Sống trong hào khí hơn ba mươi năm kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, nhà văn không chỉ là những văn nghệ sĩ mà còn là những chiến sĩ trên chiến
trường. Xuất phát từ thực tế đó đã hình thành nên một bộ phận văn học với cảm
hứng về chiến tranh cách mạng. Có thể nói bộ phận văn học này đã có những
đóng góp to lớn cho nền văn học cách mạng nói riêng và văn học Việt Nam nói
chung. Vì thế trong những năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị
về văn học chiến tranh cách mạng.
Cùng với sự trưởng thành của cách mạng, của kháng chiến thì đội ngũ tác
giả, tác phẩm cũng ngày càng lớn mạnh. Nhìn lại chặng đường văn học những
năm kháng chiến, chúng tôi nhận thấy những năm 60 của thế kỉ XX, việc thay
đổi bút danh dường như trở thành một hiện tượng phổ biến trong lực lượng sáng
tác đương thời: Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi, Nguyễn Văn Bổng – Trần
Hiếu Minh, Bùi Minh Quốc – Dương Hương Ly, Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung
Thành, Lê Khâm – Phan Tứ, Việc thay đổi bút danh ấy không phải là ngẫu
nhiên, cũng không phải do điều kiện hoạt động công khai hay bí mật mà đó là
một bước chuyển trong sáng tác. Thiết nghĩ tìm hiểu bước chuyển trong sáng tác
của nhà văn là một điều cần thiết.
151 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2169 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết của Lê khâm – Phan tứ: một cái nhìn lịch đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Tô Thùy Quyên
DIỄN NGÔN VỀ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ KHÂM – PHAN TỨ:
MỘT CÁI NHÌN LỊCH ĐẠI
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Tô Thùy Quyên
DIỄN NGÔN VỀ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH
TRONG TIỂU THUYẾT CỦA LÊ KHÂM – PHAN TỨ:
MỘT CÁI NHÌN LỊCH ĐẠI
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 01 21
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THÀNH THI
Thành phố Hồ Chí Minh – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Người thực hiện
Tô Thùy Quyên
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam
với đề tài “Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết của Lê
Khâm – Phan Tứ: Một cái nhìn lịch đại”, tôi đã nhận được sự quan tâm của
Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, của
quý thầy cô giảng dạy chuyên ngành Văn học Việt Nam (Cao học khóa 23 – Đại
học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh). Đặc biệt, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết sức
tận tình và nhiệt thành của Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi, người trực
tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin kính gửi lời cảm ơn đến Phó Giáo Sư Tiến sĩ Nguyễn Thành Thi,
Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, quý thầy cô, các phòng ban của trường Đại học
Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh (Phòng Sau đại học, Thư viện trường), cơ quan, gia
đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian
qua.
Xin chân thành cảm ơn!
Tô Thùy Quyên
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
MỞ ĐẦU.. 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .......................................................... 11
1.1. Tiểu thuyết như một loại hình diễn ngôn .................................................. 11
1.1.1. Tiểu thuyết và đặc trưng thi pháp của tiểu thuyết hiện đại ............... 11
1.1.2. Tiếp cận tiểu thuyết từ góc độ diễn ngôn .......................................... 13
1.2. Bối cảnh tâm lí – xã hội, “trường văn học”, và nội dung, cảm hứng
sáng tác về đề tài chiến tranh dưới hình thức diễn ngôn ........................ 16
1.2.1. Bối cảnh tâm lí – xã hội của sự ra đời nền văn học chiến tranh ...... 16
1.2.2. “Trường văn học” và nội dung, cảm hứng sáng tác dưới hình
thức diễn ngôn chiến tranh và hòa bình ............................................ 18
1.3. Các mô thức diễn ngôn ............................................................................. 21
1.3.1. Diễn ngôn tiểu thuyết sử thi .............................................................. 21
1.3.2. Diễn ngôn cá nhân – cộng đồng ........................................................ 24
1.4. Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết thời chiến và
