Cùng với sự phát triển của các nền kinh tế và xu hƣớng toàn cầu hoá,
các hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra ngày càng sôi động. Hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phức tạp đòi hỏi các doanh
nghiệp phải vận dụng một cách hợp lý và chính xác các điều khoản trong hợp
đồng kinh doanh quốc tế. Điều kiện giao dịch chung là một công cụ hữu hiệu
đã đƣợc các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng từ giữa thế kỷ 19 trong việc
giao kết và thực hiện hợp đồng. Đây là một bản điều kiện gồm các điều khoản
đã đƣợc soạn sẵn do một bên hợp đồng đƣa ra đề nghị phía đối tác chấp nhận.
V ều kiện giao dịch chung ngày càng nhiều
?
đ
.
sử dụng
:
,
?
hai, ứng dụng điều kiện giao dịch chung có những ƣu điểm và bất
cập nhƣ thế nào? Làm sao để hạn chế những bất cập đó?
Thứ ba, việc lựa chọn điều khoản và soạn thảo nội dung các điều khoản
trong điều kiện giao dịch chung có vấn đề gì cần lƣu ý?
4
và quốc tế
giải pháp nhằm tăng cƣờng áp dụng điều kiện giao dịch chung tại
Việt Nam.
tác giả :
kinh doanh quốc tế và khả năng áp dụng tại Việt Nam
ận văn thạc sỹ .
Hiện nay, các văn bản pháp quy của Việt Nam chƣa đề cập đến vấn đề
đƣợc nêu ra ở trên một cách rõ ràng. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, khái
niệm đƣợc sử dụng phổ biến là General Terms and Conditions, thuật ngữ này
đƣợc dịch là Điều kiện giao dịch chung. Với mục tiêu hài hoà pháp luật về
vấn đề này của Việt Nam với pháp luật của các nƣớc, tác giả chọn sử dụng
thuật ngữ “Điều kiện giao dịch chung” làm thuật ngữ chung cho toàn bộ luận
văn. Và lấy đó làm chuẩn để so sánh, phân tích với những khái niệm còn đang
đƣợc sử dụng chƣa nhất quán ở Việt Nam.
104 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2767 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều kiện giao dịch chung trong hoạt động kinh doanh quốc tế và khả năng áp dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
------------------
LÊ THANH HÀ
ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG TẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Quốc tế
Mã số: 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.TĂNG VĂN NGHĨA
Hà Nội - 2008
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực không sao chép của bất kỳ ai.
Các số liệu trong Luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.
Hà Nội, ngày 30 tháng 6năm 2008
Học viên
Lê Thanh Hà
1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATM: Dịch vụ thẻ rút tiền tự động
BIDV: Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
CHLB Đức: Cộng hoà liên bang Đức
EEC: Hội đồng liên minh Châu Âu
FAQ: Fair Average Quality
PICC: Bộ Nguyên tắc về hợp đồng thƣơng mại quốc tế
Techcombank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ thƣơng Việt Nam
UNDROIT: Viện Thống nhất Tƣ pháp Quốc tế
Vietcombank: Ngân hàng ngoại thƣơng Việt Nam
2
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 : Tổng mức lƣu chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu ............................................ 57
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển của các nền kinh tế và xu hƣớng toàn cầu hoá,
các hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra ngày càng sôi động. Hoạt động kinh
doanh của một doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phức tạp đòi hỏi các doanh
nghiệp phải vận dụng một cách hợp lý và chính xác các điều khoản trong hợp
đồng kinh doanh quốc tế. Điều kiện giao dịch chung là một công cụ hữu hiệu
đã đƣợc các doanh nghiệp trên thế giới sử dụng từ giữa thế kỷ 19 trong việc
giao kết và thực hiện hợp đồng. Đây là một bản điều kiện gồm các điều khoản
đã đƣợc soạn sẵn do một bên hợp đồng đƣa ra đề nghị phía đối tác chấp nhận.
V ều kiện giao dịch chung ngày càng nhiều
?
đ
.
sử dụng
:
,
?
hai, ứng dụng điều kiện giao dịch chung có những ƣu điểm và bất
cập nhƣ thế nào? Làm sao để hạn chế những bất cập đó?
Thứ ba, việc lựa chọn điều khoản và soạn thảo nội dung các điều khoản
trong điều kiện giao dịch chung có vấn đề gì cần lƣu ý?
4
và quốc tế
giải pháp nhằm tăng cƣờng áp dụng điều kiện giao dịch chung tại
Việt Nam.
tác giả :
kinh doanh quốc tế và khả năng áp dụng tại Việt Nam
ận văn thạc sỹ .
