1.1. Đặt vấn đề
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857 nhưng mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Đến năm 1930 ở Việt Nam chỉ có 5.900 ha.
Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý.
Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn.
Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên Xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân.
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Năm 2006, cả nước có 488.600 ha [20], sản lượng xuất khẩu niên vụ 2006/2007 đạt 1,28 triệu tấn và giá trị xuất khẩu đạt 1,899 tỷ USD [34], so với năm 1981 đã tăng hơn 25 lần về diện tích, hơn 278 lần về sản lượng xuất khẩu. Cách đây 20 năm từ một đất nước chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê, đến nay Việt Nam đã trở thành nước thứ hai về xuất khẩu cà phê trên thế giới, sau Brasil và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối.
Được xác định là một trong những cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực, chỉ sau cây lúa, cây cà phê đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Ngành cà phê đã tham gia có hiệu quả vào các chương trình kinh tế xã hội như định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở miền núi trong đó có một phần là các đồng bào dân tộc ít người.
Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi như quỹ đất đỏ bazan phì nhiêu lớn nhất nước, khí hậu ôn hòa, Đắk Lắk là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và một số cây ăn trái đặc sản như sầu riêng, bơ. Diện tích cà phê ở Đắk Lắk lớn nhất của cả nước, hiện nay là 174.740 ha với năng suất 25,57 tạ/ha và sản lượng 435.025 tấn [24], sản lượng xuất khẩu hàng năm trên 300.000 tấn/năm [15] (tương đương với sản lượng xuất khẩu hàng năm của Ấn Độ), kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ sản phẩm cà phê lên đến trên 500.000 USD, chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đồng thời tạo công ăn việc làm cho khoảng 300.000 người dân trong tỉnh. Cây cà phê đã đóng góp trên 50% GDP của tỉnh và trên 1/4 số dân trong tỉnh sống nhờ vào cây cà phê. Trong một vài thập niên tới cây cà phê vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk.
Tuy nhiên ngành cà phê Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều thách thức như chất lượng sản phẩm không cao, giá bán sản phẩm cùng loại thấp hơn so với các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới từ 50 - 80 USD/ tấn. Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng sản phẩm cà phê ở Đắk Lắk thấp và không tương xứng với tiềm năng của địa phương đó là chất lượng giống không cao. Trong thập kỷ 90, ngành cà phê ở Đắk Lắk phát triển rất nhanh do bị kích thích bởi giá cả, phần lớn diện tích cà phê đều được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn lọc. Cho đến nay những vườn cà phê ở Đắk Lắk đã bộc lộ nhiều nhược điểm như hạt nhỏ, khối lượng 100 hạt đạt khoảng 13 - 14 g; tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh rỉ sắt cao có vườn lên đến 50% số cây bị bệnh.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, cần thiết phải thay đổi các giống đang trồng trong sản xuất bằng các giống mới có năng suất cao, kích cỡ hạt lớn, có khả năng kháng cao đối với bệnh rỉ sắt do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên chọn lọc. Song những nỗ lực để khôi phục vườn cà phê bằng cách trồng các giống mới này trên nền đất cũ đã được trồng cà phê ở Đắk Lắk đều bị thất bại do sự phá hại của tuyến trùng có sẵn trong đất. Kỹ thuật ghép chồi cải tạo giống cho phép khai thác được bộ rễ của cây cũ, rút ngắn được thời gian chăm sóc trước khi cây cho quả, hạn chế được sự phá hại của tuyến trùng và cải thiện được chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất vườn cây. Vì nhiều lý do khác nhau, cho đến nay cà phê được ghép chồi cải tạo vẫn chiếm một tỷ lệ không đáng kể, chưa đến 1% so với tổng diện tích cà phê cả nước.
Việc thực hiện đề tài: "Điều tra đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo ở Đắk Lắk" là nhu cầu cần thiết và cấp bách để làm cơ sở trong việc xác định những biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk, góp phần phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam.