thời hậu chiến .......................................................................................... 25
1.4.1. Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết thời chiến .. 25
1.4.2. Diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết thời hậu chiến ... 27
1.5. Hai bút danh – Hai chặng đường tiểu thuyết của nhà văn Lê Khâm –
Phan Tứ ................................................................................................... 29
1.5.1. Những khởi đầu với bút danh Lê Khâm ........................................... 30
1.5.2. Từ Lê Khâm đến Phan Tứ: không chỉ là sự thay đổi bút danh ......... 31
Chương 2. THÔNG ĐIỆP VỀ CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG
TIỂU THUYẾT LÊ KHÂM – PHAN TỨ NHÌN TỪ LẬP
TRƯỜNG CỦA CHỦ THỂ DIỄN NGÔN ................................... 34
2.1. Diễn ngôn chiến tranh và hòa bình nhìn từ lập trường, ý thức hệ cộng đồng ... 34
2.1.1. Khẳng định chính nghĩa cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc ....... 34
2.1.2. Kháng chiến là trường kì, là dữ dội, khốc liệt và sự thấu cảm về
mất mát, hi sinh ................................................................................. 47
2.1.3. Chiến tranh là môi trường để rèn luyện con người ........................... 50
2.1.4. Tôn vinh người anh hùng thời chiến ................................................ 56
2.2. Diễn ngôn chiến tranh và hòa bình nhìn từ lập trường, quan điểm cá
nhân ......................................................................................................... 62
2.3. Diễn ngôn chiến tranh và hòa bình nhìn từ lập trường, quan điểm của
tác giả ...................................................................................................... 65
2.3.1. Chiến tranh là môi trường “lửa thử vàng”, sàng lọc và phân hóa
nhân cách con người ......................................................................... 68
2.3.2. Người anh hùng cũng là con người đời thường ................................ 72
2.3.3. Cái nhìn đa diện về con người và cuộc chiến ................................... 75
Chương 3 CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH TRONG TIỂU THUYẾT LÊ KHÂM –
PHAN TỨ NHÌN TỪ CẤU TRÚC VÀ PHƯƠNG THỨC KIẾN TẠO
DIỄN NGÔN ...................................................................................... 81
3.1. Diễn ngôn người kể chuyện – những phát ngôn nhân danh cộng đồng .. 81
3.1.1. Vấn đề điểm nhìn, ngôi kể trong diễn ngôn người kể chuyện .......... 81
3.1.2. Diễn ngôn kể là thời gian lịch sử – sự kiện được kết cấu theo mô
hình thời gian chiến dịch ................................................................... 85
3.1.3. Diễn ngôn tả được kết cấu theo mô hình không gian mặt trận ......... 91
3.1.4. Diễn ngôn bình luận thông qua phát ngôn của người kể chuyện ....... 97
3.2. Diễn ngôn nhân vật – những phát ngôn của con người thời đại được cá
tính hóa .................................................................................................. 102
3.2.1. Diễn ngôn đối thoại như là hành động tranh đấu ............................. 102
3.2.2. Diễn ngôn độc thoại nội tâm như là hành động tự tranh đấu ........... 107
3.3. Sự chuyển đổi về diễn ngôn chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết
của Lê Khâm – Phan Tứ ....................................................................... 112
3.3.1. Bước chuyển về quan điểm, tư tưởng .............................................. 112
3.3.2. Bước chuyển về hình thức nghệ thuật .............................................. 122
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 129
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 133
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài – Mục đích nghiên cứu
Sống trong hào khí hơn ba mươi năm kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ, nhà văn không chỉ là những văn nghệ sĩ mà còn là những chiến sĩ trên chiến
trường. Xuất phát từ thực tế đó đã hình thành nên một bộ phận văn học với cảm
hứng về chiến tranh cách mạng. Có thể nói bộ phận văn học này đã có những
đóng góp to lớn cho nền văn học cách mạng nói riêng và văn học Việt Nam nói
chung. Vì thế trong những năm qua có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị
về văn học chiến tranh cách mạng.
