Luận văn Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam

Xu hướng toàn cầu hóa trong các lĩnh vực đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó toàn cầu hóa trong kinh tếlà diễn ra mãnh liệt nhất. Với xu hướng này, các luồng vốn quốc tế sẽchu chuyển liên tục giữa các quốc gia. Các luồng vốn này có thểlà nợhoặc vốn đầu tư. Vì vậy, khi quyết định có thực hiện đầu tưhay không thì các nhà đầu tưcần phải xem xét đánh giá rủi ro, rủi ro này gắn liền với một quốc gia cụthể, rủi ro quốc gia. Rủi ro quốc gia sẽbao hàm tất cảcác nhân tốtác động đến đầu tưtrong quốc gia đó. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. Các luồng vốn đầu tưnước ngoài đổvào liên tục trong những năm vừa qua, góp phần phát triển kinh tếViệt Nam. Tuy nhiên, cùng với tăng trưởng kinh tếcao thì sựphức tạp trong đánh giá và phân tích rủi ro quốc gia cũng gia tăng. Do đó, vấn đềphân tích rủi ro quốc gia là cần thiết. Vì lý do này, tác giảquyết định lựa chọn đềtài “Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam” đểthực hiện luận văn thạc sỹ.

pdf97 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2815 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC CHƯƠNG I: QUAN NIỆM VỀ RỦI RO QUỐC GIA 1.1 Khái niệm về rủi ro quốc gia: .............................................................................. 1 1.1.1 Khái niệm rủi ro quốc gia:........................................................................... 1 1.1.2 Phân loại rủi ro quốc gia: ............................................................................ 3 1.2 Các nhân tố tác động đến rủi ro quốc gia: ........................................................... 7 1.2.1 Các nhân tố kinh tế vĩ mô............................................................................ 8 1.2.2 Môi trường xã hội, chính trị và pháp luật....................................................9 1.3 Vai trò và tác động của đánh giá rủi ro quốc gia: .............................................. 10 1.3.1 Vai trò của đánh giá rủi ro quốc gia: ......................................................... 10 1.3.2 Tác động của việc đánh giá rủi ro quốc gia: ............................................. 11 1.4 Xếp hạng rủi ro quốc gia: .................................................................................. 12 1.4.1 Xếp hạng rủi ro quốc gia: .......................................................................... 12 1.4.2 Những tồn tại của các hệ thống xếp hạng rủi ro quốc gia hiện nay: ......... 14 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH KINH TẾ VIỆT NAM DƯỚI GÓC ĐỘ RỦI RO QUỐC GIA 2.1 Nhận định về rủi ro kinh tế: ............................................................................... 18 2.1.1 Tăng trưởng kinh tế: .................................................................................. 18 2.1.2 Lạm phát.................................................................................................... 22 2.1.3 Thu chi ngân sách nhà nước và chính sách tài khóa ................................. 24 2.1.4 Chính sách lãi suất..................................................................................... 27 2.1.5 Cán cân tài khoản vãng lai: ....................................................................... 29 2.2 Nhận định về rủi ro tài chính ............................................................................. 31 2.2.1 Chính sách điều hành tỷ giá hối đoái và dự trữ ngoại hối:........................ 31 2.2.2 Nợ nước ngoài ........................................................................................... 