Cây ăn quả của chúng ta rất phong phú và đa dạng . Tuy vậy do đặc điểm của thời tiết mà cây ăn quả chỉ thường ra hoa một lần trong năm . Lúc thu hoạch sản phẩm quả nhiều, sử dụng không kịp, bảo quản khó khăn nên một thời gian ngắn sau khi thu hoạch, quả thối hỏng rất nhiều . Các nhà máy chế biến quả đồ hộp quả chỉ hoạt động được thời gian ngắn trong năm (2-3 tháng) . Do đó công nhân thiếu việc làm và lãng phí máy móc, thiết bị .
- Để khắc phục tình trạng cây ăn quả chỉ ra hoa một lần trong năm, tôi nghiên cứu đề tài “Điều khiển quá trình ra hoa của một số cây ăn quả bằng ethepphon”.
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4182 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Điều khiển quá trình ra hoa của một số cây ăn quả bằng ethepphon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Điều khiển quá trình ra hoa của một số cây ăn quả bằng ethepphon MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
- Cây ăn quả của chúng ta rất phong phú và đa dạng . Tuy vậy do đặc điểm của thời tiết mà cây ăn quả chỉ thường ra hoa một lần trong năm . Lúc thu hoạch sản phẩm quả nhiều, sử dụng không kịp, bảo quản khó khăn nên một thời gian ngắn sau khi thu hoạch, quả thối hỏng rất nhiều . Các nhà máy chế biến quả đồ hộp quả chỉ hoạt động được thời gian ngắn trong năm (2-3 tháng) . Do đó công nhân thiếu việc làm và lãng phí máy móc, thiết bị .
- Để khắc phục tình trạng cây ăn quả chỉ ra hoa một lần trong năm, tôi nghiên cứu đề tài “Điều khiển quá trình ra hoa của một số cây ăn quả bằng ethepphon”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Đưa ra cách điều khiển quá trình ra hoa của cây ăn quả bằng ethephon.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về cách điều khiển quá trình ra hoa ở một số cây ăn quả.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Một số loại cây ăn quả :cây thanh long, cây vải, cây nhãn, họ cây có múi, dứa, cây xoài,..........
5. Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết:
Thu thập thông tin thông qua internet, giáo trình, sách……..
5.2 Phương pháp thực nghiệm:
Thông qua việc nghiên cứu, tìm hiểu các cách điều khiển ra hoa của các cây ăn quả ở nông dân.
NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của đề tài:
- Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, chất tổng hợp có tác dụng tương tự etylen được sử dụng nhiều hơn cả là Ethephon (Ethrel) hay (2-CEPA) với công thức hóa học là 2-cloethylen phosphonic acid.
- Etylen là một Cacbuahyđro đơn ở dạng khí, được phát hiện và xếp vào nhóm phytohormones muộn nhất nhưng lại được đưa vào ứng dụng đại trà nhanh nhất, mang lại hiệu quả kinh tế to lớn. Khác với các chế phẩm hóa học khác, Etylen không gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vệ sinh nông sản và môi trường . Do đó Etylen là một chất điều tiết sinh trưởng hợp thời được úng dụng rộng rãi trong nông nghiệp.
- Ethephon là chất lỏng không màu, không mùi . Nó được ổn định trong dạng axit và bị phá hủy ở pH lớn hơn 3,5.
- Hàm lượng hoạt chất : 400mg/l, tỷ trọng 1,2g/ml, pH=3 . Nó dễ hòa tan trong nước, ít độc với người và gia súc .
- Thử nghiệm độ độc trên chuột cống theo đường tiêu hóa cho thấy: LD50=700mg/kg . Ethephon không độc hại với ong, ít độc với cá .
- Ethephon không liên kết chặt chẽ trong mô cây trồng . Nó có thể được loại bỏ dễ dàng bằng cách rửa . Trong cây, Etylen được giải phóng từ Ethephon theo sơ đồ sau :
- Etylen là một ”hoocmon già hóa“, do đó xử lý Ethephon (Ethrel) chất nhả chậm Etylen cho cây trồng đã giúp cho cây ra hoa, kết quả theo ý muốn con người . Sau đây là một số kết quả đã đạt được khi áp dụng Ethephon cho ra hoa một số cây trồng ở Việt Nam.
