Kể t ừ khi thực hiện chí nh s ách mở cửa kinh t ế, xây dựng nề n kinh tế
nhiều thành phầ n đến nay, nước ta ngà y càng hội nhậ p sâ u, rộng với nề n
kinh tế khu vực và thế giớ i. Bê n cạ nh việc tham gia và o tổ chức kinh t ế
khu vực như ASEAN, APEC, Việ t Nam đang gấ p rút ho à n tất quá tr ì nh
đàm phá n gia nhậ p Tổ chức thương mạ i thế giới (WTO). Việ t Nam đã
đang và s ẽ đứng trước s ức é p rấ t lớn về vấ n đề mở cửa cá c ngà nh kinh tế
dịch vụ cho c ác nhà đầ u tư nước ngoà i đặ c biệ t là khi chính thức được
trở thành thà nh viê n của WTO.
Lĩ nh vực bả o hiể m là một l ĩ nh vực dịch vụ theo cam k ết phả i được
mở cửa và Việ t Nam đã chính thức mở cửa thị tr ường bả o hiể m cho cá c
doanh nghiệp và c ác nhà đầ u tư nước ngoà i t ừ nă m 1995 sau khi có Nghị
đị nh 100CP, xoá bỏ t ình trạ ng độc quyề n trong lĩ nh vực bả o hiể m với
việ c cá c c ông ty và t ậ p đoàn bả o hiểm nước ngoà i đặt chân và o Việ t
Nam, cùng với s ự ra đời c ủa một s ố doanh nghiệ p bả o hiể m trong nước.
Bê n cạ nh đó do nề n kinh tế phá t triể n, nhu c ầ u sử dụng dịch vụ bả o
hiể m tă ng lên, mà dịch vụ bả o hiể m Việ t Nam tuy đã được đa dạng hoá
và phá t triể n song c òn chưa đá p ứng được nhu c ầ u của nề n kinh tế quốc
dân. Chí nh vì vậ y cần phả i c ó những giải pháp nhằ m phá t triể n các dịch
vụ bả o hiể m không những đá p ứng nhu c ầ u của nề n kinh tế quốc dân mà
c òn đá p ứng nhu c ầu hộ i nhậ p kinh tế khu vực và thế giớ i. Đó cũng
chí nh là l ý do tạ i sao t ôi chọn nghiê n c ứu đề t à i nà y. Đề t à i nghiê n cứu
nhằ m đá nh giá thực trạng thị trườ ng b ả o hiể m Việ t Nam qua đó kiế n
nghị một s ố giải pháp phá t triển dịch vụ bả o hiể m, đá p ứng nhu c ầ u hộ i
nhập quốc tế theo t ôi là hế t s ức cầ n thiết về lý luậ n cũng như th ực tiễ n.
117 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dịch vụ bảo hiểm và phát triển dịch vụ bảo hiểm Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
************
ĐỖ THỊ XUÂN QUỲNH
DỊCH VỤ BẢO HIỂM VÀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ BẢO HIỂM VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU
CẦU HỘI NHẬP
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI – THÁNG 5/ 2006
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
************
ĐỖ THỊ XUÂN QUỲNH
DỊCH VỤ BẢO HIỂM VÀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ BẢO HIỂM VIỆT NAM ĐÁP ỨNG
NHU CẦU HỘI NHẬP
Chuyên ngành: KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
Mã số: 60.31.07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. : NGUYỄN NHƯ TIẾN
HÀ NỘI – 2006
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
************
ĐỖ THỊ XUÂN QUỲNH
DỊCH VỤ BẢO HIỂM VÀ PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ BẢO HIỂM VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU
CẦU HỘI NHẬP
Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế
Mã số: 60.31.07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI – THÁNG 5/ 2006
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM VÀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM 3
1.1 Khái quát về bảo hiểm 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Đặc điểm 4
1.1.3 Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế và đời sống xã hội 7
1.2 Khái quát về dịch vụ bảo hiểm 9
1.2.1 Khái niệm về dịch vụ 9
1.2.2 Dịch vụ bảo hiểm 18
1.2.3 Các quan điểm về dịch vụ bảo hiểm 23
1.2.3.1 Quan điểm mở cửa hạn chế dịch vụ bảo hiểm 23
1.2.3.2 Quan điểm mở cửa tự do thị trường bảo hiểm 24