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo tại Đắk Lắk, xác định tính ưu việt của biện pháp ghép chồi cải tạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành cà phê ở Đắk Lắk và góp phần hoàn thiện quy trình chăm sóc sau ghép chồi cải tạo cho giống cà phê vối Robusta.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm khả năng sinh trưởng và phát triển của cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo.
- Đánh giá năng suất, chất lượng và các yếu tố cấu thành năng suất của cây cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo.
- Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp và kỹ thuật chăm sóc đến sinh trưởng và phát triển của cây cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo.
- Đánh giá hiệu quả của biện pháp ghép chồi cải tạo giống cà phê vối Robusta.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
• Ý nghĩa khoa học
- Các kết quả thu được của đề tài là cơ sở khoa học để định hướng cải tạo các vườn cà phê cũ ở Tây Nguyên.
- Sử dụng làm tài liệu cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây cà phê.
• Ý nghĩa thực tiễn
- Việc áp dụng kết quả của đề tài góp phần nhân rộng diện tích ứng dụng biện pháp ghép chồi cải tạo giống cho cà phê vối Robusta vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm cà phê có năng suất và chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian.
- Áp dụng kết quả của đề tài sẽ góp phần làm tăng thu nhập và ổn định cuộc sống cho nông dân trong vùng.
1.4. Phạm vi điều tra
- Đề tài được thực hiện tại một số vùng chuyên canh cà phê thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Các nội dung điều tra được thực hiện trên các vườn cà phê vối Robusta ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh.
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3709 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Điều tra đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo tại Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP I
------------------
NGUYỄN TUẤN PHONG
ĐIỀU TRA ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG CÀ PHÊ VỐI ROBUSTA GHÉP CHỒI CẢI TẠO TẠI ĐẮK LẮK
LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT
Mã số: 60.62.01
Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ NGỌC BÁU
HÀ NỘI, 2007
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Tuấn Phong
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ về nhiều mặt của các cấp Lãnh đạo, các tập thể và cá nhân.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới TS. Lê Ngọc Báu người Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn Lãnh đạo Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, Trường Đại học Tây Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Nông học, khoa sau Đại học, các Thầy Cô giáo trong bộ môn Cây công nghiệp khoa Nông học thuộc trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ tôi về kiến thức và chuyên môn trong suốt những năm học tập và làm luận văn.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, các đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Tuấn Phong
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài 3
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
1.4. Phạm vi điều tra 5
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 6
2.2. Tình hình sản xuất cà phê vối trên thế giới và Việt Nam 7
2.3. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước 9
3. ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31
3.1. Đối tượng nghiên cứu 31
3.2. Nội dung nghiên cứu 31
3.3. Phương pháp nghiên cứu 31
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 39
4.1. Tình hình sản xuất và các biện pháp kỹ thuật đang được áp dụng tại các vùng điều tra 39
4.1.1. Hiện trạng sản xuất cà phê tại các địa phương vùng điều tra 39
4.1.2. Điều kiện tự nhiên 40
4.1.3. Tuổi cây 44
4.1.4. Kỹ thuật canh tác 45
4.1.5. Liều lượng và các loại phân bón chủ yếu được áp dụng trong khu vực điều tra nghiên cứu 47
4.1.6. Tưới nước 49