35 2.2.3 Hệ thống tài chính – ngân hàng................................................................. 37 2.3 Nhận định về rủi ro chính trị:............................................................................. 41 2.3.1 Tham nhũng............................................................................................... 41 2.3.2 Thủ tục hành chính .................................................................................... 43 2.4 Các thách thức tăng trưởng................................................................................ 43 CHƯƠNG III: ĐỊNH LƯỢNG VÀ KIỂM SOÁT RỦI RO QUỐC GIA VIỆT NAM 3.1 Xây dựng mô hình định lượng rủi ro quốc gia Việt Nam – mô hình beta quốc gia: .................................................................................................................................. 45 3.1.1 Nền tảng lý thuyết cho mô hình: ............................................................... 45 3.1.2 Xây dựng mô hình beta rủi ro quốc gia của Việt Nam: ............................ 50 3.2 Một số đề xuất về chính sách kinh tế vĩ mô nhằm kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam:......................................................................................................................... 62 3.2.1 Nhóm đề xuất cho rủi ro tài chính............................................................. 62 3.2.2 Nhóm đề xuất cho rủi ro kinh tế................................................................ 68 3.2.3 Nhóm đề xuất cho rủi ro chính trị ............................................................. 69 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp NH : Ngân hàng NHTM : Ngân hàng thương mại NHNN : Ngân hàng Nhà nước NSNN : Ngân sách Nhà nước TTCK : Thị trường chứng khoán XK : Xuất khẩu XNK : Xuất nhập khẩu ADB : Asian Development Bank IMF : International Monetary Fund WB : World Bank WTO : World Trade Organization DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Tăng trưởng dịch vụ và công nghiệp chi tiết từng lĩnh vực .......................21 Bảng 2.2: Cán cân tài khóa Việt Nam giai đoạn 2001 – 2007 (% GDP)....................25 Bảng 2.3: Bù đắp bội chi NSNN (Đơn vị: tỷ đồng)....................................................26 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1: Các loại hình đầu tư quốc tế và rủi ro quốc gia ............................................3 Đồ thị 2.1: Tăng trưởng GDP từ 2002 đến 2008 ........................................................18 Đồ thị 2.2: Tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ .....................................19 Đồ thị 2.3: Đóng góp của từng khu vực trong tổng đầu tư .........................................20 Đồ thị 2.4: Đóng góp của từng lĩnh vực vào tăng trưởng GDP..................................20 Đồ thị 2.5: Lạm phát từ 2002 – 2007..........................................................................22 Đồ thị 2.6: Chỉ số giá tiêu dùng biến động theo tháng ...............................................23 Đồ thị 2.7: Tăng trưởng xuất khẩu và các nhóm hàng xuất khẩu...............................30 Đồ thị 2.8: Tăng trưởng nhập khẩu và các nhóm hàng nhập khẩu .............................30 Đồ thị 2.9: Cán cân tài khoản vãng lai (%/GDP)........................................................31 Đồ thị 2.10: Diễn biến tỷ giá hối đoái từ 01/2000 – 05/2007 .....................................32 Đồ thị 2.11: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam từ 2003 – 2007 .....................................34 