Luận văn Điều tra tình hình nhiễm, bệnh lý bệnh cầu trùng gà tại thành phố Buôn Ma Thuột và khả năng phòng trị

Trong những năm gần ñây, ngành chăn nuôi nước ta ñãvà ñang phát triển mạnh, góp phần rất lớn vào việc cung cấp thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày cho con người. Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn ñối với công tác chăn nuôi là dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây nhiều thiệt hại làm hạn chế sự phát triển của ngành. Vì thế hiện nay việc phòng trị bệnh cho vật nuôi ñược ñặc biệt chú trọng, không chỉ các bệnh truyền nhiễm ñược phòng bệnh bằng tiêm phòng vaccine, mà các bệnh kí sinh trùng cũng ñược người chăn nuôi hết sức quan tâm phòng trị, dobệnh kí sinh trùng là một trong những loại bệnh quan trọng ở vùng khí hậunhiệt ñới ẩm như nước ta, vì nóng và ẩm là hai ñiều kiện thuận lợi cho kísinh trùng phát triển. Bệnh cầu trùng gà là một loại bệnh do một loại ñơn bào ký sinh gây ra và cũng là một bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh kí sinh trùng. Ở nước ta, bệnh cầu trùng trở nên phổ biến từ khi phát triển gà công nghiệp và nhập nội một số gà cao sản giống trứng và giống thịt từ nướcngoài. Bệnh cầu trùng gà không gây tỷ lệ chết cao cho ñàn gà nhưng gây thiệthại về mặt kinh tế: gà giảm tăng trọng, còi cọc, sức ñề kháng yếu và dễ bịcác bệnh truyền nhiễm khác tấn công. Hiện nay, chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp và thả vườn ñang ngày càng phát triển tại Tp. Buôn Ma Thuột. Tuy vậy, mộttrong những vấn ñề nan giải của người chăn nuôi là làm sao khống chế ñược dịch bệnh cho ñàn gà của họ. Trong ñó bệnh cầu trùng hầu như vẫn thường xuyên xảy ra với hầu hết các ñàn gà, gây thiệt hại không nhỏ. Để nắm ñược tình hình nhiễm cầu trùng gà và ñưa ra biện pháp phòng trị hữu hiệu tại thành phố Buôn Ma Thuột chúng tôi tiến hành ñề tài: “Điều tra tình hình nhiễm, bệnh lý bệnh cầu trùng gà tại thành phố Buôn Ma Thuột và khả năng phòng trị”.

pdf79 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 6969 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra tình hình nhiễm, bệnh lý bệnh cầu trùng gà tại thành phố Buôn Ma Thuột và khả năng phòng trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ĐINH THỊ HIẾU HẠNH ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM, BỆNH LÝ BỆNH CẦU TRÙNG GÀ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y BUÔN MA THUỘT, NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN ĐINH THỊ HIẾU HẠNH ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NHIỄM, BỆNH LÝ BỆNH CẦU TRÙNG GÀ TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y Chuyên ngành: THÚ Y Mã số: 60.62.50 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH NAM LÂM ÑĂKLĂK, NĂM 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác. Người cam đoan Đinh Thị Hiếu Hạnh LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Bộ môn Cơ sở Thú y đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Trạm Chẩn đoán Xét nghiệm và Điều trị - Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn này Gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Đinh Nam Lâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. i MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3 1.1. Giới thiệu chung về bệnh cầu trùng ......................................................... 3 1.1.1. Tên gọi và mức độ lưu truyền ............................................................... 3 1.1.2. Vòng đời cầu trùng ............................................................................... 