TTCK là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tưvà phát triển
kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tưnói riêng và nền kinh tếnói
chung. Mặt khác, TTCK là một thịtrường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng
tham gia với các mục đích, sựhiểu biết và lợi ích khác nhau; các giao dịch các sản
phẩm tài chính được thực hiện với giá trịrất lớn. Đặc tính đó khiến cho TTCK cũng
là môi trường dễxảy ra các hoạt động kiếm lợi không chính đáng thông qua các hoạt
động gian lận, không công bằng, gây ra tổn thất cho các nhà đầu tư, tổn thất cho thị
trường và cho toàn bộnền kinh tế.
Xuất phát từvai trò quan trọng cũng nhưtính chất phức tạp của TTCK, việc
điều hành và giám sát thịtrường là vô cùng cần thiết để đảm bảo được tính hiệu quả,
công bằng, lành mạnh trong hoạt động của thịtrường, bảo vệquyền lợi chính đáng
của các nhà đầu tư, dung hòa lợi ích của tất cảnhững người tham gia thịtrường, tận
dụng và duy trì được các nguồn vốn đểphát triển kinh tế. Mỗi thịtrường có cơchế
điều hành và giám sát thịtrường riêng phù hợp với tính chất và đặc điểm của riêng
nó.
1.1.1.3. Các thành phần tham gia trên TTCK:
Các tổchức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau:
Nhà phát hành
Học viên: Trần Hương Mỹ- Lớp TCDN&KDTT Cao học 12
4
Nhà phát hành là các tổchức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Nhà
phát hành là người cung cấp chứng khoán – hàng hóa của TTCK.
- Chính phủvà chính quyền địa phương là nhà phát hành trái phiếu chính phủ
và trái phiếu địa phương.
- Công ty là nhà phát hành các cổphiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổchức tài chính là nhà phát hành các công cụtài chính nhưcác trái
phiếu, chứng chỉthụhưởng phục vụcho hoạt động của họ.
Nhà đầu tư
Nhà đầu tưlà những người thực sựmua và bán chứng khoán trên TTCK.
Nhà đầu tưcó thểchia thành 2 loại: Nhà đầu tưcá nhân và nhà đầu tưtổchức.
- Nhà đầu tưcá nhân: Là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, tham gia mua
bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
- Nhà đầu tưtổchức: hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua
bán chứng khoán với sốlượng lớn trên thịtrường. Các tổchức này thường có
các bộphận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm đểnghiên
cứu thịtrường và đưa ra các quyết định đầu tư. Các nhà đầu tưchuyên nghiệp
trên TTCK bao gồm các quỹ đầu tư, các ngân hàng, công ty tài chính, công ty
chứng khoán, v.v.
Nhà môi giới – Công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng
khoán có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong sốcác nghiệp vụchính là bảo lãnh
phát hành, môi giới, tựdoanh, quản lý danh mục đầu tưvà tưvấn đầu tưchứng
khoán.
1.1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của TTCK:
Nguyên tắc cạnh tranh:
Theo nguyên tắc này, giá cảtrên TTCK phản ánh quan hệcung cầu vềchứng
khoán và thểhiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thịtrường sơcấp,
các nhà phát hành cạnh tranh với nhau đểbán chứng khoán của mình cho các nhà
đầu tư, các nhà đầu tư được tựdo lựa chọn các chứng khoán theo mục tiêu của mình.
Học viên: Trần Hương Mỹ- Lớp TCDN&KDTT Cao học 12
5
Trên thịtrường thứcấp, các nhà đầu tưcũng cạnh tranh tựdo đểtìm kiếm cho mình
một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá.
Nguyên tắc công bằng:
Nguyên tắc này đảm bảo lợi ích cho tất cảnhững người tham gia thịtrường.
Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thịtrường đều phải tuân thủnhững quy
định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻthông tin và trong việc gánh chịu các
hình thức xửphạt nếu vi phạm vào những quy định đó.
Nguyên tắc công khai:
Chứng khoán là các hàng hóa trừu tượng, người đầu tưkhông thểkiểm tra
trực tiếp được các chứng khoán nhưcác hàng hóa thông thường mà phải dựa trên cơ
sởcác thông tin có liên quan. Vì vậy TTCK phải được xây dựng trên cơsởhệthống
công bốthông tin tốt. Theo luật định, các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ
cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổchức phát
hành, tới đợt phát hành. Công bốthông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu
cũng nhưtheo các chế độthường xuyên và đột xuất, thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng, SởGiao dịch Chứng khoán, các công ty chứng khoán và các tổ
chức có liên quan khác.