Cùng với sự trưởng thành của cách mạng, của kháng chiến thì đội ngũ tác
giả, tác phẩm cũng ngày càng lớn mạnh. Nhìn lại chặng đường văn học những
năm kháng chiến, chúng tôi nhận thấy những năm 60 của thế kỉ XX, việc thay
đổi bút danh dường như trở thành một hiện tượng phổ biến trong lực lượng sáng
tác đương thời: Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi, Nguyễn Văn Bổng – Trần
Hiếu Minh, Bùi Minh Quốc – Dương Hương Ly, Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung
Thành, Lê Khâm – Phan Tứ, Việc thay đổi bút danh ấy không phải là ngẫu
nhiên, cũng không phải do điều kiện hoạt động công khai hay bí mật mà đó là
một bước chuyển trong sáng tác. Thiết nghĩ tìm hiểu bước chuyển trong sáng tác
của nhà văn là một điều cần thiết.
Lê Khâm – Phan Tứ được đánh giá là một trong những cây bút xuất sắc của
thế hệ nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc. Cả
cuộc đời gắn bó, tận tụy, hết lòng, hết mực đối với đất nước, với Đảng và cách
mạng, Lê Khâm – Phan Tứ đặt tất cả những thứ đó vào hàng ngàn trang viết của
mình. Tất cả công trình ấy của Lê Khâm – Phan Tứ, nói như nhà văn Phạm Hổ
là có cả máu thịt, “cả cái sống của ông trong đó”. Xem xét cảm hứng, nội dung
là phương pháp truyền thống nhưng nghiên cứu vấn đề cốt tử trong tiểu thuyết
của Phan Tứ từ quan niệm góc nhìn diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình là một
hướng nghiên cứu mới giúp nhìn nhận, đánh giá sâu sắc hơn giá trị nội dung, tư
2
tưởng, nghệ thuật của tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ cũng như bước chuyển
của nhà văn trong quá trình sáng tác. Đó là lí do chúng tôi chọn đề tài: “Diễn
ngôn về chiến tranh và hòa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ:
Một cái nhìn lịch đại”.
Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của luận văn.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Các công trình vận dụng lý thuyết diễn ngôn vào nghiên cứu tiểu
thuyết ở Việt Nam
Lý thuyết diễn ngôn du nhập vào Việt Nam chưa lâu nhưng đã được vận
dụng khá rộng rãi trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học lớn nhỏ trong cả
nước. Và việc vận dụng lý thuyết diễn ngôn đề nghiên cứu tiểu thuyết ở Việt
Nam, chúng tôi nhận thấy có các công trình nghiên cứu sau:
Trong luận án Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ góc độ diễn ngôn
(Nguyễn Thị Hải Phương, luận án Tiến sĩ Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà
Nội, 2012), Nguyễn Hải Phương cho rằng diễn ngôn trong tiểu thuyết đương đại
có hai khuynh hướng chính: diễn ngôn thế tục và diễn ngôn chấn thương. Cơ chế
văn hóa – xã hội chi phối việc hình thành các khuynh hướng diễn ngôn đó và
mỗi khuynh hướng diễn ngôn có một hệ thống nhân vật tương ứng.
Trong bài nghiên cứu Diễn ngôn về tính dục trong văn xuôi hư cấu Việt
Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 của Trần Văn Toàn (Tham luận tại Hội thảo
Diễn ngôn, Khoa Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2010), tác giả ứng dụng lý
thuyết diễn ngôn theo quan niệm của Foucault tìm hiểu sự hình thành của diễn
ngôn khoa học về tính dục trong văn xuôi nghệ thuật Việt Nam đầu thế kỉ XX
đến năm 1945. Trần Văn Toàn nhận định, tình dục và sự cám dỗ sắc dục đã xuất
hiện ngay từ buổi đầu phôi thai của nền văn học mới; đồng thời nó có sự biến
đổi phức tạp, sự quyến rũ nhục dục đi từ diễn ngôn đạo đức sang diễn ngôn khoa
học tính dục. Tác giả đã chứng minh điều đó qua ba tác phẩm: Truyện nàng Hà
3
Hương (Hà Hương phong nguyệt) của Lê Hoằng Mưu, Hà Hương hoa nguyệt
của Nam Tùng Tử, Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng.