4.1.7. Tình hình sâu bệnh 50
4.1.8. Tình hình ghép cải tạo và trồng mới bằng cây ghép 52
4.1.9. Tình hình áp dụng kỹ thuật ghép chồi cải tạo tại một số vùng cà phê ở Đắk Lắk 54
4.2. Khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất cà phê ghép chồi cải tạo 60
4.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp bón phân chuồng đến sinh trưởng và năng suất của cà phê ghép cải tạo 60
4.2.2. Ảnh hưởng của biện pháp của kỹ thuật ghép đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của chồi ghép 67
4.3. Mô hình ghép và hiệu quả kinh tế của biện pháp ghép cải tạo 70
4.3.1. Dinh dưỡng đất 70
4.3.2. Khả năng sinh trưởng của vườn cây 71
4.3.3. Năng suất và chất lượng cà phê nhân sống 72
4.3.4. Hiệu quả kinh tế của ghép chồi cải tạo 79
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 82
5.1. Kết luận 82
5.2. Đề nghị 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT Thứ tự
CCC1 Cặp cành cấp 1
PVBĐ Phạm vi biến động
TB Trung bình
CSB Chỉ số bệnh
KHKT NLN Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp
KTCB Kiến thiết cơ bản
DT Diện tích
HC Hữu cơ
N Đạm tổng số
P2O5 Lân
K2O Kali
ĐT Điều tra
TS Thực sinh
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
4.1. Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê kinh doanh của một số vùng cà phê trọng điểm của tỉnh 39
4.2. Điều kiện nhiệt độ và ẩm độ tại các vùng điều tra 41
4.3. Lượng mưa và số giờ nắng tại các vùng điều tra 42
4.4. Một số chỉ tiêu hóa tính đất và hàm lượng tại các khu vực điều tra 43
4.5. Tuổi cây và tỷ lệ về tuổi cây của các địa phương 44
4.6. Một số biện pháp kỹ thuật được áp dụng tại các địa phương điều tra 45
4.7. Tỷ lệ và liều lượng phân bón tại các vùng điều tra 48
4.8. Lượng nước và số lần tưới 49
4.9. Tỷ lệ và mức độ của một số sâu bệnh hại chính 50
4.10. Tỷ lệ cà phê được trồng bằng cây ghép và cưa ghép cải tạo tại một số xã trong vùng điều tra 52
4.11. Tỷ lệ và mức độ ghép qua các năm tại các khu vực điều tra 54
4.12. Tỷ lệ các cây cần thay thế tại các địa điểm điều tra 56
4.13. Số cây cần cưa ghép trong vườn cà phê đã ghép và chưa ghép 57
4.14. Tỷ lệ và mức độ rỉ sắt trên 2 loại vườn 58
4.15. Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh trên các vườn điều tra 59
4.16. Một số yếu tố dinh dưỡng trên các mô hình điều tra 60
4.17. Ảnh hưởng của việc bón phân chuồng đến sinh trưởng của cà phê ghép (sau ghép 18 tháng) 61
4.18. Ảnh hưởng của phân chuồng đến tỷ lệ và mức độ khô cành trên vườn cà phê ghép 62
4.19. Một số yếu tố cấu thành năng suất của cà phê sau 18 tháng ghép 64
4.20. Ảnh hưởng của phân chuồng đến năng suất cà phê sau 4 - 5 năm ghép cải tạo 65
4.21. Ảnh hưởng của phân chuồng đến tỷ lệ tươi nhân và chất lượng cà phê nhân sống. 66
4.22. Ảnh hưởng của kỹ thuật ghép đến tỷ lệ sống của chồi ghép 67
4.23. Tỷ lệ chồi ghép có biểu hiện bất thường sau ghép 3 và 6 tháng 68
4.24. Ảnh hưởng của kỹ thuật ghép đến sinh trưởng của cà phê ghép sau 1 năm 69
4.25. Hàm lượng của một số yếu tố dinh dưỡng đất của các mô hình trước khi xây dựng mô hình 71
4.26. Khả năng sinh trưởng của cây ghép và thực sinh sau 18 tháng 72
4.27. Năng suất cà phê ghép và cà phê trồng mới bằng cây thực sinh 73
4.28. Tỷ lệ tươi nhân và chất lượng cà phê nhân sống của cà phê ghép 75
4.29. Năng suất vườn cây trước và sau ghép cải tạo 77
4.30. Tỷ lệ tươi nhân và chất lượng của cà phê nhân sống tại các mô hình 78
4.31. Hiệu quả kinh tế của ghép chồi so với trồng lại bằng cây thực sinh sau 18 tháng 79
4.32. Hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo so với vườn cây không ghép từ khi ghép đến kinh doanh 80
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
4.1. Năng suất cà phê sau ghép tại TP Buôn Ma Thuột 74
4.2. Năng suất cà phê sau ghép tại huyện Cư M’gar 74
4.3. Năng suất cà phê sau ghép tại huyện Krông Pack 75
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam từ năm 1857 nhưng mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của người Pháp. Đến năm 1930 ở Việt Nam chỉ có 5.900 ha.