Đồ thị 2.12: Nợ nước ngoài và dịch vụ nợ của Việt Nam ..........................................35 Đồ thị 2.13: Diễn biến chỉ số VN-Index từ 2005 đến đầu 2008 .................................40 Đồ thị 3.1: Beta quốc gia biến đổi theo thời gian (ước tính từ mô hình)....................60 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Xu hướng toàn cầu hóa trong các lĩnh vực đang diễn ra mạnh mẽ, trong đó toàn cầu hóa trong kinh tế là diễn ra mãnh liệt nhất. Với xu hướng này, các luồng vốn quốc tế sẽ chu chuyển liên tục giữa các quốc gia. Các luồng vốn này có thể là nợ hoặc vốn đầu tư. Vì vậy, khi quyết định có thực hiện đầu tư hay không thì các nhà đầu tư cần phải xem xét đánh giá rủi ro, rủi ro này gắn liền với một quốc gia cụ thể, rủi ro quốc gia. Rủi ro quốc gia sẽ bao hàm tất cả các nhân tố tác động đến đầu tư trong quốc gia đó. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ. Các luồng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào liên tục trong những năm vừa qua, góp phần phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, cùng với tăng trưởng kinh tế cao thì sự phức tạp trong đánh giá và phân tích rủi ro quốc gia cũng gia tăng. Do đó, vấn đề phân tích rủi ro quốc gia là cần thiết. Vì lý do này, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam” để thực hiện luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu, đối tượng, phương pháp nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu: • Nhận diện các nhân tố của rủi ro quốc gia. • Phân tích và đánh giá các thành tố tác động đến rủi ro quốc gia Việt Nam. • Trên cơ sở phân tích, đưa ra một số đề xuất về kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam Đối tượng nghiên cứu: • Các quan niệm về rủi ro quốc gia cũng như tác động của đánh giá rủi ro đối với nền kinh tế. • Các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động thế nào đối với rủi ro quốc gia Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: • Tổng hợp, nghiên cứu lý luận trên thế giới. • Sử dụng phân tích định lượng (hồi quy tuyến tính). 3. Ý nghĩa của đề tài: Đề tài cung cấp nền tảng cho việc nghiên cứu chi tiết, định lượng rủi ro quốc gia. Thông qua kết quả phân tích, các nhà hoạch định chính sách kinh tế có thể đưa ra những quyết định hợp lý hơn. 4. Kết cấu của luận văn: Luận văn có kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Quan niệm về rủi ro quốc gia Chương 2: Tình hình kinh tế Việt Nam dưới góc độ rủi ro quốc gia Chương 3: Định lượng và kiểm soát rủi ro quốc gia Việt Nam Trang: 1 Chương I: Quan niệm về rủi ro quốc gia CHƯƠNG I: QUAN NIỆM VỀ RỦI RO QUỐC GIA 1.1 Khái niệm về rủi ro quốc gia: 1.1.1 Khái niệm rủi ro quốc gia: Đối với bất kỳ hoạt động đầu tư nào, vấn đề rủi ro luôn được đề cập đến khi đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đầu tư đó. Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hóa, sự chu chuyển vốn giữa các quốc gia càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Vấn đề xem xét đánh giá mức độ rủi ro của từng quốc gia được đặt ra cũng trở nên phổ biến như việc đánh giá rủi ro của bất kỳ hoạt động đầu tư nào đó. Rủi ro quốc gia đề cập đến rủi ro mà một quốc gia sẽ không thể thực hiện, giữ đúng được lời hứa đối với các cam kết tài chính của mình. Khi mà một quốc gia không hoàn thành được nhiệm vụ đề ra thì nó sẽ gây hại đến hoạt động của tất cả các công cụ tài chính khác trong quốc gia đó cũng như đến những quốc gia mà nó có quan hệ. Rủi ro quốc gia áp dụng cho cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ, quyền chọn