Luận văn Định hướng cho học sinh tự lực học tập trong dạy học chương “quang hình học” - Vật lý 11 trung học phổ thông ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Trong giai đoạn hiện nay, nước CHDCND Lào đang có xu thế phát triển giáo đục nhằm thúc đẩy đất nước thoát khỏi nước chậm phát triển. Hiện đại hóa đất nước là mục tiêu hành đầu trong đường lối xây dựng phát triển ở nước CHDCND Lào. Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thư VIII của đảng từ ngày 18-21/03/2006 đã đề ra chủ chương phát triển “Đến năm 2020 đất nước CHDCND Lào về cơ bản phải trở thành nước đang phát triển”. Muốn thực hiện thành công sự nghiệp này, chúng ta phải thấy rõ nhân tố quyết định thắng lợi chính là nhân lực con người Lào. Nều giáo đục ở CHDCND Lào không chỉ lo đào tạo cho đủ về số lượng mà cần quan tâm đặc biệt đến chất lượng đào tạo. Trước tình hình đó, nhiệm vụ qnan trọng đề ra cho các môn học trong trường phổ thông là phải làm sao cho khi vào đời, bắt tay tham gia vào lao động sản xuất hoặc lao động trong một ngành khoa học kỹ thuật nào đó, học sinh có thể nhanh chóng tiếp thu được cái mới, mau chóng thích ứng với trình độ hiện đại của khoa học và kỹ thuật. Để làm được điều đó, ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức, kỹ năng tối thiểu cần thiết, các môn học cần phải tạo ra cho họ một tiềm lực để họ có thể đi xa hơn những hiểu biết mà họ đã thu lượm được trong nhà trường. Tiềm lực đó chính là khả năng giải quyết những vấn đề mà sản xuất và đời sống đặt ra cho họ, là khả năng tự vạch ra đường đi để đạt tới những nhận thức mới. Tiềm lực đó nằm trong phương pháp tư duy và hành động một cách khoa học. Do đó vấn đề bồi dưỡng cho học sinh các tự lực nhận thức khoa học đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của các môn học trong nhà trường phổ thông

pdf119 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1062 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng cho học sinh tự lực học tập trong dạy học chương “quang hình học” - Vật lý 11 trung học phổ thông ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM TP. HOÀ CHÍ MINH __________________________ SENGDYAVONG SENGALOUN ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH TỰ LỰC HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG “QUANG HÌNH HỌC”-VẬT LÝ 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Chuyeân ngaønh: Lyù luaän vaø phöông phaùp daïy hoïc moân Vaät lyù Maõ soá: 60 14 10 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ GIAÙO DUÏC HOÏC NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG Thaønh phoá Hoà Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ nhiều phía. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Mạnh Hùng, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường ĐHSP Tp. HCM, phòng SĐH và các thầy cô khoa vật lý tạo điều kiện tốt nhất để tôi thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPTPS & TNKCD và các HS tại lớp 6.1 của trường THPTPS & TNKCD đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi hoàn thành giai đoạn thực nghiệm sư phạm của luận văn. Và cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ trong quá trình thực hiện luận văn. DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ TẮT Giáo viên ..................................................................... GV Học sinh ...................................................................... HS Nhiệm vụ .................................................................... NV Sách giáo khoa ............................................................ SGK Đối chứng ................................................................... ĐC Thục nghiệm ............................................................... TN Trường trung học phổ thông Păc Sé............................. THPTPS Trường năng khiêu Căm Pa Sắc ................................ TNKCD MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong giai đoạn hiện nay, nước CHDCND Lào đang có xu thế phát triển giáo đục nhằm thúc đẩy đất nước thoát khỏi nước chậm phát triển. Hiện đại hóa đất nước là mục tiêu hành đầu trong đường lối xây dựng phát triển ở nước CHDCND Lào. Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thư VIII của đảng từ ngày 18-21/03/2006 đã đề ra chủ chương phát triển “Đến năm 2020 đất nước CHDCND Lào về cơ bản phải trở thành nước đang phát triển”. Muốn thực hiện thành công sự nghiệp này, chúng ta phải thấy rõ nhân tố quyết định thắng lợi chính là nhân lực con người Lào. Nều giáo đục ở CHDCND Lào không chỉ lo đào tạo cho đủ về số lượng mà cần quan tâm đặc biệt đến chất lượng đào tạo. Trước tình hình đó, nhiệm vụ qnan trọng đề ra cho các môn học trong trường phổ thông là phải làm sao cho khi vào đời, bắt tay tham gia vào lao động sản xuất hoặc lao động trong một ngành khoa học kỹ thuật nào đó, học sinh có thể nhanh chóng tiếp thu được cái mới, mau chóng thích ứng với trình độ hiện đại của khoa học và kỹ thuật. Để làm được điều đó, ngoài việc trang bị cho học sinh vốn kiến thức, kỹ năng tối thiểu cần thiết, các môn học cần phải tạo ra cho họ một tiềm lực để họ có thể đi xa hơn những hiểu biết mà họ đã thu lượm được trong nhà trường. Tiềm lực đó chính là khả năng giải quyết những vấn đề mà sản xuất và đời sống đặt ra cho họ, là khả năng tự vạch ra đường đi để đạt tới những nhận thức mới. Tiềm lực đó nằm trong phương pháp tư duy và hành động một cách khoa học. Do đó vấn đề bồi dưỡng cho học sinh các tự lực nhận thức khoa học đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của các môn học trong nhà trường phổ thông. Trong xu thế đó, mục đich giáo dục ở nước CHDCND Lào và trên thế giới không chỉ dừng ở việc truyển thụ cho học sinh những kiến thức, kỹ năng loài người đã tích lũy được trước đây mà còn đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho họ năng lực sáng tạo ra những tri thức mới, phương pháp mới, cách giải thuyết vấn đề mới. Đặc biệt là người học phải đạt tới trình độ: học để biết, học để làm, học để phát triển. Thực tiễn cho thấy ngành giáo dục đã và đang có những cải cách to lớn chú trọng đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình, sách giáo khao và nhất là đổi mới phương pháp: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo đục-đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học tự nghiên cứu cho học sinh”. Nền giáo dục ở nước CHDCND Lào hiện nay đã sử dụng một số phương pháp dạy học mang lại những hiệu quả nhất định như phương pháp thực nghiệm, phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, phương pháp diễn giảng. Tuy nhiên khi dạy học, học sinh vẫn còn thụ động, còn nghe nhiều hơn là tự lực học tập. Vì vậy, rất cần phải có phương pháp tạo điều kiện và chúp học sinh tự lực hoạt động học tập nhiều hơn. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Định hướng cho học sinh tự lực học tập trong dạy học chương “Quang hình học” vật lý 11 trung học phổ thông ở nước CHDCND Lào”. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU. Đề xuất quy trình dạy học giúp học sinh tự lực học tập trong quá trình dạy học môn vật lý ở trường trung học phổ thông. Vận dụng quy trình đã đề xuất để giảng dạy chương “QUANG HÌNH HỌC” vật lý 11 ở trung học phổ thông ở nước CHDCND Lào nhằm nâng cao năng lực tự học của học sinh. 3. KHÁCH THẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU *Quá trình dạy và học môn vật lý ở trường trung học phổ thông *Hoạt động dạy và học vật lý của giáo viên và học sinh ở một trường trung học phổ thông ở nước CHDCND Lào. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Có thể sử dụng phương pháp định hướng ở các mức độ khác nhau để dạy học chương “QUANG HÌNH HỌC” nhằm làm cho học sinh tự lực học tập và nâng cao năng lực tự học môn vật lý ở trường trung học phổ thông. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Định hướng cho học sinh tự lực học tập trong dạy học chương “QUANG HÌNH HỌC” lớp 11 trung học phổ thông tại trường trung học phổ thông Pak Se huyển Pak Se tỉnh Cham Pa Sak ở nước CHDCND Lào 6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU * Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc định hướng hành động học tập, sử dụng các cách định hướng học tập trong các phương pháp dạy học. * Nghiên cứu chương trình và sách giáo khoa vật lý phần quang hình học của nước CHDCND Lào. Tìm hiểu thực tế dạy và học chương quang hình học ở trường phổ thong nước CHDCND Lào. * Tìm hiểu thực tế dạy và học chương quang hình học ở trường phổ thong nước CHDCND Lào. * Tìm hiểu lý thuyết về định hướng và cách định hướng trong dạy học vật lý. Xây dựng quá trình dạy học giúp học sinh tự lực học tập. Nghiên cứu, thiết kế hoạt động dạy học chương “QUANG HÌNH HỌC” theo hướng tự lực học tập của học sinh qua cách định hướng của giáo viên. * Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường trung học phổ thông tỉnh Champasak ở nước CHDCND Lào, nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học. 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU *Nghiên cứu lý luận: tìm cơ sở cho việc định hướng hành động học tập tự lực của học sinh. *Các phương pháp thu nhận điệu kiện như quan sát, điều tra, phỏng vấn để lấy cở sở cho việc thiết kế các tiến trình dạy học và đánh giá chung. *Thực nghiệm sư phạm: đề kiểm tra giả thuyết khoa học. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH TỰ LỰC HỌC TẬP Thành tựu nổi bật nhất của tâm lý học thế kỷ XX là sự khám phá ra vai trò quyết định của hoạt động của con người trong việc hình thành các năng lực và phẩm chất. Những khả năng trí tuệ, năng lực chuyên môn, các phẩm chất nghề nghiệp, thuộc tính nhân cách của con người là kết quả của việc con người, bằng hoạt động của chính bản thân mình, chuyển hóa những năng lực và phẩm chất người của loài người thành tài sản riêng cho bản thân. Giáo dục và dạy học, về bản chất, chính là sự tổ chức hoạt động lĩnh hội cho người học, hướng vào lĩnh hội kinh nghiệm xã hội-lịch sử của loài người. Chất lượng của các năng lực, sự hình thành phẩm chất tâm lý khác nhau tùy thuộc ở cách mà con người tiến hành hoạt động lĩnh hội. Theo quan điểm hoạt động, Dạy học là một quá trình gồm hai hoạt động gắn bó chặt chẽ và tác động lẫn nhau, đó là “Dạy” và “Học”. Trong đó “Dạy” là hoạt động tổ chức, hướng dẫn, định hướng, tạo điều kiện cho học sinh lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm xã hội đồng thời hình thành ở họ phẩm chất và năng lực cá nhân. Để làm được điều đó người giáo viên cần phải nghiên cứu hoạt động học, căn cứ và dặc điểm của hoạt động học để đưa ra những hành động dạy thích hợp. 1.1. Những cơ sở lý luận về hoạt động học của học sinh 1.1.1 khái niệm hoạt động học Học là quá trình con người tiếp thu, tích lũy những kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học, làm cơ sở tiếp thu những khái niệm khoa học ở trong nhà trường. Trên thực tế, chỉ có phương thức đặc thù trong nhà