Hiện nay, các văn bản pháp quy của Việt Nam chƣa đề cập đến vấn đề
đƣợc nêu ra ở trên một cách rõ ràng. Trong khi đó, theo thông lệ quốc tế, khái
niệm đƣợc sử dụng phổ biến là General Terms and Conditions, thuật ngữ này
đƣợc dịch là Điều kiện giao dịch chung. Với mục tiêu hài hoà pháp luật về
vấn đề này của Việt Nam với pháp luật của các nƣớc, tác giả chọn sử dụng
thuật ngữ “Điều kiện giao dịch chung” làm thuật ngữ chung cho toàn bộ luận
văn. Và lấy đó làm chuẩn để so sánh, phân tích với những khái niệm còn đang
đƣợc sử dụng chƣa nhất quán ở Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Soạn thảo hợp đồng là một trong các kỹ năng mỗi doanh nghiệp đều
quan tâm, đặc biệt khi tham gia vào thị trƣờng quốc tế. Chính sự quan trọng
này cũng đã dành đƣợc sự đầu tƣ nghiên cứu của một số tác giả trong nƣớc.
Tuy nhiên, riêng đối với việc áp dụng điều kiện giao dịch chung trong soạn
thảo hợp đồng thì chƣa có một công trình nghiên cứu tổng thể cũng nhƣ đƣa
ra giải pháp toàn diện từ cấp doanh nghiệp cho đến kiến nghị chính sách
chính phủ ở cấp độ luận văn thạc sỹ, đặc biệt trong chuyên ngành quản trị
kinh doanh quốc tế. Vì vậy có thể nói đây là đề tài hoàn toàn mới.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của Luận văn là:
- Làm rõ những vấn đề cơ bản về điều kiện giao dịch chung nói chung
và trong kinh kinh doanh quốc tế nói riêng, bao gồm cả việc làm rõ những ƣu
5
điểm và bất lợi trong việc sử dụng điều kiện giao dịch chung trong quá trình
soạn thảo hợp đồng kinh doanh quốc tế.
- Phân tích thực tiễn sử dụng điều kiện giao dịch chung tại Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cũng nhƣ kinh nghiệm quốc tế trong
việc sử dụng điều kiện giao dịch chung.
- Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy việc sử dụng điều kiện giao
dịch chung cho các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời định hƣớng hoàn thiện
các quy định pháp luật điều chỉnh điều kiện giao dịch chung.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát lý luận chung về điều kiện giao dịch chung
Phân tích kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng điều kiện giao dịch
chung trong hoạt động kinh doanh.
Đánh giá thực trạng sử dụng điều kiện giao dịch chung của Việt Nam
trong hoạt động kinh doanh.
Đề xuất các giải pháp tăng cƣờng sử dụng điều kiện giao dịch chung tại
Việt Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của Luận văn là điều kiện giao dịch chung trong
các kinh doanh quốc tế cũng nhƣ các quy định pháp lý điều chỉnh vấn đề này.
Đề tài đƣợc giới hạn nghiên cứu trong việc nghiên cứu thực tiễn ứng
dụng, đƣa ra đƣợc ƣu điểm và bất cập còn tồn tại trong áp dụng điều kiện giao
dịch chung tại Việt Nam. Vận dụng những kinh nghiệm của quốc tế đƣa ra
giải pháp tăng cƣờng sử dụng điều kiện giao dịch chung tại Việt Nam
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành Luận văn, các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng
bao gồm: phƣơng pháp thống kê và điều tra phân tích, tổng hợp, đánh giá và
tổng kết thực tiễn, phƣơng pháp phân tích so sánh và các phƣơng pháp nghiên
cứu khoa học về kinh tế khác. Ngoài ra còn sử dụng phƣơng pháp tiếp cận hệ
6
thống với việc vận dung các quan điểm đƣờng lối chính sách của Đảng và
Nhà nƣớc trong thời kỳ đổi mới và mở cửa nền kinh tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
kết cấu luận văn gồm có 3 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan về điều kiện giao dịch chung.
- Chƣơng 2: Thực tiễn sử dụng điều kiện giao dịch chung trong hoạt
động kinh doanh quốc tế.
- Chƣơng 3: Xu hƣớng và giải pháp tăng cƣờng sử dụng điều kiện giao
dịch chung tại Việt Nam.
