Luận văn Diện mạo kinh tế an giang trong các thế kỷ XVII - XX

An Giang là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Cách đây hơn 300 năm, khi người Việt đặt chân đến vùng này, về cơ bản, đây là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá, sình lầy, sông rạch chằng chịt, cây rừng rậm rạp, với hàng nghìn trâu rừng tụ họp. Nhưng không đầy ba thế kỷ sau, An Giang trở thành một vùng đất trù phú, một vựa lúa lớn của cả nước. Việc dựng lại diện mạo kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu sự phát triển kinh tế An Giang ngày nay. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, dưới sự lãnh đaọ của Đảng Cộng sản Việt Nam, kinh tế An Giang đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, nhất là sản lượng lương thực trong những năm gần đây luôn luôn đứng đầu cả nước. Tìm hiểu kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX có ý nghĩa quan trọng, giúp cho địa phương vạch ra những chính sách, định hướng, giải pháp phát triển kinh tế An Giang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay

pdf209 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1370 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Diện mạo kinh tế an giang trong các thế kỷ XVII - XX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------------------- PHAN VĂN KIẾN DIEÄN MAÏO KINH TEÁ AN GIANG TRONG CAÙC THEÁ KYÛ XVII - XX Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam Mã số : 60 22 54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. TRẦN THỊ THANH THANH Thành phố Hồ Chí Minh - 2007 2 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU An Giang là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Cách đây hơn 300 năm, khi người Việt đặt chân đến vùng này, về cơ bản, đây là một vùng đất hoang vu chưa được khai phá, sình lầy, sông rạch chằng chịt, cây rừng rậm rạp, với hàng nghìn trâu rừng tụ họp. Nhưng không đầy ba thế kỷ sau, An Giang trở thành một vùng đất trù phú, một vựa lúa lớn của cả nước. Việc dựng lại diện mạo kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX có ý nghĩa quan trọng đối với việc tìm hiểu sự phát triển kinh tế An Giang ngày nay. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, dưới sự lãnh đaọ của Đảng Cộng sản Việt Nam, kinh tế An Giang đạt được rất nhiều thành tựu quan trọng, nhất là sản lượng lương thực trong những năm gần đây luôn luôn đứng đầu cả nước. Tìm hiểu kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX có ý nghĩa quan trọng, giúp cho địa phương vạch ra những chính sách, định hướng, giải pháp phát triển kinh tế An Giang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Trong những năm qua, có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tình hình kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần không nhỏ trong việc nhận thức lại quá khứ, cung cấp những cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển kinh tế của vùng. Một hệ thống đề tài về kinh tế của mỗi tỉnh trong các thế kỷ XVII - XX vẫn là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Mặt khác, đề tài này còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu quê hương, con người An Giang cần cù và sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm; từ đó có thái độ và trách nhiệm trong việc góp phần xây dựng quê hương An Giang giàu đẹp. 3 Mục đích của luận văn là dựng lại bức tranh lịch sử về kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX, tập trung nghiên cứu tất cả các mặt hoạt động kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải. Qua đó, thấy được những biến đổi của kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX. Trên cơ sở nghiên cứu các mặt hoạt động của kinh tế An Giang, tác giả rút ra được một số đặc điểm cơ bản về kinh tế An Giang. Tìm ra thế mạnh của kinh tế An Giang, góp phần vào việc hoạch định chính sách kinh tế của tỉnh. Đồng thời nêu được những tác nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng của chúng đến đời sống nhân dân An Giang trong các thế kỷ XVII - XX, từ đó có những kiến nghị cho việc phát triển kinh tế An Giang trong giai đoạn hiện nay. Tôi sinh ra, lớn lên và công tác tại An Giang, việc nghiên cứu kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX sẽ giúp tôi giảng dạy tốt lịch sử địa phương, cũng như việc biên soạn tài liệu dạy học lịch sử địa phương An Giang cho các trường phổ thông hiện nay. Việc nghiên cứu này còn góp phần bổ sung nguồn tư liệu tham khảo cho giáo viên giảng dạy lịch sử địa phương An Giang. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Chủ đề của luận văn là Diện mạo kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX. Tác giả đi sâu tìm hiểu các hoạt động kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp và giao thông vận tải, cũng như những tác động của những hoạt động đó tới đời sống nhân dân An Giang trong bốn thế kỷ qua. Về không gian, vùng đất An Giang từ thời chúa Nguyễn cho đến khi thực dân Pháp chiếm Nam Kỳ có địa giới rất rộng, bao gồm An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, một phần Đồng Tháp và Bạc Liêu ngày nay. Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề lịch sử thuộc phạm vi không gian địa giới tỉnh An Giang ngày nay. Khi 4 giới hạn phạm vi nghiên cứu, tác giả có tính đến sự thay đổi về địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử. Về thời gian, luận văn giới hạn trong các thế kỷ XVII - XX. Cụ thể là từ năm 1620, là năm vua Chân Lạp Chey Chetta II xin cưới công nương Ngọc Vạn, con của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, từ đây, vua Chân Lạp tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt đến khai phá đất đai và định cư sinh sống ở vùng đất Nam Bộ, trong đó có An Giang; và đến năm 2000, là năm kết thúc thế kỷ XX, bước sang kỷ nguyên mới, cũng là năm An Giang đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội sau hơn 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới. 3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Khi thực hiện đề tài “Diện mạo kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX”, tác giả kế thừa nghiêm túc và có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài, bao gồm các nội dung về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, yếu tố con người và các nhân tố khác có tác động đến kinh tế An Giang. Trước hết là những công trình được ghi chép của nhà Nguyễn. Quyển Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1726 - 1783) được viết vào khoảng năm 1776, thời điểm đang diễn ra cuộc khẩn hoang, mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Do vậy, tác phẩm có những tư liệu quý về cảnh quan, môi trường thiên nhiên, những biến động kinh tế và chính trị vùng sông Tiền, sông Hậu nói riêng, vùng đất Nam Bộ nói chung. Tác phẩm Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825) được viết vào thời vua Gia Long (1802 - 1820). Đây là quyển địa phương chí đầu tiên đề cập một cách khái quát về địa giới, khí hậu, vùng đất, con người, sản vật, núi sông, phong tục và tình hình kinh tế vùng đất Nam Bộ nói chung, trong đó có vùng đất An Giang nói riêng ở các thế kỷ XVIII - XIX. 5 Bộ Đại Nam thực lục của Quốc sử quán triều Nguyễn, được vua Minh Mạng cho biên soạn vào năm 1821, gồm hai phần : Đại Nam thực lục tiền biên ghi chép giai đoạn lịch sử từ khi Nguyễn Hoàng vào Nam (1558) đến đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1777); Đại Nam thực lục chính biên ghi chép Nguyễn Ánh bôn ba tìm cách khôi phục lại quyền lực (1777) đến năm vua Đồng Khánh mất (1889). Đây là bộ tư liệu ghi chép khá đầy đủ về vùng đất An Giang trong các thế kỷ XVII - XIX trên các phương diện kinh tế, chính trị, xã hội. Ngoài ra, Đại Nam thực lục còn khắc hoạ đậm nét về xã hội Việt Nam từ 1858 đến năm 1867, trong đó có vùng đất An Giang. Trong Quốc triều chánh biên toát yếu của Quốc sử quán triều Nguyễn, có đoạn miêu tả công việc đào kênh làm thuỷ lợi, công cuộc khẩn hoang lập đồn điền và sơ lược về sở hữu đất đai của một số làng thuộc vùng đất An Giang trước khi thực dân Pháp chiếm An Giang vào năm 1867. Địa bạ Nam Kỳ lục tỉnh được lập năm 1836 dưới thời vua Minh Mạng, gồm 484 tập. Trong đó, Địa bạ An Giang có 43 tập bao gồm An Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng và một phần tỉnh Đồng Tháp. Đây là tài liệu miêu tả sinh động, chính xác về các đơn vị hành chính, các loại đất đai, tình hình phân bố ruộng đất, thuế, cơ cấu cây trồng và các vấn đề xã hội khác ở tỉnh An Giang trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XIX. Bộ sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, được biên soạn vào năm Tự Đức thứ 29 (1875) và hoàn thành vào khoảng năm 1881. Trong tập Thượng của bộ sách có nhiều ghi chép về tình hình môi trường tự nhiên, kinh tế An Giang thế kỷ XIX. Đây là tư liệu quý