1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc quan tâm bảo vệ các quyền của trẻ em luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (20-11-1989) đã được Chính phủ của 191 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới phê chuẩn (tính đến hết tháng 12 năm 2004).
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cách thức xác định một con người cụ thể gọi là trẻ em và giới hạn về độ tuổi (từ 16 tuổi đến 18 tuổi), nhưng trong phạm vi quốc tế, trẻ em nói chung đều được xác định là đối tượng được chăm sóc đặc biệt, cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, xã hội và cộng đồng.
Ngày 2-1-1990, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và là một trong những quốc gia phê chuẩn công ước này sớm nhất (thứ 3 trên thế giới và thứ 2 ở Châu Á). Để đảm bảo cho việc thực hiện công ước này, ngày 16-8-1991, Nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tình hình xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng ở Việt Nam trong những năm vừa qua vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Căn cứ vào số liệu thống kê của Uỷ ban Quốc gia về phòng chống tội phạm và báo cáo của tổng cục CSND thì từ năm 1995 đến năm 2004 trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía nam đã xảy ra 5022 vụ hiếp dâm mà phần lớn đối tượng bị xâm hại là trẻ em (58,6%).
Ngày 31-7-1998, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 9-1998 _NQ/CP về việc tăng cường và phòng chống tội phạm trong tình hình mới và phê duyệt Chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm. Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm được đề cập là đề án “Phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên” mà Bộ Công an được giao nhiệm vụ chính trong việc chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành.
Ngày 16-3-2000, Bộ Công an đã có Kế hoạch số 323/ BCA để triển khai công tác thực hiện Nghị quyết số 09/1998_NQ/CP và Đề án 04 của Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên; phối hợp với các ngành nội chính điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội loại này; đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp trong công tác phòng, chống lại các loại tội phạm này.
Công tác đấu tranh chống tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã được tổ chức thực hiện theo các nội dung của Nghị Quyết số 09/1998_NQ/CP và Kế hoạch số 323/BCA. Công an thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác và điều tra xử lí nghiêm minh các loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây và đặc biệt là trong công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em vẫn còn tồn tại những thiếu sót, hạn chế như việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, biện pháp điều tra và sự phối hợp giữa các lực lượng chưa phát huy hiệu quả. Nhiều khó khăn vướng mắc trong điều tra chưa có biện pháp khắc phục; điều kiện cơ sở vật chất và công cụ, phương tiện hỗ trợ còn thiếu thốn. Cho nên, trước đòi hỏi cấp bách của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay nói chung và tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đặt ra cho Công an thành phố Hồ Chí Minh một trách nhiệm nặng nề. Vì lí do đó, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Điều tra các vụ án về xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Đây là đề tài mà địa bàn nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam. Cho nên, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về đề tài này được tiến hành nghiên cứu ở nước ngoài .
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề xâm phạm tình dục trẻ em trong những năm vừa qua đã được nhiều cuộc hội thảo và nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Đó là:
¬Tháng11/1998 Ban tuyên giáo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo “Truyền thông giáo dục phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em”.
Báo cáo chuyên đề “Phòng chống lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em trên thế giới” _Vũ Ngọc Bích _ Chuyên viên Văn phòng UNICEF Việt Nam.
Báo cáo chuyên đề “Truyền thông, giáo dục, phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em” _Phùng Ngọc Hùng _Phó Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Đề tài cấp bộ “Tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở các tỉnh, thành phố phía nam - Thực trạng và giải pháp phòng ngừa đấu tranh” _ Vũ Đức Trung _ T48.
Đề tài cơ sở: “Khởi tố điều tra các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương_ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả” _ Trần Ngọc Đức _ T48.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về tội phạm trong lĩnh vực này ở Vũng Tàu, Trà Vinh. Tuy nhiên, vấn đề điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập vấn đề này một cách cụ thể.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ thực trạng công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em trên điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả.
3.2 Nhiệm vụ
Làm rõ nhận thức chung về trẻ em và bảo vệ các quyền của trẻ em theo các Công ước Quốc tế và Pháp luật Việt Nam.
Làm rõ tình hình đặc điểm và những vấn đề liên quan đến công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh.