7
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN
GIAO DỊCH CHUNG
1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG
Các hoạt động thƣơng mại đƣợc hiểu là các hoạt động nhằm mục đích
sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tƣ, xúc tiến
thƣơng mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Các hoạt động này
đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng tiện chủ yếu và cơ bản nhất là hợp đồng.
Qua nghiên cứu các quy định quốc tế và pháp luật Việt Nam, giao kết hợp
đồng dựa trên một nguyên tắc rất cơ bản là nguyên tắc tự do hợp đồng.
Trong hoạt động kinh doanh trong nƣớc và quốc tế những năm gần đây việc
áp dụng một bộ phận của hợp đồng là Điều kiện giao dịch chung trở nên rất
phổ biến. Điều này làm cho việc ký kết hợp đồng trở nên dễ dàng và thuận
lợi cho các bên và qua đó thúc đẩy các quan hệ kinh doanh trong phạm vi
quốc tế. Tuy nhiên, Điều kiện giao dịch chung là các điều khoản soạn sẵn do
một bên của hợp đồng đƣa ra cho phía bên kia, làm cho phía bên đƣợc đề
nghị chỉ có thể chấp nhận hoặc khƣớc từ ký kết hợp đồng. Việc không thay
đổi về toàn bộ nội dung làm nên tính bắt buộc áp dụng của điều kiện giao
dịch chung. Liệu điều này có hạn chế tính tự do hợp đồng của các chủ thể
kinh doanh đã đƣợc khẳng định trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam về hợp đồng? Phần dƣới đây của luận văn sẽ phân tích tính tự do của
hợp đồng và những trƣờng hợp ngoại lệ làm hạn chế tính tự do của hợp đồng
nhƣng vẫn đƣợc áp dụng phổ biến trong thực tiễn - một trong những ngoại lệ
đó là Điều kiện giao dịch chung.
1.1.1. Nguyên tắc tự do hợp đồng
Pháp luật hợp đồng dựa trên nguyên tắc rất phổ quát, đó là quyền tự do,
tự nguyện cam kết, thoả thuận của tổ chức, cá nhân. Quyền tự do khế ƣớc này
đƣợc thể hiện rất rõ trong pháp luật Việt Nam cũng nhƣ tại các quy tắc quốc
tế về điều chỉnh hợp đồng thƣơng mại.
8
Ví dụ, Điều 4 Bộ luật Dân sự Việt Nam: "Nguyên tắc tự do, tự
nguyện cam kết, thoả thuận
Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân
sự đƣợc pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều
cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào
đƣợc áp đặt, cấm đoán, cƣỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.
Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với
các bên và phải đƣợc cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng".
Cũng nhƣ vậy, Điều 389 Bộ luật dân sự Việt Nam nêu: "Việc giao kết
hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
1. Tự do giao kết hợp đồng nhƣng không đƣợc trái pháp luật, đạo đức
xã hội;
2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng."
Hay trong Điều 11 Luật Thƣơng mại cũng khẳng định: "Nguyên tắc
tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thƣơng mại
1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của
pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập quyền và nghĩa
vụ của các bên trong hoạt động thƣơng mại. Nhà nƣớc tôn trọng và bảo hộ
quyền đó.
2. Trong hoạt động thƣơng mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không
bên nào đƣợc thực hiện hành vi áp đặt, cƣỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào"
Nguyên tắc tự do hợp đồng cũng đƣợc khẳng định trong bản "Bộ nguyên
tắc Hợp đồng Thƣơng mại Quốc tế " (sau đây gọi là PICC)) do Viện Thống nhất
Tƣ pháp Quốc tế (UNIDROIT) ban hành, tại Điều 1.1: "Các bên trong hợp đồng
đƣợc tự do giao kết hợp đồng và qui định nội dung của hợp đồng".
9
Nhƣ vậy, từ các khái niệm trên có thể khẳng định Quyền tự do hợp
đồng là nguyên tắc chủ yếu trong phạm vi thương mại quốc tế
Hợp đồng kinh doanh quốc tế cũng mang đầy đủ các bản chất cơ bản
của hơng đồng, nên nguyên tắc tự do hợp đồng cũng đóng vai trò hết sức quan
trọng trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng kinh doanh quốc tế. Thƣơng
nhân có quyền tự do quyết định ai là ngƣời họ sẽ bán hàng và cung cấp dịch
vụ của mình và ai là ngƣời họ muốn mua hàng và nhận cung cấp dịch vụ cho
mình, cũng nhƣ họ có thể tự do thoả thuận những điều khoản của từng giao
dịch cụ thể. Đó là nền tảng của trật tự kinh tế quốc tế mang tính cạnh tranh và
theo cơ chế thị trƣờng.
