Đề tài: “Điều tra thành phần loài sâu bao (Lepidoptera: Psychidae) và khảo sát
một số biện pháp phòng trị sâu bao Pteroma plagiophleps Hampson gây hại trên
cây dừa nước (Nypa fruticans Wurmb) ở đồng bằng sông Cửu Long” được thực
hiện từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 9 năm 2011 tại bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ và các địa bàn
trồng dừa nước thuộc thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Hậu Giang.
Kết quả khảo sát ngoài đồng ghi nhận có 3 loài sâu bao gồm Pteroma plagiophleps,
Metisa plana và Brachycyttarus griseus gây hại trên 96,7% số vườn cây dừa nước
được khảo sát với sự xâm nhiễm ở mức độ +++ (>61% số lá con/tàu lá bị nhiễm)
xảy ra ở 53,3% số vườn. P. plagiophleps hiện diện ở 90% số vườn điều tra trong
khi tỉ lệ này ở M. plana và B. grisesus tương ứng là 20% và 6,7%.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, biện pháp xử lý thuốc Reasgant 3,6EC có độ hữu
hiệu diệt sâu cao nhất (ĐHH 100% ở thời điểm 4 NSKXL).
Kết quả khảo nghiệm ngoài đồng cho thấy Ammate 150 SC cho kết quả khá cao
(ĐHH 90% ở thời điểm 9 NSKXL) và biện pháp phun nước có khả năng đưa vào
các qui trình quản lý tổng hợp trên sâu bao.
Thành trùng cái P. plagiophleps trong mạng lưới nhộng có khả năng hấp dẫn thành
trùng đực cao hơn gấp nhiều lần so với sự hấp dẫn riêng lẽ của chúng.
46 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2058 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra thành phần loài sâu bao (lepidoptera: psychidae) và khảo sát một số biện pháp phõng trị sâu bao pteroma plagiophleps hampson gây hại trên cây dừa nƣớc (nypa fruticans wurmb) ở đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
PHAN TUẤN KHANH
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU BAO (LEPIDOPTERA:
PSYCHIDAE) VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÕNG TRỊ SÂU BAO PTEROMA PLAGIOPHLEPS
HAMPSON GÂY HẠI TRÊN CÂY DỪA NƢỚC
(NYPA FRUTICANS WURMB) Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƢ
\ NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT
CầnThơ, 12/2011
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU BAO (LEPIDOPTERA:
PSYCHIDAE) VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÕNG TRỊ SÂU BAO PTEROMA PLAGIOPHLEPS
HAMPSON GÂY HẠI TRÊN CÂY DỪA NƢỚC
(NYPA FRUTICANS WURMB) Ở ĐỒNG
BẰNG SÔNG CỬU LONG
Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Ts. Lê Văn Vàng Phan Tuấn Khanh
Ths. Huỳnh Phƣớc Mẫn MSSV: 3083860
Lớp: Bảo vệ thực vật– K34
Cần Thơ, 12/2011
2
Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật với đề tài:
“ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU BAO (LEPIDOPTERA: PSYCHIDAE) VÀ
KHẢO SÁT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ SÂU BAO PTEROMA
PLAGIOPHLEPS HAMPSON GÂY HẠI TRÊN CÂY DỪA NƢỚC (NYPA
FRUTICANS WURMB) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”
Do sinh viên Phan Tuấn Khanh thực hiện và đề nạp
Kính trình lên Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp
Cần thơ, ngày …… tháng ..… năm 2011
Cán bộ hướng dẫn
Ts. Lê Văn Vàng
3
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành
Bảo Vệ Thực Vật với đề tài:
“ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU BAO (LEPIDOPTERA: PSYCHIDAE) VÀ
KHẢO SÁT MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ SÂU BAO PTEROMA
PLAGIOPHLEPS HAMPSON GÂY HẠI TRÊN CÂY DỪA NƢỚC (NYPA
FRUTICANS WURMB) Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG”
Do sinh viên PHAN TUẤN KHANH thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng
Ý kiến của Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp: ........................................................