1.3 Những quy định của WTO và một số hiệp định thương mại
Việt Nam đã ký kết
25
1.3.1 Quan niệm của WTO 25
1.3.2 Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ 26
1.3.3 Quan niệm của các nước ASEAN 28
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ BẢO HIỂM TRÊN
THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM VIỆT NAM
29
2.1 Vài nét về sự ra đời và phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam 29
2.1.1 Thị trường bảo hiểm Việt Nam trước Nghị định 100 C/P 29
2.1.2 Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau Nghị định 100 C/P 34
2.2 Các sản phẩm bảo hiểm hiện có trên thị trường bảo hiểm Việt Nam 43
2.2.1 Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ 43
2.2.2 Sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ 45
2.3 Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm Việt Nam 47
2.3.1 Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam 47
2.3.2 Các văn bản pháp luật khác có liên quan 47
2.3.2.1 Hệ thống văn bản điều chỉnh trực tiếp hoạt động kinh
doanh bảo hiểm
47
2.3.2.2 Hệ thống văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh hoạt động
kinh doanh bảo hiểm
50
2.4 Những vấn đề rút ra qua thực trạng của dịch vụ bảo hiểm Việt Nam 51
2.4.1 Những ưu điểm và hạn chế của dịch vụ bảo hiểm Việt Nam 51
2.4.1.1 Những ưu điểm 51
2.4.1.2 Những nhược điểm 57
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
BẢO HIỂM VIỆT NAM ĐÁP ỨNG NHU CẦU HỘI NHẬP
67
3.1 Yªu cÇu héi nhËp ®èi víi dÞch vô b¶o hiÓm 67
3.1.1 Yªu cÇu më cöa 67
3.1.2 §a d¹ng ho¸ 68
3.1.3 Yªu cÇu t¹o m«i tr•êng b×nh ®¼ng, c¹nh tranh 69
3.2 §Þnh h•íng ph¸t triÓn c¸c dÞch vô b¶o hiÓm ViÖt Nam 70
3.2.1 Ph¸t triÓn thÞ tr•êng b¶o hiÓm toµn diÖn, an toµn vµ lµnh m¹nh 71
3.2.2 §a d¹ng ho¸ lo¹i h×nh vµ n©ng cao chÊt l•îng cña dÞch vô b¶o
hiÓm trªn thÞ tr•êng
72
3.2.3 N©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña doanh nghiÖp 75
3.2.4 T¨ng tr•ëng vµ ph¸t triÓn dÞch vô b¶o hiÓm theo h•íng bÒn v÷ng 76
3.3 Gi¶i ph¸p ph¸t triÓn c¸c dÞch vô b¶o hiÓm ViÖt Nam 78
3.3.1 Gi¶i ph¸p vÒ phÝa nhµ n•íc 78
3.3.2 Gi¶i ph¸p hiÖp héi 82
3.3.3 Gi¶i ph¸p doanh nghiÖp 85
KẾT LUẬN 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Thị trường bảo hiểm Việt Nam sau nghị định 100/CP
(1993-2005)
34
B¶ng 2.2: C¬ cÊu thÞ tr•êng b¶o hiÓm theo lo¹i h×nh doanh nghiÖp 39
B¶ng 2.3: Danh s¸ch c¸c DNBH trªn thÞ tr•êng b¶o hiÓm ViÖt Nam 40
B¶ng 2.4: Vèn ®iÒu lÖ cña c¸c doanh nghiÖp b¶o hiÓm ViÖt Nam 60
Biểu 2.1: Tăng trưởng GDP qua các năm (%)
54
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, xây dựng nền kinh tế
nhiều thành phần đến nay, nước ta ngày càng hội nhập sâu, rộng với nền
kinh tế khu vực và thế giới. Bên cạnh việc tham gia vào tổ chức kinh tế
khu vực như ASEAN, APEC, Việt Nam đang gấp rút hoàn tất quá trình
đàm phán gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam đã
đang và sẽ đứng trước sức ép rất lớn về vấn đề mở cửa các ngành kinh tế
dịch vụ cho các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là khi chính thức được
trở thành thành viên của WTO.
Lĩnh vực bảo hiểm là một lĩnh vực dịch vụ theo cam kết phải được
mở cửa và Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường bảo hiểm cho các
doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài từ năm 1995 sau khi có Nghị
định 100CP, xoá bỏ tình trạng độc quyền trong lĩnh vực bảo hiểm với
việc các công ty và tập đoàn bảo hiểm nước ngoài đặt chân vào Việt
Nam, cùng với sự ra đời của một số doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.