Tuy nhiên, trong thực tiễn kinh doanh quốc tế, việc áp dụng nguyên tắc
trên cũng có những ngoại lệ mà theo đó, quyền tự do hợp đồng không hoàn
hảo nhƣ các trƣờng hợp phổ quát hoặc nó phải đƣợc tiếp cận dƣới giác độ
khác nhằm làm sáng tỏ hơn quyền tự do hợp đối với các trƣờng hợp nhƣ độc
quyền kinh doanh của Nhà nƣớc, hợp đồng trong việc cung cấp dịch vụ công,
đặc biệt là khi doanh nghiệp sử dụng điều kiện giao dịch chung. Bên cạnh đó,
các chủ thể của hợp đồng là công dân của các quốc gia nên sẽ chịu sự chi phối
của pháp luật các quốc gia này, đó cũng là một trong nhƣng nguyên nhân làm
hạn chế tính tự do của hợp đồng.
Các lĩnh vực kinh doanh có sự can thiệp sâu của Nhà nƣớc nguyên tắc tự
do hợp đồng bị hạn chế đáng kể. Về khía cạnh tự do giao kết hợp đồng với bất
kỳ ngƣời nào, vì lợi ích chung, nhà nƣớc có thể can thiệp vào một vài ngành
kinh tế. Trong trƣờng hợp đó hàng hoá chỉ có thể mua đƣợc từ một nhà cung
cấp, thƣờng là các công ty nhà nƣớc. Những công ty này phải giao kết hợp
đồng với bất kỳ ai trong xã hội có yêu cầu, trong giới hạn các hàng hóa và dịch
vụ sẵn có mà không đƣợc dựa vào nguyên tắc tự do hợp đồng để từ chối.
Thông thƣờng các nƣớc đều có các quy định về những trƣờng hợp đặc
biệt mà các chủ thể bị hạn chế quyền tự do hợp. Các bên có quyền tự do quyết
10
định nội dung của hợp đồng, nhƣng trƣớc hết, giới hạn của nguyên tắc này là
các điều khoản các bên đƣa ra không đƣợc vi phạm pháp luật.
Hơn nữa tính bắt buộc trong tƣ pháp lẫn công pháp đều là do nhà nƣớc
ban hành và do đó, thể hiện ý chí của nhà nƣớc. Nhà nƣớc có quyền hạn chế
nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng thông qua các đạo luật nhƣ luật chống độc
quyền, kiểm soát hàng hoá và giá cả, luật áp đặt chế độ trách nhiệm pháp lý
đặc biệt hoặc ngăn cấm những điều khoản hợp đồng bất bình đẳng v.v…
1.1.2. Khái niệm điều kiện giao dịch chung
1.1.2.1. Khái niệm
Trong giao dịch thƣơng mại quốc tế, điều kiện giao dịch chung
(General terms and conditions) thƣờng đƣợc hiểu là những điều khoản có tính
ổn định trong hợp đồng, đƣợc sử dụng chung cho các đối tác khác nhau, do
một hoặc một số chủ thể cùng ấn định nhằm đảm bảo tính thống nhất và hiệu
lực chung khi ký các hợp đồng trong lĩnh vực tƣơng ứng.
Điều kiện giao dịch chung là một bộ phận của nội dung hợp đồng đã
đƣợc sử dụng khá phổ biến trong hoạt động kinh doanh nhƣng hiện tại vẫn
chƣa có khái niệm chính thức nào về điều kiện giao dịch chung trong các văn
bản pháp lý hay trong các nguyên tắc quốc tế. Với cách hiểu nhƣ trên, chúng
ta có thể tìm thấy những đề cập sơ bộ về Điều kiện giao dịch chung trong các
tài liệu nghiên cứu và trong các văn bản pháp luật.
Ví dụ, tại Điều 2.19 của PICC nêu:
"Điều 2.19: (Hợp đồng có các điều khoản đã được soạn sẵn)
1. Khi một hoặc cả hai bên sử dụng các điều khoản mẫu soạn sẵn để
giao kết hợp đồng, các qui định chung về giao kết hợp đồng sẽ đƣợc áp dụng
theo các Điều 2.20 - Điều 2.22 dƣới đây.
2. Hợp đồng soạn sẵn là những hợp đồng có những điều khoản đƣợc
11
chuẩn bị từ trƣớc cho việc sử dụng lại nhiều lần và nhìn chung đƣợc tiến hành
không qua đàm phán với phía bên kia."