Trong thời kỳ những năm 1960-1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nhất (1964-1966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên một số lớn diện tích cà phê phải thanh lý.
Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn.
Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây Nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước: Liên Xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha. Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát triển mạnh trong nhân dân.
Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần. Năm 2006, cả nước có 488.600 ha [20], sản lượng xuất khẩu niên vụ 2006/2007 đạt 1,28 triệu tấn và giá trị xuất khẩu đạt 1,899 tỷ USD [34], so với năm 1981 đã tăng hơn 25 lần về diện tích, hơn 278 lần về sản lượng xuất khẩu. Cách đây 20 năm từ một đất nước chưa có tên trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê, đến nay Việt Nam đã trở thành nước thứ hai về xuất khẩu cà phê trên thế giới, sau Brasil và là nước đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối.
Được xác định là một trong những cây công nghiệp xuất khẩu chủ lực, chỉ sau cây lúa, cây cà phê đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp Việt Nam. Ngành cà phê đã tham gia có hiệu quả vào các chương trình kinh tế xã hội như định canh định cư, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động ở miền núi trong đó có một phần là các đồng bào dân tộc ít người.
Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi như quỹ đất đỏ bazan phì nhiêu lớn nhất nước, khí hậu ôn hòa, Đắk Lắk là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, hồ tiêu, điều và một số cây ăn trái đặc sản như sầu riêng, bơ... Diện tích cà phê ở Đắk Lắk lớn nhất của cả nước, hiện nay là 174.740 ha với năng suất 25,57 tạ/ha và sản lượng 435.025 tấn [24], sản lượng xuất khẩu hàng năm trên 300.000 tấn/năm [15] (tương đương với sản lượng xuất khẩu hàng năm của Ấn Độ), kim ngạch xuất khẩu hàng năm từ sản phẩm cà phê lên đến trên 500.000 USD, chiếm khoảng 90% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh, đồng thời tạo công ăn việc làm cho khoảng 300.000 người dân trong tỉnh. Cây cà phê đã đóng góp trên 50% GDP của tỉnh và trên 1/4 số dân trong tỉnh sống nhờ vào cây cà phê. Trong một vài thập niên tới cây cà phê vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh Đắk Lắk.
Tuy nhiên ngành cà phê Đắk Lắk đang đối mặt với nhiều thách thức như chất lượng sản phẩm không cao, giá bán sản phẩm cùng loại thấp hơn so với các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới từ 50 - 80 USD/ tấn. Một trong những nguyên nhân khiến chất lượng sản phẩm cà phê ở Đắk Lắk thấp và không tương xứng với tiềm năng của địa phương đó là chất lượng giống không cao. Trong thập kỷ 90, ngành cà phê ở Đắk Lắk phát triển rất nhanh do bị kích thích bởi giá cả, phần lớn diện tích cà phê đều được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn lọc. Cho đến nay những vườn cà phê ở Đắk Lắk đã bộc lộ nhiều nhược điểm như hạt nhỏ, khối lượng 100 hạt đạt khoảng 13 - 14 g; tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh rỉ sắt cao có vườn lên đến 50% số cây bị bệnh.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, cần thiết phải thay đổi các giống đang trồng trong sản xuất bằng các giống mới có năng suất cao, kích cỡ hạt lớn, có khả năng kháng cao đối với bệnh rỉ sắt do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên chọn lọc. Song những nỗ lực để khôi phục vườn cà phê bằng cách trồng các giống mới này trên nền đất cũ đã được trồng cà phê ở Đắk Lắk đều bị thất bại do sự phá hại của tuyến trùng có sẵn trong đất. Kỹ thuật ghép chồi cải tạo giống cho phép khai thác được bộ rễ của cây cũ, rút ngắn được thời gian chăm sóc trước khi cây cho quả, hạn chế được sự phá hại của tuyến trùng và cải thiện được chất lượng sản phẩm và nâng cao năng suất vườn cây. Vì nhiều lý do khác nhau, cho đến nay cà phê được ghép chồi cải tạo vẫn chiếm một tỷ lệ không đáng kể, chưa đến 1% so với tổng diện tích cà phê cả nước.