và hợp đồng tương lai mà được phát hành trong một quốc gia cụ thể. Loại rủi ro này hầu hết thường được thấy tại các thị trường mới nổi hay các quốc gia bị thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng. Rủi ro quốc gia còn ám chỉ đến khả năng có thể xảy ra khi mà một chính phủ hay người đi vay từ một quốc gia cụ thể có thể không có khả năng hay không sẵn sàng để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ của họ đối với một hay nhiều người cho vay nước ngoài hay nhà đầu tư nước ngoài. Rủi ro quốc gia theo Bourke (1990) là khả năng của một quốc gia để tạo ra đủ dự trữ ngoại hối để đáp ứng cho những nghĩa vụ nợ bên ngoài. Những yếu tố quan trọng của rủi ro quốc gia là tình trạng hoạt động mậu dịch (xuất khẩu trừ nhập khẩu chia cho GNP) và mức độ nợ nước ngoài. Roy (1994) đã bổ sung định nghĩa này và mô tả rủi ro nợ của chính phủ. Đây là những khả năng tiềm tàng đối với những mất mát tài chính mà có nguồn gốc từ các sự kiện kinh tế hay chính trị. Rủi ro này có thể nảy sinh từ việc nắm giữ những trái quyền công hay tư nhân. Rủi ro quốc gia là một định nghĩa rộng hơn của rủi ro tín dụng và cho vay xuyên biên giới. Nếu rủi ro này được xem xét từ khía cạnh một danh mục cho vay thì nó bao gồm cả các yếu tố hệ thống (rủi ro không thể đa dạng hóa) và các yếu tố phi hệ thống (rủi ro có thể đa dạng hóa). Trang: 2 Chương I: Quan niệm về rủi ro quốc gia Một quan điểm chủ yếu của lý thuyết tài chính là rủi ro tổng hợp được cấu thành từ rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống. Rủi ro hệ thống cũng có thể xem như là rủi ro không thể tránh được hay rủi ro không thể đa dang hóa. Rủi ro phi hệ thống cùng một lúc có thể được mô tả như là rủi ro chính trị và rủi ro có thể đa dạng hóa. Rủi ro này là có thể tránh được nhưng nó làm giảm tỷ suất sinh lợi và rủi ro này có thể tiến tới 0 khi một lượng các chứng khoán (các tài sản vay mượn quốc tế) lựa chọn ngẫu nhiên được thêm vào danh mục. Rủi ro phi hệ thống có thể được giảm thiểu một cách đáng kể với một lượng vừa phải các chứng khoán được đa dạng hóa. Rủi ro quốc gia là rủi ro mà các điều kiện và các sự kiện kinh tế, xã hội, chính trị ở một quốc gia sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của một quá trình đầu tư. Rủi ro quốc gia cũng bao gồm các khả năng quốc hữu hóa hay sung công tài sản, sự từ chối trả nợ nước ngoài của chính phủ, việc kiểm soát ngoại hối, sự đánh giá thấp tiền tệ hay mất giá, phá giá tiền tệ. Thuật ngữ rủi ro quốc gia thường được sử dụng gắn với đầu tư xuyên biên giới và được phân tích từ viễn cảnh của nhà đầu tư nước ngoài. Rủi ro quốc gia là rủi ro đơn nhất mà nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt khi đầu tư vào một quốc gia khi so sánh đầu tư vào quốc gia khác. Rủi ro quốc gia là một phần đơn lẻ của rủi ro đầu tư, được gây ra trong một quốc gia. Việc hiểu về thuật ngữ rủi ro quốc gia đến mức độ nào là phụ thuộc vào dạng đầu tư. Có 3 dạng đầu tư nước ngoài phổ biến: cho vay, đầu tư vốn cổ phần, và đầu tư trực tiếp FDI. Cho vay bao gồm cho vay trực tiếp, hoặc mua trái phiếu của chính phủ hay trái phiếu các công ty tư nhân ở quốc gia đó. Vốn cổ phần bao gồm đầu tư vào những công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán hay không được niêm yết trên thị trường chứng khoán ở quốc gia đó. Đầu tư trực tiếp bao gồm việc đầu tư vào xí nghiệp và tài nguyên như hầm mỏ hay giếng dầu và các tài sản thực khác. Liên quan đến việc cho vay, người đi vay có thể phân loại thành hai nhóm: chính phủ vay và vay có bảo đảm của chính phủ, và vay từ các công ty tư nhân