Luận văn Điều tra, nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong canh tác hồ tiêu (Piper nigrum L.) theo hướng bền vững tại Đắk Lắk

Cây tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinhtế cao, giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Trong những năm gần đây diện tích hồ tiêu ngày càng được mở rộng và trồng tại nhiều vùng ở nước ta. Theo định hướng phát triển cây hồ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2010 thì diện tích hồ tiêu của nước ta khoảng 42.000 ha, sản lượng khoảng 70.000 - 80.000 tấn tiêu đen. Tuy nhiên, đến năm 2004, diện tích trồng tiêu của cả nước đã lên đến trên 50.000 ha với sản lượng trên 85.000 tấn, trong đó ở Tây Nguyên là 15.000 ha đứng thứ hai sauvùng Đông Nam bộ (Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2003). Đến năm 2007, tổng diện tích hồ tiêu khoảng 48.000 ha, giảm 2.000 ha so với năm 2006, chủ yếu tiêu chết do sâu, bệnh hại; trong đó diện tích tiêu cho thu hoạch khoảng 42.000ha, năng suất bình quân đạt 19,8 tạ/ha, giảm 2,4 tạ/ha; sản lượng đạt 83.000 tấn, giảm 17.000 tấn (17 %) so với năm 2006. (Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 2008). ĐắkLắk là một trong những tỉnh ở Tây nguyên có tiềmnăng lớn về đất đai và điều kiện khí hậu thích hợp cho phát triển sản xuất những cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao trong đó có cây hồtiêu. Trong những năm gần đây, sản xuất hồ tiêu tại ĐắkLắk phát triển rất nhanh. Chỉ trong vòng 8 năm từ năm 2000 đến năm 2008, diện tích trồng hồ tiêu tại ĐắkLắk tăng gấp 3 lần (khoảng 1.500 ha vào năm 2000 và trên 4.700 ha vào năm 2008), sản lượng tăng gấp 10 lần [6]. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây, chỉ số phát triển về sản lượng so với năm trước giảm dần (khoảng 240 % trong năm 2005 và tron g năm 2008 chỉ đạt 100 %). Điều này cho thấy việc sản xuất hồ tiêu tại ĐắkLắk hiện nay không bền vững.

pdf133 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1976 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra, nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong canh tác hồ tiêu (Piper nigrum L.) theo hướng bền vững tại Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ----------------------- TRẦN QUỐC HÙNG ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TỔNG HỢP TRONG CANH TÁC HỒ TIÊU (Piper nigrum L.) THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI ĐẮKLẮK LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ----------------------- TRẦN QUỐC HÙNG ĐIỀU TRA, NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TỔNG HỢP TRONG CANH TÁC HỒ TIÊU (Piper nigrum L.) THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI ĐẮKLẮK Chuyên ngành: Kỹ thuật trồng trọt Mã số: 60 62 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS.Trần Kim Loang BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010 1 MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cây tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao, giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp. Trong những năm gần đây diện tích hồ tiêu ngày càng được mở rộng và trồng tại nhiều vùng ở nước ta. Theo định hướng phát triển cây