...................................................................................................................................
....................................................................................................................................
Luận văn tốt nghiệp được Hội đồng đánh giá ở mức:................................................
DUYỆT KHOA Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2011
Trƣởng Khoa Nông Nghiệp & SHƢD Chủ tịch Hội đồng
……………………………………… ……………………………………
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu và
kết quả trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ luận văn đại học nào trước đây.
Tác giả luận văn
Phan Tuấn Khanh
5
TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Phan Tuấn Khanh
Ngày, tháng, năm sinh: 02/12/1990
Dân tộc: kinh
Họ và tên cha: Phan Văn Mảnh
Họ và tên mẹ: Nguyễn Thị Chi
Quê quán: ấp 6, xã Hậu Lộc, huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long
Quá trình học tập
Năm 1996 -2001: cấp 1 tại trường Tiểu Học Lê Văn Lăng
Năm 2001-2005: cấp 2 tại trường THPT Cấp 2-3 Cái Ngang
Năm 2005-2008: cấp 3 tại trường THPT Phan Văn Hòa
Năm 2008-2012: sinh viên ngành Bảo Vệ Thực Vật khóa 34, Khoa Nông
nghiệp & SHƯD, Trường Đại học Cần Thơ.
6
LỜI CẢM TẠ
Kính dâng!
Cha mẹ đã suốt đời tận tụy, lo lắng cho con ăn học nên người!
Thành kính biết ơn đến!
Thầy Lê Văn Vàng đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình;
hướng dẫn khắc phục những khó khăn trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Đặc biệt cảm ơn!
Anh Huỳnh Phƣớc Mẫn đã trực tiếp giúp đỡ, động viên, truyền đạt kinh
nghiệm trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Cũng như hỗ trợ giúp đỡ trong suốt
quá trình thực hiện bố trí thí nghiệm ngoài đồng.
Chân thành cảm ơn!
Các bạn An, Liễu, Cúc, Thiện, Linh, Dương, Hạnh, Nghĩa đã giúp đỡ trong
suốt quá trình thực hiện thí nghiệm và lấy chỉ tiêu ngoài đồng.
Các anh chị nhà lưới bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã luôn động viên giúp đỡ
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thân ái gửi về!
Tập thể lớp Bảo vệ Thực vật khóa 34, lời chúc tất cả sức khỏe, thành đạt.
Xin nhận lời cảm ơn sâu sắc
Phan Tuấn Khanh
7
PHAN TUẤN KHANH. 2011. Điều tra thành phần loài sâu bao (Lepidoptera:
Psychidae) và khảo sát một số biện pháp phòng trị sâu bao Pteroma plagiophleps
Hampson gây hại trên cây dừa nước (Nypa fruticans Wurmb) ở đồng bằng sông
Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ, 38 trang. Cán bộ hướng dẫn khoa học: Ts. Lê
Văn Vàng và Ths. Huỳnh Phước Mẫn.
TÓM LƢỢC
Đề tài: “Điều tra thành phần loài sâu bao (Lepidoptera: Psychidae) và khảo sát
một số biện pháp phòng trị sâu bao Pteroma plagiophleps Hampson gây hại trên
cây dừa nước (Nypa fruticans Wurmb) ở đồng bằng sông Cửu Long” được thực
hiện từ tháng 7 năm 2010 đến tháng 9 năm 2011 tại bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa
Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ và các địa bàn
trồng dừa nước thuộc thành phố Cần Thơ, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Hậu Giang.
Kết quả khảo sát ngoài đồng ghi nhận có 3 loài sâu bao gồm Pteroma plagiophleps,
Metisa plana và Brachycyttarus griseus gây hại trên 96,7% số vườn cây dừa nước
được khảo sát với sự xâm nhiễm ở mức độ +++ (>61% số lá con/tàu lá bị nhiễm)
xảy ra ở 53,3% số vườn. P. plagiophleps hiện diện ở 90% số vườn điều tra trong
khi tỉ lệ này ở M. plana và B. grisesus tương ứng là 20% và 6,7%.