Nhƣ vậy, theo khái niệm này, điều quan trọng ở đây không phải là hợp
đồng đƣợc trình bày dƣới dạng nào (ví dụ hợp đồng đƣợc trình bày trong văn
bản soạn riêng, hoặc hợp đồng đƣợc in sẵn, hoặc đƣợc lƣu trữ trong máy
tính ...), hoặc do bên nào soạn thảo (một bên đối tác, hiệp hội thƣơng mại hay
nghề nghiệp ,...), hoặc số lƣợng những điều khoản cần thiết cấu thành hợp
đồng, hoặc một vài điều khoản điển hình (điều khoản về trọng tài, hoặc điều
khoản miễn trừ trách nhiệm,…). Điều quan trọng là những điều khoản này
đƣợc soạn thảo trƣớc để một bên sử dụng chung và làm nhiều lần, kể cả khi
sử dụng chung cho bên kia, mà không có sự thoả thuận lại. Yêu cầu sau rõ
ràng chỉ liên quan đến những điều khoản soạn sẵn, mà đối tác phải chấp
nhận toàn bộ, trong khi các điều khoản khác của cùng hợp đồng có thể đƣợc
thoả thuận lại giữa các bên.
Thông thƣờng, có những nguyên tắc chung áp dụng cho việc soạn thảo
mọi loại hợp đồng, cho dù các bên có ý định sử dụng các điều khoản soạn sẵn
hay không. Các điều khoản soạn sẵn do một bên đề nghị sẽ có giá trị ràng
buộc với bên kia, chỉ khi đƣợc bên kia chấp nhận, và điều này tuỳ thuộc vào
hoàn cảnh từng vụ việc cụ thể, chẳng hạn nhƣ hai bên có thể có thể viện dẫn
đến các điều khoản soạn sẵn trong hợp đồng, hoặc sự viện dẫn này có thể
đƣợc các bên tự hiểu. Vì vậy, các điều khoản soạn sẵn trong hợp đồng thƣờng
có giá trị ràng buộc, khi có chữ ký của các bên nói chung; cũng nhƣ các điều
khoản này phải đƣợc ghi phía trên của chữ ký và không đƣợc ghi ở phía dƣới
chữ ký nói riêng. Mặt khác, những điều khoản soạn sẵn trong một văn bản
riêng biệt thƣờng chỉ có giá trị ràng buộc khi bên có ý định sử dụng chúng
nêu rõ vấn đề này trong hợp đồng chính. Việc sáp nhập một cách ngầm hiểu
các điều khoản soạn sẵn chỉ có thể đƣợc công nhận nếu nhƣ hai bên đối tác đã
có mối quan hệ từ trƣớc và đã tạo thành một thói quen hay tập quán sử dụng
các điều khoản soạn sẵn.
12
Ví dụ:
1. A dự định ký một hợp đồng bảo hiểm với B toàn bộ những rủi ro về
tai nạn có thể xảy ra cho các nhân viên của mình tại nơi làm việc. Hai bên đã
ký một hợp đồng theo mẫu do B soạn sẵn sau khi đã điền vào chỗ trống, trong
đó có ghi phí bảo hiểm và số tiền tối đa đƣợc bảo hiểm. Vì đã ký, A bị ràng
buộc không chỉ bởi những thoả thuận riêng với B, mà cả những điều khoản
chung của Hiệp hội các nhà bảo hiểm quốc gia - đã đƣợc in rõ trong mẫu hợp
đồng bảo hiểm.
2. A thƣờng ký hợp đồng với khách hàng của mình trên cơ sở những
điều khoản đƣợc soạn sẵn và đƣợc in trong một tài liệu riêng. Khi A lập đề
nghị giao kết hợp đồng với B - một khách hàng mới, A quên không ghi rõ
việc tham chiếu đến những điều khoản đƣợc soạn sẵn này. B chấp nhận đề
nghị này. Các điều khoản soạn sẵn không đƣợc sáp nhập vào hợp đồng, trừ
khi A có thể chứng minh rằng B biết hoặc phải biết mục đích của A là hợp
đồng chỉ đƣợc ký kết khi các điều khoản soạn sẵn này đƣợc chấp nhận, ví dụ
vì những điều khoản soạn sẵn này luôn đƣợc áp dụng cho những hợp đồng
trƣớc đây .