không có bảo đảm. Khi thuật ngữ rủi ro quốc gia được sử dụng trong cho vay xuyên biên giới và người đi vay là chính phủ thì rủi ro tín dụng được biết đến như là rủi ro thể chế (sovereign risk) hay rủi ro tín dụng quốc qia. Rủi ro tín dụng là rủi ro mà người đi vay sẽ không hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng vay mượn dẫn đến những mất mát cho người cung cấp tín dụng hay người cho vay. Rủi ro quốc gia đối với nhà đầu tư bao gồm cả khả năng “tăng giá” tiềm tàng và rủi ro “giảm giá” và có thể đo lường bằng phương sai của thu nhập. Trong hầu hết các trường hợp khả Trang: 3 Chương I: Quan niệm về rủi ro quốc gia năng các sự kiện tiêu cực sẽ làm tăng giá trị đầu tư là rất thấp. Do đó rủi ro quốc gia có thể xem như là những tác động mang tính quốc gia đến thu nhập từ đầu tư. Hình 1.1: Các loại hình đầu tư quốc tế và rủi ro quốc gia 1.1.2 Phân loại rủi ro quốc gia: Có nhiều quan niệm trong việc phân loại rủi ro quốc gia, trong đó có những quan niệm cơ bản như sau. a. Đứng trên góc độ đầu tư thì một phân loại khả dĩ đối với rủi ro quốc gia là rủi ro kinh tế, rủi ro thương mại và rủi ro chính trị. Rủi ro kinh tế là rủi ro liên quan tới việc phát triển kinh tế vĩ mô của một quốc gia, như sự phát triển lãi suất và tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng tới khả năng lợi nhuận của đầu tư. Rủi ro thương mại là rủi ro liên quan đến một đầu tư xác định, chẳng hạn như rủi ro liên quan đến việc hoàn thành đầy đủ các hợp đồng với các công ty tư nhân hay đối tác địa phương. Rủi ro chính trị, đối với nhiều quốc gia là loại quan trọng nhất. Một quốc gia là một thực thể chính trị với những luật lệ và quy định áp dụng đối với đầu tư. Thêm vào đó những điều luật bảo vệ quyền đối với tài sản cá nhân, sự sẵn sàng và khả năng của Các tác động mang tính quốc gia đối với thu nhập từ đầu tư RỦI RO QUỐC GIA Vay mượn của tư nhân Vay mượn của chính phủ Đầu tư gián tiếp (đầu tư danh mục) FPI Đầu tư trực tiếp FDI Trang: 4 Chương I: Quan niệm về rủi ro quốc gia một chính phủ thay đổi những luật lệ và quy định này sẽ tạo thành một nguồn rủi ro đối với đầu tư. Rủi ro chính trị cũng có thể gây ra bởi hành vi của nhà nước hay các công ty sở hữu nhà nước trên thị trường, hay trong các trường hợp nguy kịch như chiến tranh và bạo loạn. b. Một quan điểm thứ hai trong phân tích rủi ro quốc gia là phân loại rủi ro quốc gia thành rủi ro chính trị, rủi ro kinh tế, rủi ro tài chính. Cách phân loại này là cách phân loại phổ biến nhất và thường được các tổ chức xếp hạng sử dụng. Rủi ro chính trị thể hiện tính ổn định về mặt chính trị của một quốc gia mà có thể ảnh hưởng đến khả năng và thiện chí trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình. Rủi ro chính trị tăng lên từ các sự kiện như chiến tranh, xung đột nội bộ hay xung đột bên ngoài, khủng bố… dẫn đến những thay đổi trong chính phủ. Rủi ro chính trị còn được thể hiện thông qua những vấn đề bất ổn chính trị của quốc gia láng giềng. Chẳng hạn, nếu quốc gia đi vay nằm bên cạnh một quốc gia đang có chiến tranh thì mức độ rủi ro của quốc gia này sẽ cao hơn bởi vì mặc dù quốc gia đi vay không liên quan trực tiếp đến cuộc xung đột nhưng nguy cơ ảnh hưởng từ cuộc xung đột này là tồn tại. Rủi ro kinh tế thể hiện sức mạnh hay sự yếu kém hiện tại của nền kinh tế của một quốc gia. Rủi ro tài chính thể hiện khả năng của một quốc gia để đáp ứng cho việc thanh toán các khoản tín dụng chính thức, thương mại… nước ngoài. Rủi ro kinh tế và rủi ro tài chính phản ánh năng lực chi trả của một quốc gia đối với các khoản nợ của mình, trong khi