Trong điều kiện phòng thí nghiệm, biện pháp xử lý thuốc Reasgant 3,6EC có độ hữu
hiệu diệt sâu cao nhất (ĐHH 100% ở thời điểm 4 NSKXL).
Kết quả khảo nghiệm ngoài đồng cho thấy Ammate 150 SC cho kết quả khá cao
(ĐHH 90% ở thời điểm 9 NSKXL) và biện pháp phun nước có khả năng đưa vào
các qui trình quản lý tổng hợp trên sâu bao.
Thành trùng cái P. plagiophleps trong mạng lưới nhộng có khả năng hấp dẫn thành
trùng đực cao hơn gấp nhiều lần so với sự hấp dẫn riêng lẽ của chúng.
Từ khoá: Pteroma plagiophleps, Metisa plana, Brachycyttarus griseus, bagworm,
dừa nước, Nypa fructican.
8
MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với hệ thống sông ngòi dày đặc, cùng với đó
là sự phổ biến của cây dừa nước (Nypa fruticans Wurmb) có tác dụng trong ngăn
ngừa xói mòn đất ven hai bên bờ sông. Dừa nước hầu như hiện diện ở khắp mọi nơi,
đặc biệt hơn cây dừa nước còn góp phần đóng góp cho ngành du lịch bởi sự thu hút
đối với du khách khi đến vùng sông nước. Ở ĐBSCL, lá cây dừa nước được dùng
để trầm lá, phần bặp dừa thì được sử dụng làm dây, đặc biệt hơn trái dừa nước là
một thực phẩm cũng khá ngon và bổ dưỡng. Bên cạnh đó, ở một số nước ở Đông
Nam Á đã khai thác giá trị kinh tế từ cây dừa nước đó là trích lấy đường từ bông
cây dừa nước để sản xuất ethanol, năng suất ethanol có thể đạt đến 6500-20000
lít/ha/năm so với 5000-8000 lít/ha/năm nếu dùng mía đường, hay 2000 lít/ha/năm
nếu dùng bắp (Biopact 2007). Qua đó cho thấy, dừa nước có thể là cây trồng có
triển vọng để cải thiện thu nhập người dân. Tuy vậy, hiện nay cây dừa nước đang bị
nhiều loài sâu bao gây hại nghiêm trọng, đặc biệt là loài Pteroma plagiophleps
Hampson.
Trên thế giới, họ sâu bao (Lepidoptera: Psychidae) có khoảng 1000 loài đã được
báo cáo (Rhainds et al., 2009). Hầu hết những loài này đều phải hoàn tất sự phát
triển của mình trong một cái bao quanh cơ thể của nó (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Ở ĐBSCL loài Pteroma plagiophleps Hampson gây hại khá nghiêm trọng, tuy vậy
kết quả nghiên cứu các biện pháp để nhằm khống chế loài gây hại quan trọng này
hầu như chưa được ghi nhận .
Từ đó đề tài “Điều tra thành phần loài sâu bao (Lepidoptera: Psychidae) và khảo sát
một số biện pháp phòng trị sâu bao Pteroma plagiophleps Hampson gây hại trên
cây dừa nước (Nypa fruticans Wurmb) ở đồng bằng sông Cửu Long” được thực
hiện nhằm cung cấp thêm thông tin về họ Psychidae và một số biện pháp để có thể
hạn chế sự gây hại của loài sâu bao Pteroma plagiophleps Hampson đối với cây dừa
nước. Để có thể cung cấp thêm thông tin để bổ sung vào các giáo trình giảng dạy
côn trùng.
9
CHƢƠNG 1: LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 Đặc điểm sinh thái học của sâu bao bộ Lepidoptera- họ Psychidae
Bộ Lepidoptera là một bộ rất lớn với khoảng 140.000 loài đã được ghi nhận, phân
bố rất rộng hiện diện hầu như khắp mọi nơi, thường với số lượng rất lớn. Phần lớn
cơ thể, chân và cánh mang nhiều lông vảy nhỏ (Nguyễn Thị Thu Cúc, 2010).