Việc thực hiện đề tài: "Điều tra đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo ở Đắk Lắk" là nhu cầu cần thiết và cấp bách để làm cơ sở trong việc xác định những biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk, góp phần phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam.
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích
Trên cơ sở đánh giá các chỉ tiêu về đặc điểm sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của giống cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo tại Đắk Lắk, xác định tính ưu việt của biện pháp ghép chồi cải tạo nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ngành cà phê ở Đắk Lắk và góp phần hoàn thiện quy trình chăm sóc sau ghép chồi cải tạo cho giống cà phê vối Robusta.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá đặc điểm khả năng sinh trưởng và phát triển của cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo.
- Đánh giá năng suất, chất lượng và các yếu tố cấu thành năng suất của cây cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo.
- Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp và kỹ thuật chăm sóc đến sinh trưởng và phát triển của cây cà phê vối Robusta ghép chồi cải tạo.
- Đánh giá hiệu quả của biện pháp ghép chồi cải tạo giống cà phê vối Robusta.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
- Các kết quả thu được của đề tài là cơ sở khoa học để định hướng cải tạo các vườn cà phê cũ ở Tây Nguyên.
- Sử dụng làm tài liệu cho công tác giảng dạy, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về cây cà phê.
Ý nghĩa thực tiễn
- Việc áp dụng kết quả của đề tài góp phần nhân rộng diện tích ứng dụng biện pháp ghép chồi cải tạo giống cho cà phê vối Robusta vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm cà phê có năng suất và chất lượng cao, giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm thời gian.
- Áp dụng kết quả của đề tài sẽ góp phần làm tăng thu nhập và ổn định cuộc sống cho nông dân trong vùng.
1.4. Phạm vi điều tra
- Đề tài được thực hiện tại một số vùng chuyên canh cà phê thuộc địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
- Các nội dung điều tra được thực hiện trên các vườn cà phê vối Robusta ở giai đoạn kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Đắk Lắk là tỉnh có quỹ đất đỏ bazan lớn nhất nước với diện tích trên 300.000 ha. Đây là loại đất thích với nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, điều, dâu tằm... Cho đến nay diện tích cà phê ở vùng này chiếm trên 35% diện tích cà phê của cả nước, tạo công ăn việc làm cho trên 300.000 người. Tuy vậy phần lớn nông dân trồng cà phê ở Đắk Lắk vẫn đang sống trong tình trạng thiếu thốn, thu nhập thấp và thiếu ổn định do chất lượng sản phẩm không cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giống cà phê hiện nay đang được trồng tại Đắk Lắk chưa được chọn lọc, cải tiến.
Cà phê vối là loại cây trồng thụ phấn chéo. Do đó, cây con được trồng bằng hạt do nông dân tự chọn lọc từ những cây mẹ tốt không giữ nguyên được các đặc điểm di truyền của cây mẹ. Kết quả là một vườn cà phê trồng bằng hạt rất đa dạng về kiểu hình cũng như về năng suất và chất lượng.