Trong bài nghiên cứu Diễn ngôn về xứ thuộc địa trong tác phẩm “Người
tình” của M.Duras (đăng trên trang web: ngày
14/07/2011) của Nguyễn Thị Ngọc Minh, tác giả đã vận dụng khái niệm diễn
ngôn để nghiên cứu về quan hệ nước đôi giữa diễn ngôn thực dân và thuộc địa,
đồng thời nói đến diễn ngôn về giới nhằm khẳng định quyền bình đẳng của
người phụ nữ trong tiểu thuyết Người tình của M.Duras.
2.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề diễn ngôn chiến
tranh và hòa bình trong tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ
Lê Khâm – Phan Tứ có đóng góp không nhỏ trong nền văn học Việt Nam,
nhất là ở mảng đề tài viết về chiến tranh cách mạng. Thực tế có nhiều công trình
nghiên cứu đề cập hoặc ít hoặc nhiều đến sáng tác của Lê Khâm – Phan Tứ. Tuy
nhiên, khi xem xét tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ ở góc độ diễn ngôn,
chúng tôi nhận thấy chưa có một công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập đến
vấn đề trên. Ở đây chúng tôi chỉ điểm qua những công trình nghiên cứu có liên
quan đến vấn đề diễn ngôn về chiến tranh và hòa bình (từ cái nhìn lịch đại) trong
tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ ở phương diện nghệ thuật tiểu thuyết viết về
đề tài chiến tranh cách mạng và thông điệp về chiến tranh và hòa bình mà nhà
văn gửi gắm qua tác phẩm.
Phan Tứ với những tiểu thuyết viết về chiến tranh (Tạp chí Văn nghệ
quân đội, số 9/1983) của Trần Đăng Xuyền là bài viết đề cập trực tiếp nhất đến
đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Phan Tứ. Trong bài viết, Trần Đăng Xuyền
khẳng định: “Hạt nhân cơ bản chi phối toàn bộ sáng tác của Phan Tứ là quan
niệm của anh về chiến tranh, về con người trong chiến tranh cách mạng. Với
Phan Tứ, chiến tranh không chỉ là điều kiện để con người bộc lộ phẩm chất tốt
đẹp, anh hùng mà còn là môi trường sàng lọc, phân hóa con người” [115]. Tác
giả bài viết nhận định, tiểu thuyết Phan Tứ chú ý đến sự trưởng thành của con
4
người trong chiến tranh. Bên cạnh đó, tiểu thuyết của Phan Tứ có sự nối kết, kết
thúc một tác phẩm cũng là hé mở sự ra đời của một tác phẩm tiếp theo:
Phan Tứ luôn có ý thức đổi mới cách viết, cách thể hiện, bộc lộ một khả
năng sáng tạo dồi dào của ngòi bút. Dường như qua mỗi cuốn sách, Phan
Tứ lại hé mở những vấn đề sẽ đặt ra ở tác phẩm sau []. Từ Gia đình má
Bảy đến Mẫn và tôi và đến Trại S.T.18, tôi ngờ rằng Phan Tứ có ý đồ
muốn xây dựng một bộ tranh liên hoàn bằng tiểu thuyết về những chặng
đường cách mạng miền Nam [115].
Bên cạnh đó cũng có một số bài viết gián tiếp đề cập đến những bước phát
triển của tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng của Lê Khâm – Phan Tứ từ
cái nhìn lịch đại:
Trong bài viết Đọc “Trước giờ nổ súng” của Lê Khâm (Tạp chí Văn học,
số 9/1962), Hữu Hồng nhận định, mặc dù còn những hạn chế, “nhưng với Trước
giờ nổ súng, Lê Khâm đã tỏ ra có năng lực khái quát và xây dựng nhân vật khá
đều tay, có lối văn chặt chẽ trong sáng, có nhiều tìm tòi trong cách thể hiện”
[33]. Trước giờ nổ súng được xếp vào một trong những tác phẩm mở màn cho
sự thành công của mùa tiểu thuyết đầu tiên viết về chiến tranh cách mạng.