4 1.1.3. Thiệt hại kinh tế do bệnh cầu trùng ....................................................... 4 1.1.4. Dịch tễ học bệnh cầu trùng ................................................................... 5 1.1.5. Cơ chế sinh bệnh cầu trùng ................................................................... 6 1.1.6. Miễn dịch bệnh cầu trùng ..................................................................... 6 1.2. Bệnh cầu trùng trên gà ............................................................................. 7 1.2.1. Đặc điểm chung .................................................................................... 7 1.2.2. Vòng đời của giống cầu trùng Eimeria ................................................. 8 1.2.3. Hình thái ............................................................................................. 11 1.2.4. Bệnh lý ............................................................................................... 14 1.2.5. Dịch tễ học ......................................................................................... 15 1.2.6. Chẩn đoán .......................................................................................... 16 1.2.7. Phòng bệnh cầu trùng ......................................................................... 16 1.2.8. Kiểm soát bệnh cầu trùng ................................................................... 19 1.3. Lược duyệt các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước ................... 20 1.3.1. Lược duyệt các công trình nghiên cứu trong nước .............................. 20 1.3.1. Lược duyệt các công trình nghiên cứu ngoài nước .............................. 22 Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 23 2.1. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................. 23 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 23 2.3. Phương pháp và vật liệu nghiên cứu ...................................................... 23 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 23 ii 2.3.1.1. Điều tra tình hình nhiễm cầu trùng gà tại thành phố BMT ............... 23 2.3.1.2. Xác định chủng cầu trùng ................................................................ 25 2.3.1.3. Nghiên cứu về sự biến đổi cấu trúc ruột gà khi bị nhiễm cầu trùng .. 25 2.3.1.4. Thử nghiệm 1 số loại thuốc phòng và trị bệnh cầu trùng trên gà ...... 25 2.3.2. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 27 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................. 28 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 29 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Buôn Ma Thuột ......... 29 3.2. Kết quả nghiên cứu về tình hình nhiễm cầu trùng trên các đàn gà thịt nuôi tại Thành phố Buôn Ma Thuột ...................................................................... 31 3.2.1. Tình hình nhiễm cầu trùng gà ............................................................. 31 3.2.2. Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà theo tuần tuổi ............................................... 34 3.2.3. Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà theo phương thức nuôi ................................. 36 3.2.4. Tỉ lệ nhiễm cầu trùng theo quy mô đàn gà .......................................... 37 3.3. Những loài cầu trùng hiện đang lưu hành tại thành phố Buôn Ma Thuột 39 3.4. Triệu chứng, bệnh tích của gà bị bệnh cầu trùng .................................... 41 3.5. Bệnh tích vi thể của gà bị bệnh cầu trùng .............................................. 