Luận văn Định hướng và giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Tràm Chim – Đồng Tháp

Ở nước ta hiện nay, Vườn Quốc Gia Tràm Chim (VQGTC) là một khu đất ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, VQGTC còn đạt được bảy trong chín tiêu chuẩn công ước quốc tế Ramsar về đất ngập nước, là một trong tám vùng bảo tồn chim quan trọng nhất của Việt Nam và là chiếc nôi xanh tạo ra môi trường không khí trong lành cho con người. Ngoài chức năng là chiếc nôi xanh thì VQGTC còn là nơi bảo tồn 1 trong 16 loài sinh vật quý nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới mà đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng. Sếu đầu đỏ là loại sinh vật quý hiếm nhưng môi trường sống của chúng đang dần dần bị hủy hoại bởi sự bất cẩn và vô trách nhiệm của bàn tay con người trong việc bảo vệ môi trường. Mấy năm gần đây, VQGTC liên tục xảy ra nhiều vụ cháy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của loài Sếu nói riêng và của các hệ sinh vật khác nói chung. Vì vậy, việc bảo vệ khu du lịch sinh thái, VQGTC hay nói khác hơn là môi trường sống của các loài sinh vật quý hiếm mà quan trọng Sếu đầu đỏ là đều cấp thiết nhất hiện nay. Vậy thì làm cách nào để có thể bảo vệ VQGTC và nâng cao ý thức trách nhiệm của con người đối với môi trường sống của mình và các loài sinh vật quý hiếm

pdf80 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5623 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định hướng và giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Tràm Chim – Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 1 z BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG………………..  LUẬN VĂN Định hướng và giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Tràm Chim – Đồng Tháp Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 2 PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Ở nước ta hiện nay, Vườn Quốc Gia Tràm Chim (VQGTC) là một khu đất ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, VQGTC còn đạt được bảy trong chín tiêu chuẩn công ước quốc tế Ramsar về đất ngập nước, là một trong tám vùng bảo tồn chim quan trọng nhất của Việt Nam và là chiếc nôi xanh tạo ra môi trường không khí trong lành cho con người. Ngoài chức năng là chiếc nôi xanh thì VQGTC còn là nơi bảo tồn 1 trong 16 loài sinh vật quý nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới mà đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng. Sếu đầu đỏ là loại sinh vật quý hiếm nhưng môi trường sống của chúng đang dần dần bị hủy hoại bởi sự bất cẩn và vô trách nhiệm của bàn tay con người trong việc bảo vệ môi trường. Mấy năm gần đây, VQGTC liên tục xảy ra nhiều vụ cháy gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của loài Sếu nói riêng và của các hệ sinh vật khác nói chung. Vì vậy, việc bảo vệ khu du lịch sinh thái, VQGTC hay nói khác hơn là môi trường sống của các loài sinh vật quý hiếm mà quan trọng Sếu đầu đỏ là đều cấp thiết nhất hiện nay. Vậy thì làm cách nào để có thể bảo vệ VQGTC và nâng cao ý thức trách nhiệm của con người đối với môi trường sống của mình và các loài sinh vật quý hiếm. Cách duy nhất chúng ta phải làm đầu tiên là phát triển du lịch một cách bền vững. Tức là hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài cho các hoạt động du lịch mang lại cho các thế hệ mai sau. Để đạt được những lợi ích đó, điều đầu tiên chúng ta phải làm là thiết lập mối quan hệ giữa con người với tài nguyên thiên nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế xã hội văn hóa của hôm nay và mai sau. Và điều thứ hai mà chúng ta phải làm là không phải đợi đến lúc “nước đến chân mới nhảy” mà phải bắt đầu ngay từ bây giờ khi mà chúng ta có nhiều thời gian và cơ hội hơn trong việc bảo tồn VQGTC. Bởi vì quá trình bảo vệ môi trường một cách bền Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 3 vững không phải là công việc nhất thời mà là công việc diễn ra trong một thời gian dài, phải trãi dài từ năm này sang năm khác. Có như thế mới đảm bảo được nhu cầu hiện tại và tương lai, đảm bảo môi trường sống cho các loài sinh vật quý, bảo vệ máy điều hòa khí hậu của con người