Bài viết “Gia đình má Bảy” và cách mạng miền Nam trong bước ngoặt
lịch sử những năm 1960 – 1961 (Tạp chí Văn học, số 7/1969) của Trần Trọng
Đăng Đàn đã khẳng định giá trị của Gia đình má Bảy đối với tiểu thuyết cách
mạng miền Nam trong cái nhìn đối sánh với Hòn Đất của Anh Đức. Gia đình
má Bảy như một ngôi sao sáng giữa bầu trời Văn học Giải phóng miền Nam.
Trần Trọng Đăng Đàn còn nhấn mạnh: thể loại truyện ngắn chỉ là chiếc đòn bẩy
đưa tài năng tiểu thuyết của Phan Tứ tiến xa hơn. Với thể loại tiểu thuyết, bức
tranh về hiện thực và con người miền Nam trong cuộc đấu tranh giành và giữ
chính quyền trong những năm 1960 – 1961 mới thật sự trở nên hoàn chỉnh hơn
dưới ngòi bút của Phan Tứ.
5
Trong bài viết Tiểu thuyết “Mẫn và tôi” của Phan Tứ (Tác phẩm mới, số
25/1973), Phan Cự Đệ đã thấy được những tiếp nối trong con đường tiểu thuyết
viết về chiến tranh cách mạng của Phan Tứ từ sau Gia đình má Bảy: “Tiểu
thuyết Mẫn và tôi sẽ tiếp tục giải quyết một số vấn đề mà trong Gia đình má
Bảy, Phan Tứ chưa có điều kiện đề cập tới”. Phan Cự Đệ cho rằng Mẫn và tôi
là một trong những tiểu thuyết thành công nhất của Phan Tứ, đồng thời đánh giá
cao những tìm tòi sáng tạo của nhà văn trong quá trình sáng tác. Ở Mẫn và Tôi,
Phan Tứ đã phát huy những mặt mạnh trước đây trong phong cách, mở rộng tầm
bao quát sử thi và đi sâu vào thế giới nội tâm và quá trình phát triển của những
tính cách anh hùng.
Cũng nhận định về tiểu thuyết Mẫn và tôi, bài viết “Mẫn và tôi”, một bước
phát triển mới của Phan Tứ (Tạp chí Văn học, số 2/1974) của Nguyễn Nghiệp
lại khẳng định thành công của Phan Tứ trong tiến trình tiểu thuyết chiến tranh
cách mạng bằng sự đối sánh với những tiểu thuyết của chính tác giả:“Mẫn và
tôi chứng tỏ một bước tự vượt mình đáng kể của Phan Tứ” [67].
Năm 2002, Mai Hương sưu tầm và tuyển chọn Phan Tứ toàn tập (4 tập,
Nxb Văn học, Tp. HCM, 2002), có đưa vào tuyển tập bài viết Lê Khâm – Phan
Tứ – Nhà văn chiến sĩ như là một lời giới thiệu về tuyển tập các sáng tác của
Phan Tứ. Mai Hương đã đưa ra những nhận định bao quát về quá trình sáng tác
của Phan Tứ ở để tài chiến tranh cách mạng. Tác giả bài viết cũng đã nhiều lần
nói đến vấn đề chuyển biến trong nghệ thuật sáng tác của Phan Tứ từ cái nhìn
lịch đại.
Nguyễn Hòa trong bài viết Về văn xuôi, và không chỉ về văn xuôi (đăng
trên trang web: www.viet-studies.info ngày 19/10/2008) nhấn mạnh sự thành
công của Mẫn và tôi trong danh sách những tác phẩm văn chương viết về đề tài
chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang. Theo Nguyễn Hòa, từ Bên kia
biên giới, Trước giờ nổ súng đến Mẫn và tôi, Phan Tứ đã đi qua một đời sáng
6
tác, chính vì vậy, tác phẩm là sự đan bện, hòa quyện từ thực tế cuộc sống và tài
năng của nhà văn, đó là những sáng tạo nghệ thuật đích thực.