đó rủi ro chính trị lại phản ánh thiện chí trả nợ đó. c. Quan điểm thứ ba đối với việc phân loại rủi ro quốc gia hướng cụ thể vào từng loại rủi ro như sau. Các nhà phân tích có khuynh hướng phân loại rủi ro quốc gia vào 6 loại chính được chỉ ra dưới đây. Nhiều loại trong số các rủi ro này chồng chéo lẫn nhau, dựa trên mối quan hệ quốc tế của nền kinh tế trong nước với hệ thống chính trị và cộng đồng quốc tế. Mặc dù nhiều nhà phân tích rủi ro có thể không đồng ý hoàn toàn với cách phân loại này nhưng các khái niệm này có khuynh hướng thể hiện rủi ro quốc gia. Sáu loại rủi ro này là: rủi ro kinh tế, rủi ro chuyển giao, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro vị trí hay vùng lân cận, rủi ro thể chế, rủi ro chính trị. Trang: 5 Chương I: Quan niệm về rủi ro quốc gia Rủi ro kinh tế là một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế hay tỷ lệ tăng trưởng mà tạo ra một thay đổi chủ yếu trong thu nhập kỳ vọng của một đầu tư. Rủi ro này phát sinh từ khả năng tiềm tàng của những thay đổi bất lợi trong mục tiêu của các chính sách kinh tế chủ yếu (chính sách tài khoá, chính sách quốc tế, chính sách phân bổ của cải hay chính sách sản xuất) hay phát sinh từ một thay đổi đáng kể trong lợi thế so sánh của quốc gia (như cạn kiệt tài nguyên, suy thoái công nghiệp, dịch chuyển dân cư). Rủi ro kinh tế thường chồng chéo với rủi ro chính trị trong một vài hệ thống đo lường vì cả hai có quan hệ đến chính sách của một quốc gia. Sự đo lường rủi ro kinh tế bao gồm các đo lường truyền thống về chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ, như quy mô và thành phần của chi tiêu chính phủ, chính sách thuế, tình trạng nợ của chính phủ, và chính sách tiền tệ và tính vững chắc về tài chính. Đối với đầu tư dài hạn, sự đo lường nhắm vào các nhân tố tăng trưởng dài hạn, mức độ “mở cửa” của nền kinh tế, và các nhân tố thể chế mà có thể tác động đến sản xuất của cải. Rủi ro chuyển giao là rủi ro phát sinh từ một quyết định bởi chính phủ một quốc gia về việc hạn chế sự di chuyển của dòng vốn nước ngoài. Những hạn chế này có thể là: gây khó khăn cho việc chuyển lợi nhuận, cổ tức, hay vốn về nước. Rủi ro chuyển giao cũng có thể hiểu là khả năng mà một tài sản không thể chuyển đổi sang một đồng tiền thanh toán (đồng tiền có khả năng chuyển đổi) bởi vì quốc gia vay nợ thiếu ngoại hối cần thiết hay kiềm chế khả năng này. Kiểm soát ngoại hối là một ví dụ của rủi ro chuyển giao. Định lượng rủi ro này khá khó khăn bởi vì quyết định hạn chế vốn có thể là một phản ứng hoàn toàn mang tính chính trị nhằm đối phó những khó khăn nhất định trong những thời kỳ kinh tế nào đó. Ví dụ như, quyết định của Malaysia thực hiện kiểm soát vốn và chế độ tỷ giá hối đoái cố định trong khoảng giữa cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á là một giải pháp mang tính chính trị đối với vấn đề tỷ giá. Đo lường rủi ro chuyển giao tiêu biểu thường bao gồm các tỷ lệ: • Tỷ lệ các khoản thanh toán nợ dịch vụ trên xuất khẩu; • Tỷ lệ các khoản thanh toán nợ dịch vụ trên xuất khẩu cộng đầu tư trực tiếp nước ngoài thuần; • Tỷ lệ nợ nước ngoài so với thu nhập; • Tỷ lệ dự trữ ngoại tệ so với nhập khẩu. Việc đo lường thường gắn liền với tình trạng của tài khoản vãng lai. Khi các đo lường định lượng này có xu hướng xấu, điều này sẽ bộc lộ sự mất cân bằng tiềm tàng Trang: 6 Chương I: Quan niệm về rủi ro quốc gia của cán cân tài khoản vãng lai, có thể đưa một quốc gia đến việc hạn chế vốn. Ví dụ như, một sự thâm hụt đang lớn dần lên trong tài khoản vãng lai ngụ ý một nhu cầu lớn hơn mãi mãi đố
Luận văn liên quan