khái quát phần nào bức tranh về tự nhiên, kinh tế An Giang dưới triều Nguyễn. Như vậy, thư tịch cổ viết về kinh tế An Giang khá phong phú, nhưng còn rời rạc và đan xen với nhiều sự kiện khác. Cho đến nay, việc nghiên cứu vùng đất An Giang trong các thế kỷ XVII - XIX nói chung, kinh tế An Giang nói riêng vẫn còn thiếu, rất cần tài liệu nghiên cứu chuyên khảo đề cập một cách hoàn chỉnh, có hệ thống về kinh 6 tế An Giang. Do đó, các tư liệu trên vẫn là nguồn chính cho việc tham khảo và đối chiếu trong quá trình nghiên cứu. Trong thời thực dân Pháp cai trị và trở lại xâm lược (1867 - 1954) có một số sách địa phương chí về tỉnh Long Xuyên, tỉnh Châu Đốc do người Pháp biên soạn như: Đặc khảo về tỉnh Châu Đốc (năm 1902), Đặc khảo về tỉnh Long Xuyên (năm 1905), Các tỉnh Nam Kỳ - Long Xuyên (năm 1907), Địa phương chí tỉnh Long Xuyên năm 1953, Địa phương chí tỉnh Châu Đốc năm 1953,... đề cập các mặt hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồng thời, năm 1941, công trình khai hoang ở An Giang đã được nhắc đến trong bài viết Mảnh sử liệu việc khai hoang ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn của tác giả Tiên Đàm (Báo Tri Tân, số 21). Thời kỳ 1954 - 1975 có nhiều công trình nghiên cứu về Nam Bộ, vùng đất An Giang hoặc có đề cập đến kinh tế An Giang được công bố. Dưới chính quyền Sài Gòn, Ban nghiên cứu Toà hành chính An Giang còn cho biên soạn các quyển địa phương chí như : Địa phương chỉ tỉnh Long Xuyên 1956, Địa phương chí tỉnh Châu Đốc 1956, Địa phương chí An Giang 1959, Địa phương chí An Giang 1961, Địa phương chí An Giang 1963, Địa phương chí tỉnh An Giang 1967, Địa phương chí tỉnh Châu Đốc 1968, Địa phương chí tỉnh An Giang 1973, đã đề cập một cách tổng quát về lịch sử, danh lam thắng cảnh, điều kiện tự nhiên, hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh. Quyển Tân Châu xưa của Nguyễn Văn Kiềm và Huỳnh Minh được biên soạn vào năm 1964 đã đề cập đến một phần đất An Giang. Đây là loại sách chuyên khảo viết về nơi định cư sinh sống sớm nhất của người Việt ở An Giang, sự quản lý của chúa Nguyễn ở vùng đất mới tiếp quản này. Ngoài ra, tác giả còn trình bày diện mạo vùng đất Tân Châu từ 1757 - 1965 qua các mặt kinh tế, địa phận, văn hoá, tín ngưỡng,.... Tác phẩm Việt sử xứ Đàng Trong của Phan Khoang được viết vào những năm 1970. Tác phẩm này viết về quá trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam dưới thời các 7 chúa Nguyễn, quá trình xác lập chủ quyền ở vùng đất Nam Bộ, trong đó có đề cập đến tình hình các mặt ở vùng đất An Giang. Thoại Ngọc Hầu và công cuộc khẩn hoang vùng Hậu Giang của Nguyễn Văn Hầu được xuất bản năm 1973. Tác giả viết về công trình đào kênh, mở đường, khẩn hoang lập làng ở An Giang của Thoại Ngọc Hầu vào giai đoạn cuối thời vua Gia Long đầu thời vua Minh Mạng. Quyển Lịch sử khẩn hoang miền Nam của Sơn Nam xuất bản năm 1973, cũng đã cung cấp những tư liệu về cuộc khẩn hoang lập làng ở vùng đất Nam Bộ nói chung, An Giang nói riêng vào thế kỷ XVIII - XIX. Người Chàm Hồi giáo miền Tây Nam phần Việt Nam của Nguyễn Văn Luận xuất bản năm 1973. Tác giả đề cập đến quá trình lịch sử, sinh hoạt kinh tế và đời sống văn hoá - xã hội của người Chăm ở An Giang trước năm 1975. Quyển Người Việt gốc Miên của Lê Hương xuất bản 1969, đã miêu tả sinh động về sinh hoạt xã hội, tôn giáo, văn hoá, giáo dục và kinh tế của người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung, trong đó có sinh hoạt kinh tế của người Khmer An Giang. Ngoài ra, trong tác phẩm Gia Định xưa, nhà văn Sơn Nam đã đề cập đến vấn đề đất đai, thiên nhiên, phong thổ, phong tục, tập quán của vùng đất Nam Bộ và công cuộc khẩn hoang vùng biên giới Tây Nam. Từ sau năm 1975, có nhiều công trình nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long và An Giang, với những vấn đề sâu hơn. Tác phẩm Lịch sử khai phá vùng đất Nam Bộ do Huỳnh Lứa chủ biên, đã góp phần tìm hiểu sâu hơn về quá trình khai phá vùng đất Nam Bộ, trong đó có An Giang. Các tác giả đã khái quát quá trình di chuyển dân cư, khai hoang lập đồn điền, tổ chức sản xuất nông nghiệp, những biến đổi về mặt xã hội, . 