Ngoài ra còn có các bài viết, công trình nghiên cứu khác như: Phan Tứ từ
“Về làng” đến “Mẫn và tôi” của Lê Thị Đức Hạnh (Tạp chí Văn học, số
2/1975); Hình ảnh người phụ nữ miền Nam trong chống Mỹ qua truyện của
Phan Tứ (Tạp chí Văn học, số 1/1978); Không gian – thời gian nghệ thuật
trong tiểu thuyết “Trước giờ nổ súng” của Phan Tứ của Phạm Ngọc Hiền
(đăng ngày 05/12/2011 trên trang web: cũng đã đi sâu
tìm hiểu sự thành công trong sáng tác của Phan Tứ.
Đứng trên lập trường cá nhân yêu thích sáng tác của Lê Khâm – Phan Tứ,
một số luận văn, khóa luận nghiên cứu văn học cũng chọn tiểu thuyết của Lê
Khâm – Phan Tứ để tìm hiểu: Bước đầu tìm hiểu sự thể hiện con người trong
sáng tác của Phan Tứ (Luận văn của Huỳnh Văn Hoa, Đại học Sư phạm Hà
Nội, 1983); Đóng góp của Phan Tứ trong lĩnh vực văn xuôi cách mạng Miền
Nam (1954 – 1975), (Luận văn của Nguyễn Đình Kiền, Đại học Sư phạm Hà
Nội, 1997); Đặc điểm tiểu thuyết Phan Tứ, (Luận văn của Nguyễn Thị Hoài
An, Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005); Yếu tố sử thi trong sáng tác của Phan Tứ
(Khóa luận tốt nghiệp của Tào Thị Hải trường Đại học Vinh, 2006), Sự đổi mới
cách nhìn về con người trong tiểu thuyết “Người cùng quê” của Phan Tứ
(Luận văn của Nguyễn Thị Minh Phượng, Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM,
2013).
Nhìn chung, các công trình, các bài viết nghiên cứu được đề cập ở trên đã ít
nhiều đi vào tìm hiểu và bước đầu đưa ra được những nhận xét, đánh giá về tiểu
thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ. Mặc dù chưa đi sâu vào tiếp cận nhưng các tác
giả cũng đã đặt ra vấn đề về bước chuyển – tức sự phát triển trong quá trình sáng
tác tiểu thuyết chiến tranh cách mạng của Lê Khâm – Phan Tứ. Tuy nhiên, để
hiểu một cách đầy đủ hơn về quan niệm, tư tưởng trong tiểu thuyết của Lê Khâm
– Phan Tứ, chúng ta cần có một cái nhìn toàn diện, đa chiều hơn bằng cách đặt
7
tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ trong sự vận động mang tính lịch đại và đi
sâu vào tìm hiểu những đặc trưng chủ yếu của tiểu thuyết Lê Khâm – Phan Tứ.
Như đã điểm qua, chưa có công trình nào tiếp cận tiểu thuyết của nhà văn
Lê Khâm – Phan Tứ từ góc độ diễn ngôn chiến tranh và hòa bình nên chúng tôi
hoàn toàn có cơ sở để tiến hành nghiên cứu đề tài “Diễn ngôn về chiến tranh và
hòa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ: Một cái nhìn lịch đại”.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Trong luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu tiểu thuyết Lê Khâm – Phan
Tứ dưới góc nhìn diễn ngôn để tìm hiểu vấn đề “Diễn ngôn về chiến tranh và
hòa bình trong tiểu thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ: Một cái nhìn lịch đại”.
Và từ đó hướng đến tìm hiểu những bước chuyển về quan niệm, tư tưởng về
chiến tranh và hòa bình cũng như nghệ thuật trong tiến trình tiểu thuyết của nhà
văn Lê Khâm – Phan Tứ. Cụ thể phạm vi nghiên cứu của luận văn sẽ tập trung
vào các tiểu thuyết sau:
Bên kia biên giới (1958)
Trước giờ nổ súng (1960)
Gia đình má Bảy (1968)
Mẫn và tôi (1972)
Trại S.T.18 (1974)
Người cùng quê (1985 – 1996)
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp tiếp cận hệ thống: Để triển khai luận văn, chúng tôi đặt tiểu
thuyết của Lê Khâm – Phan Tứ trong hệ thống tiểu thuyết viết đề tài chiến tranh
cách mạng của Việt Nam. Điều này giúp chúng tôi tìm hiểu và làm rõ các đặc