3. A dự định mua ngũ cốc từ thị trƣờng hàng hoá của Luân Đôn. Trong
hợp đồng ký giữa A và B - ngƣời môi giới tại thị trƣờng này - đã không nhắc
đến những điều khoản soạn sẵn chung, mà thƣờng đƣợc qui định cho các hợp
đồng môi giới ký kết tại thị trƣờng hàng hoá ở Luân Đôn. Mặc dù vậy, các
điều khoản soạn sẵn này vẫn đƣợc coi nhƣ là một phần của hợp đồng, vì việc
áp dụng chúng trong dạng hợp đồng này đã trở thành một tập quán.
Hiện tại pháp luật về hợp đồng của Việt Nam hiện hành chƣa có những
quy định điều chỉnh riêng về Điều kiện giao dịch chung. Liên quan tới loại
hợp đồng có điều khoản soạn sẵn, Bộ luật Dân sự Việt Nam đƣa ra khái niệm
về hợp đồng mẫu tại khoản 1 Điều 407: "Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng
gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong
13
một thời gian hợp lý; nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp
nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra". Với
cách quy định này, pháp luật Việt Nam mới chỉ đề cập tới hợp đồng mẫu và
nội dung của nó chỉ có giá trị pháp lý nếu bên đƣợc đề nghị đã chấp nhận.
Trong thực tiễn, điều kiện giao dịch chung đã đƣợc sử dụng khá phổ biến để
giao kết hợp đồng, tuy nhiên chƣa đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật. Nhiều tài
liệu có liên quan vẫn chỉ thừa nhận khái niệm hợp đồng mẫu trong hoạt động
thƣơng mại và không sự phân biệt giữa hợp đồng mẫu và Điều kiện giao dịch
chung. Phần tiếp theo đây của luận văn xin đƣợc đề cập tới sự giống và khác
nhau giữa hai khái niệm này và cách hiểu theo quan điểm quốc tế và quan
điểm của pháp luật Việt Nam.
1.1.2.2. Phân biệt Điều kiện giao dịch chung với Hợp đồng mẫu
(1). Giống nhau
Hợp đồng mẫu và Điều kiện giao dịch chung đều là những tiền đề về
nội dung do một bên soạn sẵn, đƣa ra làm cho việc giao kết hợp đồng trở nên
dễ dàng và trở thành nội dung của hợp đồng nếu đƣợc phía bên kia chấp nhận.
(2). Khác nhau
+ Về tính chất:
Trong thực tiễn, hợp đồng mẫu thông thƣờng gồm hai bộ phận: một là,
những điều khoản để trống những thông tin thay đổi theo từng thƣơng vụ (ví
dụ: trị giá hợp đồng, số lƣợng hàng hoá, thời gian và địa điểm giao hàng…);
hai là, những điều khoản đƣợc soạn sẵn đầy đủ nội dung.
Trong giai đoạn đầu của việc sử dụng những điều khoản soạn sẵn, vì
mục tiêu đảm bảo lợi ích cho các thành viên của mình, các tập đoàn, hiệp hội
đã đƣa ra những điều kiện riêng trong hoạt động thƣơng mại và dành cho các
thành viên của mình áp dụng. Sau đó, nhằm tăng tính thuận tiện trong đàm
phán, các điều khoản rời rạc này đƣợc tập hợp thành một bản các điều khoản
14
soạn sẵn mang tính tham khảo. Khi bản các điều khoản này đƣợc soạn thảo đầy
đủ hơn với những điều khoản soạn sẵn toàn bộ nội dung và những điều khoản
để ngỏ để điền thông tin riêng của từng thƣơng vụ thì hợp đồng mẫu ra đời.
Nhƣ vậy, hợp đồng mẫu ra đời trƣớc hết nhằm mục đích tham
khảo và tạo điều kiện dễ dàng cho việc giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, khi các
doanh nghiệp đã tiếp tục phát triển, cá biệt hoá các hợp đồng tham khảo này
và tách phần điều khoản soạn sẵn đầy đủ nội dung thành một bản điều kiện
không thay đổi qua các thƣơng vụ, điều kiện giao dịch chung dần đƣợc hình
thành. Chính vì những điều khoản đƣợc lựa chọn đƣa vào bản điều kiện giao
dịch chung đã đƣợc lựa chọn kỹ, ít thay đổi và đƣợc soạn thảo cẩn thận nên
thƣờng các doanh nghiệp sẽ đề nghị đối tác chấp nhận toàn bộ nội dung. Có
thể nói, điều kiện giao dịch chung mới là bản mang tính bắt buộc áp dụng
trong các thƣơng vụ trong khi hợp đ