễn Minh Châu luôn luôn trăn trở tìm kiếm một lối đi riêng biệt để thể hiện một cách chính xác hơn, chân thực hơn những vấn đề nóng bỏng của đời sống. Nếu như chia sáng tác của Nguyễn Minh Châu thành hai giai đoạn cụ thể thì những sáng tác cuối thập kỉ bảy mươi, đầu thập kỉ tám mươi là một giai đoạn có tính chất quá độ. Để rồi sau đó ít lâu Nguyễn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Minh Châu trở thành một trong những nhà văn tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. Với ba tập truyện ngắn Người đàn bà trên tuyến tàu tốc hành, Bến quê, Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu đã trở thành một “hiện tượng” văn học. Điều đó đã tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau trong giới phê bình văn học, thậm chí có lúc các ý kiến trái ngược nhau, nhưng được đưa ra bàn luận sôi nổi, được phân tích kĩ lưỡng ở nhiều góc độ khác nhau, đã xuất hiện một loạt bài viết của các nhà phê bình. Nhìn chung các ý kiến đánh giá, nhận xét trong cuộc thảo luận đã kết luận: Sáng tác của Nguyễn Minh Châu: “Là một khuynh hướng tìm tòi trong nghệ thuật”. Tuy vậy, vẫn có ý kiến cho rằng:“Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu mới thành công một nửa” [50]. Bên cạnh một số ý kiến đánh giá có phần dè dặt là đa số các ý kiến ghi nhận thành tựu truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu cùng những đóng góp mới mẻ của nhà văn với thể loại này. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân sau khi phân tích, đánh giá truyện ngắn Nguyễn Minh Châu đã chỉ ra cái mới của nhà văn “Sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã có chiều sâu mới mẻ nảy sinh trong sự đổi mới của các bình diện nhận thức đời sống, mạnh dạn đi tìm cách thể hiện khác nhau làm phong phú các khả năng nghệ thuật của mình và của nền văn xuôi đang bước vào thời kỳ phát triển mới” [1]. Trần Đình Sử lại ghi nhận sự thành công của Nguyễn Minh Châu dưới con mắt của một nhà thi pháp học. Ông cho rằng:“Truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu xuất hiện như là một hiện tượng văn học mới, một phong cách trần thuật mới” và đặc sắc của tập Bến quê chủ yếu là thể hiện một hướng trần thuật có chiều sâu” [53]. Với Phiên chợ Giát, một truyện ngắn được hoàn thành ngay trên giường bệnh vào chính những ngày cuối cùng của cuộc đời, Nguyễn Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Châu đã gửi thông điệp nghệ thụât cuối cùng của nhà văn như,“một di chúc khắc khoải đẫm máu”, với người đọc. Đỗ Đức Hiểu đã viết: “Phiên chợ Giát có một tầm cỡ lớn. Nó là một chấn thương nhức nhối, một bức tranh với bao cảnh hoang vu, với nhiều mảng tối và những chấm đỏ màu máu…”[32]. Ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy, song Phiên chợ Giát là một trong những thiên truyện hay nhất của Nguyễn Minh Châu, “Một kiệt tác của văn học hiện đại chúng ta” nó “bộc lộ sự tinh tế, tài hoa của một cây bút mà tài năng đang ở độ chín” (Nguyên Ngọc). Cái chết của nhà văn đã gây nhiều xúc động, luyến tiếc nhất là vào thời điểm văn học nước ta đang có những chuyển động phong phú, sâu sắc và phức tạp. Sau khi ông mất, nhiều nhà phê bình đã viết bài tưởng niệm.Tất cả đều có chung một nhận xét: Nguyễn Minh Châu là nhà văn có nhân cách lớn, một tài năng văn học thật sự. Những sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau khi ông qua đời (1989) vẫn tiếp tục thu hút các nhà nghiên cứu, phê bình tìm hiểu và nghiên cứu trên những góc nhìn mới. 2.2. Ý kiến đánh giá Di cảo Nguyễn Minh Châu Trong lời giới thiệu cuốn sách Di cảo Nguyễn Minh Châu, tác giả Hoàng Châu Minh đã viết: “Cùng với toàn bộ sự nghiệp sáng tác của ông, cuốn Di cảo này giúp cho những ai quan tâm đến nền văn học hiện đại Việt Nam và tác giả Nguyễn Minh Châu có một bức chân dung hoàn chỉnh về ông - một nhà văn chiến sĩ - suốt đời không ngừng trăn trở lo âu về số phận con người và săn đuổi một cách riết ráo ngay chính bản thân mình” [41-10]. Nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan trong bài viết “Cái nhìn ngược sáng từ Di cảo Nguyễn Minh Châu” đã nhận thấy: “Di cảo Nguyễn Minh Châu không chỉ cho chúng ta thấy được phần nào sự thật của một giai đoạn lịch sử cuộc chiến tranh, số phận mỗi con người, số phận dân tộc cũng như những trăn trở, suy tư của nhà văn về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 trách nhiệm nghệ sĩ của mình mà qua đó chúng ta cũng có một hình dung rõ hơn về một Nguyễn Minh Châu - một trong số các nhà văn sớm đi đầu trong công cuộc đổi mới và cũng hiểu được vì sao ông đã chọn cách đi ấy, do đâu mà ông lại thành công như vậy” [41- 12]. Điểm lại lịch sử vấn đề có thể khái quát rằng: Về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu đã được nhiều cây bút nghiên cứu, các đề tài luận văn quan tâm đến như Quan niệm nghệ thuật về con người, Những đổi mới tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu, Cảm hứng nhân văn trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu…Và “ như là để nói đến sự sống sau cái chết”. Năm 2009, cuốn Di cảo Nguyễn Minh Châu ra đời đã giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ hơn về Nguyễn Minh Châu trong đời sống, cũng như đời viết của mình. Và đây chính là khoảng trống để chúng tôi tiếp cận và triển khai đề tài: Di cảo Nguyễn Minh Châu. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn đi sâu tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu nhằm ghi nhận vị trí và giá trị của Di cảo trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu, trên cơ sở đó nhận diện một cách đầy đủ và toàn diện hơn chân dung nhà văn . 3.2. Phạm vi nghiên cứu Di cảo Nguyễn Minh Châu, NXB Hà Nội, 2009 và các sáng tác của nhà văn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê, phân loại. - Phương pháp phân tích, tổng hợp: - Phương pháp so sánh, đối chiếu: 5. Mục đích khoa học - Nhận diện Di cảo Nguyễn Minh Châu và vị trí của nó trong sự nghiệp văn chương của nhà văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 - Tìm hiểu Di cảo Nguyễn Minh Châu để thấy rõ hơn sự chuyển đổi tư duy nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu về văn học, về hiện thực, về con người, về nghề văn. Một cây bút có ý thức tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học. - Nghiên cứu Di cảo Nguyễn Minh Châu góp phần nhận diện đầy đủ hơn chân dung và nhân cách nhà văn trong quá trình sống và viết của ông. 6. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn gồm ba chương. Chương I: Di cảo Nguyễn Minh Châu trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Chương II: Một số vấn đề của hiện thực xã hội và văn học trong Di Cảo Nguyễn Minh Châu. Chương III: Chân dung Nguyễn Minh Châu qua Di cảo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 NỘI DUNG CH¦¥NG I dI C¶O nGUYÔN mINH CH¢U TRONG Sù NGHIÖP S¸NG T¸C CñA NHµ V¡N 1.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Minh Châu Nhà văn Nguyễn Minh Châu sinh ngày 20.10.1930; mất ngày 23.1.1989. Quê gốc: Làng Thơi, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Làng Văn Thái tục gọi là làng Thơi chuyên nghề đánh cá khơi và làm muối, là một vùng quê nghèo, đời sống văn hoá rất thấp. Nguyễn Minh châu sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả, nhưng sa sút sau cách mạng tháng Tám. Cha cũng có chút học hành. Mẹ quanh năm làm việc đồng áng, không biết chữ, rất giàu tình thương và lòng hy sinh vì con cái, đặc biệt thương chiều Nguyễn Minh Châu là con út. Tuy khá giả nhưng Nguyễn Minh Châu rất khắc khổ. Con cái trong nhà chỉ con trai là được học hành đến nơi đến chốn, còn con gái không được đi học. Những người chị của Nguyễn Minh Châu (chị ruột, chị dâu, chị họ) với những số phận không may mắn, cả cuộc đời tủi cực lận đận ở quê nhà đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tình cảm của nhà văn. Mặc dù sinh ra trong một gia đình đông anh em như vậy, riêng ông được học hành chu đáo. Quê hương Nguyễn Minh Châu là mảnh đất cửa ngõ Xứ Nghệ, nằm ven biển miền Trung. Cũng như bao làng quê ở đây, làng Thơi là một vùng đất sơn thuỷ hữu tình nhưng cũng rất khắc nghiệt và dữ dội. Nằm kẹp giữa Lạch Thơi và Lạch Quèn, phía Tây là đồi núi ăn lan ra tận biển như Hòn Rồng, Hòn Kiến, làng Thơi là một vùng đất dữ dội mà hiền hoà, với thiên nhiên nước biếc non xanh. Nhưng Kẻ Thơi cũng là vùng đất của những cơn gió Lào bỏng rát về mùa hè và những trận cuồng phong chao đảo cả đất trời về mùa mưa lũ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 Có lẽ sự hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên, đất đai đã in dấu ấn lên con người của làng quê ông. Nguyễn Minh Châu đã kể về con người làng Thơi của nhà văn như sau: “Quê tôi là Quỳnh Hải thôn Kẻ Thơi, Lạch Quèn. Dữ dội lắm. Dân Lạch Thơi nhiều nơi sợ chỉ có uống rượu và đánh nhau. Rượu say, ngủ ngay ở bãi biển. Mỗi đêm, những người đàn bà phải đi “ nhặt” chồng về. Cả làng làm nghề chài lưới, chẳng học hành gì cả. Tôi còn nhớ ông Điềm mỗi khi say rượu, cởi truồng nồng nỗng, quần vắt lên vai, đi vào trong xóm, lấy quần đánh chó. Gặp ai cũng chửi tuốt. Nhưng vớ phải một mụ bán bánh đa ở chợ làng còn dữ dội hơn. Mụ tuột váy ra, lấy váy đánh vào mặt. Lão Điềm phải thua. Có người uống rượu say, lấy mảnh thuỷ tinh (dùng để cạo tinh những thanh giang chẻ lạt) rạch ngang bụng, ruột xổ ra. Trẻ con chúng tôi lấy rổ đựng ruột cho ông ta, buộc lại rồi đưa đi viện. Ông ta chết. Có một chuyện cũng lạ: Một anh đi biển gặp bão, chết ngoài khơi xa, xác trôi về, cứ trôi quanh co theo con lạch Thơi mà vào tận cửa nhà m
Luận văn liên quan