một cách bền vững và lâu dài. Thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên VQGTC môi trường sống cho các loài sinh vật quý hiếm mà đặc biệt là Sếu đầu đỏ gắn với việc phát triển du lịch một cách bền vững, tôi càng thấy được nghĩa vụ và nhiệm vụ của mình. Một sinh viên ngành du lich, tôi thấy tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường huống chi là bảo vệ VQGTC chiếc nôi xanh của con người, môi trường sống của loài Sếu quý hiếm, khu du lịch sinh thái cho con người. Chính điều đó đã thôi thúc tôi tìm mọi cách để có thể đưa ra những giải pháp cụ thể và tuyên truyền cho mọi người hiểu việc bảo vệ VQGTC, môi trường sống cho loài sinh vật quý hiếm, bảo vệ chiếc nôi xanh cho mọi người. Đó là những động lực đã đưa tôi đến với đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Tràm Chim – Đồng Tháp”. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Tìm hiểu đánh giá tiềm năng và tài nguyên VQGTC để đưa ra giải pháp phát triển bền vững.  Đánh giá hiện trạng khai thác phát triển và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tại VQGTC.  Nêu ra những mặt hạn chế tồn tại trong công tác bảo tồn phát triển VQGTC.  Đưa ra những đánh giá kiến nghị giải pháp trong công tác bảo tồn phát triển bền vững VQGTC tỉnh Đồng Tháp.  Xây dựng các định hướng phát triển cho VQGTC. 3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu  Đề tài định hướng và giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Tràm Chim Đồng Tháp nên phạm vi nghiên cứu chỉ ở tỉnh Đồng Tháp và bao quanh Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 4 khu du lịch sinh thái Tràm Chim mà thôi và khoá luận này chỉ mang tính chất tham khảo cho việc phát triển bền vững.  Nội dung: Đề tài này sẽ định hướng và tìm ra giải pháp để khu du lịch sinh thái Tràm Chim được phát triển bền vững. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài. Tiến hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối lượng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho tổ chức hoạt động du lịch. 4.2 Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống Phương pháp này cho phép tìm kiếm và nêu lên các mô hình của đối tượng nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin ban đầu, vạch ra các chỉ tiêu thích hợp xác định cấu trúc tối ưu của hệ thống lãnh thổ du lịch. Qua phương pháp này chúng ta mới nhận thức được quy luật vận động của từng phân hệ và mối liên hệ nội tại giữa chúng để đưa ra các định hướng phát triển du lịch tối ưu. 4.3 Phương pháp bản đồ Do lãnh thổ nghiên cứu thường có qui mô lớn nên việc sử dụng bản đồ sẽ giúp cho chúng ta có một tầm nhìn bao quát. 4.4 Phương pháp khảo sát thực địa Đây là phương pháp truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc thu thập trực tiếp số liệu thông tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao trên địa bàn nghiên cứu. Trong nhiều trường hợp nó là phương pháp duy nhất để thu được lượng thông tin đáng tin cậy và xây dựng ngân hàng tư liệu cho các phương pháp phân tích khác. 4.5 Phương pháp chuyên gia Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia đứng đầu các lĩnh vực khoa học về những định hướng phát triển và các quyết định mang tính chất khả thi. 4.6 Phương pháp phân tích xu thế Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 5 Dựa vào qui luật vận động trong quá khứ, hiện tại để suy ra xu hướng phát triển trong tương lai. Phương pháp này dùng để đưa ra các dự báo về các chỉ tiêu phát triển và có thể được mô hình hoá trên các biểu đồ toán học đơn giản. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái và phát triển bền vững 1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái Hiện nay trên thế giới có rất nhiều khái niệm về du lịch sinh thái (DLST). Ở mỗi nước khác nhau có những khái niệm về DLST khác nhau. Nhưng dù sao các khái niệm đó cũng bao hàm các yếu tố: bảo tồn thiên nhiên, nâng cao nhận thức của du khách đối với môi trường và trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng địa phương. Riêng ở Việt Nam DLST được khái niệm như sau “ DLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. (Hội thảo DLST tại Việt Nam từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999). Đặc điểm của DLST Có rất nhiều loại hình gần nghĩa với DLST hoặc DLST có thể còn được hiểu với những tên gọi khác nhau:  Du lịch thiên nhiên.  