trường mới có khả năng tổ chức đề cá nhân tiến hành hoạt động học, qua đó hình thành ở cá nhân những tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; và trong tâm lý học sư phạm, hoạt động học là khái niệm chính được dùng để chỉ hoạt động học diễn theo phương thức đặc thù, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo[28] 1.1.2. Đối tượng của hoạt động học Nếu gọi chủ thể của hoạt động học là người học, thì đối tượng của hoạt động học hướng tới đó là tri thức. Những tri thức mà học sinh phải học được lựa chọn từ những khoa học khác nhau, theo những nguyên tắc nhất định, làm thành những môn học tương ứng, và được cụ thể ở những đơn vị cấu thành như: kĩ năng, thái độ Đối tượng của hoạt động học có liên quan chặt chẽ với đối tượng của khoa học. Tuy vậy, có sự khác nhau về nguyên tắc giữa hoạt động học và hoạt động nghiên cứu khoa học. Hoạt động học là hoạt động tái tạo lại những tri thức đã có từ trước ở người học, còn hoạt động nghiên cứu khoa học đó là phát hiện những chân lý khoa học mà loài người chưa biết đến. Có thể nói: đối tượng của hoạt động học là cái mới và cá nhân nhưng không mới đối với nhân loại. 1.1.3. Bản chất của hoạt động học Hoạt động học tập hướng vào việc tái tạo lại tri thức ở người học. Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại. Sự thuận lợi cho người học ở đây đó là các tri thức đã được các nhà khoa học tìm hiểu trước, giờ người học chỉ việc tái tạo lại. Và để tái tạo lại, người học không có cách gì khác đó là phải huy động nội lực của bản thân ( động có, ý chí, ), càng phải huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo lại càng diễn ra tốt bấy nhiêu. Do đó hoạt động học làm thay đổi chính người học. Ai học thì người đó phát triển, không ai học thay thế được, người học cần phải có trách nghiệm với chính bản thân mình, vì mình trong quá trình học. Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học. Nghĩa là việc học không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đến những tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao, đã được khái quát hóa, hệ thống hóa. Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học. Hoạt động học là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh. Do đó nó giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển tâm lý của người học trong lứa tuổi này. 1.1.4. Cấu trúc của hoạt động học A.N. Leonchep đã nêu cấu trúc của hoạt động học bao gồm 6 thành tố. Trong đó có thành tố thuộc về chủ thể là: hoạt động – hành động – thao tác. Ba thành tố thuộc về khách thể đó là: động cơ – mục đích – phương tiện và được khái quát theo sơ đồ [7], [6], [20], [22], [28]: Hình 1.1: Sơ đồ cấu trúc hoạt học Các thành tố luôn có mối quan hệ tác động qua lại chặt chẽ với nhau trong sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể. Điều đó được biểu hiện cụ thể như sau: Mỗi hoạt động được hợp thành bởi nhiều hành động và mỗi hành động được thực hiện bằng nhiều thao tác khác nhau. Hoạt động nào cũng được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định là mục đích chung của hoạt động. Để đạt được mục đích con người phải sử dụng các phương tiện, tùy theo điều kiện phương tiện mà con người thực hiện các theo tác để tạo ra sản phẩm của hoạt động. Vận dụng vào trong dạy học ta thấy rằng, muốn hình thành hoạt động cần phải hình thành cho người học các thành tố của hoạt động học: động cơ, mục đích học tập để qua đó hình thành thao tác, hành động và hoạt động 1.1.4.1. Hình thành và duy trì động cơ học tập Động cơ học tập là những gì thôi thúc HS thực hiện các hoạt động học tập một cách vô thức hoặc hữu ý. Để hình thành hoạt