Luận văn Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong quá trình hội nhập
1. Lý do chọn đề tài Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hoá diễn ra rộng khắp. Sự xuất hiện của các khốikinh tế và mậu dịch trên thế giới là một tất yếu khách quan, một nấc thang pháttriển mới trong quá trình toàn cầu hoá nền kinh tế. Khi gia nhập vào các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới, mỗi quốc gia đều có những mục đích riêng, nhưng nhìn chung thì các nước đều muốn hướng tới một nền kinh tế pháttriển, một xã hội văn minh, hiện đại, đời sống xã hội được cải thiện. Kinh nghiệm quốc tế đã đưa các nhà nghiên cứu đến kết luận là hệ thống tài chính và ngân hàng cạnh tranh và mở cửa là hệ thống tài chính tốt nhất cho phát triển và tăng trưởng kinh tế. Hội nhập toàn cầusẽ mở ra và thúc đẩy sự phát triển và sử dụng nguồn lực tiềm năng và tạo ra cáccơ hội tăng trưởng từ sự chuyên môn hoá, mà nếu không hội nhập sẽ không khai thác sử dụng được. Cũng như nhiều ngành khác, các ngân hàng của VN đang đứng trước một cuộc cạnh tranh được dự báo trước là vô cùng khốc liệt khi hội nhập khu vực và quốc tế. Ngân hàng là lĩnh vựchoàn toàn mở trong cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của VN với lộ trình 7 năm. Chính vì vậy, các chuyên gia cho rằng, nếu khả năng VN gia nhập WTO vào cuối năm 2005 là hiện thực, thì hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực ngân hàng cần phải tăng tốc nâng cao năng lực cạnh tranh vì chính cạnh tranh cho phép các doanh nghiệp có độnglực để nâng cao chất lượng và đổi mới toàn diện các mặt hoạt động. Trong lịch sử ngành ngân hàng, chưa có thời điểm nào các NHTM lại phát triển mạnh như hiện nay. Ngoài 5 NHTMNN, còn có đến 37NHTM cổ phần, 13 công ty tài chính, 26 chi nhánh ngân hàng nướcngoài, 4 ngân hàng liên doanh và một hệ thống cả ngàn quỹ tín dụng nhân dân cả trung ương lẫn cơ sở. Hệ thống ngân hàng VN cũng đã có sự lớn mạnh đáng kể về dịch vụ, chất lượng hoạt động nhờ ứng dụng những công nghệ hiện đại trong ngành ngân hàng. Sự lớn mạnh này vẫn chưa đủ trong cuộc cạnh tranh với ngân hàng khu vực và trên thế giới vào thời điểm VN chính thức hội nhập. Từng dịch vụ ngân hàng chưa tạo dựng được thương hiệu riêng, qui mô của từng dịch vụ còn nhỏ, chất lượng dịch vụ còn hạn chế, sức cạnh tranh thấp, đặc biệt là tiện ích của một số dịch vụ chưa cao, chưa thật sự đa dạng và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ ngân hàng được dự báo là lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt khi vòng bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước không còn. Xuất phát từ yêu cầu của hội nhập, một trong những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại VN là phát triển các dịch vụ ngân hàng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế chính là lý do mà tôi chọn đề tài này. 2. Xác định vấn đề: Với nhiều chuyển biến tích cực của ngành ngân hàng trong thời gian gần đây, song nhìn chung dịch vụ NHVN vẫn còn rất nhiều hạn chế, hạn chế về số lượng dịch vụ nghèo nàn, đơn điệu, hạn chế về chất lượng dịch vụ thật sự vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nếu như Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào cuối năm2005 thì ngành ngân hàng sẽ là một trong những ngành bị cạnh tranh nhiều nhất. Với thựctrạng về hệ thống dịch vụ của các NHVN như hiện nay, chắc chắn ngân hàng thương mại trong nước sẽ không đủ sức để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài chưa kể những yếu tố khác như về qui mô vốn, trình độ quản lý, hệ thống công nghệ thông tin, sự hiểu biết các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại trên thế giới . Vấn đề trọng tâm mà Luận văn muốn đề cập là làm thế nào để phát triển các dịch vụ để NHVN có thể nâng cao năng lực cạnh tranh khi Việt Nam hội nhập quốc tế. Nghiên cứu thực trạng hệ thống dịch vụ ngân hàng trong nước và hệ thống dịch vụ ngân hàng nước ngoài để từ đó có thể đưa ra được những định hướng và giải pháp thích hợp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng trong nước về số lượng cũng như chất lượngtrong những năm tiếp theo.