43 3.6. Kết quả thử nghiệm một số thuốc phòng trị ........................................... 46 3.6.1. Kết quả thí nghiệm dùng thuốc phòng bệnh cho gà............................. 46 3.6.2. Tỷ lệ gà chết ở các lô thí nghiệm ........................................................ 47 3.6.3. Khối lượng gà ở các lô thí nghiệm ...................................................... 49 3.6.4. Kết quả thí nghiệm dùng thuốc trị bệnh cho gà ................................... 50 3.7. Một số đề xuất phòng trị cầu trùng khi nuôi gà thịt thương phẩm .......... 51 Chương 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 52 4.1. Kết luận ................................................................................................. 52 4.2. Đề nghị .................................................................................................. 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TP: Thành phố SMKT: Số mẫu kiểm tra SMN: Số mẫu nhiễm TL: Tỉ lệ dương tính TLN Tỷ lệ nhiễm iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tình hình nhiễm cầu trùng gà tại thành phố Buôn Ma Thuột .......... 32 Bảng 3.2. Tỉ lệ nhiễm cầu trùng theo độ tuổi của gà (ngày) ............................ 34 Bảng 3.3. Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà theo phương thức nuôi ............................. 36 Bảng 3.4. Tỉ lệ nhiễm cầu trùng theo quy mô đàn ........................................... 38 Bảng 3.5. Thành phần loài cầu trùng gà tại Thành phố Buôn Ma Thuột .......... 39 Bảng 3.6. Triệu chứng của gà bị bệnh cầu trùng................................................ 41 Bảng 3.7. Bệnh tích của gà bị bệnh cầu trùng .................................................... 42 Bảng 3.8. Bệnh tích vi thể của gà bị bệnh cầu trùng .......................................... 43 Bảng 3.9. Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà giữa các lô thí nghiệm ................................ 46 Bảng 3.10. Số gà chết trong thí nghiệm ............................................................ 48 Bảng 3.11. Khối lượng gà khi xuất chuồng (kg) ................................................ 50 Bảng 3.12. Kết quả dùng thuốc điều trị cho gà bị bệnh cầu trùng ...................... 50 v DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Vòng đời của cầu trùng Eimeria và Isospora .................................... 4 Hình 1.2. Quá trình phát triển của cầu trùng gà ................................................. 9 Hình 1.3. Schizonts chứa merozoites (Eimeria tenella ) ..................................... 10 Hình 1.4. Vị trí tổn thương niêm mạc ruột gây ra do các loài cầu trùng ............. 12 Hình 1.5a. Gà chết do cầu trùng ..................................................................... 15 Hình 1.5b. Bệnh tích ở manh tràng ................................................................. 15 Hình 3.1. Ruột 1, 2: Sung - xuất huyết nặng, tích dịch phù, tế bào biểu mô tuyến ruột bị hư hại, thâm nhiễm tế bào lympho ................................................ 44 Hình 3.2. Thoái hóa tế bào biểu mô tuyến ruột, thâm nhiễm tế bào lympho ...... 44 Hình 3.3. Thoái hóa tế bào biểu mô tuyến ruột, xuất huyết nhẹ ......................... 44 Hình 3.4. E. tenella ký sinh trong tế bào niêm mạc ruột (hình chùm nho) ......... 45 Hình 3.5. Oocyst của cầu trùng trong niêm mạc ruột ......................................... 45 Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà tại Thành phố Buôn Ma Thuột ............. 33 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà theo tuần tuổi ......................................... 