2. Kết quả nghiên cứu:
2.1 Điều khiển ra hoa cây vải:
Hình 1. Hoa vải
- Các thí nghiệm được làm trên các cây vải đều được 8 năm tuổi, có tán rộng và chiều cao tương đối đồng đều .Các thí nghiệm được bố trí như sau :
▪ 10 cây đối chứng, không xử lý Ethephon
▪ 10 cây phun Ethephon 0,1%
▪ 10 cây phun Ethephon 0,15%
▪ 10 cây phun Ethephon 0,20%
2.1.1 Các kết quả lấy giá trị trung bình cho mỗi lô 10 cây:
Bảng 1: Hiệu lực của Ethephon đến các yếu tố cấu thành năng suất cây vải
Công thức
Số chùm/cây
Số trái/chùm
Trọng lượng trung bình trái(g)
Không xử lý Ethephon
25,2
11,3
25
Xử lý Ethephon 0,1%
48,3
24,3
24,3
Xử lý Ethephon 0,15%
53,5
30,4
24,4
Xử lý Ethephon 0,20%
45,4
22,5
24,7
Bảng 2: Hiệu lực của Ethephon đến năng suất, chất lượng cây vải.
Công thức
Độ Brix
(%)
Năng Suất
( tấn/ha)
Tăng năng suất so với đối chứng(%)
Không xử lý Ethephon
24,10
1,424
100
Xử lý Ethephon 0,1%
24,07
5,704
400
Xử lý Ethephon 0,15%
24,15
7,937
557
Xử lý Ethephon 0,20%
24,30
5,046
354
Xử lý với dung dịch Ethephon 0,15% cho số chùm trên cây lớn nhất 53,5 và số trái trên chùm nhiều nhất 30,4. Khi xử lý bằng Ethephon 0,15% cho năng suất tăng 557% so với đối chứng. Khi xử lý với dung dịch Ethephon 0,1% và 0,20% cũng cho kết quả rất tốt. Song tốt hơn khi dùng Ethephon 0,15%. Nhìn chung về trọng lượng và độ ngọt của trái hầu như không thay đổi khi dùng Ethephon. Tuy nhiên, chế độ phân bón gốc phải đầy đủ cho tất cả các lô thí nghiệm.
2.1.2 Kết quả nghiên cứu trên diện rộng:
Bảng 3: Các kết quả thu được khi các lô thí nghiệm được làm trên 100 cây
STT
Công thức
Năng suất(tấn/ha)
Tăng so với đối chứng(%)
01
Không phun Ethephon
1,372
100
02
Ethephon 0,1%
4,953
360
03
Ethephon 0,15%
7,067
515
04
Ethephon 0,20%
4,437
324
Tương tự như kết quả thí nghiệm trên diện hẹp, sử dụng Ethephon trên diện rộng cũng cho năng suất tăng từ 324% đến 515% (Bảng 3)
Bảng 4: Hiệu quả kinh tế khi xử lý vườn vải bằng Ethephon
Công thức
Tăng năng suất
(tấn/ha)
Tăng thu
(1.000đ/ha)
Tăng chi
(1.000đ/ha)
Lợi nhuận
(1.000đ/ha)
Không xử lý
Ethephon
1,372
-
-
-
Ethephon 0,1%
4,953
17.905
3.180
14.725
Ethephon 0,15%
7,067
28.475
4.180
24.295
Ethephon 0,20%
4,437
15.327
5.180
10.147
Qua bảng 4 ta có thể thấy khi sử dụng ehtephon 0,15% cho năng suất cao nhất 7,067tấn/ha, tăng thu cao nhất 28.475.000đ/ha, tăng chi 4.180.000đ/ha, lợi nhuận cao nhất 24.295.000đ/ha so với sử dụng ethephon 0,1% lợi nhuận 14.725.000đ/ha, ethephon 0.20% lợi nhuận 10.147.000đ/ha thì lợi nhuận thấp hơn khi sử dụng ethephon 0,15%.
Như vậy việc đưa Ethephon làm cắt đọt non, làm bật mầm hoa trên cây vải cho ra hoa cách năm hoặc khi gặp khí hậu không thuận lợi đã đem lại một hiệu quả kinh tế lớn cho các nhà vườn cây ăn quả.