Do kết quả lai tự nhiên nên có nhiều tổ hợp lai có nhiều đặc điểm di truyền tốt, đây là điều kiện thuận lợi trong công tác bình tuyển, chọn lọc giống. Những cây mẹ ưu tú trong quần thể trồng bằng hạt trong sản xuất sẽ được đánh giá, bình tuyển và nhân giống bằng phương pháp vô tính để giữ nguyên các tính trạng tốt đã được chọn lọc.
Biện pháp nhân giống vô tính đã được áp dụng rất phổ biến trong sản xuất cây ăn trái và các cây công nghiệp dài ngày trên thế giới nhưng ở Đắk Lắk tình trạng nhân giống bằng hạt vẫn còn chiếm tỷ lệ cao, trên 99% diện tích cà phê hiện có.
Việc ghép chồi cải tạo giống cũ bằng các giống chọn lọc có năng suất, chất lượng cao không những cho phép ngành cà phê duy trì được sản lượng xuất khẩu, nâng cao kim ngạch xuất khẩu mà còn có thể giành một phần diện tích cà phê kém hiệu quả để phát triển các cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
2.2. Tình hình sản xuất cà phê vối trên thế giới và Việt Nam
Cà phê vối là loài được trồng phổ biến nhất chiếm gần 40% tổng diện tích cà phê của thế giới và trên 30% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu hàng năm [28].
Các nước trồng nhiều cà phê vối gồm có Camơrun, Bờ Biển Ngà, Uganda, Madagascar, Ấn Độ, Inđônêxia, Philippin, Brazil, Việt Nam,..., chiếm 90% diện tích cà phê vối trên thế giới [28].
Trong 10 năm từ 1990 đến 2000 tình hình sản xuất cà phê trên thế giới đã có sự thay đổi lớn không những về tăng diện tích, sản lượng, mà đặc biệt là có sự chuyển dịch về tỷ trọng giữa hai nhóm cà phê chè và cà phê vối [32]. Năm 1990 tổng sản lượng cà phê của các nước sản xuất khoảng 95 triệu bao (60kg/bao), trong đó cà phê chè là 67,3 triệu bao chiếm 70,1% và cà phê vối là 27,8 triệu bao chiếm 29,9%. Đến tháng 9 năm 2001 tổng sản lượng cà phê của thế giới đã tăng lên tới 114,32 triệu bao, trong đó cà phê chè là 69,1 triệu bao chiếm 60,4% và cà phê vối là 45,23 triệu bao chiếm 39,6%. Như vậy tổng sản lượng tăng lên trong vòng 10 năm qua chủ yếu là cà phê vối, trong đó đặc biệt là Brazil (từ 5,3 triệu bao năm 1990 lên 9,5 triệu bao năm 2001), sau đến Việt Nam (từ 1,068 triệu bao năm 1990 lên 13,95 triệu bao năm 2001 [32] và theo báo cáo của VICOFA trong bản tin ngày 30 tháng 10 năm 2007, dự báo sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2007/2008 dự đoán đạt 114 triệu bao loại 60kg .
Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất của các nước đang phát triển (chỉ sau dầu khí) và chiếm một tỷ lệ quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới. Tổng giá trị xuất khẩu cà phê hằng năm trên thế giới biến động từ 6,7 - 10,5 tỷ USD, vượt xa 2 loại cây trồng cung cấp nước uống chính là ca cao và chè tương ứng là 3,3 và 2,6 tỷ USD. Hiện nay có trên 70 nước trồng cà phê với diện tích 10.559.963 ha với năng suất bình quân là 7,3 tạ/ha và sản lượng hằng năm từ 6,0 - 6,7 triệu tấn.