35 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà theo phương thức nuôi ......................... 36 Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ nhiễm cầu trùng gà theo quy mô đàn .................................. 39 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ các loài cầu trùng ............................................................... 40 Biểu đồ 3.6. Số gà chết trong thí nghiệm ........................................................... 49 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đã và đang phát triển mạnh, góp phần rất lớn vào việc cung cấp thực phẩm, nâng cao chất lượng bữa ăn hằng ngày cho con người. Tuy nhiên, một trong những trở ngại lớn đối với công tác chăn nuôi là dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây nhiều thiệt hại làm hạn chế sự phát triển của ngành. Vì thế hiện nay việc phòng trị bệnh cho vật nuôi được đặc biệt chú trọng, không chỉ các bệnh truyền nhiễm được phòng bệnh bằng tiêm phòng vaccine, mà các bệnh kí sinh trùng cũng được người chăn nuôi hết sức quan tâm phòng trị, do bệnh kí sinh trùng là một trong những loại bệnh quan trọng ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm như nước ta, vì nóng và ẩm là hai điều kiện thuận lợi cho kí sinh trùng phát triển. Bệnh cầu trùng gà là một loại bệnh do một loại đơn bào ký sinh gây ra và cũng là một bệnh chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh kí sinh trùng. Ở nước ta, bệnh cầu trùng trở nên phổ biến từ khi phát triển gà công nghiệp và nhập nội một số gà cao sản giống trứng và giống thịt từ nước ngoài. Bệnh cầu trùng gà không gây tỷ lệ chết cao cho đàn gà nhưng gây thiệt hại về mặt kinh tế: gà giảm tăng trọng, còi cọc, sức đề kháng yếu và dễ bị các bệnh truyền nhiễm khác tấn công. Hiện nay, chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp và thả vườn đang ngày càng phát triển tại Tp. Buôn Ma Thuột. Tuy vậy, một trong những vấn đề nan giải của người chăn nuôi là làm sao khống chế được dịch bệnh cho đàn gà của họ. Trong đó bệnh cầu trùng hầu như vẫn thường xuyên xảy ra với hầu hết các đàn gà, gây thiệt hại không nhỏ. Để nắm được tình hình nhiễm cầu trùng gà và đưa ra biện pháp phòng trị hữu hiệu tại thành phố Buôn Ma Thuột chúng tôi tiến hành đề tài: “Điều tra tình hình nhiễm, bệnh lý bệnh cầu trùng gà tại thành phố Buôn Ma Thuột và khả năng phòng trị”. 2 Mục tiêu nghiên cứu -Tìm hiểu tình hình nhiễm cầu trùng trên gà nuôi tại thành phố Buôn Ma Thuột. - Xác định thành phần loài cầu trùng hiện đang lưu hành trên đàn gà. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học: Là tài liệu tham khảo cho các đề tài và công trình nghiên cứu khoa học khác. Ý nghĩa thực tiễn: Bước đầu xác định được tỉ lệ nhiễm, các biến đổi bệnh lý đường tiêu hóa của gà khi bị nhiễm cầu trùng, thành phần loài cầu trùng hiện đang lưu hành trên đàn gà, từ đó giúp người chăn nuôi gà tại thành phố Buôn Ma Thuột có được biện pháp phòng ngừa hữu hiệu để nâng cao năng suất chăn nuôi. Giới hạn của đề tài Do chưa có thời gian, kinh phí và vật tư phương tiện kỹ thuật nên bước đầu chúng tôi chỉ tiến hành đề tài trên một số đàn gà siêu thịt. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Giới thiệu chung về bệnh cầu trùng Bệnh cầu trùng là một bệnh kí sinh trùng truyền nhiễm rất nguy hiểm ở động vật nuôi thuần chủng, hoang thú và con người do một nhóm nguyên sinh đơn bào ngành Protozoa, lớp Sporozoa, bộ Coccidia, họ Eimeridae, giống Eimeria và Isospora ký sinh, sinh sôi nảy nở trong tế bào vật chủ, chủ yếu trong tế bào niêm mạc đường tiêu hóa và gây tiêu chảy cho nhiều loài gia súc. Ở gia súc, bệnh cầu trùng thể hiện triệu chứng mệt mỏi toàn thân, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, phân thường lẫn máu, bệnh súc thiếu máu rồi kiệt sức mà chết. Bên cạnh những biểu hiện chung đó, do đặc điểm khu trú ở mỗi loại gia súc gia cầm khác nhau sẽ kèm thêm những biểu hiện đặc thù (Lê Văn Năm, 2003)[13]. 