Nguyên tắc này nhằm bảo vệngười đầu tư, song đồng thời nó cũng hàm ý
rằng, một khi đã được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác thì người đầu
tưphải chịu trách nhiệm vềcác quyết định đầu tưcủa mình.
Nguyên tắc trung gian:
Theo nguyên tắc này, trên TTCK, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ
chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thịtrường sơcấp, các nhà đầu tư
thường không mua trực tiếp của các nhà phát hành mà mua từcác nhà bảo lãnh phát
hành. Trên thịtrường thứcấp, thông qua các nghiệp vụmôi giới, kinh doanh chứng
khoán, các công ty chứng khoán mua bán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các
khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài
khoản của mình.
Nguyên tắc tập trung:
Học viên: Trần Hương Mỹ- Lớp TCDN&KDTT Cao học 12
6
TTTCK phải hoạt động trên nguyên tắc tập trung. Các giao dịch chứng
khoán chỉdiễn ra trên SởGiao dịch Chứng khoán và trên thịtrường OTC, có sự
kiểm tra giám sát của cơquan quản lý Nhà nước và các tổchức tựquản. Các chứng
khoán, hàng hóa của TTCK là các sản phẩm tài chính cao cấp nên việc giao dịch
chúng đòi hỏi thịtrường phải có những cơsởvật chất nhất định chứkhông thểdiễn
ra một cách tùy tiện.
75 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1825 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng và các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT, BẢNG, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1.................................................................................................................3
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - MỘT KÊNH DẪN QUAN TRỌNG ĐỐI
VỚI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.....................................................3
1.1. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - MỘT KÊNH DẪN QUAN TRỌNG
ĐỐI VỚI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI............................................3
1.1.1 TTCK: Khái niệm, đặc điểm, các thành phần tham gia TTCK, nguyên
tắc hoạt động của TTCK, cơ cấu, chức năng và vai trò của TTCK, xu thế phát
triển trên TTCK thế giới .......................................................................................3
1.1.2 Lý thuyết về đầu tư: ...............................................................................8
- 1.1.3 Các hình thức thu hút vốn ĐTNN trên TTCK.....................................10
1.2. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA NĐTNN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
TTCK VIỆT NAM .................................................................................................11
1.2.1. Những tác động tích cực: .....................................................................12
1.2.2. Những tác động tiêu cực: .....................................................................13
1.3. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VỀ SỰ THAM GIA CỦA CÁC
NĐTNN VÀO TTCK TRONG NƯỚC: ................................................................15
1.3.1. Ban đầu cho phép NĐTNN sở hữu một tỷ lệ cổ phần thích hợp trong
các công ty niêm yết sau đó nâng dần lên ..........................................................16
1.3.2. Phát hành một loại cổ phiếu riêng cho NĐTNN giao dịch..................18
1.3.3. Cho phép đầu tư 100% vốn vào tất cả các công ty trong mọi lĩnh vực,
nhưng hạn chế đối với một số ngành nghề đặc biệt quan trọng .........................19
1.3.4. Xây dựng một “danh sách theo ngành nghề các công ty không có đầu
tư nước ngoài” ....................................................................................................20
1.3.5. Ban hành một tỷ lệ mua chứng khoán ban đầu của các NĐTNN cho
đợt phát hành IPO. ..............................................................................................20
CHƯƠNG 2...............................................................................................................22
TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM THÔNG QUA
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG THỜI GIAN QUA (7/2000-8/2006)
....................................................................................................................................22
2.1. TỔNG QUAN TTCK VIỆT NAM: ............................................................22
2.1.1. Hàng hóa trên thị trường chứng khoán ................................................22
2.1.2. Hoạt động của các công ty chứng khoán .............................................25
2.2. TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO TTCK VIỆT
NAM.......................................................................................................................26
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động của NĐTNN trên TTCK Việt Nam ......26
2.2.2. Các giai đoạn thu hút vốn ĐTNN trên TTCK Việt Nam.....................27
2.2.3. Sự tham gia của các tổ chức đầu tư nước ngoài vào TTCK ................41
2.2.4. Phân tích những tác động của giao dịch của NĐTNN đến TTCK Việt
Nam.....................................................................................................................44