Trong bộ Lepidoptera, họ Psychidae có hơn 1000 loài đã được miêu tả và 300 chi
phân bố toàn cầu (Sattler, 1991), hầu hết những loài này có đời sống bất thường
(Leonhardt et al., 1983), với một tỉ lệ lớn thành trùng cái là những côn trùng không
bay được (Roff and Fairbairn, 1991).
1.1.1 Một số đặc điểm phân loại
Họ Psychidae là một trong 5 họ hình thành nên tổng họ Tineoidae. Thành trùng có
dạng bướm đêm với kích thước từ nhỏ đến trung bình, chiều dài sải cánh khoảng 4
– 28 mm (Rhainds et al., 2009). Hiện nay, họ Psychidae được chia làm 10 họ phụ
đặc trưng bởi một số đặc điểm về hình thái và hành vi của thành trùng cái (Bảng 1).
1.1.2 Vòng đời
- Giai đoạn trứng
Họ Psychidae là một trong 5 họ hình thành nên tổng họ Tineoidae. Thành trùng có
dạng bướm đêm với kích thước từ nhỏ đến trung bình, chiều dài sải cánh khoảng 4
– 28 mm. Thành trùng đực luôn luôn có cánh phát triển đầy đủ, thành trùng cái có
sự đa dạng về hình thái từ có cánh, cánh ngắn, không cánh, hoặc hình dạng gần
giống hình dạng của ấu trùng (Rhainds et al., 2009). Hiện nay, họ Psychidae được
chia làm 10 họ phụ đặc trưng bởi một số đặc điểm về hình thái và hành vi của thành
trùng cái (Bảng 1).
- Giai đoạn ấu trùng
Ấu trùng thường xuất hiện cùng một thời điểm trong vỏ bao của thành trùng cái, và
đôi khi nó ăn xác của của thành trùng mẹ (Ameen and Sultana, 1977), vỏ trứng
(Rhainds et al., 2009), hoặc các trứng khác (Rhainds and Ho, 2002). Sau khi trứng
10
nở một thời gian (có thể lên đến 5 ngày), ấu trùng rời khỏi vỏ bao của mẹ từ đầu
nhỏ của bao (Entwistle, 1963), và một số ấu trùng có thể chết trước khi rời khỏi bao
của thành trùng cái (Basri and Kevan, 1995a).
Bảng 1. Tóm tắt một số đặc điểm về hình thái và hành vi của thành trùng cái và nhộng đực
của 10 họ phụ của họ Psychidae (Rhainds et al., 2009)
Thành trùng cái Nhộng đực
Họ phụ
(Subfamily) Kiểu Số lƣợng hàng
Cánh Chân Ocelli Nơi bắt cặp
vũ hoá gai ở bụng
Trước: nhiều
Naryciinae + or - + + or - Kiểu 1 Xa or trên bao
Sau: 0
Trước:nhiều
Taleporiinae + or - + + or - Kiểu 1 ?
Sau: 0
Trước: ?
Pseudarbelinae + + + ? Trên bao
Sau: ?
Trước: nhiều
Scoriodytinae - R - Kiểu 1 Xa or trên bao
Sau: 0
Trước: ?
Placodominae + or - + - ? Xa or trên bao
Sau: ?
Trước: 1
Typhoniinae + or - + - Kiểu 2 Trên bao
Sau: 1
Trước: 1
Psychinae - + - Kiểu 3 Trong bao
Sau: 1
Trước: 1
Epichnopteriginae - + or - - Kiểu 4 Trong bao
Sau: 1
Trước: 1
Metisinae - R or - - Kiểu 4 Trong bao
Sau: 1
Trong bao Trước: 1
Oiketicinae - R or - - Kiểu 5 và/or trong vỏ
nhộng Sau: 1
Ghi chú: +: hiện diện, -: không có, R: tiêu giảm, or: hoặc.