2.1.3 Ứng dụng Ethephon làm vải chín sớm:
- Để điều kiện bình thường, vải sẽ chín đồng loạt, giá cả đầu mùa có thể lên đến 15.000 đồng – 20.000 đồng/kg . Đến giữa mùa giá có khi chỉ còn 4.000 đồng – 5.000 đồng/kg . Vì vậy khi quả vải đã già có thể xử lý Ethephon 0,2%, phun nhẹ lên chùm vải . Sau 3 – 4 ngày vải sẽ chín đều . Tuy nhiên các vườn chỉ nên làm chín sớm một phần, quả sẽ chín rải rác trong tháng, tránh chín tập trung, làm rớt giá .
- Việc đưa vào sử dụng Ethephon cho vườn vải đã đem lại một kết quả kinh tế rõ rệt . Ethephon là hoomon sinh trưởng, thân thiện với môi trường, cần được khuyến cáo để áp dụng đại trà, để lượng vải thiều ở nước ta có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn .
2.2 Điều khiển ra hoa cây nhãn:
- Để có trái cây chín vào dịp tết, vào đầu tháng 8 âm lịch (với nhãn) người ta dùng Ethephon 0,1% phun ướt đều lên lá xoài, nhãn . Lá các cây này sẽ xanh đậm và co rúm lại một chút . Sau khoảng 30 ngày phun, hoa hình thành .
- Để xử lý ra hoa trên cây nhãn, được làm theo 3 bước sau :
Bước 1: Trước khi khấc cành pha 20ml dung dịch Ethephon 0,1% phun ướt đều trên cây để giúp cây phân hóa mầm tốt, ức chế đột lá ráng .
Bước 2: Khi đọt lá của cây vừa chuyển sang màu xanh đọt chuối thì tiến hành khấc cành . Khấc ¾ số cành trên cây, rộng 5-10mm .
Bước 3: Sau khi khấc cành 5 ngày, Pha 25ml dung dịch Ethephon 0,1% phun ướt đều trên toàn cây, giúp cây làm bật mầm hoa . Sau khi xử lý 25-30 ngày cây nhãn đồng loạt ra hoa .
- Đối với nhãn trái lau, nhãn trung quốc, nhãn tiêu lá bầu, nhãn xuồng cơm vàng hiệu quả sử dụng Ethephon rất tốt .
Bảng 5: Hiệu lực của Ethephon đến các yếu tố cấu thành năng suất nhãn(Thí nghiệm thực hiện tại Long Khánh - Đồng Nai, 1ha có 300 cây).
STT
Công thức
Số chùm/cây
Số trái/chùm
Trọng lượng 100 trái (kg)
01
Đối chứng(phun nước lã)
7,2
22,8
1,05
02
Khấc cành,không phun Ethephon
12,2
25,9
1,06
03
Phun Ethephon 0,1% không khấc cành
36,8
29,0
1,045
04
Khấc cành kết hợp phun 0,1% Ethephon
40,5
32,6
1,047
Bảng 6: Ảnh hưởng của Ethephon đến năng suất trái nhãn
STT
Công thức
Độ brix(%)
Năng suất (tấn/ha)
Tăng năng suất so với đối chứng (%)
01
Đối chứng(phun nước lã)
23,3
0,520
100
02
Khấc cành,không phun Ethephon
23,0
1,005
193,2
03
Phun Ethephon 0,1 không khấc cành
23,2
3,345
643,2
04
Khấc cành kết hợp phun 0,1 % Ethephon
23,1
4,147
797,5
- Nhìn vào các kết quả ở bảng 5 và bảng 6 chúng ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của Ethephon là tăng mùa vụ, tăng năng suất của cây nhãn mà chất lượng của quả nhãn không thay đổi . Vậy việc đưa vào các tiến bộ khoa học đã mang lại hiệu quả lớn cho các vùng trồng nhãn, …
Hình 2. Mầm hoa nhãn hình thành
2.3 Điều khiển quá trình ra hoa của họ cây có múi:
Hình 3. Hoa cam sành
- Biện pháp xử lý ra hoa cây có múi thông dụng là xiết nước và làm rụng lá . Làm như vậy cây hay bị mất sức và cho hiệu quả kém .
- Phương pháp xử lý bằng Ethephon như sau :
Khi bộ lá vừa già, xanh sậm bắt đầu phun dung dịch Ethephon 0,1%, phun 2 lần cách nhau 5-7 ngày, Kết hợp với việc xiết nước . Lá già bắt đầu rụng, rồi cây sẽ nhú đọt non mới và ra hoa.