Học viên: Trần Hương Mỹ - Lớp TCDN&KDTT Cao học 12
2
2.3. NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ NĐTNN THAM GIA VÀO TTCK VIỆT
NAM 45
2.3.1. Quy mô của TTCK Việt Nam còn nhỏ bé, chất lượng hàng hóa chưa
cao 45
2.3.2. TTCK Việt Nam chưa hình thành các tổ chức định mức tín nhiệm....46
2.3.3. Hệ thống thông tin trên TTCK chưa được quan tâm đầy đủ ...............46
2.3.4. Hệ thống các văn bản pháp luật còn bất cập và chưa chặt chẽ, năng lực
hoạch định chính sách còn yếu ...........................................................................47
2.3.5. Các thủ tục dành riêng cho các NĐTNN còn rườm rà và không mang
tính khuyến khích. ..............................................................................................48
2.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT SỰ ĐÁNH GIÁ VÀ QUAN ĐIỂM
CỦA CÁC NĐTNN VỀ TTCK VIỆT NAM .........................................................50
2.4.1. Quy mô và cơ cấu đầu tư chứng khoán của các NĐTNN: ..................51
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định giao dịch của NĐTNN ............52
2.4.3. Tiêu chí đầu tư của các NĐTNN .........................................................54
2.4.4. Các trở ngại chính đối với việc đầu tư của NĐTNN vào TTCK Việt
Nam 54
2.4.5. Thủ tục hành chính đối với NĐTNN ...................................................56
2.4.6. Về thông tin trên TTCK.......................................................................56
2.4.7. Về dịch vụ của các công ty chứng khoán ............................................57
CHƯƠNG 3...............................................................................................................58
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI VÀO TTCK VIỆT NAM THỜI GIAN TỚI ...........................................58
3.1. Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010: ..............................58
3.1.1. Mục tiêu: ..............................................................................................58
3.1.2. Quan điểm và nguyên tắc phát triển TTCK.........................................58
3.1.3. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010: .....................59
3.2. Các giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào TTCK ...........................60
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán ....60
3.2.3. Khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi
thành công ty cổ phần và niêm yết trên TTCK...................................................63
3.2.4. Khuyến khích doanh nghiệp niêm yết và phát hành chứng khoán ......65
3.2.5. Thực hiện việc giới thiệu, quảng bá Việt Nam và TTCK Việt Nam với
các NĐTNN ........................................................................................................68
3.2.6. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với NĐTNN.....................................70
3.2.7. Đa dạng hóa thông tin và tạo chiều sâu về thông tin TTCK................70
3.2.8. Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng hoạt động các công ty chứng
khoán 71
3.2.9. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo về chứng khoán: ............73
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Học viên: Trần Hương Mỹ - Lớp TCDN&KDTT Cao học 12
3
CHƯƠNG 1: THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - MỘT KÊNH DẪN
QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN - MỘT KÊNH DẪN QUAN TRỌNG ĐỐI
VỚI THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
1.1.1 TTCK: Khái niệm, đặc điểm, các thành phần tham gia TTCK, nguyên
tắc hoạt động của TTCK, cơ cấu, chức năng và vai trò của TTCK, xu thế
phát triển trên TTCK thế giới
1.1.1.1. Khái niệm về TTCK:
TTCK là thuật ngữ dùng để chỉ cơ chế của hoạt động giao dịch mua bán
chứng khoán dài hạn như các loại cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác
như chứng chỉ quỹ đầu tư, công cụ phái sinh – hợp đồng tương lai, quyền chọn…
1.1.1.2. Đặc điểm của TTCK
TTCK là thị trường vốn dài hạn, tập trung các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển
kinh tế, do đó có tác động rất lớn đến môi trường đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói
chung. Mặt khác, TTCK là một thị trường cao cấp, nơi tập trung nhiều đối tượng
tham gia với các mục đích, sự hiểu biết và lợi ích khác nhau; các giao dịch các sản
phẩm tài chính được thực hiện với giá trị rất lớn. Đặc tính đó khiến cho TTCK cũng
là môi trường dễ xảy ra các hoạt động kiếm lợi không chính đáng thông qua các hoạt
động gian lận, không công bằng, gây ra tổn thất cho các nhà đầu tư, tổn thất cho thị
trường và cho toàn bộ nền kinh tế.
Xuất phát từ vai trò quan trọng cũng như tính chất phức tạp của TTCK, việc
điều hành và giám sát thị trường là vô cùng cần thiết để đảm bảo được tính hiệu quả,
công bằng, lành mạnh trong hoạt động của thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng
của các nhà đầu tư, dung hòa lợi ích của tất cả những người tham gia thị trường, tận
dụng và duy trì được các nguồn vốn để phát triển kinh tế. Mỗi thị trường có cơ chế
điều hành và giám sát thị trường riêng phù hợp với tính chất và đặc điểm của riêng
nó.