Kiểu 1: thành trùng cái nhô ra từ vỏ bao với một phần vỏ nhộng kèm theo;
Kiểu 2: thành trùng cái không có vỏ nhộng kèm theo và rời bỏ vỏ bao;
Kiểu 3: thành trùng cái không có vỏ nhộng kèm theo và lưu lại trong vỏ bao;
Kiểu 4: thành trùng cái nhô ra chỉ một phần cơ thể (đầu và ngực) từ vỏ bao;
Kiểu 5: thành trùng cái vẫn còn bên trong vỏ bao.
Một số yếu tố tăng sự phát tán của ấu trùng: mật số của loài cao (Rhainds et al.,
2002), sự thay lá của cây ký chủ (Cox and Potter, 1986), chất lượng nguồn thức ăn
sẵn có kém (Moore and Hanks, 2004), và tác động gió (Ghent, 1999). Ấu trùng tăng
11
cường phạm vi phân tán bằng cách di chuyển đến những nơi cao trên cây (như ngọn
cây, phía ngoài của cành…) trước khi thả tơ (Stephens, 1962; Entwistle, 1963;
Cruttwell, 1974).
Bảng 2. Tóm tắt một số đặc điểm về vòng đời của 18 loài sâu bao (Rhainds et al., 2009)
Chiều dài Cây ký Khả năng
Thời gian
Loài thành trùng chủ (số sinh sản
sống (ngày)B
cái (mm)A lƣợng) (fecundity)A
Psychidae
Psyche viciella 13 730 7 225
Psyche casta 7 365-730 10 115
Metisinae
Metisa plana 12 69-120 7 130
Pteroma pendula 8 80 19 81
P. plagiopbleps 6 40-88 22 174
Oiketicinae
Apteroma helix 6 365 24 43
Canephora unicolor 23 365-730 8 450
Pacbytelia villosella 18 365-730 10 375
Sterrbopterix fusca 13 365-730 9 180
T. ephemeraeformis 24 365 50 792
Eumeta varigata 20 365 32 3000
Eumeta crameri 14 84-365 31 628
E. moddermanni 20 110-365 16 1200
Chaliopsis junodi 20 110-365 16 1228
Hyalarcta corbetti 18 303 16 1200
Mahasena corbetti 31 124 25 2009
C. surinamemsis 13 168 8 875
Oiketicus kirbyi 34 212-288 40 5752
Ghi chú: A: Số liệu là giá trị trung bình của số liệu trong nhiều bài báo cáo khác nhau.
B: Khoảng số liệu được tính dựa vào số liệu của nhiều báo cáo khác nhau.
Mỗi vỏ bao đều có 2 đầu: đầu lớn và đầu nhỏ. Đầu và chân ngực nhô ra ở đầu lớn
của bao, cho phép ấu trùng ăn và di chuyển trên cây trồng; đầu nhỏ mở ra để thải
phân và da (Rhainds et al., 2009). Khi vừa chui đầu ra khỏi bao của bướm mẹ, ấu
trùng không có bao. Để làm bao, ấu trùng dùng miệng cắt biểu bì lá và nhả tơ kết
dính các mảnh vụng lại bao quanh cơ thể (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011). Ấu
12
trùng duy trì không gian bên trong bao sạch sẽ và khô ráo trong suốt giai đoạn phát
triển. Điều kiện ẩm ướt kéo dài bên trong bao có thể là điều kiện để các loài nấm ký
sinh phát triển (Kozhanchikov, 1956). Ấu trùng duy trì không gian bên trong bao
sạch sẽ và khô ráo trong suốt giai đoạn phát triển (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011).
Ấu trùng có khả năng sửa chữa bao bị hư, nhưng khả năng xây dựng một bao mới
thì rất hạn chế (Rhainds et al., 2009; Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011). Các loài
được ghi nhận ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, thời gian phát triển của ấu trùng
biến động từ 40 ngày (Pteroma plagiophleps Hampson) đến hơn 200 ngày
(Oiketicus kirbyi Guilding) (Krishnan, 1977) (Bảng 2).