Việt Nam là nước có tốc độ tăng trưởng rất cao về diện tích cà phê vối, cũng như sản lượng cà phê trong vòng trên 15 năm trở lại đây. Mặc dù cây cà phê đã được trồng cách đây trên 100 năm, nhưng do nhiều lý do khác nhau mãi đến năm 1975 diện tích cà phê của Việt Nam vẫn không đáng kể, chỉ có khoảng 13.400 ha [23]. Sau 1975 với chủ trương của nhà nước diện tích cà phê có tăng nhanh, nhưng do nóng vội và không quan tâm đầy đủ đến các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cần thiết nên phần lớn sau đó bị hủy bỏ, riêng tỉnh Đắk Lắk đã phải thanh lý trên 5.000 ha. Sau 1986 diện tích và sản lượng cà phê lại tăng lên không ngừng nhờ chính sách khuyến khích của nhà nước. Theo VICOFA, sự tăng trưởng về diện tích và sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam qua các thời kỳ được thể hiện như sau:
+ Năm 1981 có 19.100 ha, sản lượng xuất khẩu 4.600 tấn.
+ Năm 1985 có 46.600 ha, sản lượng xuất khẩu 23.500 tấn.
+ Năm 1990 có 135.500 ha, sản lượng xuất khẩu 68.700 tấn.
+ Năm 1995 có 205.000 ha, sản lượng xuất khẩu 222.900 tấn.
+ Năm 2000 có 533.000 ha, sản lượng xuất khẩu 705.300 tấn.
+ Năm 2005 có 491.400 ha, sản lượng xuất khẩu 800.608 tấn
+ Năm 2006 có 488.600 ha, sản lượng xuất khẩu 1.280.000 tấn (niên vụ)
Việt Nam cũng được xếp vào nước có năng suất cà phê cao nhất thế giới [25], năng suất bình quân đạt trên 1,5 tấn nhân/ha. Tại các nước trồng cà phê vối mức năng suất trung bình 200 - 600 kg/ha trong hệ thống canh tác truyền thống và trên 1 tấn/ha với giống chọn lọc và kỹ thuật canh tác mới. Năng suất trung bình đạt đỉnh cao 2-3 tấn/ha ở các trạm thực nghiệm trồng dòng vô tính chọn lọc với mật độ 1200 - 2000 cây/ha [47][58][61].
Ở Việt Nam cây cà phê vối phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam, tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên với diện tích đến năm 2000 là trên 411.039 ha, trong đó hầu hết là cà phê vối. Trong các tỉnh Tây Nguyên thì Đắk Lắk là tỉnh có diện tích lớn nhất trên 174.740 ha, chiếm trên 35% và chủ yếu là cà phê vối (99%) [8].
Sự tăng trưởng nhanh của ngành cà phê Việt Nam một mặt đã làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu của cà phê thế giới, mặt khác không đảm bảo được chất lượng cà phê do thiếu công nghệ chế biến và kỹ thuật trồng trọt, đây là nguyên nhân làm cho giá cà phê hiện nay, nhất là 2001 – 2002, tụt xuống mức thấp nhất so với hàng chục năm qua.
Vấn đề đặt ra là chúng ta phải bằng mọi cách làm tăng sức cạnh tranh sản phẩm cà phê trên thế giới. Hiện nay tuy có nhiều tiến bộ kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăm sóc cây cà phê đã được nghiên cứu và áp dụng trong nghề trồng cà phê như biện pháp giữ ẩm và cung cấp nước, tạo hình, mật độ trồng và khoảng cách trồng, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, nhưng cần quan tâm nhất vẫn là vấn đề về chọn tạo và nhân giống, đặc biệt là áp dụng công nghệ ghép cải tạo các vườn cà phê cho năng suất thấp bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc để nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng hạt cà phê thương phẩm.
2.3. Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm di truyền của cà phê vối
2.3.1.1. Nguồn gốc, phân loại
Chi Coffea thuộc họ Rubiacea, bộ Rubiales và có khoảng 100 loài khác nhau. Phần lớn các loài cà phê thường được trồng và có giá tr