Bên cạnh đó do nền kinh tế phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo
hiểm tăng lên, mà dịch vụ bảo hiểm Việt Nam tuy đã được đa dạng hoá
và phát triển song còn chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế quốc
dân. Chính vì vậy cần phải có những giải pháp nhằm phát triển các dịch
vụ bảo hiểm không những đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân mà
còn đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Đó cũng
chính là lý do tại sao tôi chọn nghiên cứu đề tài này. Đề tài nghiên cứu
nhằm đánh giá thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam qua đó kiến
2
nghị một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm, đáp ứng nhu cầu hội
nhập quốc tế theo tôi là hết sức cần thiết về lý luận cũng như thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu:
Vấn đề mở cửa các ngành kinh tế dịch vụ trong đó có lĩnh vực bảo hiểm
đang là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu mà các đối tác trong các
cuộc đàm phán song phương và đa phương đặt ra với Việt Nam. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu về bảo hiểm song chưa có một nghiên cứu toàn diện
nào về hướng phát triển dịch vụ bảo hiểm Việt Nam đáp ứng nhu cầu hội
nhập, vì vậy đề tài là công trình nghiên cứu hoàn toàn mới của chuyên ngành
kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế.
3. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu thực trạng thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay cùng với
các yêu cầu hội nhập, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển
dịch vụ bảo hiểm Việt Nam, đáp ứng nhu cầu hội nhập.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ bảo hiểm Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ bảo hiểm Việt Nam trước và sau khi Chính
phủ ban hành Nghị định 100/CP, nhấn mạnh đến đặc điểm của dịch vụ bảo
hiểm Việt Nam những năm gần đây.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đề tài sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, so sánh,
thống kê, khảo sát, …để thực hiện mục đích nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn:
Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, phần
còn lại được cấu trúc thành 3 chương:
+ Chương I: Khái quát về bảo hiểm và dịch vụ bảo hiểm
3
+ Chương II: Thực trạng dịch vụ bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm VN
+ Chương III: Những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ bảo hiểm Việt
Nam đáp ứng nhu cầu hội nhập
4
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM VÀ DỊCH VỤ BẢO HIỂM
1.1 Khái quát về bảo hiểm
1.1.1 Khái niệm
Quá trình tồn tại và phát triển của con người là quá trình đấu tranh,
chống chọi với thiên nhiên. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật giúp con người
phần nào hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của thiên nhiên. Tuy vậy,
các thảm họa thiên nhiên cũng như kỹ thuật đã gây thiệt hại to lớn về người
và của. Con người với sự trợ giúp của khoa học kỹ thuật tiến bộ đến đâu cũng
không thể lường trước được rủi ro. Những rủi ro như vậy chính là căn nguyên
của hoạt động bảo hiểm.
Theo Dennis Kessler, “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất
hạnh của số ít”.
Hoặc theo Monique Gaullier, “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một
bên là người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm
thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường
hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi
một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối
với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”.
Tuy nhiên, những định nghĩa này hoặc quá thiên về góc độ kinh tế hoặc
quá thiên về góc độ kỹ thuật, ít nhiều có sự khiếm khuyết, chưa hoàn chỉnh.
Theo các chuyên gia bảo hiểm, một khái niệm đầy đủ và thích hợp cho
bảo hiểm phải bao gồm việc hình thành một quỹ tiền tệ (quỹ bảo hiểm), sự hoán
chuyển rủi ro và phải bao gồm cả sự kết hợp số đông các đơn vị đối tượng riêng
lẻ, độc lập chịu cùng một rủi ro như nhau thành một nhóm tương tác.
5
“Bảo hiểm là hoạt động thể hiện người bảo hiểm cam kết bồi thường
cho người tham gia bảo hiểm trong từng trường hợp xảy ra rủi ro thuộc phạm
vi bảo hiểm với điều kiện người tham gia nộp một khoản phí cho chính anh ta
hoặc người thứ ba”.
Điều này có nghĩa là người tham gia chuyển giao rủi ro cho người bảo
hiểm bằng cách nộp khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi người tham gia
gặp rủi ro dẫn đến tổn thất, người bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp hoặc bồi
thường thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho người tham gia. Phạm vi bảo
hiểm là những rủi ro mà người tham gia đăng ký với người bảo hiểm.