1.1.1.3. Các thành phần tham gia trên TTCK:
Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau:
Nhà phát hành
Học viên: Trần Hương Mỹ - Lớp TCDN&KDTT Cao học 12
4
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua TTCK. Nhà
phát hành là người cung cấp chứng khoán – hàng hóa của TTCK.
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành trái phiếu chính phủ
và trái phiếu địa phương.
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái
phiếu, chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ.
Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên TTCK.
Nhà đầu tư có thể chia thành 2 loại: Nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức.
- Nhà đầu tư cá nhân: Là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, tham gia mua
bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
- Nhà đầu tư tổ chức: hay còn gọi là các định chế đầu tư, thường xuyên mua
bán chứng khoán với số lượng lớn trên thị trường. Các tổ chức này thường có
các bộ phận chức năng bao gồm nhiều chuyên gia có kinh nghiệm để nghiên
cứu thị trường và đưa ra các quyết định đầu tư. Các nhà đầu tư chuyên nghiệp
trên TTCK bao gồm các quỹ đầu tư, các ngân hàng, công ty tài chính, công ty
chứng khoán, v.v.
Nhà môi giới – Công ty chứng khoán
Công ty chứng khoán là những công ty hoạt động trong lĩnh vực chứng
khoán có thể đảm nhận một hoặc nhiều trong số các nghiệp vụ chính là bảo lãnh
phát hành, môi giới, tự doanh, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư chứng
khoán.
1.1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của TTCK:
Nguyên tắc cạnh tranh:
Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng
khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp,
các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà
đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo mục tiêu của mình.
Học viên: Trần Hương Mỹ - Lớp TCDN&KDTT Cao học 12
5
Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho mình
một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá.
Nguyên tắc công bằng:
Nguyên tắc này đảm bảo lợi ích cho tất cả những người tham gia thị trường.
Công bằng có nghĩa là mọi người tham gia thị trường đều phải tuân thủ những quy
định chung, được bình đẳng trong việc chia sẻ thông tin và trong việc gánh chịu các
hình thức xử phạt nếu vi phạm vào những quy định đó.
Nguyên tắc công khai:
Chứng khoán là các hàng hóa trừu tượng, người đầu tư không thể kiểm tra
trực tiếp được các chứng khoán như các hàng hóa thông thường mà phải dựa trên cơ
sở các thông tin có liên quan. Vì vậy TTCK phải được xây dựng trên cơ sở hệ thống
công bố thông tin tốt. Theo luật định, các bên phát hành chứng khoán có nghĩa vụ
cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thông tin có liên quan tới tổ chức phát
hành, tới đợt phát hành. Công bố thông tin được tiến hành khi phát hành lần đầu
cũng như theo các chế độ thường xuyên và đột xuất, thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng, Sở Giao dịch Chứng khoán, các công ty chứng khoán và các tổ
chức có liên quan khác.
Nguyên tắc này nhằm bảo vệ người đầu tư, song đồng thời nó cũng hàm ý
rằng, một khi đã được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và chính xác thì người đầu
tư phải chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình.
Nguyên tắc trung gian:
Theo nguyên tắc này, trên TTCK, các giao dịch được thực hiện thông qua tổ
chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà đầu tư
thường không mua trực tiếp của các nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát
hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh chứng
khoán, các công ty chứng khoán mua bán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các
khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài
khoản của mình.
Nguyên tắc tập trung:
Học viên: Trần Hương Mỹ - Lớp TCDN&KDTT Cao học 12
6
TTTCK phải hoạt động trên nguyên tắc tập trung. Các giao dịch chứng
khoán chỉ diễn ra trên Sở Giao dịch Chứng khoán và trên thị trường OTC, có sự
kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước và các tổ chức tự quản. Các chứng
khoán, hàng hóa của TTCK là các sản phẩm tài chính cao cấp nên việc giao dịch
chúng đòi hỏi thị trường phải có những cơ sở vật chất nhất định chứ không thể diễn
ra một cách tùy tiện.
1.1.1.5. Chức năng, vai trò của TTCK:
Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn
rỗi được họ đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng sản
xuất xã hội. Bằng cách hỗ trợ các hoạt động đầu tư của công ty, TTCK đã có những
tác động quan trọng đối sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Thông qua TTCK,
chính phủ và chính quyền ở các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho
mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung
của xã hội.
Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các
cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về
tính chất, thời hạn rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn cho loại hàng hóa
phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình. Chính vì vậy, TTCK góp phần
đáng kể làm tăng mức tiết kiệm quốc gia.
Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK mà các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khóan mà họ
sở hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh
khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền mặt) là một trong những đặc tính hấp dẫn của
chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là một yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn
của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì càng có khả
năng nâng cao tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị trường.
Đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp
Học viên: Trần Hương Mỹ - Lớp TCDN&KDTT Cao học 12
7
Thông qua giá chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh
một cách tổng hợp chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các
doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra được môi trường
cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công
nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô
Các chỉ báo của TTCK phản ảnh động thái của nền kinh tế một cách nhạy
bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền
kinh tế tăng trưởng; và ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu
cực của nền kinh tế. Vì thế TTCK được coi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là
một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô.
Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra
nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng
có thể sử dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng
đầu tư đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
1.1.1.6. Phân loại TTCK:
Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn:
Căn cứ vào sự luân chuyển của các nguồn vốn thì TTCK được chia thành thị
trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.
(i) Thị trường sơ cấp:
Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành.
Trên thị trường này vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua
việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành. Thị trường sơ cấp còn được
gọi là thị trường cấp một hay thị trường cạnh tranh.
(ii) Thị trường thứ cấp:
Thị trường là nơi giao dịch các chứng khoán đã đươc phát hành trên thị
trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán
đã phát hành.
Căn cứ vào tính chất tập trung của thị trường
Học viên: Trần Hương Mỹ - Lớp TCDN&KDTT Cao học 12
8
Căn cứ vào tính chất tập trung của thị trường, TTCK được chia thành thị
trường tập trung và thị trường phi tập trung. Tính chất tập trung ở đây là muốn nói
đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung tại một địa điểm vật chất nào đó.
- Thị trường tập trung: là các Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm Giao
dịch chứng khoán. Tại đây các giao dịch được tập trung tại một địa điểm, các
lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để
hình thành nên phiên giao dịch chứng khoán. Chỉ có các loại chứng khoán đủ
tiêu chuẩn niêm yết mới được giao dịch tại đây.
- Thị trường phi tập trung (hay còn gọi là thị trường OTC – Over The Counter):
là một thị trường có tổ chức, dành cho những chứng khoán không niêm yết
trên thị trường tập trung. Thị trường OTC không có địa điểm giao dịch chính
thức, thay vào đó các nhà môi giới kết nối các giao dịch qua mạng máy tính
diện rộng giữa các công ty chứng khoán và trung tâm quản lý hệ thống.
1.1.2 Lý thuyết về đầu tư:
Đầu tư chính là sự hi sinh giá trị chắc chắn ở thời điểm hiện tại để đổi lấy giá
trị trong tương lai (khả năng không chắc chắn). Đầu tư có thể được tài trợ từ nguồn
vốn trong nước gọi là đầu tư trong nước hoặc nguồn vốn đầu tư nước ngoài gọi là
đầu tư nước ngoài (ĐTNN).
ĐTNN là hình thức di chuyển vốn từ nước này sang nước khác để thực hiện
dự án nào đó nhằm mục đích sinh lợi. Vốn đó có thể là vốn của một tổ chức tài
chính quốc tế như IMF, WB, ADB,... hoặc là vốn của một chính phủ viện trợ phát
triển chính thức (ODA); vốn của các tổ chức phi chính phủ (NGO); vốn đầu tư tư
nhân (FDI và FII).
Vốn ĐTNN tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và được đưa vào nước sở tại dưới
nhiều hình thức khác nhau. Có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức để phân loại ĐTNN
tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài, chúng tôi chỉ phân loại ĐTNN
theo tiêu thức tính chất tham gia điều hành dự án, bao gồm: đầu tư trực tiếp và đầu
tư gián tiếp, trong đó đi sâu nghiên cứu về đầu tư gián tiếp.
(i) Đầu tư trực tiếp (Foreign Direct Investment – FDI):
Học viên: Trần Hương Mỹ - Lớp TCDN&KDTT Cao học 12
9
Theo Luật Đầu tư do Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 thì đầu
tư trực tiếp là “hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý
hoạt động đầu tư”.
Đặc điểm của đầu tư trực tiếp:
- Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định
đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lãi lỗ.
Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những
ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế.
- Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên
doanh tùy theo tỷ lệ góp vốn của mình. Đối với nhiều khu vực, chủ đầu tư chỉ
được thành lập 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ
được tham gia liên doanh với số cổ phần của bên nước ngoài nhỏ hơn hoặc
bằng 49%; 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ.
- Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được
công nghiệp, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý…là những mục
tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được