động học, trước hết phải nói đến sự hình thành động cơ học tập. Hoạt động học với chủ thể là người học, còn đối tượng của nó là những tri thức khoa học, với mục tiêu cuối cùng Chủ thể Hoạt động Hành động Thao tác Khách thể Mục đích Phương tiện Động cơ Sản phẩm là hình thành nhân cách cho người học. Chủ thể khi tiến hành hoạt động học, chiếm lĩnh tri thức thì chính tri thức đó trở thành cái tinh thần, thôi thúc người học. Vì vậy có thể hiểu động cơ học tập là sức mạnh tinh thần điều khiển, điều chỉnh hoạt động học nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học, để thỏa mãn nhu cầu nào đó của người học. Động cơ của hoạt động học tập ở học sinh được hiện thân ở những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo mà giáo dục ở nhà trường mang lại cho các em. Trong thực tiễn giáo dục, một cách tương đối, động cơ học tập được chia thành hai loại: Động cơ chủ quan và động cơ khách quan. [10], [11], [16], [20], [28].  Động cơ chủ quan là lòng ham mê, khát khao mở rộng tri thức, say mê với những môn học là đối tượng đích thực của hoạt động học tập. Nó kích thích sự tự giác, tích cực của người học, thúc đẩy sự hình thành và duy trì hoạt động học và sau khi hoạt động học kết thúc người học thỏa mãn nhu cầu về đối tượng học do tiếp nhận được những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo mong muốn.  Động cơ khách quan là động cơ thỏa mãn nhu cầu nằm trong đối tượng học như sự thưởng phạt hoặc đe dọa, những áp lực gia đình, nhà trường, công việc... Ở mức độ nào đó động cơ này mang tính cưỡng bức và có lúc xuất hiện như một vật cản cần khắc phục để vượt qua và đạt được mục đích của mình. Xét về mặt lý luận, mỗi hoạt động được thúc đẩy bởi một động cơ nhất định. Mục đích của hoạt động học hướng đến là những tri thức, thì chính các tri thức trở thành động cơ của hoạt động ấy. Động cơ chủ quan là động cơ chính của hoạt động học tập. Nhưng trên thực tế còn có động cơ khách quan luôn tồn tại và song hành với động cơ hoàn thiện tri thức, trờ thành một bộ phận của động cơ chủ quan. Khi động cơ chủ quan được đáp ứng thì đồng nghĩa với nó là động cơ khách quan cũng được thỏa mãn. Cả hai loại động cơ này đều xuất hiện trong quá trình học tập và trong từng hoàn cảng cụ thể mà động cơ này hay động cơ kia chiếm vị trí quan trọng hơn. Trong dạy học để hình thành động cơ học tập cho học sinh, giáo viên thường phải đưa học sinh vào các tình huống học tập cưỡng bức có mục đích (HS phải học), từ đó củng cố và mở rộng ý nghĩa kết quả học tập đạt được để hình thành ý thức cho HS về nhu cầu hoàn thiện tri thức. Khi có nhu cầu này tình huống học tập trở thành tình huống học tập tự giác có mục đích được kích thích bởi động cơ chủ quan của chủ thể (HS thích học) và nếu có được điều kiện thuận lợi hoạt động học tập của HS sẽ được hình thành. Tuy nhiên trong thực tế có rất nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của GV ảnh hưởng tiêu cực đến động cơ học tập của HS như gia đình, bạn bè, GV cũ, kiến thức tương tự đã học do đó GV phải có những biện pháp thiết thực để liên tục hình thành và duy trì động cơ học tập cho HS, đặc biệt các động cơ mang tính cưỡng bức. Theo các tác giả Madeline hunter và Robin Hunter [11] chúng ta có thể sử dụng các nhân tố sau: Mức độ tập trung của HS: là nhân tố mà GV có thể kiểm soát được trong giờ học bằng các biện pháp sau, tuy nhiên cũng cần lưu ý tập trung ở mức độ vừa phải là cần thiết để tăng cường động lực học tập nhưng tập trung quá cao độ sẽ bị căng thẳng còn ít chú ý thì không tiếp thu được: - Gần gũi với HS, đến gần hoặc ngồi cạnh HS ít tập trung để tăng sự chủ ý của HS và tìm hiểu