Bảng 7: Hiệu lực của Ethephon đến các yếu tố cấu thành năng suất cam sành (Vườn anh Sáu Dân, Châu Thành, Long An, 1ha có 1.600 cây)
STT
Công thức
Số trái/cây
(trung bình)
Trọng lượng trái/(g)
Năng suất
(tấn/ha)
01
Đối chứng,phun nước lã
4,5
267
1.922
02
Xiết nước,không phun Ethephon
7,2
232
2.672
03
Phun Ethephon,không xiết nước
15,7
231
5.802
04
Phun Ethephon,kết hợp xiết nước
21,3
228
7.770
- Qua bảng 7 có thể thấy khi phun ethephon ở cây cam sành kết hợp xiết nước cho năng suất trái cao hơn gấp 4.05lần so với khi không sử dụng các biện pháp kỹ thuật.
- Hiện nay với việc áp dụng tiến bộ khoa học, xử lý Ethephon cho ra hoa cam đồng loạt, theo ý muốn của nhà vườn, một quy trình mới được bà con nông dân tiến hành đại trà :
+ Cây trồng dày, trên 2000 cây/1 ha
+ Khai thác tập trung trong thời gian ngắn
+ Sau 3 năm khai thác thì đốn bỏ.
2.4 Điều khiển quá trình ra hoa cây dứa :
- Giống dứa cayen rất khó ra hoa, đã có nông trường dứa 2-3 năm mà chưa cho ra hoa kết trái. Vì thế, việc nghiên cứu làm cho ra hoa dứa nói riêng là một việc rất cần thiết và Ethephon đã được nghiên cứu, đưa vào sử dụng đã đem lại rất nhiều kết quả khả quan .
Bảng 8: Các kết quả ứng dụng Ethephon để xử lý ra hoa dứa. So sánh với việc dùng đất đèn:
STT
Các chỉ tiêu
Dùng Ethephon 0,1%
Dùng đất đèn 1g/1 cây
Dứa Queen
Dứa Cayen
Dứa Queen
Dứa Cayen
01
Thời gian sau xử lý ra hoa
6 tuần
7 tuần
8 tuần
10 tuần
02
Tỷ lệ ra hoa
100%
90-95%
80-82%
50-55%
03
Công lao động cho 1 ha
3
3
25
25
- Với kết quả chỉ ra bảng 8, việc sử dụng Ethephon đã làm cho dứa ra hoa từ 90-100% kết quả thật mỹ mãn . Ngoài ra việc phun dung dịch 0,1-0,2% trên cánh đồng dứa đã làm giảm hẳn công lao động. Khi dùng đất đèn phải bỏ từng viên đất đèn nhỏ vào từng ngọn dứa, công rất lớn. Việc sử dụng Ethephon làm mất hẳn hiện tượng phát chồi ngọn, khối lượng quả dứa vào sử dụng sẽ lớn hơn . Lượng Ethephon cho 1ha là 1,1-3kg/ha, giá thành 1 kg Ethephon 100.000đ, chi phí tối đa 400.000đ/ha .
Hình 4. Hoa dứa
2. 5 Điều khiển quá trình ra hoa của cây xoài:
- Giống: Các giống xoài hiện được trồng tại Việt Nam gồm: Xoài Cát (Hòa Lộc), Xoài Thơm, xoải Bưởi (Ghép). Xoài có thể được trồng bằng hạt hay ghép.
- Trồng xoài: Nên trồng đầu mùa mưa, từ tháng 5 – 7 dương lịch. Với cây tháp nên tháp trước 4 – 6 tháng. Khoảng cách trồng 8 – 9 m, trồng hình vuông hay nanh sấu.
- Xử lý ra hoa: Trong tự nhiên ở các vùng có 2 mùa mưa, nắng, xoài rất dễ ra hoa, tuy nhiên để điều khiển thời gian ra hoa và cho trái thích hợp, thường dùng các biện pháp xử lý như:
- Xông khói : Un khói vào đầu mùa khô (thời gian un khói kéo dài 1 – 2 tuần đến khi cây ra mấm hoa). Trường hợp cây không ra hoa phải lập lại sau 1
tháng (phương pháp này ít tốn kém nhưng hiệu quả không cao).