Làm rõ thực trạng công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá ưu khuyết điểm và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong công tác điều tra để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp chung
- Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nền tảng là phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin.
- Xuất phát từ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự nói chung và tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
4.2 Phương pháp cụ thể
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp khảo sát thống kê.
- Phương pháp phân tích tổng hợp dựa trên các kết quả đã khảo sát, thống kê.
- Phương pháp điều tra xã hội học và điều tra điển hình.
- Toạ đàm, trao đổi các cán bộ lãnh đạo và cán bộ trực tiếp tham gia đấu tranh chống loại tội phạm này và tham khảo chuyên gia.
- Sử dụng các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài đã được công bố.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Ý nghĩa lý luận
- Nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về vấn đề đấu tranh chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em dưới góc độ hình pháp học.
- Đây là tài liệu nghiên cứu có ích cho các cán bộ làm công tác thực tiễn, giảng viên các trường của ngành Công an nói chung và trường Đại học Cảnh sát nhân dân nói riêng, là tài liệu tham khảo bổ ích của sinh viên và học sinh các trường Công an nhân dân.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Thông qua việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ thực trạng công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em, đánh giá những hạn chế, tồn tại, rút ra những nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong công tác điều tra để giúp cho các cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ điều tra loại tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, tránh được những sai lầm, khắc phục được những hạn chế trong công tác. Đồng thời nội dung nghiên cứu là các chỉ dẫn cụ thễ để vận dụng trong thực tiễn đối với học viên, sinh viên.
- Đưa ra các giải pháp cụ thể khắc phục những hạn chế, tồn tại để vận dụng trong thực tiễn công tác điều tra các loại tội phạm này nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
6. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
*Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em như hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em và dâm ô với trẻ.
Địa bàn nghiên cứu là các vụ án xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu là từ năm 2000 đến năm 2004.
* Đối tượng nghiên cứu
Các vụ án xâm hại tình dục trẻ em và công tác điều tra các tội phạm này của Công an thành phố Hồ Chí Minh.
7. Những điểm mới của đề tài
Hệ thống một cách toàn diện từ diễn biến thực tế của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em đến quá trình tổ chức điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em, đồng thời chỉ rõ những bất cập của cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH trong quá trình điều tra làm rõ loại tội phạm này.
Phân tích sâu sắc quá trình áp dụng các biện pháp điều tra theo qui định của Bộ luật TTHS để chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội.
Đưa ra các chỉ dẫn cụ thể phù hợp để áp dụng vào thực tế điều tra loại tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Dùng các luận cứ khoa học làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn đấu tranh chống tội phạm trong tình hình hiện nay.
8. Cấu trúc của bản luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung có 3 chương:
Chương I: Tình hình, đặc điểm và những vấn đề có liên quan đến công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chương II: Thực trạng tổ chức hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến năm 2004.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH- Công an thành phố Hồ Chí Minh.
202 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 9488 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra các vụ án về xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, việc quan tâm bảo vệ các quyền của trẻ em luôn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (20-11-1989) đã được Chính phủ của 191 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới phê chuẩn (tính đến hết tháng 12 năm 2004).
Mặc dù có những quan niệm khác nhau về cách thức xác định một con người cụ thể gọi là trẻ em và giới hạn về độ tuổi (từ 16 tuổi đến 18 tuổi), nhưng trong phạm vi quốc tế, trẻ em nói chung đều được xác định là đối tượng được chăm sóc đặc biệt, cần nhận được sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước, xã hội và cộng đồng.
Ngày 2-1-1990, Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và là một trong những quốc gia phê chuẩn công ước này sớm nhất (thứ 3 trên thế giới và thứ 2 ở Châu Á). Để đảm bảo cho việc thực hiện công ước này, ngày 16-8-1991, Nhà nước đã ban hành Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Tình hình xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng ở Việt Nam trong những năm vừa qua vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Căn cứ vào số liệu thống kê của Uỷ ban Quốc gia về phòng chống tội phạm và báo cáo của tổng cục CSND thì từ năm 1995 đến năm 2004 trên địa bàn các tỉnh, thành phố phía nam đã xảy ra 5022 vụ hiếp dâm mà phần lớn đối tượng bị xâm hại là trẻ em (58,6%).