hồ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2010 thì diện tích hồ tiêu của nước ta khoảng 42.000 ha, sản lượng khoảng 70.000 - 80.000 tấn tiêu đen. Tuy nhiên, đến năm 2004, diện tích trồng tiêu của cả nước đã lên đến trên 50.000 ha với sản lượng trên 85.000 tấn, trong đó ở Tây Nguyên là 15.000 ha đứng thứ hai sau vùng Đông Nam bộ (Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam, 2003). Đến năm 2007, tổng diện tích hồ tiêu khoảng 48.000 ha, giảm 2.000 ha so với năm 2006, chủ yếu tiêu chết do sâu, bệnh hại; trong đó diện tích tiêu cho thu hoạch khoảng 42.000 ha, năng suất bình quân đạt 19,8 tạ/ha, giảm 2,4 tạ/ha; sản lượng đạt 83.000 tấn, giảm 17.000 tấn (17 %) so với năm 2006. (Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, 2008). ĐắkLắk là một trong những tỉnh ở Tây nguyên có tiềm năng lớn về đất đai và điều kiện khí hậu thích hợp cho phát triển sản xuất những cây trồng chủ lực, có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao trong đó có cây hồ tiêu. Trong những năm gần đây, sản xuất hồ tiêu tại ĐắkLắk phát triển rất nhanh. Chỉ trong vòng 8 năm từ năm 2000 đến năm 2008, diện tích trồng hồ tiêu tại ĐắkLắk tăng gấp 3 lần (khoảng 1.500 ha vào năm 2000 và trên 4.700 ha vào năm 2008), sản lượng tăng gấp 10 lần [6]. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây, chỉ số phát triển về sản lượng so với năm trước giảm dần (khoảng 240 % trong năm 2005 và trong năm 2008 chỉ đạt 100 %). Điều này cho thấy việc sản xuất hồ tiêu tại ĐắkLắk hiện nay không bền vững. Nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở nước ta cho thấy, sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chính của việc giảm diện tích và sản lượng các vườn tiêu. Bên cạnh đó là sự tác động không hợp lý và không đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác trên đồng ruộng dẫn đến sự mất cân bằng trong sinh thái. Vấn đề đang 2 làm người trồng tiêu đang quan tâm và lo ngại nhất hiện nay là giữ cho năng suất vườn tiêu được ổn định, hạn chế được các loại sâu bệnh hại nguy hiểm mang tính hủy diệt vườn tiêu. Kinh nghiệm trồng tiêu ở nhiều nơi trên thế giới cho thấy các loại sâu bệnh phát sinh từ đất khó có thể phòng trừ bằng biện pháp hoá học đơn độc mà các kỹ thuật quản lý cây trồng tổng hợp thường có hiệu quả hơn. Do vậy việc tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các kỹ thuật canh tác tổng hợp và biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp trên cây tiêu là điều cần thiết Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Điều tra, nghiên cứu biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong canh tác hồ tiêu (Piper nigrum L.) theo hướng bền vững tại ĐắkLắk”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Xác định các biện pháp kỹ thuật chủ yếu, đặc biệt là trong quản lý bệnh hại tiêu để góp phần ổn định năng suất và đảm bảo tính bền vững trong canh tác hồ tiêu tại ĐắkLắk. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI - Ý nghĩa khoa học Các kết quả đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu sau này về canh tác bền vững cây hồ tiêu tại ĐắkLắk. - Ý nghĩa thực tiễn Giúp cho nông dân tại ĐắkLắk sản xuất tiêu bền vững 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung điều tra, nghiên cứu tại xã Ea H’Leo - huyện Ea H’Leo và xã Ea B’Hôk - huyện Cư Kuin tỉnh ĐắkLăk. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. YÊU CẦU SINH THÁI CỦA CÂY HỒ TIÊU 1.1.1. Điều kiện khí hậu * Phân bố địa lý Hồ tiêu mọc hoang ở rừng thường xanh nhiệt đới bang Tây Ghats và vùng phụ cận, thường là ở vùng đồng bằng và ít khi được tìm thấy ở độ cao trên 1500m. Ở vùng Châu Á-Thái Bình Dương, hồ tiêu được trồng nhiều ở Ấn Độ, Hải Nam (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia, Sri Lanka, Thái Lan, Việt Nam và một ít ở Campuchia. Ngoài vùng này hồ tiêu còn được trồng phổ biến ở Brazil và Madagascar [55]. Ngay cả ở vùng nhiệt đới, cây tiêu thường được trồng tập trung ở những nơi có khí hậu nóng, ẩm. Yêu cầu đặc trưng về mặt khí hậu của cây hồ tiêu là lượng mưa khá, nhiệt độ không thay đổi nhiều, ẩm độ cao, độ dài ngày không chênh lệch nhiều giữa các mùa trong năm. Chevalier (1925) cho rằng hồ tiêu là cây trồng vùng xích đạo ẩm, thường ít khi vượt quá vĩ độ 15o Bắc và Nam. Tuy nhiên Biard và Roule (1942) tranh luận là hồ tiêu vẫn được trồng ở Quảng Trị và Nghệ An vùng Trung Bộ, ở vĩ độ trên dưới 200. Ở Quảng Trị tiêu sinh trưởng tốt, trong khi ở Nghệ An tiêu phát triển có chậm trong mùa đông (trích dẫn từ Nguyễn Tăng Tôn và cộng sự, 2005 ) [21]. Hiện nay hồ tiêu được trồng nhiều ở các nước nằm trong vùng xích đạo trong khoảng từ 200 vĩ Bắc và Nam. Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Srilanka, Madagascar, Brazil là các nước có diện tích và sản lượng hồ tiêu đáng kể. Tại Việt Nam, hồ tiêu được trồng phổ biến từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía Nam, thích hợp ở độ cao 800 m, lên cao hơn tiêu phát triển kém [21]. * Nhiệt độ Hồ tiêu thích nghi tốt với khí hậu ôn hoà, không chịu được nhiệt độ thay đổi nhiều, nhiệt độ thấp nhất khoảng 10 0C, thích hợp nhất trong khoảng 20 - 30 0C, nhiệt độ đất ở độ sâu 30 cm trong khoảng 25 - 28 0C [54]. 4 * Lượng mưa Hồ tiêu thích hợp trong điều kiện mưa đều, lượng mưa hàng năm trong khoảng 1.000 - 3.000 mm, lượng mưa lý tưởng cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển là 1.250 - 2.500 mm, tuy nhiên cây tiêu vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường trong vùng ít mưa nhưng phân bố đều. Phân bố lượng mưa, tình trạng thoát nước và khả năng giữ ẩm của đất đóng vai trò quan trọng đối với cây tiêu hơn là tổng lượng mưa. Lượng mưa khá là điều thuận lợi nếu đất thoát nước tốt, ngược lại tiêu dễ bị bệnh. Khô hạn cũng là một yếu tố giới hạn sinh trưởng và phát triển của cây tiêu [17]. * Ẩm độ Khí hậu nóng ẩm là điều kiện thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây tiêu nhưng ẩm độ cao liên tục lại hạn chế sinh trưởng cây tiêu và tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh. Cây tiêu chịu được ẩm độ khoảng 63 % trong mùa khô và 98 % trong mùa mưa [55]. * Ánh sáng Tiêu là cây ưa bóng trong giai đoạn cây con, ánh sáng tán xạ thích hợp cho yêu cầu sinh trưởng, phát dục và phân hoá mầm hoa. Giai đoạn tiêu ra hoa đậu quả, nuôi quả đến khi quả chín cây tiêu cần nhiều ánh sáng [17], [22]. Việc có đủ ánh sáng trong giai đoạn nuôi quả giúp giảm rụng quả non và tăng dung trọng