1.1.1. Tên gọi và mức độ lưu truyền Trên thế giới, cầu trùng tồn tại và phát triển rộng khắp, chúng kí sinh và phát triển không chỉ ở gia súc, gia cầm và con người mà chúng kí sinh trên thú hoang, cá, bò sát, lưỡng thê và côn trùng Đối với ngành thú y, cầu trùng đã được các nhà khoa học phát hiện cách đây hơn 370 năm và họ căn cứ vào bộ căn nguyên Coccidia để đặt tên bệnh chung cho cầu trùng là Coccidiosis. Do có 2 giống Eimeria và Isospora gây bệnh chủ yếu ở gia súc, gia cầm nên cũng khá nhiều tác giả cho rằng nếu gọi Coccidiosis thì mang tính chất chung chung, do đó họ đề nghị gọi tên bệnh phải do chính giống cầu trùng đó gây nên và vì vậy nếu bệnh do Eimeria gây nên thì bệnh mang tên Eimeriois và nếu bệnh do Isospora gây nên thì bệnh mang tên Isosporosis. Ngày nay các tên đó được hầu hết các nhà nghiên cứu chấp nhận và cho 4 đó là hợp lý nhất. Tuy nhiên bệnh cầu trùng ở người lại có tên khác Toxoplasmosis do Toxoplasma gondii và Sarcocystosis do Sarcocsistisgây ra (Lê Văn Năm, 2003)[13]. 1.1.2. Vòng đời cầu trùng Sự lưu truyền rộng khắp của cầu trùng trên hành tinh chúng ta nhờ vào cấu trúc và vòng đời phức tạp cũng như khả năng thích nghi nhanh để tiếp tục phát triển, tồn tại lâu trong thiên nhiên. Hình 1.1. Vòng đời của cầu trùng Eimeria Nguồn: Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu khá kỹ giống Eimeria hơn là Isospora, bởi giống Eimeria phổ biến hơn, có nhiều loại hơn và cũng gây nhiều bệnh hơn cho gia súc, gia cầm (Lê Văn Năm, 2003)[13]. 1.1.3. Thiệt hại kinh tế do bệnh cầu trùng Bệnh cầu trùng gây ra thiệt hại vô cùng to lớn cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bệnh gây ra thiệt hại về kinh tế bao gồm: 5 - Giảm đầu con do tỷ lệ chết cao, đặc biệt là trong chăn nuôi gà và thỏ bệnh cầu trùng gây chết 60 - 80%, nếu bị ghép với E.coli bại huyết thì tỷ lệ chết lên đến 100%. - Giảm tốc độ sinh trưởng, tăng trọng kém. - Tiêu tốn thức ăn và các chi phí khác tăng cao. - Giảm tỷ lệ đẻ, tỷ lệ ấp nở. - Ở lợn con, bê, nghé non khi bị cầu trùng các kỹ thuật viên thường có sai sót trong chẩn đoán thì 30 - 50% số gia súc non bị chết, số còn lại còi cọc chậm lớn (Lê Văn Năm, 2003) [13]; Foster A. O., 2006) [32]. 1.1.4. Dịch tễ học bệnh cầu trùng Thông thường bệnh cầu trùng động vật xảy ra và phát triển khá nhanh, gây hậu quả nặng nề cho ký chủ do: Bệnh có tính lây lan thành dịch. Các động vật non đang trong thời kỳ sinh trưởng mạnh dễ bị bệnh và phát triển nhanh hơn, nặng nề hơn so với động vật đã trưởng thành. Động vật đã trưởng thành và càng già thì các biểu hiện lâm sàng bệnh cầu trùng càng ít. Song chúng lại là động vật mang trùng và là nguồn bệnh nguy hiểm nhất với động vật non. Môi trường xung quanh, các dụng cụ thiết bị máy móc bị ô nhiễm và các loài động vật hoang thú bị nhiễm căn nguyên nhưng không gây bệnh cho chính bản thân nó (mang trùng) lại là nguồn bệnh thứ 2 nguy hiểm cho động vật nuôi. Các yếu tố stress như chăm sóc nuôi dưỡng không đúng kỹ thuật, thức ăn nghèo đạm, nghèo vitamin, không cân đối khoáng vi lượng, điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém và một số bệnh truyền nhiễm mãn tính về hô hấp sẽ thúc đẩy bệnh cầu trùng nặng nề