Ngày 31-7-1998, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 9-1998 _NQ/CP về việc tăng cường và phòng chống tội phạm trong tình hình mới và phê duyệt Chương trình Quốc gia về phòng chống tội phạm. Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình quốc gia về phòng chống tội phạm được đề cập là đề án “Phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên” mà Bộ Công an được giao nhiệm vụ chính trong việc chủ trì, phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành.
Ngày 16-3-2000, Bộ Công an đã có Kế hoạch số 323/ BCA để triển khai công tác thực hiện Nghị quyết số 09/1998_NQ/CP và Đề án 04 của Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ củng cố các lực lượng nghiệp vụ trực tiếp phòng ngừa và đấu tranh chống các loại tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên; phối hợp với các ngành nội chính điều tra, truy tố, xét xử kịp thời các đối tượng phạm tội loại này; đề xuất chủ trương, biện pháp đấu tranh phù hợp trong công tác phòng, chống lại các loại tội phạm này.
Công tác đấu tranh chống tội phạm xâm hại tình dục đối với trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã được tổ chức thực hiện theo các nội dung của Nghị Quyết số 09/1998_NQ/CP và Kế hoạch số 323/BCA. Công an thành phố Hồ Chí Minh đã tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nhằm phát hiện nhanh chóng, chính xác và điều tra xử lí nghiêm minh các loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em theo qui định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây và đặc biệt là trong công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em vẫn còn tồn tại những thiếu sót, hạn chế như việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ, biện pháp điều tra và sự phối hợp giữa các lực lượng chưa phát huy hiệu quả. Nhiều khó khăn vướng mắc trong điều tra chưa có biện pháp khắc phục; điều kiện cơ sở vật chất và công cụ, phương tiện hỗ trợ còn thiếu thốn. Cho nên, trước đòi hỏi cấp bách của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay nói chung và tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng ở thành phố Hồ Chí Minh đặt ra cho Công an thành phố Hồ Chí Minh một trách nhiệm nặng nề. Vì lí do đó, chúng tôi lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Điều tra các vụ án về xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Đây là đề tài mà địa bàn nghiên cứu là thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam. Cho nên, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về đề tài này được tiến hành nghiên cứu ở nước ngoài .
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
Vấn đề xâm phạm tình dục trẻ em trong những năm vừa qua đã được nhiều cuộc hội thảo và nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Đó là:
Tháng11/1998 Ban tuyên giáo, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã tổ chức cuộc hội thảo “Truyền thông giáo dục phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em”.
Báo cáo chuyên đề “Phòng chống lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em trên thế giới” _Vũ Ngọc Bích _ Chuyên viên Văn phòng UNICEF Việt Nam.
Báo cáo chuyên đề “Truyền thông, giáo dục, phòng chống lạm dụng tình dục trẻ em” _Phùng Ngọc Hùng _Phó Chủ nhiệm Uỷ ban bảo vệ, chăm sóc trẻ em Việt Nam.
Đề tài cấp bộ “Tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở các tỉnh, thành phố phía nam - Thực trạng và giải pháp phòng ngừa đấu tranh” _ Vũ Đức Trung _ T48.
Đề tài cơ sở: “Khởi tố điều tra các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Bình Dương_ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả” _ Trần Ngọc Đức _ T48.
Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về tội phạm trong lĩnh vực này ở Vũng Tàu, Trà Vinh... Tuy nhiên, vấn đề điều tra các vụ án xâm hại tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập vấn đề này một cách cụ thể.
3.Mục tiêu và nhiệm vụ của nghiên cứu đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Làm rõ thực trạng công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em trên điạ bàn thành phố Hồ Chí Minh của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả.
3.2 Nhiệm vụ
Làm rõ nhận thức chung về trẻ em và bảo vệ các quyền của trẻ em theo các Công ước Quốc tế và Pháp luật Việt Nam.
Làm rõ tình hình đặc điểm và những vấn đề liên quan đến công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh.
Làm rõ thực trạng công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá ưu khuyết điểm và tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong công tác điều tra để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác điều tra các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em ở thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp chung
Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nền tảng là phép duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin.