hạt tiêu [61]. * Chế độ gió: Cây tiêu thích hợp với môi trường lặng gió và gió nhẹ. 1.1.2. Điều kiện đất đai Theo Phan Hữu trinh và cộng sự (1988) [22], Phan Quốc Sủng (2000) [17] và Sadanandan (2000) [55] đất thích hợp cho cây tiêu cần có các đặc tính: * Lý tính: Tầng đất canh tác trên 80 cm, có mực nước ngầm sâu trên 2 m, tơi xốp, có khả năng giữ nước tốt, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, dễ thoát nước vào mùa mưa; * Hoá tính: pH 5,5 - 6,5, tối thiểu 4,5 nhưng cần bón vôi để nâng lên trên 5, giàu N, K và Mg, khả năng trao đổi cation ở mức 20 - 30 meq/100g đất, tỉ lệ 5 C/N ở tầng đất canh tác cao (15 - 25). Ở Ấn Độ tiêu được trồng trên đất Alfisols (70 %), Mollisol (10 %), Oxisols (6 %) và Entisols (4 %) (trích dẫn từ Sadanandan, 2000) [55]. Ở Sarawak (Malaysia) tiêu được trồng trên đất phù sa, nhiều chất hữu cơ hoặc trên vùng đất sét pha cát [46]. Ở Bangka (Indonesia) tiêu được trồng trên đất Podzolic vàng đỏ và đất cát pha sét [54]. Có thể trồng tiêu trên nhiều loại đất khác nhau với yêu cầu: Đất dễ thoát nước, độ dốc dưới 5 %, không bị úng ngập; tầng canh tác dày trên 70 cm, mạch nước ngầm sâu hơn 2 m; đất giàu mùn, thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, pHKCl 5 - 6 [15]. 1.2. GIỐNG HỒ TIÊU Cây hồ tiêu (Piper nigrum L.) thuộc họ Piperaceae, có nguồn gốc từ bang Tây Ghats (Ấn Độ), có lẽ đã được trồng cách nay khoảng 6000 năm [56], [53]. Tuy nhiên Chevalier (1925) cho biết cây tiêu chắc chắn l.à cây bản địa ở Đông Dương, bằng chứng là Balanca đã tìm thấy tiêu dại ở vùng núi Ba Vì, miền Bắc Việt Nam. Ở Campuchia, người Stiêng đôi khi cũng thu hoạch tiêu trong rừng (trích dẫn từ Nguyễn Tăng Tôn và cộng sự, 2005) [21]. Các giống tiêu trồng có thể có nguồn gốc từ các giống tiêu mọc hoang, được thuần hoá và tuyển chọn qua rất nhiều đời trong khoảng thời gian dài. Trong số hơn 100 giống tiêu được biết đến, có một số giống đã và đang dần mất đi trong sản xuất bởi nhiều lý do, chẳng hạn bị loại bỏ vì nhiễm nặng sâu bệnh hại, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm và tuyến trùng, các giống tiêu bản địa dần dần được thay thế bằng một vài giống tiêu cao sản trong sản xuất đại trà [53]. Việc phân định giống dựa vào phân tích nhiễm sắc thể rất tốn kém và không phải lúc nào cũng có điều kiện thực hiện. Viện Nghiên cứu Tài nguyên Di truyền Thực vật Quốc tế đưa ra bảng chỉ dẫn dựa vào các chỉ tiêu hình thái để nhận diện giống tiêu, bao gồm 29 chỉ tiêu về thân, lá và các đặc tính sinh trưởng, 30 chỉ tiêu về gié và quả (hạt tươi) và sáu chỉ tiêu về hạt (trích dẫn từ Nguyễn Tăng Tôn và cộng sự, 2005) [21]. 6 Ravindran và cộng sự đã tiến hành phân tích hợp phần chính (principal component analysis) để phân định nhóm giống hồ tiêu, xác định được tám hợp phần chính bao gồm: 1. Chỉ số kích thước lá, chiều dài lá, chiều rộng lá 2. Độ dày lá, độ dày biểu bì dưới lá, độ dày biểu bì trên lá 3. Tỉ lệ chiều dài lá/chiều dài gié, chiều dài gié, chiều dài cuống gié 4. Chiều dài và chiều rộng tế bào bảo vệ (guard cell) 5. Kích thước quả và hình dạng quả 6. Hình dạng lá và phía gốc lá 7. Tần suất khí khổng và mật độ diệp lục 8. Hình dạng lá ở cành cho quả và hình dạng lá ở cành bò (dây