Du lịch dựa vào thiên nhiên.  Du lịch môi trường.  Du lịch đặc thù.  Du lịch xanh.  Du lịch thám hiểm.  Du lịch bản xứ.  Du lịch có trách nhiệm.  Du lịch nhạy cảm. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 6  Du lịch nhà tranh.  Du lịch bền vững.  Một số điểm khác nhau giữa DLST với các loại hình du lịch thiên nhiên khác thể hiện trên các mặt sau:  Có mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên lành nghề.  DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân du khách thành những người đi tiên phong trong công tác bảo tồn môi trường.  Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động tiêu cực của du khách đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng quyền lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên.  Những vấn đề cần quan tâm trong phát triển DLST:  Cần phải nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về sự cần thiết phải bảo vệ các vùng tự nhiên nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học và đa dạng văn hoá.  Cần có những dự báo và biện pháp kiểm soát bổ sung khi tổ chức phát triển DLST ở những khu vực có tính nhạy cảm về môi trường.  Cần đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng địa phương. 1.1.2 Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả các đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung:  Tính đa ngành  Đa dạng nguồn lực như sự hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật và các dịch vụ đính kèm.  Thu nhập du lịch đưa lại nguồn lợi cho nhiểu ngành như: điện, nước, nông sản, hàng hoá,…  Tính đa thành phần Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 7 Bao gồm nhiều đối tượng khác nhau tham gia vào hoạt động du lịch như: khách du lịch, cán bộ - nhân viên du lịch, cộng đồng địa phương, tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân.  Tính đa mục tiêu  Thể hiện việc đưa lại lợi ích và hiệu quả trên nhiều mặt như: bảo tồn thiên nhiên, văn hoá lịch sử.  Nâng cao ý thức du lịch cho mọi thành viên trong xã hội.  Tính liên vùng Thể hiện sự thiết kế các tuyến du lịch liên vùng, liên kết quốc tế.  Tính thời vụ Thể hiện tính phụ thuộc của sự biến thiên lượng cung cầu du lịch vào tính mùa của thời tiết, khí hậu.  Tính xã hội Thể hiện mọi thành phần trong xã hội đều tham gia vào hoạt động du lịch.  Tính giáo dục cao về môi trường DLST được xem là chiếc chìa khoá nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường.  Góp phần bảo tồn các nguồn TNTN và duy trì tính đa dạng sinh học.  Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng lớn trong việc giáo dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, góp phần nâng cao nhận thức và làm tăng nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương. 1.1.3 Tài nguyên du lịch sinh thái  Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp lẫn nhau của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch vụ du lịch và thoả mãn nhu cầu tham quan du lịch.  Tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.  Tài nguyên DLST là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên các giá trị văn hoá bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 8 1.1.4 Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững Có rất nhiều khái niệm về sự bền vững. Nhưng có thể đưa ra định nghĩa phát triển du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài cho các hoạt động du lịch đưa lại”.  Phát triển bền vững phải đảm bảo và thoả mãn 3 yếu tố sau:  Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội, văn hoá.  Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.  Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của các thế hệ tiếp theo. 1.1.5 Phát triển DLST bền vững DLST là một mắt xích của phát triển du lịch bền vững, đòi hỏi vừa đáp ứng cho nhu cầu phát triển vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn. 1.1.6 Những nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững  Sử dụng nguồn lực một cách bền vững.  Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải.  Duy trì tính đa dạng.  Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch.  Hỗ trợ kinh tế địa phương.  Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động du lịch.  Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan.  Đào tạo nhân viên.  Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm.  Bên cạnh đó tổ chức du lịch thế giới cũng xác định những nguyên tắc cơ bản về phát triển bền vững như sau: Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 9 - Những tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng những tài nguyên khác cần được bảo tồn đối với mục đích khai thác lâu dài trong tương lai song vẫn đảm bảo được lợi nhuận đối với hiện tại. - Những hoạt động phát triển du lịch phải được quy hoạch vả quản lý nhằm không gây ra các vấn đề có ảnh hưởng đối với môi trường và văn hoá - xã hội của khu vực. - Chất lượng của môi trường chung được bảo vệ và cải thiện nếu cần thiết. - Bảo đảm sự hài lòng của du khách ở mức độ cao để tính hấp dẫn về uy tín của điểm du lịch được bảo đảm. - Bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh tế của du lịch. - Thu nhập từ du lịch được phân bố rộng khắp trong toàn xã hội. 1.2 Quy hoạch du lịch sinh thái 1.2.1 Khái niệm quy hoạch du lịch sinh thái 1.2.1.1Khái niệm Quy hoạch du lịch Quy hoạch du lịch là luận chứng khoa học về phát triển và tổ chức không gian du lịch tối ưu trên lãnh thổ của quốc gia và vùng. 1.2.1.2 Khái niệm Quy hoạch sinh thái Quy hoạch du lịch sinh thái là việc tổ chức lãnh thổ của phạm vi một khu vực có hệ sinh thái đặc trưng (ở các khu có cảnh quan sinh thái đặc trưng như: khu bảo tồn, vườn quốc gia..). Sao cho phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện tự nhiên vốn có của nó, đồng thời vừa tổ chức được hoạt động DLST, vừa bảo vệ và tôn tạo hệ sinh thái một cách hiệu quả nhất. 1.2.2 Vai trò của Quy hoạch du lịch  Ngành du lịch có đặc tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn.  Đảm bảo phát triển loại hình du lịch phù hợp với cộng đồng, tạo được loại hình du lịch độc đáo vừa cho du khách vừa cho dân địa phương.  Muốn được các ngân hàng hay cơ quan chính phủ tài trợ cho phát triển thì cần thiết phải có một quy hoạch rõ ràng, với tính chính xác khả thi cao. 1.2.3 Lợi ích của quy hoạch du lịch Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 10  Xây dựng các mục tiêu và chính sách cho phát triển tổng thể ngành du lịch. Trong đó, xác định mục tiêu du lịch nào cần đạt được và làm thế nào để đạt được mục tiêu đã xác định.  Phát triển du lịch tạo cơ sở để bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch cho hiện tại và tương lai.  Kết hợp ngành du lịch với các chính sách phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của vùng và quốc gia.  Tạo điều kiện phối hợp giữa các thành phần kinh tế để có thể phát triển định hướng cho ngành du lịch.  Tăng cường và cân bằng lợi ích về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của ngành du lịch đồng thời giảm thiểu các vấn đề cản trở.  Xác định vị trí, loại hình và mở rộng phát triển du lịch đối với nguồn thu hút du khách, điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các loại hình dịch vụ khác.  Tạo cơ sở cho việc thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển du lịch và công tác quản lý các thành phần du lịch bằng cách cung cấp các tư liệu thông tin cần thiết.  Đưa ra các chủ trương cơ bản để điều khiển quá trình phát triển du lịch. 1.2.4 Các hướng tiếp cận quy hoạch du lịch 1.2.4.1 Tiếp cận qui hoạch theo hệ thống  Định hướng quy hoạch du lịch chung cho toàn bộ hệ thống.  Tiến hành quy hoạch cụ thể cho từng phân hệ của hệ thống.  Thiết lập mối liên hệ tối ưu giữa các phân hệ của hệ thống trong một sơ đồ quy hoạch thống nhất.  Thiết lập mối liên hệ tối ưu giữa sơ đồ quy hoạch du lịch với hệ thống kinh tế xã hội của vùng. 1.2.4.2 Tiếp cận hướng phát triển khả thi  Các nguồn thu nhập du lịch phải ổn định lâu dài đảm bảo cho việc khai thác, sử dụng cho công tác quy hoạch du lịch phát triển bền vững. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 11  Quy hoạch du lịch phải đảm bảo hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế - xã hội và môi trường.  Các định hướng phát triển của sơ đồ quy hoạch du lịch phải phù hợp với khả năng cho phép của các nguồn lực phát triển (vốn, kĩ thuật - công nghệ, lao động…). 1.2.4.3 Tiếp cận quy hoạch môi trường  Khảo sát phân tích và cân nhắc thận trọng tài nguyên du lịch để xác định loại hình du lịch phù hợp và vị trí phân bố hợp lý cho hướng phát triển.  Xác định rõ giới hạn cho phép khai thác và các biện pháp kĩ thuật để bảo vệ môi trường. 1.2.4.4 Tiếp cận quy hoạch dựa trên cơ sở cộng đồng  Động viên sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình quy hoạch du lịch.  Xem lợi ích của cộng đồng địa phương như là một bộ phận của quy hoạch du lịch.  Sự tham gia của cộng đồng địa phương và uỷ ban điều hành quy hoạch. 1.2.4.5 Tiếp cận quy hoạch có chất lượng  Chất lượng du lịch đảm bảo cho sự thành công của ngành du lịch.  Chất lượng du lịch đòi hỏi các nguồn thu hút khách các dịch vụ và cơ sở vật chất - kỹ thuật phải:  Đánh giá đúng mức về giá trị đồng tiền.  Bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên du lịch để đảm bảo cho chất lượng của sản phẩm du lịch.  Thoả mãn tốt nhất cho nhu cầu và sở thích của du khách.  Vấn đề chất lượng du lịch là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch. 1.2.4.6 Tiếp cận quy hoạch có chiến lược 1.2.4.6.1 Những mục tiêu phát triển  Mục tiêu về kinh tế. Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 12  Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.  Mục tiêu về môi trường.  Mục tiêu văn hoá - xã hội.  Mục tiêu hỗ trợ phát triển. 1.2.4.6.2 Các chiến lược phát triển du lịch  Chiến lược sản phẩm du lịch:  Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc, đặc trưng.  Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề.  Chiến lược tăng trưởng: - Đa dạng chất lượng của các sản phẩm du lịch. - Mỗi vùng du lịch phải có sản phẩm đặc thù và phải liên kết với các nước láng giềng.  Chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Chúng ta phải tăng cường chất lượng dịch vụ trên cả 3 mặt:  Chất lượng hàng hoá. - Mẫu mã. - Độ bền. - Giá cả.  Chất lượng dịch vụ. - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ. - Thái độ phục vụ.  Giá cả là yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh mạnh trên thị trường.  Chiến lược về giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường. Phân vùng chức năng để xác định các khu vực bảo vệ đặc biệt (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các danh thắng…)  Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường.  Thực thi luật bảo vệ môi trường.  Ngân sách đầu tư và kỹ thuật - công nghệ bảo vệ môi trường.  Chiến lược đầu tư du lịch Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 13  Xác định nguồn vốn đầu tư. - Vốn nhà nước. - Vốn của dân. - Vốn đầu tư nước ngoài.  Xác định số dự án ưu tiên đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.  Hoàn thiện luật du lịch tạo hành lang pháp lý tin cậy cho các nhà đầu tư.  Chiến lược giáo dục và đào tạo du lịch  Xã hội hoá lĩnh vực giáo dục và tạo nguồn nhân lực du lịch.  Đào tạo dưới nhiều hình thức: - Chính qui. - Tại chức. - Đào tạo ở nước ngoài. - Đào tạo ở 3 cấp học: sơ cấp, trung cấp, đại học và sau đại học.  Giáo dục du lịch toàn dân.  Chiến lược thị trường du lịch  Phân loại thị trường du lịch: - Dựa vào phạm vi lãnh thổ. - Dựa theo quan hệ cung cầu. - Dựa vào thực trạng.  Lựa chọn thị trường du lịch mục tiêu, tiềm năng.  Nâng cao hiệu quả việc khai thác thị trường du lịch nội địa và quốc tế.  Tiếp cận hội thảo du lịch  Hội thảo có giá trị rất lớn đối với các nhà quy hoạch trong việc đưa ra định hướng và quyết định phát triển đúng đắn.  Các hội thảo cần được tiến hành: - Hội thảo đối với các đối tác đầu tư. - Hội thảo liên ngành. - Hội thảo với cộng đồng địa phương. 1.2.5 Các nguyên tắc quy hoạch du lịch Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng SVTH: Võ Thị Ý Nhi 14 1.2.5.1 Các nguyên tắc quy hoạch du lịch chung Nguyên tắc 1: Sử dụng nguồn lực một các
Luận văn liên quan