hơn. Bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm, nhưng dễ bùng phát hơn vào những tháng có mưa, nóng ẩm 6 Thời gian cần để tạo bào tử nang cho tất cả các loại cầu trùng dao động từ 24 đến 72 giờ, duy chỉ Eimeria smithi gây bệnh cầu trùng bò có thời gian tạo bào tử nang lâu nhất từ 3 đến 14 ngày. Nhiệt độ thích hợp cho quá trình phát triển bào tử nang ngoài cơ thể là 15 - 350C. Lạnh -150C và nóng trên 400C bào tử nang sẽ chết. Khi đã hình thành bào tử nang thì chúng tồn tại rất lâu trong môi trường thiên nhiên hàng năm hoặc lâu hơn và chịu đựng được các chất khử trùng tiêu độc, các tác động lý hóa khác (Lê Văn Năm, 2003) [13]; Ronald Fayer, 1980) [36]. 1.1.5. Cơ chế sinh bệnh cầu trùng Cơ chế tác động có hại gây bệnh cho ký chủ xảy ra và phụ thuộc chủ yếu vào số lượng cầu trùng, số các tế bào niêm mạc bị chúng ký sinh và phá hủy tại đường ruột, đường mật và thận. Ngoài việc phá vỡ trực tiếp các tế bào niêm mạc dẫn đến rối loạn chức năng cho những cơ quan nơi chúng cư trú, mà tại đó chúng còn phá vỡ các mao mạch, mao quản xung quanh gây chảy máu ngầm bên trong, viêm xuất huyết Các tế bào niêm mạc nhất là niêm mạc đường ruột, sau khi bị phá hủy đã mở cửa tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho hàng loạt các loại vi trùng gây ra nhiều bệnh thứ phát làm cho ký chủ đã yếu càng có nhiều bệnh một lúc xảy ra như: E.coli, Salmonella, Clostridium, Klebsielavà triệu chứng lâm sàng càng phức tạp hơn. Cơ chế của bệnh cầu trùng có thể tóm tắt như sau: * Cơ chế cơ học: Sau khi noãn nang vào cơ thể vật nuôi qua thức ăn, nước uống, noãn nang cảm nhiễm xâm nhập vào tế bào nhung mao ruột phát triển các giai đoạn, phá hủy tổ chức ruột bằng cách cơ giới. * Cơ chế hóa học: Cầu trùng tiết ra các độc tố và các men dung giải mô ruột, gây độc cho cơ thể (Lê Văn Năm, 2003)[13]. 1.1.6. Miễn dịch bệnh cầu trùng Về khả năng miễn dịch với bệnh cầu trùng thì động vật nhai lại sau khi 7 khỏi bệnh chúng có khả năng tạo được miễn dịch đặc hiệu cho mỗi loại cầu trùng. Nhưng ở những loài động vật khác miễn dịch bền vững do cầu trùng kích thích tạo ra chỉ xuất hiện với những chủng kí sinh trong các tế bào nằm sâu trong thành ruột. Ví dụ: Gà bị cầu trùng có 6 - 7 loài Eimeria gây ra, những chủng cầu trùng kí sinh trong tế bào biểu bì trên bề mặt niêm mạc như Eimeria acervulina, Eimeria necatrix, Eimeria mitis không tạo được miễn dịch. Trong khi các chủng cầu trùng kí sinh trong các tế bào biểu bì nằm sâu trong lớp mucose của thành ruột như Eimeria tenella, Eimeria maxima, Eimeria praecox mới có khả năng tạo được miễn dịch thực sự nhưng miễn dịch cũng không cao lắm, không tồn tại được lâu. Vì thế mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu chế tạo vaccine chống bệnh cầu trùng song đến nay hiệu lực của tất cả các lọai vaccine đó vẫn chưa đáp ứng thỏa mãn cho thực tế sản xuất và kết quả là trong quá trình sử dụng vaccine có đàn đã được dùng vaccine nhưng bệnh vẫn nổ ra. Đối với động vật trưởng thành có sức đề kháng tốt với bệnh cầu trùng là do miễn dịch tự nhiên theo lứa tuổi kháng được cầu trùng. Tại chỗ các tế bào biểu bì niêm mạc bị cầu trùng phá hủy trước đây nay được thay bằng lớp tế bào biểu bì mới có khả năng kháng và chịu đựng được các tác động của cầu trùng (Lê Văn Năm, 2003)[13]. 1.2. Bệnh cầu trùng trên gà 1.2.1. Đặc điểm chung Cầu trùng gà là động vật đơn bào thuộc: Ngành: Protozoa Lớp: Sporozoa Bộ: Coccidia Họ: Eimeridae Giống: Eimeria. 8 Bệnh cầu trùng là một loại bệnh phổ biến ở gà đặc biệt là gà nuôi theo hướng công nghiệp. Eimeria ký sinh ở gà
Luận văn liên quan