lươn) Trong 51 giống được phân tích, kết quả cho thấy có 28 giống nằm chung một nhóm, và điều đáng lưu ý là Panniyur 1 nằm vào một nhóm riêng (trích dẫn từ Ravindran và cộng sự, 2000) [53]. Kết quả điều tra trong sản xuất được tiến hành bởi Viện Nghiên cứu cây Gia vị Ấn Độ cho thấy chỉ riêng ở Ấn Độ đã có 38 giống tiêu được trồng phổ biến và 63 giống khác được phát hiện [42]. Viện Nghiên cứu Gia vị Ấn Độ đã tiến hành chương trình tuyển chọn và lai tạo giống hồ tiêu từ năm 1953 với mục đích chọn tạo được các giống tiêu có khả năng cho năng suất cao và kháng được sâu bệnh. Viện đã đưa vào sản xuất giống tiêu lai Panniyur-1 cho năng suất cao và chống chịu tốt bệnh chết nhanh, và đang khu vực hoá hai giống Panniyur-2 và Panniyur-3. Hiện IISR đang trồng bảo quản và theo dõi tập đoàn 2.300 ký hiệu giống bao gồm cả 940 ký hiệu tiêu hoang dại [43]. Sim và cộng sự (1993) cho biết có ba giống tiêu được trồng nhiều ở Malaysia, trong đó Kuching là giống được trồng phổ biến nhất, cho năng suất khá cao nhưng dễ nhiễm bệnh chết nhanh (do nấm Phytophthora sp.). Năm 1988 và năm 1991, trung tâm Sarawak đã phóng thích thêm hai giống là Semongok perak và Semongok emas. Hai giống này cho quả sớm sau khi trồng và kháng 7 được bệnh thán thư, ngoài ra Semongok emas còn có ưu điểm ra hoa tập trung, chín đồng đều hơn, chỉ cần thu hoạch 2-3 lần, so với Kuching phải thu 4-6 lần. Semongok perak tuy có phẩm chất thơm ngon, năng suất cao trong những năm đầu kinh doanh nhưng kém bền vững sau vụ thứ ba vì dễ nhiễm bệnh chết nhanh (trích dẫn từ từ Paulus and Wong, 2000) [50]. Ở Indonesia, bên cạnh giống Bangka cho năng suất cao và được trồng phổ biến, còn có giống Belangtoeng cho năng suất trung bình, ba giống chống chịu tốt bệnh chết nhanh là Banjarmasin, Duantebei và Merefin, và hai giống chọn lọc cho năng suất cao được phổ biến trong sản xuất giữa thập niên 1990 là Natar 1 và Natar 2 (trích dẫn từ Nguyễn Tăng Tôn và cộng sự, 2005) [21]. Tại Việt Nam, giống hồ tiêu được nhập nội, chọn lọc và phát triển nhiều trong thập niên 1940 - 1950 [17], [22]. Kể từ thập niên 1960 công tác nghiên cứu về giống tiêu không được tiến hành liên tục. Năm 1947, giống Lada Belangtoeng có nguồn gốc Indonesia được nhập vào nước ta từ Madagascar, được xem là giống có nhiều triển vọng và có khả năng chống bệnh thối rễ [22]. Năm 1950, Nha Khảo cứu và Sưu tầm Nông Lâm Súc Miền Nam Việt Nam đã khảo nghiệm việc trồng tiêu trên cao nguyên Bảo Lộc có độ cao trên 500m so với mặt biển [1]. Sau sáu năm khảo nghiệm tác giả này đã khẳng định tiêu hoàn toàn có thể sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất khá cao dưới điều kiện khí hậu cao nguyên nước ta. Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của sáu giống tiêu: Srechea, Kampot (từ Campuchia), tiêu Quảng Trị, tiêu Sơn (Pleiku), tiêu Di Linh và giống Lada Belangtoeng, tác giả đã kết luận giống Lada Belangtoeng tỏ ra hợp khí hậu vùng Bảo Lộc, sinh trưởng khỏe, ít bệnh tật, chùm tiêu dài, thơm cay, năm giống còn lại ít thích hợp hơn. Năm 1960 giống Lada Belangtoeng được đưa ra trồng ở Quảng Bình, Vĩnh Linh và giống cũng tỏ ra thích nghi với khí hậu vùng này, có nhiều ưu điểm về sinh trưởng, năng suất và chống