Xuất phát từ quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự nói chung và tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
4.2 Phương pháp cụ thể
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Phương pháp khảo sát thống kê.
Phương pháp phân tích tổng hợp dựa trên các kết quả đã khảo sát, thống kê.
Phương pháp điều tra xã hội học và điều tra điển hình.
Toạ đàm, trao đổi các cán bộ lãnh đạo và cán bộ trực tiếp tham gia đấu tranh chống loại tội phạm này và tham khảo chuyên gia.
Sử dụng các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài đã được công bố.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
* Ý nghĩa lý luận
Nghiên cứu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về vấn đề đấu tranh chống tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em dưới góc độ hình pháp học.
Đây là tài liệu nghiên cứu có ích cho các cán bộ làm công tác thực tiễn, giảng viên các trường của ngành Công an nói chung và trường Đại học Cảnh sát nhân dân nói riêng, là tài liệu tham khảo bổ ích của sinh viên và học sinh các trường Công an nhân dân.
* Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ thực trạng công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em, đánh giá những hạn chế, tồn tại, rút ra những nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong công tác điều tra để giúp cho các cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ điều tra loại tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, tránh được những sai lầm, khắc phục được những hạn chế trong công tác. Đồng thời nội dung nghiên cứu là các chỉ dẫn cụ thễ để vận dụng trong thực tiễn đối với học viên, sinh viên.
Đưa ra các giải pháp cụ thể khắc phục những hạn chế, tồn tại để vận dụng trong thực tiễn công tác điều tra các loại tội phạm này nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
6. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
*Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em như hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, giao cấu với trẻ em và dâm ô với trẻ.
Địa bàn nghiên cứu là các vụ án xảy ra trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian nghiên cứu là từ năm 2000 đến năm 2004.
* Đối tượng nghiên cứu
Các vụ án xâm hại tình dục trẻ em và công tác điều tra các tội phạm này của Công an thành phố Hồ Chí Minh.
7. Những điểm mới của đề tài
Hệ thống một cách toàn diện từ diễn biến thực tế của tình hình tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em đến quá trình tổ chức điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em, đồng thời chỉ rõ những bất cập của cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH trong quá trình điều tra làm rõ loại tội phạm này.
Phân tích sâu sắc quá trình áp dụng các biện pháp điều tra theo qui định của Bộ luật TTHS để chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội.
Đưa ra các chỉ dẫn cụ thể phù hợp để áp dụng vào thực tế điều tra loại tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em. Dùng các luận cứ khoa học làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận với thực tiễn đấu tranh chống tội phạm trong tình hình hiện nay.
8. Cấu trúc của bản luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung có 3 chương:
Chương I: Tình hình, đặc điểm và những vấn đề có liên quan đến công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Chương II: Thực trạng tổ chức hoạt động điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2000 đến năm 2004.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra các vụ án xâm phạm tình dục trẻ em của lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH- Công an thành phố Hồ Chí Minh.
Chương I
TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TRẺ EM, BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1.1.1. Nhận thức chung về trẻ em và bảo vệ các quyền trẻ em theo Luật quốc tế và Pháp luật Việt Nam
1. Một số quan điểm quốc tế về trẻ em và quyền trẻ em
Quy luật về sự phát triển của con người trong thế giới cũng tuân theo một trình tự thời gian như các loài sinh vật khác. Để đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành và đạt đến sự hoàn thiện cơ bản về cả 2 yếu tố là sinh học và nhận thức thì cần phải có một thời gian nhất định. Thời gian này chính là quãng đời đầu tiên của mỗi con người. Do sự chưa hoàn thiện về thể chất và khả năng tư duy nên cần phải có sự phân biệt lớp người này với những người đã trưởng thành. Tập quán quốc tế thống nhất xác định lớp người này là trẻ em.