- Phun Ethephon (Ethrel): Dùng ở nồng độ 500 ppm (0,5 cc/lít) phun lên các đầu cành để ức chế sinh trưởng, tạo mấm hoa.
- Phun KNO3 : Dùng ở nồng độ 1 – 1,25% phun lên các lá ở đầu canh (lượng 35 – 50 lít/cây)
Tăng đậu trái : Tại Thái Lan, người ta dùng 2,4D ở nồng độ 20 – 40 ppm, phun lên cây lúc ra hoa để giúp cho trục phát hoa và cuống trái dày hơn, làm trái ít rụng và chín tốt hơn. Với trái xoài non (2 – 7 tuần sau khi trổ hoa) người ta xử lý bằng cách phun NAA (50 ppm) 3 lần vào lúc trổ hoa, 3 và 6 tuần sau trổ sẽ giúp giảm rụng trái non, đồng thời cũng giúp tăng trọng lượng trái.
- Khoảng 3 – 4 tháng sau khi trổ hoa thì trái đã đủ già và chín. Năng suất tăng dần từ năm cho trái đầu tiên đến sau 5 năm thì ổn định. Trái được hái khi đã già, da láng, lúc đó trái hơi nặng hơn nước. Có thể quan sát bằng kinh nghiệm trên mỗi giống để ấn định thời gian thu hoạch.
Hình 5. Hoa xoài
2.6 Điều khiển quá trình ra hoa cây thanh long:
- Thanh long là cây dài ngày (Trường quang kỳ) . Tại Nam Bộ hoa nở rộ nhất từ tháng 5 tới tháng 8 (dương lịch) . Để có thanh long trái vụ, giá bán cao gấp 5-10 lần so với giá lúc rộ, những năm gần đây nhiều người trồng thanh long đã thắp đèn để thúc đẩy thanh long ra hoa trái vụ . Việc kết hợp xử lý Ethephon đã giảm thời gian thắp đèn, đem lại hiệu quả kinh tế cao .
KẾT LUẬN
- Các kết quả nghiên cứu và ứng dụng trên diện rộng đã đưa ra một quy trình chính xác để điều khiển cho cây sinh nụ, nở hoa theo ý muốn, làm giải vụ cây trồng, nâng cao hiệu quả kinh tế của nền nông nghiệp nước nhà .
- Các kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cho mỗi loại cây, cho mỗi mục đích sử dụng thì liều lượng và cách dùng Ethephon phải tuân thủ một cách chính xác để phát huy hết tác dụng quý giá của nó, đồng thời không gây ra một tác dụng xấu nào .
- Sau khi xử lý ra hoa cho cây trồng bằng Ethephon cần phải tuân thủ chế độ phân bón đầy đủ khi cây ra hoa và sau đó cần bón phân để tăng tỷ lệ đậu quả, tăng chất lượng và đảm bảo mẫu mã quả đẹp, đồng đều để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu
- Việc đưa vào sử dụng Ethephon cho vườn cây ăn quả đã đem lại một kết quả kinh tế rõ rệt . Ethephon là hoomon sinh trưởng, thân thiện với môi trường, cần được khuyến cáo để áp dụng đại trà, để lượng trái cây ăn quả ở nước ta có được mặt hàng xuất khẩu lớn .
TÀI LIỆU THAM KHẢO :
- Nguyễn Quang Thạch,Nguyễn Mạnh Khải,Trần Hạnh Phúc(1999).Ethelen và ứng dụng trong trồng trọt.NXB Nông Nghiệp.
- Trần Hạnh Phúc.Kết quả bước đầu việc ứng dụng Ethrel trong nông nghiệp.Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ(1999-2000)
- Phạm Văn Côn(2005).Các biện pháp điều khiển sinh trưởng,phát triển,ra hoa,kết quả cây ăn trái.NXB Nông nghiệp.
- Hoàng Minh Tấn. Sinh lí học thực vật . Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, năm 2006.
- Phạm Văn Côn : Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả cây ăn trái . NXB Nông nghiệp 2006.P.142-149.
- Nguyễn Quang Thanh, Nguyễn Minh Khải, Trần Hạnh Phúc : Etylen và ứng dụng trong trồng trọt, NXB Nông nghiệp Đà Nẵng 2002 .
- Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc một số cây ăn quả – 2000 .
- Trần Thế Tục(2000).100 câu hỏi về cây vải .NXB Nông nghiệp.
-
-
-
-
-
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..................................