- Giai đoạn nhộng
Trước khi hoá nhộng, ấu trùng đính chặt các phần dưới của nó lên chất nền (lá cây,
cành khô…) và đảo ngược vị trí của nó ở bên trong bao với đầu hướng xuống phía
dưới (Davis, 1964; Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011); nếu ấu trùng không đảo
ngược vị trí của nó, thành trùng cái thường không thể thực hiện được chức năng
sinh dục (Rhainds et al., 2009). Ấu trùng thường tìm kiếm nơi có mật số loài cao
để làm nhộng thành từng nhóm (Kozhanchikov, 1956).
Nhộng cái lớn hơn và khác biệt về hình thái học so với nhộng đực. Giai đoạn nhộng
của nhộng cái ngắn hơn so với nhộng đực (Entwistle, 1963; Basri and Kevan,
1995a; Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011).
- Giai đoạn thành trùng
Ngay trước khi vũ hóa, nhộng đực đẩy một phần nhộng ra ngoài vỏ bao (ở đầu nhỏ);
thỉnh thoảng được hỗ trợ bởi một hàng gai ở bụng (đốt bụng 2 – 8), làm ngăn ngừa
các trường hợp nhộng đực bị rơi xuống mặt đất (Neal, 1982). Thành trùng đực có
hình thái điển hình như con ngài, thường với râu đầu phát triển rất mạnh, chân
tương đối dài, miệng tiêu giảm. Thành trùng đực có khả năng bay liên tục và hoạt
động một vài giờ mỗi ngày, hoặc trong thời gian ban ngày hoặc ban đêm tùy thuộc
vào loài (Davis, 1964).
Khoảng 1/2 loài có thành trùng cái không có cánh, có thể do bị ức chế trong quá
trình phát triển tế bào trong đĩa cánh bị gây ra bởi các cơ quan máu ở ấu trùng ở các
tuổi cuối (Niitsu, 2003). Thành trùng cái không cánh có chân phát triển đầy đủ
13
thường rời khỏi nhộng khi hoàn tất giai đoạn nhộng và bám trên bề mặt bên ngoài
của bao trong suốt thời gian thành trùng (Davis, 1964) (Bảng 1). Độ dài của thành
trùng cái biến động từ 6 – 34 mm tùy loài (Bảng 2).
Cả thành trùng đực và thành trùng cái không ăn. Tuổi thọ thành trùng cái dài hơn
(lên đến hai tuần) so với thành trùng đực (thường là 1 hoặc 2 ngày) (Turner, 1997;
Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011).
1.1.3 Hoạt động bắt cặp
Con cái hấp dẫn con đực cùng loài trong một khoảng cách lớn bằng cách tiết ra
pheromone giới tính bao gồm các chiral ester (Gries et al., 2006). Thành trùng cái
bắt đầu bắt cặp ở ngày đầu sau vũ hóa (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011) và khả
năng hấp dẫn giới tính sẽ giảm theo ngày tuổi (Thangavelu and Gunasekaran,
1982). Sau khi bắt cặp thành trùng cái đẻ trứng và sống trong bao cho đến khi chết
(Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011). Ở những ngày cuối, thành trùng cái sẽ di chuyển
(thả) xuống mặt đất để chết nếu không thu hút được thành trùng đực (Basri and
Kevan, 1995b)
Khi bị thu hút bởi pheromone của con cái chưa bắt cặp, con đực sẽ đáp xuống trên
túi và chèn bụng của mình vào đầu nhỏ (con cái sẽ mở ra) của vỏ bao thành trùng
cái để tiếp xúc với cơ quan sinh dục ở cuối bụng (Thangavelu and Gunasekaran,
1982; Leonhardt et al., 1983). Con cái chỉ giao phối một lần và chấm dứt hấp dẫn
ngay sau đó (Entwistle, 1963). Thành trùng cái sẽ từ chối giao phối nếu nó đã bắt
cặp trước đó.