Việc xác định một người là trẻ em thường dựa trên một số căn cứ cụ thể:
Thứ nhất là căn cứ vào độ tuổi: Trong Công ước Quốc tế về quyền trẻ em năm 1999 có qui định “Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em đã có quy định tuổi thành niên sớm”. Điều 2 của Hiến chương Châu Phi về quyền và phúc lợi trẻ em định nghĩa “Trẻ em là người dưới 18 tuổi”. Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa người chưa thành niên hư hỏng (Hướng dẫn Riat) cũng xác định “Trẻ em là người chưa đến 18 tuổi”. Như vậy, giới hạn về độ tuổi của trẻ em theo cách xác định chung của cộng đồng quốc tế thì phải là “người dưới 18 tuổi”.
Thứ hai là căn cứ vào đặc điểm phát triển về tâm, sinh lý: Các nghiên cứu khoa học về dinh dưỡng và giáo dục đối với trẻ em trên thế giới đều xác định giai đoạn tuổi trẻ là giai đoạn xác lập, phân định và hoàn thiện dần các chức năng sinh lý của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, do đó cơ thể con người có nhiều biến động trong quá trình phát triển. Vì vậy, cần phải theo dõi, chăm sóc một cách tỉ mỉ và chu đáo để tránh sự phát triển phiếm diện về thể chất và sự lệch lạc về tư duy. Tùy theo khả năng và điều kiện của từng quốc gia mà trẻ em được hưởng những sự quan tâm ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, điểm chung nhất là tất cả các quốc gia trên thế giới coi việc chăm lo cho thế hệ tương lai là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của mình.
Ngoài các quyền công dân, trẻ em còn được hưởng các đặc quyền riêng biệt về ăn, mặc, học tập, vui chơi, giải trí. Những hành vi xâm hại đến trẻ em, làm ảnh hưởng đến sự phát triển không bình thường của trẻ em đều bị cộng đồng thế giới lên án và đòi hỏi thái độ trừng trị nghiêm khắc nhất.
2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về trẻ em và bảo vệ các quyền trẻ em
Theo các văn bản pháp luật hiện hành thì ở Việt Nam, việc qui định độ tuổi trẻ em và người chưa thành niên cũng chưa có sự thống nhất. Theo Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em được Quốc hội thông qua ngày 12-8-1991 thì “Trẻ em được qui định trong luật này là công dân dưới 16 tuổi”. Theo Bộ luật Lao động thì “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi... có giao kết hợp đồng lao động”, theo cách qui định này thì có thể hiểu dưới 15 tuổi là trẻ em. Theo qui định của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Như vậy có thể hiểu rằng người đủ 16 tuổi không còn là trẻ em nữa, quan điểm này cũng phù hợp với việc qui định các đối tượng bị hại là trẻ em trong các tội phạm tình dục đối với trẻ em.
Theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thì trẻ em là mầm non và tương lai của đất nước, của dân tộc, là người kế tục sự nghiệp cách mạng. Trong mỗi gia đình Việt Nam thì trẻ em không những là người kế tục truyền thống tốt đẹp của cha ông mà là còn là niềm vui, nguồn hạnh phúc của mỗi nhà, là chủ nhân của xã hội tương lai. Ngay từ năm 1946, trong dịp Tết trung thu, Bác Hồ đã viết: “Trẻ em như búp trên cành - Biết ăn, ngủ, biết học hành là ngoan”. Với sự gia tăng dân số trong những năm vừa qua ở Việt Nam thường dao động ở mức 2,3% - 3% thì trẻ em ở Việt Nam là lớp người luôn luôn đông đảo. Trong lứa tuổi này, các em phần lớn là học sinh ở các cấp học phổ thông, các trường mẫu giáo mầm non .. Sự phát triển của trẻ em có thực sự bảo đảm sau này sẽ là những chủ nhân của đất nước phụ thuộc vào hệ thống chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội. Dù ở đâu, trẻ em cũng có quyền đòi hỏi từ người lớn sự bảo vệ, chăm sóc, giáo dục, giúp đỡ. Mọi sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục, chăm sóc trẻ em đều có thể dẫn đến những hậu quả xấu trên nhiều mặt. Mọi hành vi xâm phạm đến sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý của trẻ em đều đáng bị lên án, đáng bị trừng trị theo pháp luật, thậm chí phải bị trừng trị theo Luật hình sự.
Thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX khẳng định “Chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức..”. Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội Khoá X, kì họp thứ 10 đã nêu rõ: “Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”. Không phân biệt đối xử với trẻ em, tôn trọng, thực hiện đầy đủ các quyền cơ bản và nhu cầu chính đáng của trẻ em, bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em là nguyên tắc của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Kế thừa những quy định đang phát huy hiệu quả của Luật hiện hành, sửa đổi những quy định chưa phù hợp, bổ sung những quy định để điều chỉnh những quan hệ mới phát sinh, bảo đảm các quy định của dự án luật phù hợp, thống nhất với hệ thống Pháp luật hiện hành. Trên cơ sở đó, xây dựng các quy định về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo điều kiện cho mọi trẻ em được hưởng các quyền cơ bản, thực hiện các bổn phận và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
Ngày 15/06/2004, Quốc hội Khoá XI, kì họp thứ 5 đã thông qua Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em gồm 5 Chương, 60 Điều, trong đó có các nội dung cơ bản như “Các quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em” (Chương 2); “Trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (Chương 3); “Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” (Chương 4).
Một số điều luật của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã quy định cụ thể về “Trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự” như Điều 26:
1. Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp phòng ngừa tai nạn cho trẻ em.
2. Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em đều bị xử lí kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Đề cập đến trách nhiệm bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí… cho trẻ em, Điều 29 quy định “Trên xuất bản phẩm, đồ chơi, chương trình phát thanh, truyền hình, nghệ thuật, điện ảnh nếu có nội dung không phù hợp với trẻ em thì phải thông báo hoặc ghi rõ trẻ em ở lứa tuổi nào không được sử dụng”.
Về trách nhiệm của cơ quan bảo vệ phát luật được qui định tại Điều 36:
1.Thực hiện hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
2.Phối hợp với gia đình, nhà trường và xã hội để giáo dục đối với trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật.
3.Việc xử lý trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ để trẻ em nhận thấy sai lầm, sửa chữa sai lầm và tiến bộ.
Đối với việc chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị xâm hại tình dục, Điều 56 qui định:
1.Trẻ em bị xâm hại tình dục được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp đỡ bằng các biện pháp tư vấn, phục hồi sức khỏe, tinh thần và tạo điều kiện để ổn định cuộc sống.
2.Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện biện pháp giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn và tố cáo hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Đối với trẻ em vi phạm phát luật, Điều 58 qui định “Trẻ em vi phạm pháp luật được gia đình, nhà trường và xã hội giáo dục, giúp đỡ để sửa chữa sai lầm, có ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng qui tắc của đời sống xã hội và sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Việc tổ chức giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật chủ yếu được thực hiện tại cộng đồng hoặc đưa vào trường giáo dưỡng” …
Ngay sau khi Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Chính phủ đã ban hành Nghị định 374 ngày 14/11/2004 qui định chi tiết việc thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Nghị định 374/CP đã xác định: “Bộ Công an có trách nhiệm phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan tổ chức hữu quan có kế hoạch tổ chức thực hiện việc bảo vệ các quyền và lợi ích của trẻ em. Ngăn chặn việc lôi kéo, xúi giục trẻ em làm điều phạm pháp, có biện pháp ngăn ngừa hành vi phạm pháp của trẻ em, giáo dục và cải tạo trẻ em phạm pháp, đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những hành vi giam giữ trẻ em trái pháp luật, đánh đập, tra tấn trẻ em, xâm phạm đến sức khoẻ, danh dự trẻ em”.
Như vậy, có thể khẳng định rằng quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là luôn luôn tạo ra những điều kiện tốt nhất để đảm bảo cho trẻ em trước hết có một cuộc sống yên ổn trong sự yêu thương của toàn thể xã hội, sau đó là tạo những điều kiện thuận lợi để trẻ em phát triển lành mạnh, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đấu tranh ngăn chặn và xử lý những hành vi xâm hại trẻ em nói chung và xâm hại tình dục trẻ em nói riêng là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó người chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà nước, xã hội là ngành Công an.
1.1.2. Cơ sở pháp lý của các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em
1. Đặc diểm chung
Các tội xâm phạm tình dục trẻ em được qui định trong Bộ luật Hình sự năm 1999 là nhóm