Hoạt động kinh doanh bảo hiểm được định nghĩa là: “Hoạt động của
doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm
chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng
phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng
hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.”
1.1.2 Đặc điểm
Bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc biệt trong xã hội bởi chính
nguồn gốc ra đời, sản phẩm và ý nghĩa của nó, do vậy ngành bảo hiểm hoạt
động theo một số nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
Chỉ bảo hiểm rủi ro:
Theo nguyên tắc này, nghĩa là người bảo hiểm chỉ nhận bảo hiểm rủi
ro, tai nạn bất ngờ không lường trước được, chứ không nhận bảo hiểm những
cái gì chắc chắn sẽ xảy ra.
Bảo hiểm được thực hiện chính là nhằm giải quyết những sự cố rủi ro
ngoài ý muốn của con người, những rủi ro mà con người không thể khống chế
được hoặc chỉ khống chế được phần nào. Người khai thác không nhận bảo
hiểm hay cấp đơn bảo hiểm khi biết chắc chắn tai nạn hay sự cố sẽ xảy ra, ví
dụ như xe cơ giới không đảm bảo hiểm an toàn kỹ thuật, con tàu không đủ
6
khả năng đi biển…Hoặc tai nạn đã xảy ra, ví dụ như xe đã bị tai nạn, tàu đã bị
đắm, chủ xe hay chủ tàu mới tham gia bảo hiểm để được bồi thường bằng
cách mua bảo hiểm ghi lùi lại ngày tháng trước khi tai nạn hoặc người bảo
hiểm cấp đơn đúng ngày tháng khi tham gia bảo hiểm nhưng chủ xe/chủ tàu
tìm cách để có hồ sơ tai nạn ghi ngày tháng xảy ra sau ngày mua bảo hiểm.
Trong trường hợp này, người bảo hiểm sau khi biết người được bảo hiểm
không khai báo thật, có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm hoặc không bồi
thường tổn thất xảy ra.
Trung thực tuyệt đối:
Trong giao dịch kinh doanh nói chung cần thực hiện trên cơ sở tin cậy
lẫn nhau nghĩa là không được phép có bất kỳ hành vi gian lận hay mưu toan
lừa đảo nào. Người bán hàng phải trả lời trung thực các câu hỏi của khách
hàng đặt ra và giới thiệu, thông báo, quảng cáo đúng như giá trị sử dụng của
hàng hoá. Trong giao dịch bảo hiểm, chỉ có người chủ (hoặc quản lý, sử dụng)
mới biết được tất cả mọi yếu tố của đối tượng bảo hiểm, biết rủi ro mình yêu
cầu bảo hiểm, còn người bảo hiểm thường không biết rõ rủi ro mà chỉ dựa vào
những thông tin do người yêu cầu bảo hiểm cung cấp để xét đoán mức độ rủi
ro và quyết định thái độ của mình đối với rủi ro: nhận hay không nhận bảo
hiểm, nhận bảo hiểm theo điều kiện, điều khoản như thế nào và tính tỷ lệ phí
bảo hiểm bao nhiêu…Do đó, người yêu cầu bảo hiểm phải có trách nhiệm
khai báo mọi yếu tố trên, thậm chí cả những hiểm hoạ, nguy cơ làm tăng thêm
rủi ro đối với đối tượng được bảo hiểm. Một vấn đề nữa là, người yêu cầu bảo
hiểm có nghĩa vụ khai báo sự phát sinh các yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng
đến đối tượng được bảo hiểm trong suốt thời gian hợp đồng có hiệu lực hoặc
khi tái tục hợp đồng.
Trong ký kết hợp đồng bảo hiểm, cả hai bên người được bảo hiểm và
người bảo hiểm đều phải tôn trọng nguyên tắc “trung thực tuyệt đối” (Utmost
7
good faith). Về phía người được bảo hiểm có nghĩa vụ khai báo trung thực
như đã nêu, về phía người bảo hiểm có nghĩa vụ công bố, giải thích tất cả các
qui tắc, điều khoản, điều kiện chi tiết của nghiệp vụ bảo hiểm và nội dung cụ
thể của hợp đồng bảo hiểm cần ký kết.
Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (Insurable Interest):
Theo nguyên tắc này, người được bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải
có lợi ích bảo hiểm. Lợi ích bảo hiểm có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có ở
trong đối tượng bảo hiểm.