đỡ bệnh tật hơn giống Quảng Trị [26]. Theo Trần Văn Hoà và cộng sự, (2001) [7] các giống tiêu có triển vọng 8 phát triển ở nước ta gồm giống Sẻ địa phương vùng Đông Nam Bộ, các giống nhập từ Campuchia qua đường Hà Tiên là Sréchéa, Kamchay, Kampot, Kep, giống Lada Belangtoeng từ Indonesia và Panniyur-1 từ Ấn Độ. Khi nói đến triển vọng cây tiêu xuất khẩu ở Miền Nam Việt Nam, Tappan (1972) khuyến cáo nên du nhập bốn giống có ưu thế, gồm Balancotta và Kalluvalli gốc Ấn Độ cho năng suất cao và hạt lớn, Kuching gốc Malaysia cho năng suất cao, Lada Belangtoeng gốc Indonesia sinh trưởng khỏe và chống chịu tốt bệnh thối rễ. Chỉ trừ giống Lada Belangtoeng được nhập vào trồng khảo nghiệm ở nhiều vùng trong nước, các giống khác chưa được quan tâm nhập nội khảo sát một cách chính thức (trích dẫn từ Nguyễn Tăng Tôn và cộng sự, 2005) [21]. Các giống tiêu được trồng phổ biến trong sản xuất hiện nay chủ yếu do nông dân tự chọn lọc từ nguồn giống địa phương hoặc du nhập từ địa phương khác, giống thường mang tên địa phương có trồng nhiều hoặc địa phương xuất xứ, do vậy có khi một giống tiêu được mang nhiều tên khác nhau, nhiều giống/dòng tiêu khác nhau lại mang cùng một tên. Các giống được trồng phổ biến có thể phân thành ba nhóm dựa trên các đặc tính hình thái, chủ yếu là kích cỡ lá [21]: 1) Tiêu lá nhỏ còn gọi là tiêu sẻ, gồm phần lớn các giống tiêu được trồng phổ biến ở nhiều địa phương, trong đó có các giống: Vĩnh Linh (Quảng Trị), Tiêu Sơn (Gia Lai), Di Linh (Lâm Đồng), Sẻ Đất đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu), Phú Quốc (Kiên Giang), Nam Vang (nhập nội từ Campuchia, gồm ba giống Kamchay, Kep và Kampot). 2) Tiêu lá trung bình gồm chủ yếu các giống tiêu nhập nội từ Madagascar, Ấn Độ và Indonesia như: Lada Belangtoeng, Karimunda, Panniyur và Kuching. 3) Tiêu lá lớn còn gọi là tiêu trâu như các giống Sẽ mỡ, Trâu Đất đỏ (Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu). Trong số các giống trên, giống Lada Belangtoeng được trồng phổ biến nhất, đặc biệt là ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên [17]. Có thể một số giống tiêu có tên gọi khác nhau ở một số địa phương có nguồn gốc từ giống Lada 9 Belangtoeng. Các số liệu điều tra của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy các giống tiêu trồng phổ biến hiện nay tại ĐắkLắk là Vĩnh Linh, Lộc Ninh, Trâu và Sẻ mở. Năng suất bình quân của các giống tiêu này biến động trong khoảng 2,35 - 3,80 tấn tiêu đen/ha, trong đó giống có năng suất thấp nhất là tiêu Trâu, còn giống có năng suất cao nhất là tiêu Vĩnh Linh [15]. Tuy nhiên tất cả các giống này đều bị nhiễm bệnh héo chết nhanh do nấm Phytophthora và bệnh vàng lá do tuyến trùng [10]. 1.3. KỸ THUẬT CANH TÁC 1.3.1. Trụ tiêu Trong kỹ thuật trồng tiêu thì trụ tiêu đóng vai trò quan trọng vì trụ tiêu là nơi cây tiêu bám vào để leo lên cao và cho sản lượng trong suốt thời gian kinh doanh. Hồ tiêu có nguồn gốc là cây mọc hoang trong các rừng nhiệt đới ẩm của Ấn Độ, ưa ánh sáng tán xạ vì vậy che bóng là yếu tố cần thiết để tạo môi trường có tiểu khí hậu thích hợp với yêu cầu sinh thái của cây tiêu. Tại Ấn Độ cây trụ sống là loại trụ phổ biến nhất và cũng là loại trụ truyền thống ở nước