8 Quyển Những trang về An Giang của Trần Thanh Phương xuất bản 1984. Đây là quyển sách địa chí, đã đề cập đến thiên nhiên, con người, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế An Giang trong các thế kỷ XVIII - XX. Trong Lịch sử An Giang của Sơn Nam được xuất bản vào năm 1988, tác giả đã đề cập đến những biến đổi về mọi mặt của vùng đất An Giang từ khi hoà hợp vào lãnh thổ nước ta đến thời Pháp thuộc. Quyển Văn hoá và cư dân đồng bằng sông Cửu Long của Nguyễn Công Bình, Lê Xuân Diệm, Mạc Đường xuất bản năm 1990 đã nghiên cứu về các tộc người đang sinh sống trên mảnh đất Đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả đã đề cập đến mọi mặt trong sinh hoạt về mặt kinh tế - xã hội của cư dân đã từng sinh sống ở vùng đất này. Tác phẩm Về dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long xuất bản năm 1991 đã đề cập khá chi tiết về sinh hoạt kinh tế của các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa đang sinh sống ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, vùng đất An Giang nói riêng. Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang lập ấp ở Nam Kỳ lục tỉnh của Nguyễn Đình Đầu được xuất bản năm 1992. Tác phẩm cung cấp những tư liệu quý về quá trình khai hoang lập ấp, chế độ công điền công thổ ở An Giang từ khi lưu dân người Việt có mặt cho đến khi Pháp xâm chiếm vùng này vào năm 1867. Quyển Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX của Huỳnh Lứa xuất bản năm 2000. Tác giả có đề cập đến quá trình xác lập chủ quyền lãnh thổ, khai hoang lập ấp, công cuộc đào kênh, các hoạt động kinh tế ở An Giang trong hai thế kỷ XVIII - XIX. Bên cạnh đó còn có các tác phẩm Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu và phát triển do Nguyễn Công Bình chủ biên, Nghề nông Nam Bộ của Trần Xuân Kiêm biên soạn năm 1992, Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam của Vũ Minh Giang chủ biên. 9 Ngoài ra, các bài viết trong các Kỷ yếu hội thảo khoa học như Nam Bộ và Nam Trung Bộ những vấn đề lịch sử thế kỷ XVII - XIX do Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, Lịch sử phát triển kinh Vĩnh Tế, Lịch sử hình thành vùng đất An Giang do Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ An Giang và Sở Khoa học Công nghệ Môi trường tỉnh An Giang đã phối hợp với Viện Khoa học Xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh tổ chức,... ; các bài viết trên các báo chuyên ngành được công bố thường xuyên có liên quan đến kinh tế An Giang. Những nội dung vừa được đề cập ở trên chưa có tính hệ thống, chưa có tính liên tục, chưa được đi sâu, trong đó có kinh tế. Nhìn chung, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về đề tài Kinh tế An Giang từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX. Như vậy, chủ đề này vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cho giới nghiên cứu. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi nghiêm túc kế thừa không chỉ tư liệu mà cả về lý luận của các công trình đi trước có liên quan đến đề tài. Nguồn tư liệu bao gồm : sách, báo, tạp chí có ở Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện Khoa học Tổng hợp, Thư viện Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện An Giang, Thư viện Cần Thơ. Bên cạnh đó còn có các bản báo cáo, tập địa chí được lưu trữ tại Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ An Giang, Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang, Cục Thống kê tỉnh An Giang, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II; các luận văn cao học và phó tiến sĩ lưu lại tại Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện Khoa học Tổng hợp. Ngoài ra, chúng tôi còn thu thập tài liệu điền dã để có thêm cơ sở nhận định về kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX. 10 4.2. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, tác giả vận dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic : Đây là những phương pháp cơ bản sử dụng trong luận văn. Trong đó, phương pháp lịch sử đóng vai trò chủ đạo. Phương pháp hệ thống hoá : Hệ thống lại những vấn đề được viết tản mạn, rải rác trong các tư liệu và nhiều nguồn tư liệu khác nhau có liên quan đến kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX. Phương pháp hệ thống hoá là cơ sở để trình bày những nội dung trong luận văn. Phương pháp so sánh : Dùng phương pháp này để đối chiếu kinh tế An Giang ở các vùng địa phương trong tỉnh hoặc với các tỉnh khác trong vùng. Phương pháp liên ngành : Trong quá trình thực hiện đề tài, kết hợp chủ yếu các loại tài liệu và kế thừa thành tựu nghiên cứu của các ngành khác nhau như địa lý, kinh tế, thống kê, Phương pháp khảo sát điền dã : Tác giả luận văn đã tiếp xúc với những người trồng lúa ở Long Kiến, nghề mộc ở Long Điền A (huyện Chợ Mới), nghề dệt ở huyện Tân Châu, nghề gốm ở huyện Tri Tôn, nghề đá ở Núi Sập, nghề sản xuất gạch ngói ở huyện Châu Thành, làm mắm ở thị xã Châu Đốc, Đồng thời còn thu thập tài liệu điền dã để có thêm cơ sở nhận định về kinh tế An Giang trong bốn thế kỷ đã qua. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN Luận văn góp phần hệ thống hoá và làm phong phú khối lượng tư liệu liên quan đến tiến trình phát triển kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX. Nguồn tư liệu này được bổ sung vào tư liệu nghiên cứu kinh tế Nam Bộ nói chung. Luận văn còn đóng góp một số kết luận cụ thể về những thuận lợi và khó khăn của kinh tế An Giang trong bốn thế kỷ đã qua, rút ra những đặc điểm cơ bản kinh tế An 11 Giang trong các thế kỷ XVII - XX. Từ đó có những đề xuất và giải pháp nhằm phát triển kinh tế An Giang trong giai đoạn hiện nay. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn gồm 207 trang, trong đó phần mở đầu 10 trang, nội dung chính 168 trang, kết luận 10 trang, tài liệu tham khảo 7 trang, phụ lục 12 trang. Luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1 : Môi trường tự nhiên - điều kiện cơ bản của diện mạo kinh tế An Giang. Chương 2 : Diện mạo kinh tế An Giang trong các thế kỷ XVII - XX. Chương 3 : Cư dân An Giang - chủ thể làm nên diện mạo kinh tế An Giang. 12 Chương 1 : MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN - ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN CỦA DIỆN MẠO KINH TẾ AN GIANG 1.1. Vị trí, địa hình 1.1.1. Vị trí An Giang là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và có một phần diện tích nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên. Mặt khác, An Giang còn là một tỉnh biên giới vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, có nhiều tôn giáo và thành phần dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm sinh sống. Tỉnh An Giang có diện tích tự nhiên là 3.406,23 km2, dân số năm 2006 là 2.218.403 người [10, tr.19], đứng đầu các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 6 trên tổng số 64 tỉnh, thành phố. Tỉnh An Giang có 11 huyện, thị, thành phố trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên, thị xã Châu Đốc và các huyện Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới; với 154 xã, phường, thị trấn. Phía bắc và tây bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 104 km, phía đông giáp với tỉnh Đồng Tháp 107,628 km, phía nam và đông nam giáp với thành phố Cần Thơ 44,734 km, phía tây nam giáp với tỉnh Kiên Giang 69,789 km. Chiều dài nhất của tỉnh An Giang theo hướng Bắc - Nam là 86 km và hướng Đông - Tây là 87,2 km, nơi hẹp nhất ở phía bắc là 20 km. Là tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, nằm liền kề với thành phố Cần Thơ, cách Thành phố Hồ Chí Minh 190 km. An Giang có hệ thống giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi. Quốc lộ 91 nối liền với quốc lộ 2 của Vương quốc Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (huyện Tịnh Biên); Tỉnh lộ 956 với Campuchia qua cửa khẩu quốc tế 13 Khánh Bình (huyện An Phú); sông Hậu, sông Tiền và mạng lưới kênh rạch là những tuyến giao thông thủy quốc tế quan trọng nối tỉnh An Giang với các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia qua cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương (huyện Tân Châu). Đây là điều kiện thuận lợi để An Giang phát triển và hội nhập kinh tế với các tỉnh trong khu vực, với nước ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á. 1.1.2. Địa hình An Giang có địa hình thấp dần từ biên giới Việt Nam - Campuchia xuống đến lộ Cái Sắn và từ bờ sông Tiền qua đến giáp ranh tỉnh Kiên Giang. An Giang có 2 dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng chiếm 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, có 2 loại chính đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi. Đồng bằng phù sa là do phù sa sông Tiền và sông Hậu bồi đắp hàng năm, rất bằng phẳng và có nhiều dạng. Dạng cồn bãi (còn gọi là cù lao), ở giữa cao và thấp dần sang hai bên như “cù lao Mỹ Hoà Hưng, cù lao Tiên, cồn Phó Ba (thành phố Long Xuyên), Bà Hoà (huyện Châu Thành), Bình Thuỷ, Khánh Hoà (huyện Châu Phú), Vĩnh Trường (huyện An Phú) trên sông Hậu; và cù lao Giêng (huyện Chợ Mới), cù lao Tây, cù lao Ma, Cái Vừng (huyệ
Luận văn liên quan