Lợi ích bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với
hay phụ thuộc vào, sự an toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm.
Người nào đó có lợi ích bảo hiểm ở trong một đối tượng bảo hiểm nào đó có
nghĩa là quyền lợi của người đó sẽ được đảm bảo hiểm nếu đối tượng bảo
hiểm đó an toàn và ngược lại, quyền lợi của người đó sẽ bị phương hại nếu
đối tượng bảo hiểm đó gặp rủi ro. Hay nói cách khác, người có lợi ích bảo
hiểm là người bị thiệt hại về tài chính khi đối tượng bảo hiểm đó gặp rủi ro.
Người có lợi ích bảo hiểm là người chủ sở hữu về đối tượng bảo hiểm đó,
người chịu trách nhiệm quản lý tài sản hoặc người nhận cầm cố tài sản. Lợi
ích bảo hiểm có ý nghĩa to lớn trong bảo hiểm. Có lợi ích bảo hiểm mới được
ký kết hợp đồng bảo hiểm. Khi xảy ra tổn thất, người được bảo hiểm đã phải
có lợi ích bảo hiểm rồi mới được bồi thường.
Bảo hiểm không có nghĩa là trút mọi trách nhiệm cho người bảo hiểm.
Nguyên tắc đảm bảo người được bảo hiểm sau khi đã ký hợp đồng bảo hiểm
vẫn phải quan tâm, trông nom, bảo vệ đối tượng bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường (Indemnity):
Theo nguyên tắc này, khi có tổn thất xảy ra, người bảo hiểm phải bồi
thường như thế nào đó để đảm bảo hiểm cho người được bảo hiểm có vị trí tài
8
chính như trước khi có xảy ra tổn thất, không hơn không kém. Các bên không
được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.
Trong bảo hiểm, số tiền bồi thường mà một công ty bảo hiểm trả cho
người được bảo hiểm trong một số sự cố được bảo hiểm không vượt quá số
tiền bảo hiểm, không được lớn hơn thiệt hại thực tế. Người được bảo hiểm
cũng không thể được bồi thường nhiều hơn thiệt hại do tổn thất, không được
kiếm lời bằng con đường bảo hiểm, tối đa người được bảo hiểm cũng chỉ
được bồi thường đầy đủ, chứ không thể nhiều hơn thiệt hại.
Nguyên tắc thế quyền (Subrogation):
Theo nguyên tắc này, người bảo hiểm, sau khi bồi thường cho người
được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi người thứ ba
có trách nhiệm bồi thường cho mình. Tất cả các khoản tiền nào có thể thu hồi
được để giảm bớt thiệt hại đều thuộc thẩm quyền sở hữu của người bảo hiểm
là người đã trả tiền bồi thường tổn thất. Khi số tiền phải bồi thường càng lớn
thì việc áp dụng nguyên tắc thế quyền càng quan trọng và hết sức có ý nghĩa.
Thế quyền có thể được thực hiện trước hoặc sau khi bồi thường tổn
thất, trong trường hợp này người bảo hiểm được thay mặt người được bảo
hiểm để làm việc với các bên liên quan. Người được bảo hiểm không có
quyền miễn trách người có lỗi, vì nếu người được bảo hiểm chỉ nhận lỗi về
mình, nghĩa là người được bảo hiểm tước đi khả năng thực hiện thế quyền của
người bảo hiểm. Tuy nhiên, người bảo hiểm cũng chỉ được thực hiện thế
quyền ở mức độ tương đương với số tiền đã trả hoặc sẽ trả. Để thực hiện được
nguyên tắc này, người được bảo hiểm phải cung cấp các biên bản, giấy tờ,
chứng từ, thư từ cần thiết cho người bảo hiểm.
1.1.3 Vai trò của bảo hiểm trong nền kinh tế và đời sống xã hội
Bảo hiểm là một ngành kinh tế hết sức nhạy cảm, có thể coi bảo hiểm
chính là lá chắn của nền kinh tế quốc dân, chính vì vậy bảo hiểm có một vai
trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế.
9
Trước hết, bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia
trước tổn thất do rủi ro gây nên.
Rủi ro dù bắt nguồn từ thiên tai hay tai nạn bất ngờ đều gây thiệt hại về
kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, sản xuất kinh doanh của các cá
nhân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm, chưa kể có lúc gây thiệt hại về người.