chúng đang làm gì. - Giới hạn và tăng thời gian chuẩn bị của HS. - Im lặng trong thời gian lâu. - Đặt câu hỏi cho cả nhóm, cả lớp để tất cả HS sinh đều suy nghĩ, tránh gọi HS trước khi đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS suy nghĩ trước khi trả lời vì trong thời gian chờ số HS có gắng suy nghĩ về câu trả lời sẽ gia tăng và GV cũng có nhiều đáp án khác nhâu. - Không nên ra điều kiện mà nên yêu cầu (thay vì hỏi ai có thể? Em nào xung phong? Chúng ta có thể yêu cầu các em hãy suy nghĩ và giải thích cho thầy (cô) biệt tại sao? ) Sắc thái tình cảm của HS: là một nhân tố cho GV biết được HS đã sẵn sàng học tập hay chưa, nó thường biểu hiện qua các trạng thái thích thú, trung hòa, chán nản. HS sẽ nỗ lực nhiều nhất khí chúng cảm thấy thích thú trong việc học. Trong dạy học GV phải cố gắng để nhận biết các trạng thái trên của HS và các khéo léo tạo ra các trạng thái cần thiết để tăng cường động cơ học tập bằng các biện pháp: - Tạo bầu không khí thoải mái để HS cảm thấy an tâm khi học tập. - Tạo cho HS cảm giác mình là người quan trọng trong lớp học. - Sử dụng tính hài hước trong giờ học. - Tạo cảm giác ép buộc một cách phù hợp đối với những HS hứng thú nhưng không chịu học. - Đưa ra những nhận xét có tính chất khuyến khích HS Sự thành công trong học tập của HS cũng là một nhân tố góp phần làm tăng và duy trì động cơ học tập. Ngoài khả năng và nỗ lực của HS còn có một số yếu tố làm nên sự thành công trong việc học mà GV kiểm soát được đó là mức độ khó hay dễ vấn đề được đưa ra và khả năng hướng dẫn của GV. Do đó, GV phải biết mức độ nào là thích hợp đối với HS và đưa ra những vấn đề có độ khó hợp lý sao cho HS có thể đạt được. Sự thích thú của HS đối với bài giảng là nhân tố phát sinh trong quá trình học tập và GV có thể tạo ra sự thích thú bằng các cách: - Làm cho HS thích thú với chính mình như: dùng tên HS trong các ví dụ mang tính tích cực, liên hệ bài giảng với thực tế cuộc sống của HS, dùng các ví dụ đề cập đến các hoạt động mà HS đã thực hiện trong lớp học, khen ngợi HS - Tăng cường tính thiết thực của hoạt động dạy và học. - Tạo ra sự đa dạng trong cách dạy như: thay đổi giọng điệu hoặc vị trí để thu hút HS, sử dụng phim, băng video, internet, sử dụng các phần mền dạy học. Sự nhận biết kết quả học tập: kết quả học tập ở đây không chỉ là điểm số mà còn là thông tin về bài làm của HS, vì khi thực hiện xong các NV HS luôn có mong muốn biết được chúng đã làm đúng hay không, làm đúng những chỗ nào, chỗ nào cần chỉnh sửa và làm gì để sửa sai. Khi HS cảm thấy mình có khả năng làm được thì chúng sẽ cố gắng hoàn thiện hơn, động cơ học tập được duy trì. Do đó GV có thể: - Cho HS biết được kết quả của mình một cách chi tiết bằng lời nói hay viết trong bài làm của HS. - Khuyến khích khả năng tư duy bằng cách yêu cầu HS nhận xét, giải thích về kết quả tìm được hay tìm cách làm khác. 1.1.4.2. Mục đích học tập Theo tâm lý học hoạt động, mục đích được hiểu là cái mà hành động đang diễn ra hướng tới. Hoạt động học được thúc đẩy bởi động cơ và nó được tiến hành dưới các hành động học. Vậy mục đích của hoạt động học là các khái niệm, các giá trị, các chuẩn mực mà các hành động học đang diễn ra hướng đến nhằm đạt được nó. Quá trình hình thành mục đích bắt đầu từ việc hình thành trong chủ để dưới các dạng là các biểu tượng sau đó được tố chức để hiện thực hóa biểu tượng trên thức tế. Mục đích của hoạt động học cũng được hình thành như vậy, chỉ có điều nó có tính đặc thù riêng đó là việc hình thành mục đích học tập hướng đến là để thay đổi chính chủ thể ở đây là người học. Và mục đích này chỉ có thể bắt đầu hình
Luận văn liên quan