1.1.4 Hoạt động đẻ trứng
Thành trùng cái, không cánh có chân, lưu lại trên bao sau khi giao phối và chèn
bụng (bộ phận này có thể co duỗi được) vào phần dưới của vỏ bao để đẻ trứng trong
vỏ nhộng (Davis, 1964). Quá trình đẻ trứng bắt đầu ngay sau khi giao phối và hoàn
thành trong vòng hai ngày (Syed, 1978). Sau khi bắt cặp, thành trùng cái sẽ đẻ trứng
vào bên trong vỏ nhộng và rất ít thò đầu ra ngoài bao (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt,
2011). Thành trùng cái thường ở trong bao và di chuyển xuống mặt đất để chết sau
khi hoàn tất đẻ trứng (Entwistle, 1963;). Xác của con cái ở trong bao có thể là
nguồn thức ăn cho ấu trùng mới nở (Ameen and Sultana, 1977), hoặc là vật liệu để
14
xây dựng bao, ở một vài trường hợp nó cũng có thể là vật ngăn cản sự chui ra của
ấu trùng (Rhainds et al., 2009).
1.1.5 Sự sinh sản
Thành trùng cái sâu bao hoàn tất tất cả hoạt động sinh sản trong bao của nó, và
hành vi này được xem như một phương pháp để đánh giá sự thích nghi trong tự
nhiên (Rhainds et al., 1999). Khả năng sinh sản của con cái không bắt cặp là không.
Khả năng sinh sản của thành trùng cái có bắt cặp có thể được đánh giá bằng cách
đếm số lượng trứng trong vỏ nhộng.
Giống như loài sinh sản vô tính, loài sinh sản hữu tính không mất năng lượng trực
tiếp liên quan đến sinh sản hữu tính (chỉ chờ đợi để bắt cặp), mặc dù một tỉ lệ cao
thành trùng cái không bắt cặp có thể gián tiếp làm giảm tổng sản lượng sinh sản của
con cái (Rhainds et al., 2009).
1.1.6 Một số đặc điểm của Pteroma plagiophleps Hampson
- Ký chủ và phân bố
Theo Rhainds et al. (2009) ghi nhận được P. plagiophleps đã được báo cáo có 22
cây ký chủ thuộc các họ Arecaceae, Cannaceae, Euphorbiaceae, Fabaceae
(Caesalpinioideae và Faboideae), Lamiaceae, Lauraceae, Myrtaceae, Punicaceae,
Salicaceae, Theaceae, Ulmaceae (Nair, 2007) và họ Ochnaceae (Võ Thị Thu, 2010),
họ Combretaceae (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011). Trong trường hợp nguồn thức
ăn từ cây ký chủ chính cạn kiệt chúng có thể tấn công lên những loài cây ký chủ
mới. (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt, 2011)
Loài P. plagiophleps phân bố tại Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Philippin,
Malaysia và Thái Lan (Nair, 2007) và Việt Nam (Võ Thị Thu, 2010).
- Thiệt hại về kinh tế
Sâu bao, P. plagiophleps là loài có khả năng gây hại quan trọng (Võ Thị Thu,
2010). Ấu trùng chỉ ăn phần mô của lá, không làm thủng lá; khi dừa nước bị hại
nặng , các lá trên tàu chuyển sang màu vàng và trở nên rất khô. Sau đó màu trên lá
sẽ chuyển sang màu trắng tàu lá sẽ khô và rụng đi (Huỳnh Nguyễn Quốc Việt,
2011). Khi mật số cao có thể tìm thấy hàng trăm con trên cây, chúng làm cho lá cây
15
khô và rụng đi. Nair (2007), đã nghiên cứu về sự gây hại của loài này trên các vườn
trồng cây F. moluccana được 3 năm tuổi ở Kerala, Ấn Độ. Kết quả cho thấy chỉ có
khoảng 10% số cây là không bị nhiễm trong khi đó có đến 51% số cây có mức độ
nhiễm thấp, 19% có mức độ trung bình và 11% có mức độ cao và 8% ở mức độ rất
cao.
A B
C D