Tổn thất đó sẽ được bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường về mặt tài chính để
người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định đời sống và sản xuất
kinh doanh. Từ đó, người bị thiệt hại có thể khôi phục và phát triển sản xuất
kinh doanh và các hoạt động khác một cách bình thường. Tác động này phù
hợp với mục tiêu kinh tế nên thu hút được số đông người tham gia.
Thứ hai, bảo hiểm góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất; giúp cho
cuộc sống con người an toàn hơn, xã hội trật tự hơn, giảm bớt nỗi lo cho mỗi
cá nhân và doanh nghiệp.
Khi đã tham gia bảo hiểm, cơ quan hoặc công ty bảo hiểm sẽ cùng với
người tham gia thực hiện các biện pháp để đề phòng và hạn chế tổn thất, rủi
ro đã xảy ra. Cơ quan, công ty bảo hiểm đóng góp tài chính một cách tích cực
để thực hiện các biện pháp hạn chế rủi ro như tuyên truyền, hướng dẫn các
biện pháp phòng chống tai nạn, mua sắm thêm các dụng cụ phòng cháy chữa
cháy, cùng các ngành giao thông làm các biển báo, các đường lánh nạn...
Thứ ba, bảo hiểm góp phần tăng tích luỹ và tiết kiệm chi cho Ngân sách
Nhà nước
Với quỹ bảo hiểm do các thành viên tham gia đóng góp, doanh nghiệp
bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm cho
người tham gia để họ khôi phục đời sống, sản xuất kinh doanh. Như vậy,
Ngân sách Nhà nước không phải chi ra để trợ cấp cho các thành viên, các
doanh nghiệp khi các đối tượng này gặp rủi ro, giúp giảm gánh nặng cho ngân
sách nhà nước, tất nhiên là trừ trong những trường hợp tổn thất mang tính
thảm hoạ, có tính chất xã hội rộng lớn.
10
Mặt khác, dịch vụ bảo hiểm nhất là bảo hiểm thương mại có nghĩa vụ
đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua việc thực hiện đóng các loại thuế
có liên quan, như vậy là dịch vụ bảo hiểm tăng thu cho ngân sách.
Thứ tư, bảo hiểm còn là phương thức huy động vốn để đầu tư phát triển
kinh tế – xã hội.
Dưới hình thức phí bảo hiểm, ngành bảo hiểm đã huy động một số
lượng vốn khá lớn từ các đối tượng tham gia. Số vốn đó ngoài chi trả, trợ cấp
hay bồi thương thiệt hại còn là nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế – xã
hội.
Đặc biệt, đối với bảo hiểm nhân thọ, nguồn vốn huy động được tích luỹ
trong một thời gian dài mới phải chi trả cho người tham gia bảo hiểm. Do đó,
các công ty bảo hiểm có thể sử dụng để kinh doanh bất động sản, mua trái
phiếu... hay là dùng để đầu tư vào hoạt động kinh tế sinh lời. Và như vậy làm
tăng vòng chu chuyển nguồn vốn, làm cho hệ thống tài chính sôi động hơn...
Thứ năm, bảo hiểm còn góp phần thúc đẩy phát triển quan hệ kinh tế
giữa các nước thông qua hoạt động tái bảo hiểm.
Thị trường bảo hiểm nội địa và thị trường bảo hiểm quốc tế có mối quan
hệ qua lại, thúc đẩy nhau phát triển thông qua hình thức phân tán rủi ro và
chấp nhận rủi ro – Hình thức tái bảo hiểm giữa các công ty của các nước. Như
vậy, bảo hiểm vừa góp phần phát triển quan hệ kinh tế giữa các nước, vừa góp
phần ổn định thu chi ngoại tệ cho ngân sách.
Thứ sáu, bảo hiểm thu hút một số lượng lao động nhất định của xã hội,
góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp trong nền kinh tế, đồng thời dịch vụ
bảo hiểm cũng góp phần giải quyết và ổn định đời sống cho một bộ phận
người lao động trong ngành bảo hiểm.
11
1.2 Khái quát về dịch vụ bảo hiểm
1.2.1 Khái quát về dịch vụ
* Khái niệm về dịch vụ
Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, nền sản xuất và văn minh
nhân thọ loại, dịch vụ ngày càng phát triển cả về số lượng, chất lượng và trở
thành một bộ phận năng động, một xu thế ph