này. Một số cây trụ sống thường được sử dụng ở Ấn Độ là: Cây vông (Erythrina indica), muồng đen (Cassia siamea), muồng cườm (Adenanthera pavoninal), mít (Artocarpus heterophylum), sồi lá bạc (Grevilea robusta), keo dậu (Leucaena leucocephala) (trích dẫn từ Tôn nữ Tuấn Nam và cộng sự, 2005). Tại Srilanca, người ta sử dụng cây anh đào (Gliricidia sepium) làm trụ sống cho cây tiêu và thấy rằng vốn đầu tư cho cây trụ thấp hơn hẳn các loại trụ khác như trụ gỗ, trụ bê tông [41]. Trụ tiêu ở Indonesia là trụ gỗ, các bức tường gạch, một số vùng trồng tiêu với cây trụ sống như keo dậu, cây gòn và cây ăn quả. Ở Sarawak (Malaysia), tiêu được trồng chủ yếu với trụ gỗ (thường được gọi là gỗ thép Borneo), hiện đang có chương trình khuyến khích dùng trụ sống thay cho trụ gỗ (trích dẫn từ Nguyễn Tăng Tôn và cộng sự, 2005) [21]. Tại những vùng trồng tiêu lâu đời ở Việt Nam nông dân thường ưa sử 10 dụng trụ gỗ vì cho rằng tiêu leo bám dễ dàng, không bị cạnh tranh về nước, dinh dưỡng, ánh sáng như khi trồng trụ sống và không bị nóng làm tiêu tàn lụi sớm như khi trồng với trụ bê-tông hoặc bồn gạch xây. Tuy vậy, thực tế sản xuất hiện nay cho thấy tiêu có thể đạt được năng suất cao trên tất cả các loại trụ, miễn là có chế độ chăm sóc phù hợp. Các loại trụ sống rất phong phú như vông (Erythrina spp.), keo (Leucena leucocephala), lồng mức (Wrightia annamensis), đỗ quyên (Glyricidia sepium), mít (Artocarpus heterophyllus), muồng cườm (Adenanthera povonina), cóc rừng (Spondias pinnata) và gòn (Ceiba spp.) đang được sử dụng ở nhiều vùng trồng tiêu trọng điểm hiện nay như Đăk Lăk, Bình Phước, Quảng Trị và Phú Yên. Đặc biệt ở Quảng Trị do có gió Lào khô nóng, cây trụ sống tỏ ra đặc biệt thích hợp cho việc trồng tiêu, các thử nghiệm trồng tiêu trên trụ bê-tông và bồn gạch không mấy thành công ở vùng này. Kết quả điều tra của Tôn Nữ Tuấn Nam và cộng sự (2005) [15] cho thấy tại ĐắkLắk, năng suất tiêu được trồng trên trụ sống không thua kém năng suất tiêu trồng trên trụ gỗ. Trịnh Xuân Hồng (2000) [9] và Phan Quốc Sủng (2000) [17] cũng cho thấy trồng tiêu trên trụ sống còn giảm được chi phí đầu tư, chăm sóc; mô hình trồng xen tiêu trong vườn cà phê với trụ sống của tiêu là cây che bóng cho cà phê ngày càng được nhân rộng vì đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các kết quả điều tra của Đào Thị Lan Hoa (2000) [8] và Trần kim Loang (2006) [10] cho thấy tỷ lệ cây tiêu bị bệnh héo chết nhanh và vàng lá do tuyến trùng của các vườn tiêu trồng trên trụ sống thấp hơn các vườn trồng trên trụ chết. 1.3.2. Phân bón Ở các vùng trồng tiêu lớn trên thế giới, chế độ phân bón được khuyến cáo cho cây hồ tiêu có khác nhau, căn cứ vào tính chất đất cũng như khả năng năng suất hồ tiêu của từng vùng. Tuy nhiên, mọi khuyến cáo về bón phân cho hồ tiêu đều thống nhất cho rằng phân hữu cơ là loại phân cơ bản không thể thiếu được trong canh tác hồ tiêu. Kết quả nghiên cứu bón phân cho hồ tiêu ở Bangka (Indonesia) cho thấy rằng hàng năm cây hồ tiêu cần bổ sung lượng dinh dưỡng cho sự phát triển rễ, 11 thân, lá, cành trên một hec-ta là: 90-180kg N, 6,5-13kg P2O5, 90-142kg K2O, 62kg Canxi, 9-19kg Mg. Như vậy theo nghiên cứu này thì lượng phân
Luận văn liên quan